Tinh cần giữa phóng dật, tỉnh thức giữa quần mê.Người trí như ngựa phi, bỏ sau con ngựa hèn.Kính Pháp Cú (Kệ số 29)
Chấm dứt sự giết hại chúng sinh chính là chấm dứt chuỗi khổ đau trong tương lai cho chính mình.Tủ sách Rộng Mở Tâm Hồn
Thêm một chút kiên trì và một chút nỗ lực thì sự thất bại vô vọng cũng có thể trở thành thành công rực rỡ. (A little more persistence, a little more effort, and what seemed hopeless failure may turn to glorious success. )Elbert Hubbard
Khi ý thức được rằng giá trị của cuộc sống nằm ở chỗ là chúng ta đang sống, ta sẽ thấy tất cả những điều khác đều trở nên nhỏ nhặt, vụn vặt không đáng kể.Tủ sách Rộng Mở Tâm Hồn
Hạnh phúc là khi những gì bạn suy nghĩ, nói ra và thực hiện đều hòa hợp với nhau. (Happiness is when what you think, what you say, and what you do are in harmony.)Mahatma Gandhi
Sự ngu ngốc có nghĩa là luôn lặp lại những việc làm như cũ nhưng lại chờ đợi những kết quả khác hơn. (Insanity: doing the same thing over and over again and expecting different results.)Albert Einstein
Của cải và sắc dục đến mà người chẳng chịu buông bỏ, cũng tỷ như lưỡi dao có dính chút mật, chẳng đủ thành bữa ăn ngon, trẻ con liếm vào phải chịu cái họa đứt lưỡi.Kinh Bốn mươi hai chương
Dầu giữa bãi chiến trường, thắng ngàn ngàn quân địch, không bằng tự thắng mình, thật chiến thắng tối thượng.Kinh Pháp cú (Kệ số 103)
Hãy tin rằng bạn có thể làm được, đó là bạn đã đi được một nửa chặng đường. (Believe you can and you're halfway there.)Theodore Roosevelt
Người hiền lìa bỏ không bàn đến những điều tham dục.Kẻ trí không còn niệm mừng lo, nên chẳng bị lay động vì sự khổ hay vui.Kinh Pháp cú (Kệ số 83)

Trang chủ »» Danh mục »» Đại từ điển Phật Quang »» Đang xem mục từ: tập khí »»

Đại từ điển Phật Quang »» Đang xem mục từ: tập khí








KẾT QUẢ TRA TỪ


tập khí:

(習氣) Phạm,Pàli:Vàsanà. Cũng gọi Phiền não tập, Dư tập, Tàn khí. Gọi tắt: Tập. Do tư tưởng, hành vi(đặc biệt là phiền não) của người ta dấy sinh hằng ngày, rồi huân tập(xông ướp, tập tành) thành những thói quen, hơi hướng sót lại, rớt lại trong tâm người ta, gọi là Tập khí, giống như để hương trong hộp, khi lấy hương ra rồi mà trong hộp vẫn còn mùi thơm. Nói cách nôm na là tất cả ý nghĩa và việc làm của chúng ta đều để lại trong ta những kinh nghiệm và thói quen, đó chính là Tập khí. Trong Phật giáo, từ Tập khí được dùng để ví dụ tuy đã diệt trừ chính thể của phiền não, nhưng vẫn còn hơi hướng của thói quen rớt lại và rất khó diệt trừ. Trong kinh Phật có ghi chép nhiều trường hợp, chẳng hạn như thói quen dâm dục của ngài Nan đà khi còn ở tại gia, thói quen nổi giận của ngài Xá lợi phất và ngài Ma ha ca diếp, thói quen kiêu căng của ngài Tì lăng già bà bạt, thói quen nhún nhảy chơi đùa của ngài Ma đầu bà tư tra, thói quen nhai suốt ngày như trâu của ngài Kiều phạm bát đề... đều là Tập khí; chỉ có đức Phật mới vĩnh viễn đoạn trừ cả chính thể và tập khí của phiền não.Tông Duy thức cho Tập khí là tên khác của chủng tử(hạt giống), là phần khí được huân tập bởi hiện hành, có năng lực sinh ra tư tưởng, hành vi và tất cả các pháp hữu vi được chứa đựng trong thức A lại da. Tập khí lại được chia làm 3 loại là: 1. Danh ngôn tập khí: Chỉ cho các chủng tử nương vào danh ngôn(biểu tượng của lời nói) mà được huân tập thành, là nguyên nhân trực tiếp, làm cho tất cả các pháp hữu vi đều tự sinh. Cũng tức là các chủng tử do khái niệm về danh tướng được huân tập trong thức A lại da mà hình thành. 2. Ngã chấp tập khí: Tập khí(chủng tử)nương vào ngã chấp mà được huân tập thành. Cũng tức là các chủng tử do ngã kiến được huân tập trong thức A lại da mà thành. 3. Hữu chi tập khí: Những chủng tử nghiệp thiện ác do nhân của Tam hữu (sự sống còn trong 3 cõi) huân tập thành. Ngoài ra, khí phần do các thiện căn tích tập được cũng gọi là Tập khí. Như phẩm Li thế gian trong kinh Hoa nghiêm quyển 40 (bản dịch cũ) nói: Bồ tát Đệ thập địa có 10 loại Tập khí: Tập khí Bồ đề tâm (cũng gọi Bản khí), tập khí Thiện căn(cũng gọi Thành hành khí), tập khí Giáo hóa chúng sinh(hạ hóa), tập khí Kiến Phật(thượng kiến), tập khí Ư thanh tịnh độ thụ sinh (thụ sinh), tập khí Bồ tát hạnh(đại hạnh), tập khí Đại nguyện(thập nguyện), tập khí Ba la mật(thập độ), tập khí Xuất sinh bình đẳng pháp(lí trí) và tập khí Chủng chủng phân biệt cảnh giới(lượng tri). Mười loại tập khí này đều vì áp phục và đoạn trừ các phiền não mà tích lũy, huân tập khí phần các thiện hạnh, nên gọi là Tập khí. [X. luận Đại trí độ Q.27; luận Du già sư địa Q.52; luận Thành duy thức Q.8; Thập địa kinh luận Q.11; Câu xá luận quang kí Q.1; Đại thừa nghĩa chương Q.5, phần đầu; Hoa nghiêm kinh sớ Q.53]. (xt. Chủng Tử).


Nếu muốn duyệt qua từng vần trong từ điển,
xin nhập vào ô dưới đây vần tương ứng. Ví dụ: A, B, C...

Nhập vần muốn tra:
Để giới hạn kết quả tìm kiếm chính xác hơn, quý vị có thể nhập 2 hoặc 3 chữ cái đầu vần. Ví dụ, để tìm những chữ như thiền, thiện... quý vị nên nhập thi thay vì t... sẽ cho một kết quả gần với yêu cầu của quý vị hơn.

_______________

MUA THỈNH KINH SÁCH PHẬT HỌC

DO NXB LIÊN PHẬT HỘI PHÁT HÀNH




An Sĩ toàn thư - Khuyên người niệm Phật cầu sinh Tịnh độ


Phật Giáo Yếu Lược


An Sĩ toàn thư - Khuyên người bỏ sự giết hại


Lược sử Phật giáo

Mua sách qua Amazon sẽ được gửi đến tận nhà - trên toàn nước Mỹ, Canada, Âu châu và Úc châu.

XEM TRANG GIỚI THIỆU.



Quý vị đang truy cập từ IP 216.73.216.129 và chưa ghi danh hoặc đăng nhập trên máy tính này. Nếu là thành viên, quý vị chỉ cần đăng nhập một lần duy nhất trên thiết bị truy cập, bằng email và mật khẩu đã chọn.
Chúng tôi khuyến khích việc ghi danh thành viên ,để thuận tiện trong việc chia sẻ thông tin, chia sẻ kinh nghiệm sống giữa các thành viên, đồng thời quý vị cũng sẽ nhận được sự hỗ trợ kỹ thuật từ Ban Quản Trị trong quá trình sử dụng website này.
Việc ghi danh là hoàn toàn miễn phí và tự nguyện.

Ghi danh hoặc đăng nhập

Thành viên đang online:
Rộng Mở Tâm Hồn Viên Hiếu Thành Rộng Mở Tâm Hồn Huệ Lộc 1959 Rộng Mở Tâm Hồn Bữu Phước Rộng Mở Tâm Hồn Chúc Huy Rộng Mở Tâm Hồn Minh Pháp Tự Rộng Mở Tâm Hồn minh hung thich Rộng Mở Tâm Hồn Diệu Âm Phúc Thành Rộng Mở Tâm Hồn Phan Huy Triều Rộng Mở Tâm Hồn Phạm Thiên Rộng Mở Tâm Hồn Trương Quang Quý Rộng Mở Tâm Hồn Johny Rộng Mở Tâm Hồn Dinhvinh1964 Rộng Mở Tâm Hồn Pascal Bui Rộng Mở Tâm Hồn Vạn Phúc Rộng Mở Tâm Hồn Giác Quý Rộng Mở Tâm Hồn Trần Thị Huyền Rộng Mở Tâm Hồn Chanhniem Forever Rộng Mở Tâm Hồn NGUYỄN TRỌNG TÀI Rộng Mở Tâm Hồn KỲ Rộng Mở Tâm Hồn Dương Ngọc Cường Rộng Mở Tâm Hồn Mr. Device Rộng Mở Tâm Hồn Tri Huynh Rộng Mở Tâm Hồn Thích Nguyên Mạnh Rộng Mở Tâm Hồn Thích Quảng Ba Rộng Mở Tâm Hồn T TH Rộng Mở Tâm Hồn Tam Thien Tam Rộng Mở Tâm Hồn Nguyễn Sĩ Long Rộng Mở Tâm Hồn caokiem Rộng Mở Tâm Hồn hoangquycong Rộng Mở Tâm Hồn Lãn Tử Rộng Mở Tâm Hồn Ton That Nguyen Rộng Mở Tâm Hồn ngtieudao Rộng Mở Tâm Hồn Lê Quốc Việt Rộng Mở Tâm Hồn Du Miên Rộng Mở Tâm Hồn Quang-Tu Vu Rộng Mở Tâm Hồn phamthanh210 Rộng Mở Tâm Hồn An Khang 63 Rộng Mở Tâm Hồn zeus7777 Rộng Mở Tâm Hồn Trương Ngọc Trân Rộng Mở Tâm Hồn Diệu Tiến ... ...

... ...