Cuộc sống ở thế giới này trở thành nguy hiểm không phải vì những kẻ xấu ác, mà bởi những con người vô cảm không làm bất cứ điều gì trước cái ác. (The world is a dangerous place to live; not because of the people who are evil, but because of the people who don't do anything about it.)Albert Einstein
Điều quan trọng không phải là bạn nhìn vào những gì, mà là bạn thấy được những gì. (It's not what you look at that matters, it's what you see.)Henry David Thoreau
Người cầu đạo ví như kẻ mặc áo bằng cỏ khô, khi lửa đến gần phải lo tránh. Người học đạo thấy sự tham dục phải lo tránh xa.Kinh Bốn mươi hai chương
Chớ khinh tội nhỏ, cho rằng không hại; giọt nước tuy nhỏ, dần đầy hồ to! (Do not belittle any small evil and say that no ill comes about therefrom. Small is a drop of water, yet it fills a big vessel.)Kinh Đại Bát Niết-bàn
Đối với người không nỗ lực hoàn thiện thì trải qua một năm chỉ già thêm một tuổi mà chẳng có gì khác hơn.Sưu tầm
Xưa, vị lai, và nay, đâu có sự kiện này: Người hoàn toàn bị chê,người trọn vẹn được khen.Kinh Pháp cú (Kệ số 228)
Đừng làm cho người khác những gì mà bạn sẽ tức giận nếu họ làm với bạn. (Do not do to others what angers you if done to you by others. )Socrates
Hãy nhớ rằng, có đôi khi im lặng là câu trả lời tốt nhất.Đức Đạt-lai Lạt-ma XIV
Chúng ta trở nên thông thái không phải vì nhớ lại quá khứ, mà vì có trách nhiệm đối với tương lai. (We are made wise not by the recollection of our past, but by the responsibility for our future.)George Bernard Shaw
Khi thời gian qua đi, bạn sẽ hối tiếc về những gì chưa làm hơn là những gì đã làm.Sưu tầm

Trang chủ »» Danh mục »» Đại từ điển Phật Quang »» Đang xem mục từ: tạng giáo »»

Đại từ điển Phật Quang »» Đang xem mục từ: tạng giáo








KẾT QUẢ TRA TỪ


tạng giáo:

(藏教) Gọi đủ: Tam tạng giáo. Tức tên khác của Tiểu thừa giáo, 1 trong 4 giáo Hóa pháp do ngài Trí khải tông Thiên thai lập ra. Tứ giáo nghĩa, quyển 1 (Đại 46, 721 thượng) nói: Tam tạng giáo nói rõ về lí Tứ thánh đế nhân duyên sinh diệt, phần chính là giáo hóa Tiểu thừa, phụ là giáo hóa Bồ tát. Tam tạng giáo gồm Tu đa la tạng, Tì ni tạng và A tì đàm tạng; (...) Tam tạng giáo này thuộc về Tiểu thừa. Tu đa la tạng chỉ cho 4 bộ A hàm; Tì ni tạng chỉ cho Bát thập tụng luật, còn A tì đàm tạng thì chỉ cho cácbộPhân biệt pháp nghĩa của Phật và các đệ tử. Ba tạng này gọi chung là tạng vì mỗi tạng đều hàm chứa tất cả văn lí, cũng tức A hàm là Định tạng, Tì ni là Giới tạng và A tì đàm là Tuệ tạng; các giáo của 3 tạng này đều có công dụng chuyển ác thành thiện, chuyển mê khai ngộ, chuyển phàm thành thánh, vì thế gọi chung là Tam tạng giáo. Theo giáo phán của tông Thiên thai thì giáo này là giáo đầu tiên trong 4 giáo Hóa pháp. Người tu hành giáo này quán Tứ đế nhân duyên sinh diệt, dứt trừ Kiến hoặc, và Tư hoặc, rõ suốt Tử phược và Quả phược mà vào Niết bàn vô dư, lấy khôi thân diệt trí(thân diệt trí bặt) làm quả cùng tột. Căn cơ được giáo này hóa đạo có 3 thừa khác nhau: Chính yếu là giáo hóa 2 thừa Thanh văn và Duyên giác, phần phụ là giáo hóa Bồ tát. Trong đó, Thanh văn quán 4 đế, Duyên giác quán 12 nhân duyên, Bồ tát tu 6 độ, mỗi thừa đều có kì hạn chứng quả. 1. Giai vị tu hành của Thanh văn có Thất hiền, Thất thánh khác nhau: a.Thất hiền(cũng gọi Thất phương tiện), thuộc về phàm vị. Trong đó, Tam hiền là Ngoại phàm, Tứ thiện căn là Nội phàm. b. Thất thánh: Từ Tùy tín hành cho đến bậc A la hán Câu giải thoát, tức bậc Thánh từ kiến đạo trở lên, tùy theo căn cơ bén nhạy hay chậm lụt mà lập ra Tam đạo, Tứ quả khác nhau. 2. Duyên giác vì là hàng lợi căn nên không trải qua thứ bậc mà tu hành liền được giác ngộ, chẳng những chỉ đoạn trừ các phiền não căn bản mà còn diệt sạch các tập khí. 3. Bồ tát cũng không lập thứ bậc, trải qua 3 a tăng kì 100 đại kiếp tu các hạnh 6 độ 100 phúc, chiết phục các phiền não, thân cuối cùng chứng được 8 tướngthành đạo, tức đạt đến quả Phật của giáo này, gọi là Liệt ứng sinh thân. Pháp môn của Tam thừa tuy không giống nhau, thứ bậc tu hành và đoạn hoặc tu chứng cũng khác nhau, nhưng lại cùng tu Tích không quán, cùng chứng lí không thiên chân, cùng qui về khôi, đoạn(khôi thân diệt trí), vì thế gọi là Chuyết độ. Ngài Trí khải cho rằng giáo này có đủ 4 môn là Hữu môn, Không môn, Diệc hữu diệc không môn, Phi hữu phi không môn và đem phối Hữu môn với Tì đàm, Không môn với Thành thực, Diệc hữu diệc không môn với Côn lặc, Phi hữu phi không môn với Xa nặc sở dụng. Nhưng vì luận Côn lặc và luận Xa nặc sở dụng ở Trung quốc vốn không có bản dịch nên ngài Trí khải chủ trương căn cứ vào Hữu môn của Tì đàm làm chính, Không môn của Thành thực làm phụ để giải thích rõ về ý nghĩa và những giai vị tu hành của Tạng giáo.Về vấn đề ngài Trí khải cho rằng Tam ạng giáo là Tiểu thừa giáo, trong Tục hoa nghiêm kinh lược sớ san định kí quyển 1, ngài Tuệ uyển nêu ra 4 lỗi để phản bác ý kiến của ngài Trí khải. Bốn lỗi ấy là: 1. Quá lạm Đại thừa. 2. Đại thừa không có Tam tạng. 3. Trái với giáo tột bậc. 4. Bất định. Trong Hoa nghiêm kinh tùy sớ diễn nghĩa sao quyển 2, ngài Trừng quán–Tổ thứ 4 của tông Hoa nghiêm– cũng nêu ra lí do tại sao không nên xếp Tam tạng giáo vào Tiểu thừa giáo, vì Tam tạng giáo cũng bao hàm Lục độ bồ tát Đại thừa, có năng lực dứt trừ kết hoặc 34 tâm mà chứng thành chân Phật, vì thế không thể xem là đồng với Tiểu thừa giáo. Nhưng trong Thiên thai tứ giáo nghi bị thích quyển thượng ngài Nguyên túy, người Cao li thuộc tông Thiên thai thì phản đối thuyết trên và cho rằng (Vạn 102, 77 thượng): Nay khảo sát đại bản thì thấy có 3 ý: 1. Tam tạng Tiểu thừa là riêng biệt(Giới tạng Đại thừa ở trong kinh Phạm võng). 2. Tam tạng của Tiểu thừa cách biệt khác nhau(Kinh học, Luật học, Luận học không tương dung). 3. Tam tạng của Tiểu thừa phá thầy thuốc xưa(thầy thuốc xưa đối phá ngoại đạo tà kiến). Vì 3 lí do trên đây nên gọi Tiểu thừa là Tam tạng giáo. [X. Pháp hoa kinh huyền nghĩa Q.4 hạ, Q.10 thượng; Pháp hoa kinh văn cú Q.9 thượng; Ma ha chỉ quán Q.3 hạ; Tứ niệm xứ Q.1, 2; Pháp hoa huyền nghĩa thích quyết Q.3, phần 3; Bát giáo đại ý; Thiên thai tứ giáo nghi tập chú Q.thượng; Giáo quán cương tông; Thủ hộ quốc giới chương Q.thượng; Pháp hoa huyền nghĩa tư kí Q.1].


Nếu muốn duyệt qua từng vần trong từ điển,
xin nhập vào ô dưới đây vần tương ứng. Ví dụ: A, B, C...

Nhập vần muốn tra:
Để giới hạn kết quả tìm kiếm chính xác hơn, quý vị có thể nhập 2 hoặc 3 chữ cái đầu vần. Ví dụ, để tìm những chữ như thiền, thiện... quý vị nên nhập thi thay vì t... sẽ cho một kết quả gần với yêu cầu của quý vị hơn.

_______________

MUA THỈNH KINH SÁCH PHẬT HỌC

DO NXB LIÊN PHẬT HỘI PHÁT HÀNH




An Sĩ toàn thư - Khuyên người bỏ sự tham dục


Chắp tay lạy người


Sen búp dâng đời


Các vị đại sư tái sinh Tây Tạng

Mua sách qua Amazon sẽ được gửi đến tận nhà - trên toàn nước Mỹ, Canada, Âu châu và Úc châu.

XEM TRANG GIỚI THIỆU.





Quý vị đang truy cập từ IP 18.116.40.47 và chưa ghi danh hoặc đăng nhập trên máy tính này. Nếu là thành viên, quý vị chỉ cần đăng nhập một lần duy nhất trên thiết bị truy cập, bằng email và mật khẩu đã chọn.
Chúng tôi khuyến khích việc ghi danh thành viên ,để thuận tiện trong việc chia sẻ thông tin, chia sẻ kinh nghiệm sống giữa các thành viên, đồng thời quý vị cũng sẽ nhận được sự hỗ trợ kỹ thuật từ Ban Quản Trị trong quá trình sử dụng website này.
Việc ghi danh là hoàn toàn miễn phí và tự nguyện.

Ghi danh hoặc đăng nhập

Thành viên đang online:
Rộng Mở Tâm Hồn Nguyễn Sĩ Long Rộng Mở Tâm Hồn Phạm Thiên Rộng Mở Tâm Hồn Phan Huy Triều Rộng Mở Tâm Hồn Tam Thien Tam Rộng Mở Tâm Hồn Pascal Bui Rộng Mở Tâm Hồn Tri Huynh Rộng Mở Tâm Hồn caokiem Rộng Mở Tâm Hồn hoangquycong Rộng Mở Tâm Hồn Lãn Tử Rộng Mở Tâm Hồn Ton That Nguyen Rộng Mở Tâm Hồn ngtieudao Rộng Mở Tâm Hồn Viên Hiếu Thành Rộng Mở Tâm Hồn Chúc Huy Rộng Mở Tâm Hồn Trương Quang Quý Rộng Mở Tâm Hồn Lê Quốc Việt Rộng Mở Tâm Hồn Du Miên Rộng Mở Tâm Hồn Quang-Tu Vu Rộng Mở Tâm Hồn phamthanh210 Rộng Mở Tâm Hồn An Khang 63 Rộng Mở Tâm Hồn Vạn Phúc Rộng Mở Tâm Hồn zeus7777 Rộng Mở Tâm Hồn Trương Ngọc Trân Rộng Mở Tâm Hồn Diệu Tiến Rộng Mở Tâm Hồn Nguyên Ngọc Rộng Mở Tâm Hồn Trần Thị Huyền Rộng Mở Tâm Hồn Thiện Diệu Rộng Mở Tâm Hồn Nguyễn Văn Minh Rộng Mở Tâm Hồn Diệu Âm Phúc Thành Rộng Mở Tâm Hồn Thiền Khách Rộng Mở Tâm Hồn nước Rộng Mở Tâm Hồn Bui Tuyet Lan Rộng Mở Tâm Hồn Xuân Thôn Rộng Mở Tâm Hồn Nguyên Độ Rộng Mở Tâm Hồn Thích Quảng Ba Rộng Mở Tâm Hồn Pháp Tâm Rộng Mở Tâm Hồn Dinhvinh1964 Rộng Mở Tâm Hồn Yduongvan Rộng Mở Tâm Hồn Trí Tuệ Từ Bi Rộng Mở Tâm Hồn Tiến Mạnh Rộng Mở Tâm Hồn Hoat Khong ... ...

Hoa Kỳ (73 lượt xem) - Việt Nam (71 lượt xem) - French Southern Territories (14 lượt xem) - Saudi Arabia (2 lượt xem) - Kenya (1 lượt xem) - Nga (1 lượt xem) - Algeria (1 lượt xem) - ... ...