Người trí dù khoảnh khắc kề cận bậc hiền minh, cũng hiểu ngay lý pháp, như lưỡi nếm vị canh.Kinh Pháp Cú - Kệ số 65
Sống trong đời cũng giống như việc đi xe đạp. Để giữ được thăng bằng bạn phải luôn đi tới. (Life is like riding a bicycle. To keep your balance you must keep moving. )Albert Einstein
Hạnh phúc không phải là điều có sẵn. Hạnh phúc đến từ chính những hành vi của bạn. (Happiness is not something ready made. It comes from your own actions.)Đức Đạt-lai Lạt-ma XIV
Bạn nhận biết được tình yêu khi tất cả những gì bạn muốn là mang đến niềm vui cho người mình yêu, ngay cả khi bạn không hiện diện trong niềm vui ấy. (You know it's love when all you want is that person to be happy, even if you're not part of their happiness.)Julia Roberts
Ðêm dài cho kẻ thức, đường dài cho kẻ mệt, luân hồi dài, kẻ ngu, không biết chơn diệu pháp.Kinh Pháp cú (Kệ số 60)
Để có đôi mắt đẹp, hãy chọn nhìn những điều tốt đẹp ở người khác; để có đôi môi đẹp, hãy nói ra toàn những lời tử tế, và để vững vàng trong cuộc sống, hãy bước đi với ý thức rằng bạn không bao giờ cô độc. (For beautiful eyes, look for the good in others; for beautiful lips, speak only words of kindness; and for poise, walk with the knowledge that you are never alone.)Audrey Hepburn
Hãy tin rằng bạn có thể làm được, đó là bạn đã đi được một nửa chặng đường. (Believe you can and you're halfway there.)Theodore Roosevelt
Không làm các việc ác, thành tựu các hạnh lành, giữ tâm ý trong sạch, chính lời chư Phật dạy.Kinh Đại Bát Niết-bàn
Mất lòng trước, được lòng sau. (Better the first quarrel than the last.)Tục ngữ
Thiên tài là khả năng hiện thực hóa những điều bạn nghĩ. (Genius is the ability to put into effect what is on your mind. )F. Scott Fitzgerald

Trang chủ »» Danh mục »» Đại từ điển Phật Quang »» Đang xem mục từ: tam thừa »»

Đại từ điển Phật Quang »» Đang xem mục từ: tam thừa








KẾT QUẢ TRA TỪ


tam thừa:

(三乘) Phạm:Trìịi yànàni. Chỉ cho 3 loại xe, ví dụ 3 pháp môn vận chuyển chúng sinh vượt qua sinh tử đến bờ Niết bàn. I. Tam Thừa. Để thích ứng với 3 loại căn cơ của chúng sinh là độn căn, trung căn và lợi căn, đức Phật nói 3 thứ giáo pháp là Thanh văn thừa, Duyên giác thừa và Bồ tát thừa, gọi là Tam thừa.1. Thanh văn thừa (Phạm: Zràvakayàna): Nhờ nghe tiếng nói pháp của đức Phật mà được ngộ đạo nên gọi là Thanh văn. Hàng Thanh văn biết khổ, đoạn tập, ưa diệt, tu đạo, dùng 4 đế ấy làm thừa. 2. Duyên giác thừa (Phạm:Pratyekabuddha-yàna), cũng gọi Bích chi phật thừa, Độc giác thừa. Nhờ quán xét 12 nhân duyên mà giác ngộ lí chân đế, cho nên gọi là Duyên giác. Bắt đầu quán xét vô minh cho đến lão tử, kế quán vô minh diệt cho đến lão tử diệt, do nhân duyên sinh diệt này mà ngộ chẳng sinh chẳng diệt, cho nên lấy 12 nhân duyên này làm thừa. 3. Bồ tát thừa (Phạm: Boddhisattvayàna), cũng gọi Đại thừa (Phạm: Mahàyàna), Phật thừa, Như lai thừa: Cầu bồ đề vô thượng, nguyện độ tất cả chúng sinh, tu 6 độ muôn hạnh, lấy 6 độ này làm thừa. Hai thừa trước chỉ tự lợi, không lợi tha nên gọi chung là Tiểuthừa, còn Bồ tát thừa thì đủ cả tự lợi và lợi tha, cho nên gọi Đại thừa. Tát bà đa tì ni tì bà sa quyển 1 và luận Cứu cánh nhất thừa bảo tính đều cho rằng chỗ chứng đắc của Tiểu thừa thì Tam thừa đều biết, chỗ chứng đắc của Trung thừa thì Nhị thừa đều biết và chỗ chứng đắc của Phật thì chỉ một mình Phật biết chứ Nhị thừa không biết, đó là lí do để gọi Tam thừa là Tiểu thừa, Trung thừa, Đại thừa; kinh Tịch điều âm sở vấn, luận Đại tì bà sa quyển 127 và luận Đại trí độ quyển 11 thì lấy việc trong pháp nhất vị không phân biệt mà nói thượng trung hạ để hiển bày sự sai khác giữa Tam thừa làm lí do gọi Tam thừa là Hạ thừa, Trung thừa và Thượng thừa; Đại thừa trang nghiêm kinh luận quyển 4 và Nhiếp đại thừa luận thích quyển 1 (bản dịch đời Lương) thì gọi chung Thanh văn thừa và Duyên giác thừa là Hạ thừa, còn gọi Bồ tát thừa là Thượng thừa. Tông Hoa nghiêm và tông Thiên thai cho Tam thừa là pháp môn phương tiện, cuối cùng qui về Nhất Phật thừa, đó là Nhất thừa giáo, tức ngoài Tam thừa còn lập riêng Nhất Phật thừa; tông Pháp tướng thì cho rằng Nhất thừa chỉ vì một cơ mà tạm thời đặt ra, thuộc Quyền giáo, còn Tam thừa mới là Thực giáo. Tức tông Hoa nghiêm và tông Thiên thai chủ trương Tam thừa phương tiện, Nhất thừa chân thực, còn tông Pháp tướng thì, trái lại, chủ trương Tam thừa chân thực, Nhất thừa phương tiện. [X. kinh Đại bảo tích Q.94; kinh Giải thâm mật Q.2; luận Hiển dương thánh giáo Q.3; luận Phật tính Q.1; Phật địa kinh luận Q.2; Hoa nghiêm kinh thám huyền kí Q.1; Hoa nghiêm ngũ giáo chương Q.1; Pháp hoa huyền tán Q.1; Đại thừa khởi tín luận nghĩa kí Q.thượng]. (xt. Nhất Thừa, Nhị Thừa, Tứ Thừa). II. Tam Thừa. Chỉ cho Thiên thừa, Phạm thừa và Thánh thừa mà Bồ tát tu tập. 1. Thiên thừa: Tức Sơ thiền, Nhị thiền, Tam thiền và Tứ thiền. 2. Phạm thừa: Tức từ, bi, hỉ, xả. 3. Thánh thừa: Tức chính kiến, chính tư duy, chính ngữ, chính nghiệp, chính mệnh, chính tinh tiến và chính định. [X. kinh Đại bảo tích Q.94].


Nếu muốn duyệt qua từng vần trong từ điển,
xin nhập vào ô dưới đây vần tương ứng. Ví dụ: A, B, C...

Nhập vần muốn tra:
Để giới hạn kết quả tìm kiếm chính xác hơn, quý vị có thể nhập 2 hoặc 3 chữ cái đầu vần. Ví dụ, để tìm những chữ như thiền, thiện... quý vị nên nhập thi thay vì t... sẽ cho một kết quả gần với yêu cầu của quý vị hơn.

_______________

TỪ ĐIỂN HỮU ÍCH CHO NGƯỜI HỌC TIẾNG ANH

DO NXB LIÊN PHẬT HỘI PHÁT HÀNH




BẢN BÌA CỨNG (HARDCOVER)
1200 trang - 54.99 USD



BẢN BÌA THƯỜNG (PAPERBACK)
1200 trang - 45.99 USD



BẢN BÌA CỨNG (HARDCOVER)
728 trang - 29.99 USD



BẢN BÌA THƯỜNG (PAPERBACK)
728 trang - 22.99 USD

Mua sách qua Amazon sẽ được gửi đến tận nhà - trên toàn nước Mỹ, Canada, Âu châu và Úc châu.

XEM TRANG GIỚI THIỆU.



Quý vị đang truy cập từ IP 216.73.216.136 và chưa ghi danh hoặc đăng nhập trên máy tính này. Nếu là thành viên, quý vị chỉ cần đăng nhập một lần duy nhất trên thiết bị truy cập, bằng email và mật khẩu đã chọn.
Chúng tôi khuyến khích việc ghi danh thành viên ,để thuận tiện trong việc chia sẻ thông tin, chia sẻ kinh nghiệm sống giữa các thành viên, đồng thời quý vị cũng sẽ nhận được sự hỗ trợ kỹ thuật từ Ban Quản Trị trong quá trình sử dụng website này.
Việc ghi danh là hoàn toàn miễn phí và tự nguyện.

Ghi danh hoặc đăng nhập

Thành viên đang online:
Rộng Mở Tâm Hồn Viên Hiếu Thành Rộng Mở Tâm Hồn Huệ Lộc 1959 Rộng Mở Tâm Hồn Bữu Phước Rộng Mở Tâm Hồn Chúc Huy Rộng Mở Tâm Hồn Minh Pháp Tự Rộng Mở Tâm Hồn minh hung thich Rộng Mở Tâm Hồn Diệu Âm Phúc Thành Rộng Mở Tâm Hồn Phan Huy Triều Rộng Mở Tâm Hồn Phạm Thiên Rộng Mở Tâm Hồn Trương Quang Quý Rộng Mở Tâm Hồn Johny Rộng Mở Tâm Hồn Dinhvinh1964 Rộng Mở Tâm Hồn Pascal Bui Rộng Mở Tâm Hồn Vạn Phúc Rộng Mở Tâm Hồn Giác Quý Rộng Mở Tâm Hồn Trần Thị Huyền Rộng Mở Tâm Hồn Chanhniem Forever Rộng Mở Tâm Hồn NGUYỄN TRỌNG TÀI Rộng Mở Tâm Hồn KỲ Rộng Mở Tâm Hồn Dương Ngọc Cường Rộng Mở Tâm Hồn Mr. Device Rộng Mở Tâm Hồn Tri Huynh Rộng Mở Tâm Hồn Thích Nguyên Mạnh Rộng Mở Tâm Hồn Thích Quảng Ba Rộng Mở Tâm Hồn T TH Rộng Mở Tâm Hồn Tam Thien Tam Rộng Mở Tâm Hồn Nguyễn Sĩ Long Rộng Mở Tâm Hồn caokiem Rộng Mở Tâm Hồn hoangquycong Rộng Mở Tâm Hồn Lãn Tử Rộng Mở Tâm Hồn Ton That Nguyen Rộng Mở Tâm Hồn ngtieudao Rộng Mở Tâm Hồn Lê Quốc Việt Rộng Mở Tâm Hồn Du Miên Rộng Mở Tâm Hồn Quang-Tu Vu Rộng Mở Tâm Hồn phamthanh210 Rộng Mở Tâm Hồn An Khang 63 Rộng Mở Tâm Hồn zeus7777 Rộng Mở Tâm Hồn Trương Ngọc Trân Rộng Mở Tâm Hồn Diệu Tiến ... ...

... ...