Mỗi ngày, hãy mang đến niềm vui cho ít nhất một người. Nếu không thể làm một điều tốt đẹp, hãy nói một lời tử tế. Nếu không nói được một lời tử tế, hãy nghĩ đến một việc tốt lành.
(Try to make at least one person happy every day. If you cannot do a kind deed, speak a kind word. If you cannot speak a kind word, think a kind thought.)Lawrence G. Lovasik
Sự toàn thiện không thể đạt đến, nhưng nếu hướng theo sự toàn thiện, ta sẽ có được sự tuyệt vời.
(Perfection is not attainable, but if we chase perfection we can catch excellence.)Vince Lombardi
Mặc áo cà sa mà không rời bỏ cấu uế, không thành thật khắc kỷ, thà chẳng mặc còn hơn.Kinh Pháp cú (Kệ số 9)
Đừng làm cho người khác những gì mà bạn sẽ tức giận nếu họ làm với bạn.
(Do not do to others what angers you if done to you by others. )Socrates
Nếu chuyên cần tinh tấn thì không có việc chi là khó. Ví như dòng nước nhỏ mà chảy mãi thì cũng làm mòn được hòn đá.Kinh Lời dạy cuối cùng
Chỉ có hai thời điểm mà ta không bị ràng buộc bởi bất cứ điều gì. Đó là lúc ta sinh ra đời và lúc ta nhắm mắt xuôi tay.Tủ sách Rộng Mở Tâm Hồn
Chúng ta không có khả năng giúp đỡ tất cả mọi người, nhưng mỗi người trong chúng ta đều có thể giúp đỡ một ai đó.
(We can't help everyone, but everyone can help someone.)Ronald Reagan
Sự nguy hại của nóng giận còn hơn cả lửa dữ. Kinh Lời dạy cuối cùng
Ngu dốt không đáng xấu hổ bằng kẻ không chịu học. (Being ignorant is not so much a shame, as being unwilling to learn.)Benjamin Franklin
Để có đôi mắt đẹp, hãy chọn nhìn những điều tốt đẹp ở người khác; để có đôi môi đẹp, hãy nói ra toàn những lời tử tế, và để vững vàng trong cuộc sống, hãy bước đi với ý thức rằng bạn không bao giờ cô độc.
(For beautiful eyes, look for the good in others; for beautiful lips, speak only words of kindness; and for poise, walk with the knowledge that you are never alone.)Audrey Hepburn
Đại từ điển Phật Quang »» Đang xem mục từ: tân gia ba phật giáo
KẾT QUẢ TRA TỪ
tân gia ba phật giáo :
(新加坡佛教) Tân gia ba: Singapore. Cũng gọi Tinh gia pha, Tinh châu. Phật giáo ở Tân gia ba. Tân gia ba là hòn đảo nhỏ nằm ở cực nam bán đảo Mã lai, về mặt địa lí, là cây cầu nối liền châu Á với châu Úc, cũng là con đường thông nhau giữa Ấn độ dương và Thái bình dương. Về tình hình phát triển của Phật giáo ở Tân gia ba thời xưa, đến nay tuy không có tư liệu để nghiên cứu, khảo sát, nhưng sự truyền nhập Phật giáo vào Tân gia ba thì chắc chắn không phải là việc gần đây. Bởi vì tên Singapore (Tân gia ba) trong tiếng Phạm có nghĩa là tòa Sư tử, thành Sư tử mà trong kinh điển Phật giáo thường ví dụ đức Phật là sư tử trong loài người, cho nên tên Singapore là thành Sư tử, là có hàm ý đất Phật, điều này không phải không dính dáng gì với việc Phật giáo đã từng có mặt tại Tân gia ba thời xưa. Vả lại, vì Tân gia ba đất hẹp người thưa, cho nên từ xưa ít được người ta chú ý, nhưng theo sự khảo chứng của các nhà sử học thì 400-500 năm trước Tây lịch, bán đảo Mã lai đã du nhập văn hóa Ấn độ như: Bà la môn giáo, Phật giáo, Indonesia thì được ngài Pháp hiển truyền nhập Phật giáo vào thế kỉ V, Tân gia ba nằm giữa Mã lai á và Indonesia, vậy trên con đường giao lưu văn hóa tự nhiên, không có lí do nào Nam Bắc qua lại mà không truyền vào Tân gia ba, chỉ tiếc là hòn đảo quá nhỏ nên văn hiến sử sách đã không ghi chép đầy đủ tình hình Phật giáo ở thời bấy giờ. Ngày nay, Phật giáo tại Tân gia ba có hai hệ thống lớn là Phật giáo Nam truyền và Phật giáo Bắc truyền, cho nên có đủ cả chùa viện và tăng chúng theo các hệ phái Thái lan, Tích lan và Trung quốc. Chùa viện lớn nhỏ ở Tân gia ba có khoảng vài trăm ngôi, tương đối cổ kính và qui mô là các chùa: Song lâm, Phổ giác, Phổ đà... trong đó, chùa Phổ giác là Tùng lâm thập phương đầu tiên tại Tân gia ba; mới mẻ và nguy nga thì có các chùa Tì lô, Phúc hải thiền viện...; đẹp đẽ, tinh tế thì có Diệu âm giác uyển, Khổ lạc am... Tăng ni ở Tân gia ba có khoảng vài trăm vị. Trong số các vị tăng ni Trung quốc nổi tiếng từng đến Tân gia ba hoằng pháp thì có: Đại sư Viên anh, Đại sư Thái hư..., ngoài ra còn có các vị: Chuyển đạo, Chuyển ngạn, Chuyển phùng, Đạt minh, Đạo giai, Bản đạo, Từ hàng, Pháp phảng, Quảng hiệp, Hoành thuyền, Tuệ tăng, Diễn bản, Diễn bồi, Tục minh, Quảng nghĩa, Thường khải, Trí hoa, Diệu đăng, Tùng niên, Chí hàng, Ấn thực... Còn tín đồ tại gia thì có khoảng trên 100.000 người, trong đó có rất nhiều người tuy chưa xuống tóc nhưng sống cuộc đời người xuất gia. Tổng hội Phật giáo Tân gia ba là hội Phật giáo tương đối có tổ chức, có sức mạnh tại Tân gia ba hiện nay, do cư sĩ Lí tuấn thừa triệu tập 4 chúng tăng tục tổ chức thành, là cơ quan cao nhất thi hành các giáo vụ Phật giáo tại Tân gia ba, lập được nhiều thành tích cải tiến và phúc lợi trong đạo, ngoài đời. Hội Phật giáo Trung hoa do Đại sư Thái hư sáng lập, người phụ trách công việc của Hội phần nhiều là cư sĩ tại gia, hiện nay hằng năm có định kì cử hành pháp hội Niệm Phật. Hội Phật giáo Anh văn là đạo tràng của những tín đồ Phật giáo hấp thu nền giáo dục Anh ngữ nghe pháp và tu tập, do ngài Pháp lạc, vị tăng Trung quốc, sáng lập. Phật giáo cư sĩ lâm, gồm hơn 1.000 thành viên, hằng năm có định kì cử hành các khóa tu niệm và hoằng pháp, thực hiện rất nhiều công tác từ thiện xã hội.Ngoài ra còn có Đại học Nam dương, Đại học Tân gia ba đều có tổ chức Hội Phật học, cho đến Hội Trung Anh văn Phật giáo thanh niên... đều có hoạt động diễn giảng, nghiên cứu Phật học. Hội Phật giáo thế giới (World Fellowship of Buddhists) cũng thiết lập phân hội tại Tân gia ba; hội Liên hiệp Tăng già Phật giáo Tân gia ba, hiệp hội Phật giáo phúc lợi Tân gia ba cũng là các cơ cấu Phật giáo quan trọng. Về phương diện giáo dục thì có Phật học viện Nữ tử Tân gia ba, Trường tiểu học Bồ đề, Trường tiểu học Di đà, nhà in và phát hành kinh sách... đều có công năng phát triển văn hóa giáo dục Phật giáo. [X. Tân gia ba đích Phật giáo (Diễn bồi, Bồ đề thụ tạp chí 38– kì5)].
Nếu muốn duyệt qua từng vần trong từ điển, xin nhập vào ô dưới đây vần tương ứng. Ví dụ: A, B, C...
Để giới hạn kết quả tìm kiếm chính xác hơn, quý vị có thể nhập 2 hoặc 3 chữ cái đầu vần. Ví dụ, để tìm những chữ như thiền, thiện... quý vị nên nhập thi thay vì t... sẽ cho một kết quả gần với yêu cầu của quý vị hơn.
_______________
MUA THỈNH KINH SÁCH PHẬT HỌC
DO NXB LIÊN PHẬT HỘI PHÁT HÀNH
Truyện tích Vu Lan Phật Giáo
Kinh nghiệm tu tập trong đời thường
Phát tâm Bồ-đề
Chắp tay lạy người
Mua sách qua Amazon sẽ được gửi đến tận nhà - trên toàn nước Mỹ, Canada, Âu châu và Úc châu.
Chú ý: Việc đăng nhập thường chỉ thực hiện một lần và hệ thống sẽ ghi nhớ thiết bị này, nhưng nếu đã đăng xuất thì lần truy cập tới quý vị phải đăng nhập trở lại. Quý vị vẫn có thể tiếp tục sử dụng trang này, nhưng hệ thống sẽ nhận biết quý vị như khách vãng lai.
Quý vị đang truy cập từ IP 216.73.216.65 và chưa ghi danh hoặc đăng nhập trên máy tính này. Nếu là thành viên, quý vị chỉ cần đăng nhập một lần duy nhất trên thiết bị truy cập, bằng email và mật khẩu đã chọn.
Chúng tôi khuyến khích việc ghi danh thành viên ,để thuận tiện trong việc chia sẻ thông tin, chia sẻ kinh nghiệm sống giữa các thành viên, đồng thời quý vị cũng sẽ nhận được sự hỗ trợ kỹ thuật từ Ban Quản Trị trong quá trình sử dụng website này. Việc ghi danh là hoàn toàn miễn phí và tự nguyện.
Ghi danh hoặc đăng nhập
Thành viên đang online: Viên Hiếu Thành Huệ Lộc 1959 Bữu Phước Chúc Huy Minh Pháp Tự minh hung thich Diệu Âm Phúc Thành Phan Huy Triều Phạm Thiên Trương Quang Quý Johny Dinhvinh1964 Pascal Bui Vạn Phúc Giác Quý Trần Thị Huyền Chanhniem Forever NGUYỄN TRỌNG TÀI KỲ Dương Ngọc Cường Mr. Device Tri Huynh Thích Nguyên Mạnh Thích Quảng Ba T TH Tam Thien Tam Nguyễn Sĩ Long caokiem hoangquycong Lãn Tử Ton That Nguyen ngtieudao Lê Quốc Việt Du Miên Quang-Tu Vu phamthanh210 An Khang 63 zeus7777 Trương Ngọc Trân Diệu Tiến ... ...