Khó khăn thách thức làm cho cuộc sống trở nên thú vị và chính sự vượt qua thách thức mới làm cho cuộc sống có ý nghĩa. (Challenges are what make life interesting and overcoming them is what makes life meaningful. )Joshua J. Marine
Chúng ta thay đổi cuộc đời này từ việc thay đổi trái tim mình. (You change your life by changing your heart.)Max Lucado
Sự toàn thiện không thể đạt đến, nhưng nếu hướng theo sự toàn thiện, ta sẽ có được sự tuyệt vời. (Perfection is not attainable, but if we chase perfection we can catch excellence.)Vince Lombardi
Hãy đặt hết tâm ý vào ngay cả những việc làm nhỏ nhặt nhất của bạn. Đó là bí quyết để thành công. (Put your heart, mind, and soul into even your smallest acts. This is the secret of success.)Swami Sivananda
Ví như người mù sờ voi, tuy họ mô tả đúng thật như chỗ sờ biết, nhưng ta thật không thể nhờ đó mà biết rõ hình thể con voi.Kinh Đại Bát Niết-bàn
Người ngu nghĩ mình ngu, nhờ vậy thành có trí. Người ngu tưởng có trí, thật xứng gọi chí ngu.Kinh Pháp cú (Kệ số 63)
Đừng bận tâm về những thất bại, hãy bận tâm đến những cơ hội bạn bỏ lỡ khi thậm chí còn chưa hề thử qua. (Don’t worry about failures, worry about the chances you miss when you don’t even try. )Jack Canfield
Sự thành công thật đơn giản. Hãy thực hiện những điều đúng đắn theo phương cách đúng đắn và vào đúng thời điểm thích hợp. (Success is simple. Do what's right, the right way, at the right time.)Arnold H. Glasow
Lấy sự nghe biết nhiều, luyến mến nơi đạo, ắt khó mà hiểu đạo. Bền chí phụng sự theo đạo thì mới hiểu thấu đạo rất sâu rộng.Kinh Bốn mươi hai chương
Đừng chờ đợi những hoàn cảnh thật tốt đẹp để làm điều tốt đẹp; hãy nỗ lực ngay trong những tình huống thông thường. (Do not wait for extraordinary circumstances to do good action; try to use ordinary situations. )Jean Paul

Trang chủ »» Danh mục »» Đại từ điển Phật Quang »» Đang xem mục từ: tam tánh »»

Đại từ điển Phật Quang »» Đang xem mục từ: tam tánh








KẾT QUẢ TRA TỪ


tam tánh:

(三性) Cũng gọi Tam tự tính, Tam tính tướng, Tam chủng tự tướng, Tam tướng. I. Tam Tính. Chỉ cho 3 tính tướng của hết thảy các pháp. Đây là chủ trương trọng yếu của học phái Duy thức tại Ấn độ, là giáo nghĩa căn bản của tông Pháp tướng ở Trung quốc. Nghĩa là đứng trên lập trường hữu vô hoặc giả thật mà chia bản tính và trạng thái(tính tướng) của tất cả sự tồn tại làm 3 loại, gọi là Tam tính. Học phái Duy thức ở Ấn độ căn cứ vào sự thuyết minh trong phẩm Nhất thiết pháp tướng của kinh Giải thâm mật quyển 2 mà chủ trương Tam tính không có tự tính và gọi là Tam vô tính. Chủ trương này về sau trở thành một trong các giáo nghĩa căn bản của tông Pháp tướng Trung quốc, đồng thời, cũng được tông Hoa nghiêm thu dụng. 1. Theo thuyết của tông Pháp tướng, Tam tính là: a. Biến kế sở chấp tính (Phạm: Parikalpita-svabhàva), cũng gọi Hư vọng phân biệt tướng, Phân biệt tính. Đối với các pháp vốn không có thực thể mà lại cho là thực ngã, thực pháp rồi khởi tâm vọng chấp, đó là Năng biến kế, còn cái đối cảnh bị thức chấp thì gọi là Sở biến kế. Nói cách khác, do thức (Năng biến kế) và cảnh(Sở biến kế) này mà nhận lầm sự tồn tại ngoài tâm có thực thể, sự nhận lầm ấy gọi là Biến kế sở chấp tính. Vì cái tướng trạng tồn tại ấy là do tâm mê mà hiện ra cho nên thuộc về pháp đương tình hiện tướng. Đứng về phương diện chân lí mà nhận xét thì tính này thuộc về pháp tình hữu lí vô chẳng phải có thật, là pháp thể tính đô vô, hoàn toàn không có thực thể. Về tính Biến kế sở chấp, các Luận sư Ấn độ có nhiều thuyết khác nhau, tông Pháp tướng theo quan điểm của ngài Hộ pháp. Về Năng biến kế thì ngài An tuệ cho rằng tất cả 8 thức hữu lậu đều thuộc Năng biến kế, còn ngài Hộ pháp thì chủ trương chỉ có thức thứ 6 và thức thứ 7 thuộc về Năng biến kế mà thôi. Còn về Sở biến kế thì ngài Nan đà cho đó là đương tình hiện tướng của thực ngã thực pháp, nhưng ngài Hộ pháp thì cho đó chỉ là tự ngã tự pháp (dường như ngã dường như pháp) của tính Y tha khởi; nếu nói theo quan điểm đối tượng từ chân như không thể trở thành là mê tình thì không thể coi đó là sở biến kế; nhưng nói theo quan điểm bản thể tồn tại từ Y tha khởi thì cũng có thể gọi là Sở biến kế. Ngoài ra, về Biến kế sở chấp thì ngài An tuệ chủ trương đó là Kiến phần và Tướng phần, còn ngài Hộ pháp thì cho rằng, trong Kiến phần và Tướng phần thì cái đương tình hiện tướng nương vào mê tình mà khởi mới là Biến kế sở chấp. b. Y tha khởi tính (Phạm: Paratantra-svabhàva), cũng gọi Nhân duyên tướng, Y tha tính. Tha tức chỉ cho pháp do các duyên sinh khởi. Vì là pháp duyên hợp thì sinh, duyên hết thì diệt, nên nó hư giả như huyễn, chứ chẳng phải thực tại cố định vĩnh viễn bất biến, bởi thế nói là như huyễn giả có giả có thật không, nhưng đây chẳng phải là mê tình do Biến kế sở chấp mà có, nhưng là nhờ các trợ duyên mà sinh, cũng tức là lí có tình không lìa vọng tình mà tự có. Tính này có 2 phần là Nhiễm phần y tha khởi và Tịnh phần y tha khởi khác nhau. Nhiễm phần chỉ cho tất cả pháp hữu lậu và Tịnh phần chỉ cho tất cả pháp vô lậu. Nhưng Tịnh phần y tha là nói theo ý nghĩa xa lìa phiền não, còn tính Tịnh phần y tha thì bao hàm trong tính Viên thành thực, cho nên Nhiễm phần y tha chính là tính Y tha khởi vậy. c. Viên thành thực tính (Phạm: Pariniwpanna-svabhàra), cũng gọi Đệ nhất nghĩa tướng, Chân thực tướng. Thể chân thực(chân như)của tính Y tha khởi trùm khắp tất cả pháp(viên mãn), chẳng sinh chẳng diệt(thành tựu), thể tính chân thật (chân thực), cho nên gọi là Viên thành thực. Chân như lìa tất cả tướng(vô tướng), bản thể của tất cả pháp thảy đều chân thực, vì thế nên thuộc về Chân không diệu hữu; lại vì tính này chỉ có thể nhờ trí tuệ giác ngộ chân lí mới biết được nên thuộc về lí hữu tình vô. Ba tính trên đây có mối quan hệ bất tức bất li(chẳng tức là nhau cũng chẳng lìa nhau). Nếu dùng 3 vật là con rắn, sợi dây và gai làm ví dụ thì như người ngu (Năng biến kế) trong đêm tối thấy sợi dây, tin đó là con rắn thật(tính Biến kế sở chấp đối với tướng ngã chân thật)nên sinh tâm sợ hãi; sau, được người hiểu biết(Phật, Bồ tát) chỉ bảo cho mới biết chẳng phải rắn(sinh không) mà chỉ là sợi dây giống như con rắn(tức sự có giả của tính Y tha). Lại tiến thêm bước nữa là hiểu rõ thực tế sợi dây mà mình chấp trước(tính Biến kế sở chấp đối với tướng pháp chân thật) cũng không có ý nghĩa thực thể(pháp không) mà bản chất của nó là gai (tính Viên thành thực); sợi dây(tính Y tha khởi) chỉ là hình thái nhân duyên giả hợp do gai bện thành mà thôi. 2. Theo thuyết của tông Hoa nghiêm: Tam tính cũng giống như Tam tính của tông Pháp tướng nhưng lập trường thì khác nhau. Tức tông Pháp tướng đứng trên lập trường Tính tướng cách biệt, nghĩa là căn cứ vào điểm khác nhau giữa tính chất và trạng thái của tất cả sự vật mà lập thuyết Tam tính. Trái lại, tông Hoa nghiêm thì đứng trên lập trường Tính tướng viên dung mà luận về Tam tính. Tức trên căn bản, tông Hoa nghiêm cho rằng hết thảy sự tồn tại(các pháp) đều từ chân như hiển hiện. Tức chân như của tính Viên thành thực có 2 nghĩa là bất biến và tùy duyên. Bất biến nghĩa là xa lìa sự sinh diệt biến hóa, tùy duyên là theo duyên nhiễm tịnh mà mỗi cái tồn tại. Tính Y tha khởi nói về mặt thể thì là chân như, vì nó siêu việt sinh diệt nên thuộc vô tính, nhưng lại do nhân duyên mà sinh, cho nên thuộc tự hữu (tựa như có). Còn tính Biến kế sở chấp là do phàm phu vọng tình chấp trước ngoài tâm có thực ngã thực pháp tồn tại, cho nên thuộc về tình hữu(do mê tình mà có); nhưng tướng ngã, pháp ấy đối với lí thì hoàn toàn không có, nên thuộc lí vô. Bất biến, Vô tính, Lí vô, gọi là Bản tam tính; còn Tùy duyên, Tự hữu, Tình vô gọi là Mạt tam tính. Về sự giống nhau và khác nhau giữa 3 tính, nói theo ý nghĩa Bản tam tính thì tất cả hiện tượng(các pháp) của Chân như tùy duyên tức là Chân như, vì thế Tam tính không khác nhau; còn nói theo ý nghĩa Mạt chân như thì vì chân như theo duyên mà thành các pháp, cho nên Tam tính cũng không khác nhau. Nhưng nếu nói theo ý nghĩa các pháp tức Chân như của Bản tam tính và Chân như tức các pháp của Mạt tam tính thì ý nghĩa tam tính Bản, Mạt có khác nhau. 3. Theo thuyết của luận Nhiếp đại thừa do ngài Chân đế dịch: Tính Phân biệt là chỉ cho cảnh Sở phân biệt, tính Y tha là chỉ cho thức Năng phân biệt, mà cảnh của tính Phân biệt này là Vô, vì thế tính Y tha cũng bất khả đắc, bất khả đắc là tính chân thực của Hữu. [X. kinh Giải thâm mật Q.2; luận Thành duy thức Q.8; Duy thức tam thập tụng; luận Du già sư địa Q.74; luận Hiển dương thánh giáo Q.6; luận Tam vô tính Q.thượng; Nhiếp đại thừa luận thích Q.5 (bản dịch đời Lương); Nhiếp đại thừa luận thích Q.4 (bản dịch đời Đường); Hoa nghiêm ngũ giáo chương Q.4]. (xt. Tam Vô Tính, Tứ Phần). II. Tam Tính. Về mặt tính chất, tất cả các pháp được chia làm 3 tính là thiện, bất thiện và vô kí. 1. Thiện(Phạm:Kuzala): Pháp có năng lực mang lại lợi ích cho đời này và đời sau. Theo luận Câu xá quyển 13, Thiện có 4 loại:a. Thắng nghĩa thiện: Tức chân giải thoát, trạch diệt niết bàn. Niết bàn an ổn, trong tất cả các pháp, thể của niết bàn là tôn quí nhất. b. Tự tính thiện: Tức hổ, thẹn và 3 căn lành không tham, không sân, không si. Không đợi tương ứng và các đẳng khởi khác mà thể tính vốn đã là thiện, giống như thuốc hay. c. Tương ứng thiện: Không tương ứng với hổ, thẹn... thì không trở thành tính thiện, như nước lẫn với thuốc. d. Đẳng khởi thiện: Pháp do tự tính thiện và tương ứng thiện cùng khởi lên một lượt, như bò uống nước cam thảo cho ra sữa ngon ngọt. Câu xá luận quang kí quyển 2 thì chia Thiện làm 3 loại: Đắc, Gia hành(nghe, suy nghĩ, tu hành) và Vô lậu(học, vô học và thắng nghĩa). 2. Bất thiện (Phạm:A-kuzala), cũng gọi Ác. Chỉ cho pháp có khả năng gây tổn hại cho đời này và đời sau. Theo luận Câu xá quyển 13, Bất thiện có 4 loại: a. Thắng nghĩa bất thiện: Tức pháp sinh tử. Các pháp trong sinh tử đều lấy khổ làm tự tính, rất không an ổn, giống như căn bệnh kinh niên. b. Tự tính bất thiện: Chỉ cho không hổ, không thẹn và 3 căn xấu xa tham, sân, si trong các pháp hữu lậu; thể tính của chúng là ác, giống như thuốc độc. c. Tương ứng bất thiện: Tâm, tâm sở ứng hợp với tự tính ác, giống như trong nước có lẫn chất độc. d. Đẳng khởi bất thiện: Pháp do tự tính bất thiện và tương ứng bất thiện cùng khởi lên một lượt, giống như sữa từ thuốc độc rót ra. 3. Vô kí (Phạm: A-vyàkfta): Chẳng phải thiện, chẳng phải ác, không thể ghi là thiện hay bất thiện, cho nên gọi là Vô kí. Có thuyết cho rằng không thể đưa đến quả dị thục(quả báo thiện, ác), không ghi nhớ quả dị thục, vì thế nên gọi là Vô kí. Nhưng thuyết này chỉ dùng cho pháp hữu lậu mà thôi.Câu xá luận quang kí quyển 2 chia Vô kí làm 2 thứ là Hữu phú và Vô phú, Vô phú lại được chia ra làm 6 loại: Dị thục, uy nghi, công xảo, thông quả, tự tính và thắng nghĩa, nên tổng cộng có 7 loại. Ngoài ra, luận Đại thừa a tì đạt ma tạp tập quyển 3 chia Thiện làm 13 thứ: Tự tính, tương thuộc, tùy trục, phát khởi, đệ nhất nghĩa, sinh đắc, phương tiện, hiện tiền cúng dường, nhiêu ích, dẫn nhiếp, đối trị, tịch tĩnh và đẳng lưu. Cũng luận này quyển 4 chia Bất thiện làm 12 thứ: Tự tính, tương thuộc, tùy trục, phát khởi, đệ nhất nghĩa, sinh đắc, phương tiện, hiện tiền, cúng dường, tổn hại, dẫn nhiếp, sở trị và chướng ngại; chia Vô kí làm 14 thứ: Tự tính, tương thuộc, tùy trục, phát khởi, đệ nhất nghĩa, sinh đắc, phương tiện, hiện tiền cúng dường, nhiêu ích, thụ dụng, dẫn nhiếp, đối trị, tịch tĩnh và đẳng lưu. [X. luận Thuận chính lí Q.4; luận Đại tì bà sa Q.51, 144, 197; luận Tạp a tì đàm tâm Q.1; luận Thành duy thức Q.3; Thành duy thức luận thuật kí Q.5, phần cuối; Đại thừa pháp uyển nghĩa lâm chương Q.5, phần đầu]. (xt. Thiện, Vô Kí). III. Tam Tính. Chỉ cho 3 tính của A la hán nói trong luận Thành thực quyển 14: 1. Đoạn tính: A la hán trụ ở Niết bàn hữu dư đoạn trừ tất cả phiền não. 2. Li dục tính: Xa lìa dục trong ba cõi.3. Diệt tính: Dứt hẳn sự nối tiếp của 5 ấm mà vào Niết bàn vô dư.


Nếu muốn duyệt qua từng vần trong từ điển,
xin nhập vào ô dưới đây vần tương ứng. Ví dụ: A, B, C...

Nhập vần muốn tra:
Để giới hạn kết quả tìm kiếm chính xác hơn, quý vị có thể nhập 2 hoặc 3 chữ cái đầu vần. Ví dụ, để tìm những chữ như thiền, thiện... quý vị nên nhập thi thay vì t... sẽ cho một kết quả gần với yêu cầu của quý vị hơn.

_______________

MUA THỈNH KINH SÁCH PHẬT HỌC

DO NXB LIÊN PHẬT HỘI PHÁT HÀNH




Phúc trình A/5630


Phóng sinh - Chuyện nhỏ khó làm


Bát-nhã Tâm kinh Khảo luận


Kinh Kim Cang

Mua sách qua Amazon sẽ được gửi đến tận nhà - trên toàn nước Mỹ, Canada, Âu châu và Úc châu.

XEM TRANG GIỚI THIỆU.





Quý vị đang truy cập từ IP 18.116.24.105 và chưa ghi danh hoặc đăng nhập trên máy tính này. Nếu là thành viên, quý vị chỉ cần đăng nhập một lần duy nhất trên thiết bị truy cập, bằng email và mật khẩu đã chọn.
Chúng tôi khuyến khích việc ghi danh thành viên ,để thuận tiện trong việc chia sẻ thông tin, chia sẻ kinh nghiệm sống giữa các thành viên, đồng thời quý vị cũng sẽ nhận được sự hỗ trợ kỹ thuật từ Ban Quản Trị trong quá trình sử dụng website này.
Việc ghi danh là hoàn toàn miễn phí và tự nguyện.

Ghi danh hoặc đăng nhập

Thành viên đang online:
Rộng Mở Tâm Hồn Nguyễn Sĩ Long Rộng Mở Tâm Hồn Phạm Thiên Rộng Mở Tâm Hồn Phan Huy Triều Rộng Mở Tâm Hồn Tam Thien Tam Rộng Mở Tâm Hồn Pascal Bui Rộng Mở Tâm Hồn Tri Huynh Rộng Mở Tâm Hồn caokiem Rộng Mở Tâm Hồn hoangquycong Rộng Mở Tâm Hồn Lãn Tử Rộng Mở Tâm Hồn Ton That Nguyen Rộng Mở Tâm Hồn ngtieudao Rộng Mở Tâm Hồn Viên Hiếu Thành Rộng Mở Tâm Hồn Chúc Huy Rộng Mở Tâm Hồn Trương Quang Quý Rộng Mở Tâm Hồn Lê Quốc Việt Rộng Mở Tâm Hồn Du Miên Rộng Mở Tâm Hồn Quang-Tu Vu Rộng Mở Tâm Hồn phamthanh210 Rộng Mở Tâm Hồn An Khang 63 Rộng Mở Tâm Hồn Vạn Phúc Rộng Mở Tâm Hồn zeus7777 Rộng Mở Tâm Hồn Trương Ngọc Trân Rộng Mở Tâm Hồn Diệu Tiến Rộng Mở Tâm Hồn Nguyên Ngọc Rộng Mở Tâm Hồn Trần Thị Huyền Rộng Mở Tâm Hồn Thiện Diệu Rộng Mở Tâm Hồn Nguyễn Văn Minh Rộng Mở Tâm Hồn Diệu Âm Phúc Thành Rộng Mở Tâm Hồn Thiền Khách Rộng Mở Tâm Hồn nước Rộng Mở Tâm Hồn Bui Tuyet Lan Rộng Mở Tâm Hồn Xuân Thôn Rộng Mở Tâm Hồn Nguyên Độ Rộng Mở Tâm Hồn Thích Quảng Ba Rộng Mở Tâm Hồn Pháp Tâm Rộng Mở Tâm Hồn Dinhvinh1964 Rộng Mở Tâm Hồn Yduongvan Rộng Mở Tâm Hồn Trí Tuệ Từ Bi Rộng Mở Tâm Hồn Tiến Mạnh Rộng Mở Tâm Hồn Hoat Khong ... ...

Hoa Kỳ (74 lượt xem) - Việt Nam (71 lượt xem) - French Southern Territories (14 lượt xem) - Saudi Arabia (2 lượt xem) - Kenya (1 lượt xem) - Nga (1 lượt xem) - Algeria (1 lượt xem) - ... ...