Người ta có hai cách để học hỏi. Một là đọc sách và hai là gần gũi với những người khôn ngoan hơn mình. (A man only learns in two ways, one by reading, and the other by association with smarter people.)Will Rogers
Để có đôi mắt đẹp, hãy chọn nhìn những điều tốt đẹp ở người khác; để có đôi môi đẹp, hãy nói ra toàn những lời tử tế, và để vững vàng trong cuộc sống, hãy bước đi với ý thức rằng bạn không bao giờ cô độc. (For beautiful eyes, look for the good in others; for beautiful lips, speak only words of kindness; and for poise, walk with the knowledge that you are never alone.)Audrey Hepburn
Bất lương không phải là tin hay không tin, mà bất lương là khi một người xác nhận rằng họ tin vào một điều mà thực sự họ không hề tin. (Infidelity does not consist in believing, or in disbelieving, it consists in professing to believe what he does not believe.)Thomas Paine
Vui thay, chúng ta sống, Không hận, giữa hận thù! Giữa những người thù hận, Ta sống, không hận thù!Kinh Pháp Cú (Kệ số 197)
Sự giúp đỡ tốt nhất bạn có thể mang đến cho người khác là nâng đỡ tinh thần của họ. (The best kind of help you can give another person is to uplift their spirit.)Rubyanne
Không trên trời, giữa biển, không lánh vào động núi, không chỗ nào trên đời, trốn được quả ác nghiệp.Kinh Pháp cú (Kệ số 127)
Một người sáng tạo được thôi thúc bởi khát khao đạt đến thành công, không phải bởi mong muốn đánh bại người khác. (A creative man is motivated by the desire to achieve, not by the desire to beat others.)Ayn Rand
"Nó mắng tôi, đánh tôi, Nó thắng tôi, cướp tôi." Ai ôm hiềm hận ấy, hận thù không thể nguôi.Kinh Pháp cú (Kệ số 3)
Người hiền lìa bỏ không bàn đến những điều tham dục.Kẻ trí không còn niệm mừng lo, nên chẳng bị lay động vì sự khổ hay vui.Kinh Pháp cú (Kệ số 83)
Tinh cần giữa phóng dật, tỉnh thức giữa quần mê. Người trí như ngựa phi, bỏ sau con ngựa hènKinh Pháp cú (Kệ số 29)

Trang chủ »» Danh mục »» Đại từ điển Phật Quang »» Đang xem mục từ: thiền tông nghệ thuật »»

Đại từ điển Phật Quang »» Đang xem mục từ: thiền tông nghệ thuật








KẾT QUẢ TRA TỪ


thiền tông nghệ thuật:

(禪宗藝術) Nền nghệ thuật của Phật giáo Thiền tông.Phật giáo truyền sang phươngĐông, đối với các phương diện văn hóa, tư tưởng, văn nghệ... của Trung quốc và Nhật bản có ảnh hưởng rất lớn, trong đó, đặc sắc nổi bật nhất là ảnh hưởng của Thiền tông đối với nền nghệ thuật của 2 nước này. 1. Trung quốc: Tư tưởng hàm súc, ngắn gọn, sắc bén, siêu nhiên độc lập của Thiền tông, đã mở ra cho nền hội họa của Trung quốc 1 thứ họa phong Thiền với những nét chấm phá có khí vận đặc biệt. Trong khoảng thời gian 500 năm từ đời Đông Hán đến đời Lục triều, có các họa sĩ Trương tăng diêu, Cố khải chi, Lục thám vi, Tông thiếu văn... là những người mở đường cho Mặc hí, Họa thiền. Thiền họa chính thức bắt đầu vào đời Đường, có Nam tông và Bắc tông khác nhau. Bắc tông có cha con Lí tư huấn đứng đầu, nét vẽ tề chỉnh, tinh tế, màu sắc đậm đà, vừa trang nghiêm vừa diễm lệ. Còn Nam tông thì tôn Thi Phật Vương duy làm Thủy tổ, Vương duy là người đầu tiên khai sáng trường phái Bát mặc sơn thủy. Kế thừa trường phái này có các họa sĩ Trương tảo và Vương mặc. Người đời phê bình về sự khác nhau giữa 2 trường phái là: Phái Lí tư huấn thì nét vẽ mộc mạc, tinh tế; còn phái Vương duy thì nét vẽ tịch mịch, nửa hư nửa thực. Đến đời Tống thì Thiền họalại đạt đến cảnh giới hư linh rỗng rang, tâm vật hợp làm một, phong cách vẽ siêu nhiên tượng ngoại, vận dụng những khoảng trống, diễn đạt cảnh giới giác ngộ linh diệu, vắng lặng rỗng rang. Thời kì này có các họa sĩ tiêu biểu như: Kinh hạo, Quan đồng, Đổng nguyên, Cự nhiên, cha con Mễ phất... tất cả đều thừa kế họa phong của Nam tông. Ngoài ra còn có Phạm khoan, Giang tham, Quách trung thứ... cũng là những kiện tướng của Nam tông. Trong đó, cha con Mễ phất sáng tạo cách vẽ Vô căn thụ Mông hồng vân, là nổi bật nhất. Lại có Mã viễn với cách vẽ từ một góc cái cây, có ảnh hưởng sâu đậmđốivới nghệ thuật Nhật bản. Đến thời này thì Bắc tông dần dần suy vi. Sang đời Nguyên thì Thiền họa lấy nét tiêu sơ phóng khoáng làm thời thượng. Không nhữngtronglãnh vực hội họa và kĩ xảo hội họa đầy đủ hơn, mà còn kiến lập lí luận hội họa có tính cách hệ thống hơn. Đến đời Minh, Thanh thì Phật giáo suy đồi, họa đàn hứng khởi phong cách phỏng cổ, thiếu hẳn tinh thần sáng tạo, nhưng về mặt nghiên cứu lí luận thì có phần sâu xa bao quát hơn. Đại biểu cho thời kì này có Hòa thượng Thạch đào sống vào đầu đời Thanh. Thời gần đây Thiền tông không chấn hưng lên được, cho nên họa đàn cũng dần dần vắng vẻ. 2. Nhật Bản: Nói một cách đại khái, nghệ thuật Nhật bản chịu ảnh hưởng của Thiền tông sâu rộng hơn so với Trung quốc, tất cả mọi lãnh vực như hội họa, hát tuồng, nghề làm vườn, trà đạo, kiến trúc, kịch nghệ, kiếm đạo, nghề bắn tên... đều thấy ảnh hưởng của Thiền. Văn hóa Thiền tông theo các tác phẩm nghệ thuật Trung quốc được truyền đến Nhật bản vào giữa đời Liêm thương(ngang với thời Tống, Nguyên ở Trung quốc), đồng thời dung hợp với tư tưởng Vũ gia Nhật bản, được quảng đại quần chúng tiếp nhận. Nền mĩ thuật cuối thời Liêm thương đến đầu thời Thất đinh thì lấy hội họa làm chính. Mĩ thuật Thiền tông ở thời kì đầu, lấy chân dung các Tổ sư, những nhân vật tông giáo và Đính tướng họa(vẽ hình tượng các vị cao tăng Thiền tông) làm chủ yếu. Từ thời Liêm thương về sau, 1 loại Thiền cơ họa dần dần thịnh hành, tức đem cáiThiền cơ mà mình đã thể ngộ được vẽ lên bức tranh để tạo hình hóa và cụ thể hóa cái tinh thần của Thiền; đồng thời, từ trong tự nhiên quan và sinh hoạt của Thiền tông dần dần diễn dịch thành 1 loại tranh sơn thủy mới, tức sử dụng màu mực và đường nét đơn giản và dùng kĩ xảo không bạch(khoảng trống) để ngụ ý cảnh của Thiền trong bức tranh mộc mạc, đơn sơ. Lại vì chịu ảnh hưởng cách vẽ một góc của nhà hội họa Mã viễn đời Nam Tống, Trung quốc, nên đã hình thành đặc trưng của 1 loại hội họa so le không đều, không câu nê hình thức mà về sau cũngđãtrở thành dòng chính của nghệ thuật Thiền tông Nhật bản. Nhưng nếu nhìn vào lịch trình phát triển hệ thống hội họa của các danh gia như Như chuyết, Minh triệu, Chu văn, Tuyết chu... thì ta có thể hiểu rõ thời kì này đã do mô phỏng phong cách hội họa của Trung quốc mà dần dần diễn biến thành Thiền họa riêng của Nhật bản. Ngoài ra, trà đạo của Nhật bản đã được dung nhập với tinh thần Thiền mà trở thành đạo sinh hoạt tự nhiên. Trong nghệ thuật kịch nói truyền thống thì những lời đối thoại ngắn gọn, trong sáng, sân khấu và bối cảnh đơn thuần cũng đều ngầm bao hàm triết lí Thiền. Đối với văn học hát bộ nổi tiếng lại càng có ảnh hưởng sâu xa của Thiền, đại biểu là tác phẩm của Ba tiêu, một thi nhân vĩ đại sống vào thế kỉ XVII. Ngoài ra như kiếm đạo, kiến trúc, nghệ thuật bắn tên...cũng thế, hễ nghệ thuật nào được sự khơi mở của Thiền thì đều do đặc tính của chính nghệ thuật ấy mà biểu hiện sự sống động và hoạt bát.


Nếu muốn duyệt qua từng vần trong từ điển,
xin nhập vào ô dưới đây vần tương ứng. Ví dụ: A, B, C...

Nhập vần muốn tra:
Để giới hạn kết quả tìm kiếm chính xác hơn, quý vị có thể nhập 2 hoặc 3 chữ cái đầu vần. Ví dụ, để tìm những chữ như thiền, thiện... quý vị nên nhập thi thay vì t... sẽ cho một kết quả gần với yêu cầu của quý vị hơn.

_______________

MUA THỈNH KINH SÁCH PHẬT HỌC

DO NXB LIÊN PHẬT HỘI PHÁT HÀNH




Dưới bóng đa chùa Viên Giác


Tư tưởng xã hội trong Kinh điển Phật giáo Nguyên thủy


Kinh Đại Thừa Vô Lượng Nghĩa


Cảm tạ xứ Đức

Mua sách qua Amazon sẽ được gửi đến tận nhà - trên toàn nước Mỹ, Canada, Âu châu và Úc châu.

XEM TRANG GIỚI THIỆU.



Quý vị đang truy cập từ IP 216.73.216.65 và chưa ghi danh hoặc đăng nhập trên máy tính này. Nếu là thành viên, quý vị chỉ cần đăng nhập một lần duy nhất trên thiết bị truy cập, bằng email và mật khẩu đã chọn.
Chúng tôi khuyến khích việc ghi danh thành viên ,để thuận tiện trong việc chia sẻ thông tin, chia sẻ kinh nghiệm sống giữa các thành viên, đồng thời quý vị cũng sẽ nhận được sự hỗ trợ kỹ thuật từ Ban Quản Trị trong quá trình sử dụng website này.
Việc ghi danh là hoàn toàn miễn phí và tự nguyện.

Ghi danh hoặc đăng nhập

Thành viên đang online:
Rộng Mở Tâm Hồn Viên Hiếu Thành Rộng Mở Tâm Hồn Huệ Lộc 1959 Rộng Mở Tâm Hồn Bữu Phước Rộng Mở Tâm Hồn Chúc Huy Rộng Mở Tâm Hồn Minh Pháp Tự Rộng Mở Tâm Hồn minh hung thich Rộng Mở Tâm Hồn Diệu Âm Phúc Thành Rộng Mở Tâm Hồn Phan Huy Triều Rộng Mở Tâm Hồn Phạm Thiên Rộng Mở Tâm Hồn Trương Quang Quý Rộng Mở Tâm Hồn Johny Rộng Mở Tâm Hồn Dinhvinh1964 Rộng Mở Tâm Hồn Pascal Bui Rộng Mở Tâm Hồn Vạn Phúc Rộng Mở Tâm Hồn Giác Quý Rộng Mở Tâm Hồn Trần Thị Huyền Rộng Mở Tâm Hồn Chanhniem Forever Rộng Mở Tâm Hồn NGUYỄN TRỌNG TÀI Rộng Mở Tâm Hồn KỲ Rộng Mở Tâm Hồn Dương Ngọc Cường Rộng Mở Tâm Hồn Mr. Device Rộng Mở Tâm Hồn Tri Huynh Rộng Mở Tâm Hồn Thích Nguyên Mạnh Rộng Mở Tâm Hồn Thích Quảng Ba Rộng Mở Tâm Hồn T TH Rộng Mở Tâm Hồn Tam Thien Tam Rộng Mở Tâm Hồn Nguyễn Sĩ Long Rộng Mở Tâm Hồn caokiem Rộng Mở Tâm Hồn hoangquycong Rộng Mở Tâm Hồn Lãn Tử Rộng Mở Tâm Hồn Ton That Nguyen Rộng Mở Tâm Hồn ngtieudao Rộng Mở Tâm Hồn Lê Quốc Việt Rộng Mở Tâm Hồn Du Miên Rộng Mở Tâm Hồn Quang-Tu Vu Rộng Mở Tâm Hồn phamthanh210 Rộng Mở Tâm Hồn An Khang 63 Rộng Mở Tâm Hồn zeus7777 Rộng Mở Tâm Hồn Trương Ngọc Trân Rộng Mở Tâm Hồn Diệu Tiến ... ...

... ...