Xưa, vị lai, và nay, đâu có sự kiện này: Người hoàn toàn bị chê,người trọn vẹn được khen.Kinh Pháp cú (Kệ số 228)
Gặp quyển sách hay nên mua ngay, dù đọc được hay không, vì sớm muộn gì ta cũng sẽ cần đến nó.Winston Churchill
Để có đôi mắt đẹp, hãy chọn nhìn những điều tốt đẹp ở người khác; để có đôi môi đẹp, hãy nói ra toàn những lời tử tế, và để vững vàng trong cuộc sống, hãy bước đi với ý thức rằng bạn không bao giờ cô độc. (For beautiful eyes, look for the good in others; for beautiful lips, speak only words of kindness; and for poise, walk with the knowledge that you are never alone.)Audrey Hepburn
Người ta thuận theo sự mong ước tầm thường, cầu lấy danh tiếng. Khi được danh tiếng thì thân không còn nữa.Kinh Bốn mươi hai chương
Lo lắng không xua tan bất ổn của ngày mai nhưng hủy hoại bình an trong hiện tại. (Worrying doesn’t take away tomorrow’s trouble, it takes away today’s peace.)Unknown
Trong cuộc sống, điều quan trọng không phải bạn đang ở hoàn cảnh nào mà là bạn đang hướng đến mục đích gì. (The great thing in this world is not so much where you stand as in what direction you are moving. )Oliver Wendell Holmes
Ai sống một trăm năm, lười nhác không tinh tấn, tốt hơn sống một ngày, tinh tấn tận sức mình.Kinh Pháp cú (Kệ số 112)
Chúng ta không có quyền tận hưởng hạnh phúc mà không tạo ra nó, cũng giống như không thể tiêu pha mà không làm ra tiền bạc. (We have no more right to consume happiness without producing it than to consume wealth without producing it. )George Bernard Shaw
Dễ thay thấy lỗi người, lỗi mình thấy mới khó.Kinh Pháp cú (Kệ số 252)
Ngu dốt không đáng xấu hổ bằng kẻ không chịu học. (Being ignorant is not so much a shame, as being unwilling to learn.)Benjamin Franklin

Trang chủ »» Danh mục »» Đại từ điển Phật Quang »» Đang xem mục từ: tam đạo »»

Đại từ điển Phật Quang »» Đang xem mục từ: tam đạo








KẾT QUẢ TRA TỪ


tam đạo:

(三道) I. Tam Đạo. Cũng gọi Tam tụ. Chỉ cho Hoặc đạo, Nghiệp đạo và Khổ đạo; ba đạo này là nhân quả của sự sinh tử lưu chuyển. 1. Hoặc đạo(cũng gọi phiền não đạo): Là vọng tâm mê hoặc não loạn sự lí các pháp. 2. Nghiệp đạo: Do vọng tâm phát khởi mà 3 nghiệp thân, khẩu, ý tạo tác. 3. Khổ đạo: Lấy hoặc nghiệp làm nhân, chiêu cảm quả của 6 đường trong 3 cõi.Đạo có nghĩa là thông suốt; 3 đức này là từ Hoặc Khởi Nghiệp, do nghiệp cảm khổ; rồi trong Khổ lại khởi Hoặc, cứ thế xoay vần lẫn nhau, sinh tử không dứt, vì thế gọi là Tam đạo. Cũng có chỗ giải thích Hoặc, Nghiệp, Khổ như cái bánh xe quay vòng không dứt nên gọi là Tam đạo. Kim quang minh huyền nghĩa quyển thượng đem 12 nhân duyên phối hợp với Tam đạo, cho rằng 3 chi Vô minh ở quá khứ, Ái và Thủ ở hiện tại là Phiền não đạo, 2 chi Hành ở quá khứ và Hữu ở hiện tại là Nghiệp đạo, 7 chi Thức, Danh sắc, Lục nhập, Xúc, Thụ ở hiện tại và Sinh, Lão tử ở vị lai là Khổ đạo. Tông Thiên thai thì y cứ vào Tam báo: Phần đoạn, Phương tiện, và Thực báo mà mỗi báo nói 3 đạo khác nhau, tức cho rằng Kiến hoặc và Tư hoặc là Phiền não đạo phiền não tẩm tưới nghiệp gọi là Nghiệp đạo, chiêu cảm sự sống trong 3 cõi là Khổ đạo, đây là Phần đoạn tam đạo. Trần sa hoặc là Phiền não đạo, nghiệp vô lậu gọi là Nghiệp đạo, biến dịch sinh tử gọi là Khổ đạo, đây là Phương tiện tam đạo. Vô minh là Phiền não đạo, nghiệp chẳng phải hữu lậu chẳng phải vô lậu là Nghiệp đạo, cõi kia biến hóa đổi dời gọi là Khổ đạo, đây là Thực báo tam đạo. Ngoài ra, theo thuyết Viên giáo của Thiên thai thì Tam đạo và 3 đức pháp thân, bát nhã, giải thoát, cùng với Tam quĩ: Chân tính, Quán chiếu và Tư thành, đều dung hợp lẫn nhau một cách tự tại mầu nhiệm mà cùng thành diệu pháp đầy đủ tam thiên tam đế. [X. luận Câu xá Q.9; luận A tì đàm tâm Q.8; luận Du già sư địa Q.93; Hoa nghiêm kinh thám huyền kí Q.13; Pháp hoa huyền nghĩa Q.5, hạ]. II. Tam Đạo. Chỉ cho 3 giai vị của hàng Thanh văn và Bồ tát là Kiến đạo, Tu đạo, Vô học đạo. 1. Kiến đạo (Phạm:Drazana-màrga), cũng gọi Kiến địa: Tức giai vị bắt đầu thấy Tứ đế và đoạn trừ Kiến hoặc. 2. Tu đạo (Phạm: Bhàvanà-màrga), cũng gọi Tu địa, Phân biệt địa: Tức giai vị thường tu tập để đoạn trừ Tu hoặc. 3. Vô học đạo (Phạm: Azaikwamàrga), cũng gọi Vô học địa: Tức giai vị đoạn trừ hết sạch các hoặc, cởi bỏ mọi sự buộc. Trong đó, Kiến đạo và Tu đạo cũng gọi là Hữu học đạo; Kiến đạo chỉ có vô lậu, còn Tu đạo thì có cả hữu lậu và vô lậu. Nếu phối hợp cả 3 đạo này với 4 hướng 4 quả thì Kiến đạo là Dự lưu hướng, Tu đạo là 3 hướng sau và 3 quả Dự lưu, Nhất lai và Bất hoàn, còn Vô học đạo là quả A la hán. Nếu phối hợp 3 đạo với 5 vị của Duy thức thì theo thứ tự là Thông đạt vị, Tu tập vị, và Cứu cánh vị. Nếu phối hợp với Thập địa thì theo thứ tự là Sơ địa, Nhị địa cho đến Cửu địa, Thập địa và Phật địa. X. luận Câu xá Q.21, 25; luận Chương sở tri Q.hạ; Đại thừa nghĩa chương Q.10; Hoa nghiêm ngũ giáo chương Q.3]. (xt. Ngũ Vị, Tứ Hướng Tứ Quả). III. Tam Đạo. Chỉ cho Chứng đạo, Trợ đạo, và Bất trụ đạo nói trong Thập địa kinh luận quyển 10. Đó là: 1. Chứng đạo: Chứng ngộ lí của thực tính. Chứng có nghĩa là biết được vàkhế hợp; tâm thầm hợp thực tính, không có phân biệt, khế hội bình đẳng, cho nên gọi là Chứng. 2. Trợ đạo: Hạnh giúp đở cho 6 độ. Trợ có nghĩa là nâng đở thuận giúp, hạnh nâng đỡ trợ giúp 6 độ để thành tựu bồ đề, nên gọi là Trợ. 3. Bất trụ đạo: Phương tiện và trí tuệ ngang nhau, không thiên không chếch. Bất trụ có nghĩa là lìa chấp trước; xảo (phương tiện) tuệ (trí tuệ) song tu, không bám dính vào bất cứ chỗ nào mà du hành khắp nơi, vì thế gọi là Bất trụ. X. Đại thừa nghĩa chương Q.10].


Nếu muốn duyệt qua từng vần trong từ điển,
xin nhập vào ô dưới đây vần tương ứng. Ví dụ: A, B, C...

Nhập vần muốn tra:
Để giới hạn kết quả tìm kiếm chính xác hơn, quý vị có thể nhập 2 hoặc 3 chữ cái đầu vần. Ví dụ, để tìm những chữ như thiền, thiện... quý vị nên nhập thi thay vì t... sẽ cho một kết quả gần với yêu cầu của quý vị hơn.

_______________

MUA THỈNH KINH SÁCH PHẬT HỌC

DO NXB LIÊN PHẬT HỘI PHÁT HÀNH




Hạnh phúc khắp quanh ta


An Sĩ toàn thư - Khuyên người tin sâu nhân quả - Quyển Thượng


Gọi nắng xuân về


Kinh Di giáo

Mua sách qua Amazon sẽ được gửi đến tận nhà - trên toàn nước Mỹ, Canada, Âu châu và Úc châu.

XEM TRANG GIỚI THIỆU.



Quý vị đang truy cập từ IP 216.73.216.122 và chưa ghi danh hoặc đăng nhập trên máy tính này. Nếu là thành viên, quý vị chỉ cần đăng nhập một lần duy nhất trên thiết bị truy cập, bằng email và mật khẩu đã chọn.
Chúng tôi khuyến khích việc ghi danh thành viên ,để thuận tiện trong việc chia sẻ thông tin, chia sẻ kinh nghiệm sống giữa các thành viên, đồng thời quý vị cũng sẽ nhận được sự hỗ trợ kỹ thuật từ Ban Quản Trị trong quá trình sử dụng website này.
Việc ghi danh là hoàn toàn miễn phí và tự nguyện.

Ghi danh hoặc đăng nhập

Thành viên đang online:
Rộng Mở Tâm Hồn Viên Hiếu Thành Rộng Mở Tâm Hồn Huệ Lộc 1959 Rộng Mở Tâm Hồn Bữu Phước Rộng Mở Tâm Hồn Chúc Huy Rộng Mở Tâm Hồn Minh Pháp Tự Rộng Mở Tâm Hồn minh hung thich Rộng Mở Tâm Hồn Diệu Âm Phúc Thành Rộng Mở Tâm Hồn Phan Huy Triều Rộng Mở Tâm Hồn Phạm Thiên Rộng Mở Tâm Hồn Trương Quang Quý Rộng Mở Tâm Hồn Johny Rộng Mở Tâm Hồn Dinhvinh1964 Rộng Mở Tâm Hồn Pascal Bui Rộng Mở Tâm Hồn Vạn Phúc Rộng Mở Tâm Hồn Giác Quý Rộng Mở Tâm Hồn Trần Thị Huyền Rộng Mở Tâm Hồn Chanhniem Forever Rộng Mở Tâm Hồn NGUYỄN TRỌNG TÀI Rộng Mở Tâm Hồn KỲ Rộng Mở Tâm Hồn Dương Ngọc Cường Rộng Mở Tâm Hồn Mr. Device Rộng Mở Tâm Hồn Tri Huynh Rộng Mở Tâm Hồn Thích Nguyên Mạnh Rộng Mở Tâm Hồn Thích Quảng Ba Rộng Mở Tâm Hồn T TH Rộng Mở Tâm Hồn Tam Thien Tam Rộng Mở Tâm Hồn Nguyễn Sĩ Long Rộng Mở Tâm Hồn caokiem Rộng Mở Tâm Hồn hoangquycong Rộng Mở Tâm Hồn Lãn Tử Rộng Mở Tâm Hồn Ton That Nguyen Rộng Mở Tâm Hồn ngtieudao Rộng Mở Tâm Hồn Lê Quốc Việt Rộng Mở Tâm Hồn Du Miên Rộng Mở Tâm Hồn Quang-Tu Vu Rộng Mở Tâm Hồn phamthanh210 Rộng Mở Tâm Hồn An Khang 63 Rộng Mở Tâm Hồn zeus7777 Rộng Mở Tâm Hồn Trương Ngọc Trân Rộng Mở Tâm Hồn Diệu Tiến ... ...

... ...