Hãy nhã nhặn với mọi người khi bạn đi lên, vì bạn sẽ gặp lại họ khi đi xuống.Miranda
Cuộc sống không phải là vấn đề bất ổn cần giải quyết, mà là một thực tiễn để trải nghiệm. (Life is not a problem to be solved, but a reality to be experienced.)Soren Kierkegaard
Không làm các việc ác, thành tựu các hạnh lành, giữ tâm ý trong sạch, chính lời chư Phật dạy.Kinh Đại Bát Niết-bàn
Hạnh phúc đích thực không quá đắt, nhưng chúng ta phải trả giá quá nhiều cho những thứ ta lầm tưởng là hạnh phúc.
(Real happiness is cheap enough, yet how dearly we pay for its counterfeit.)Hosea Ballou
Đôi khi ta e ngại về cái giá phải trả để hoàn thiện bản thân, nhưng không biết rằng cái giá của sự không hoàn thiện lại còn đắt hơn!Sưu tầm
Không có sự việc nào tự thân nó được xem là tốt hay xấu, nhưng chính tâm ý ta quyết định điều đó.
(There is nothing either good or bad but thinking makes it so.)William Shakespeare
Hãy làm một người biết chăm sóc tốt hạt giống yêu thương trong tâm hồn mình, và những hoa trái của lòng yêu thương sẽ mang lại cho bạn vô vàn niềm vui và hạnh phúc.Tủ sách Rộng Mở Tâm Hồn
Hãy sống tốt bất cứ khi nào có thể, và điều đó ai cũng làm được cả.Đức Đạt-lai Lạt-ma XIV
Điều bất hạnh nhất đối với một con người không phải là khi không có trong tay tiền bạc, của cải, mà chính là khi cảm thấy mình không có ai để yêu thương.Tủ sách Rộng Mở Tâm Hồn
Mỗi cơn giận luôn có một nguyên nhân, nhưng rất hiếm khi đó là nguyên nhân chính đáng.
(Anger is never without a reason, but seldom with a good one.)Benjamin Franklin
Đại từ điển Phật Quang »» Đang xem mục từ: tam lực
KẾT QUẢ TRA TỪ
tam lực:
(三力) I. Tam Lực. Ba thứ lực dụng gia trì tương ứng giữa Phật và chúng sinh của Mật giáo. 1. Ngã công đức lực: Sức công đức thiện căn của hành giả tu diệu hạnh tam mật thân, khẩu, ý; là duyên tăng thượng của Liễu nhân Phật tính. 2. Như lai gia trì lực: Sức đại bi gia trì hộ niệm của Như lai; là duyên tăng thượng của Duyên nhân Phật tính. 3. Pháp giới lực: Chỉ cho sức pháp giới thanh tịnh của pháp tính tâm, Phật, chúng sinh là bình đẳng bất nhị, là thân nhân duyên của Chính nhân Phật tính. Ba thứ lực dụng này gia trì lẫn nhau, dung nhập vào nhau không ngăn ngại, mở ra tính Phật sẵn có của hành giả để thành Phật, vì thế gọi là Tam lực hòa hợp, Tam lực gia trì. Đại nhật kinh sớ quyển 11 (Đại 39, 696 hạ) nói: Nhờ sức công đức của hành giả, nhờ sức gia trì của Như lai, nhờ sức pháp giới bình đẳng hợp lại, nên thành tựu được sự nghiệp bất khả tư nghì. [X.kinh Tạp a hàm Q.26; kinh Đại nhật Q.3, 7; Đại nhật nghĩa thích Q.8]. II. Tam Lực. Ba năng lực thành tựu mọi hành pháp, đó là: 1. Pháp lực(cũng gọi kinh pháp lực): Tức năng lực của kinh Diệu pháp liên hoa. Kinh này nói về công đức tự lợi lợi tha của chư Phật trong 3 đời, 10 phương, là diệu pháp trọng yếu của 8 vạn pháp tạng, là hạnh nguyện tu hành của chư Phật quá khứ và chư Phật vị lai. Cho nên, nương vào 2 hạnh hữu tướng và vô tướng của Pháp hoa mà tu Tam muội thì thành tựu tất cả các hạnh. 2. Phật lực (cũng gọi Nguyện lực): Chỉ cho nguyện lực của Phật muốn làm cho người tu hành được giải thoát. Nguyện thứ 52 trong 500 đại nguyện của đức Thích tôn nói: Đối với các pháp vi diệu, nếu chúng sinh khởi 1 niệm tin tưởng và dốc lòng thụ trì thì Như lai và chư Phật 10 phương đều hiện thân, hoặc ẩn thân trước mặt người ấy, người ấy có nguyện điều gì thì chắc chắn được thành tựu, cho đến mau thành đạo Vô thượng. 3. Tín lực: Lòng tin được khởi dậy do tự lực của hành giả. Tức đối với Phật pháp sinh lòng tin tưởng không nghi ngại, đối với việc xuất li sinh tử, chứng đắc bồ đề không sinh tâm do dự. Nếu 3 năng lực này thầm hợp thì thành tựu diệu hạnh, gọi là Tam lực minh hợp. III. Tam Lực. Ba năng lực được lợi ích thấy Phật khi hành giả nhập vào định Tam muội: Uy thần lực,Tam muội lực vàBản công đức lực. Hai lực trước là Phật lực, lực thứ ba là thiện lực đời trước của chúng sinh. Có thuyết nói rằng lực trước thuộc về Phật lực, 2 lực còn lại là lực dụng của chúng sinh.Trong trường hợp nào cũng đều có ý là lực dụng của chúng sinh và lực dụng của Phật phải dựa vào nhau mới được lợi ích thấy Phật.[X. Chỉ quán phụ hành truyền hoằng quyết Q.2, phần 1]. (xt. Tam Niệm Nguyện Lực).
Nếu muốn duyệt qua từng vần trong từ điển, xin nhập vào ô dưới đây vần tương ứng. Ví dụ: A, B, C...
Để giới hạn kết quả tìm kiếm chính xác hơn, quý vị có thể nhập 2 hoặc 3 chữ cái đầu vần. Ví dụ, để tìm những chữ như thiền, thiện... quý vị nên nhập thi thay vì t... sẽ cho một kết quả gần với yêu cầu của quý vị hơn.
_______________
TỪ ĐIỂN HỮU ÍCH CHO NGƯỜI HỌC TIẾNG ANH
DO NXB LIÊN PHẬT HỘI PHÁT HÀNH
BẢN BÌA CỨNG (HARDCOVER) 1200 trang - 54.99 USD
BẢN BÌA THƯỜNG (PAPERBACK) 1200 trang - 45.99 USD
BẢN BÌA CỨNG (HARDCOVER) 728 trang - 29.99 USD
BẢN BÌA THƯỜNG (PAPERBACK) 728 trang - 22.99 USD
Mua sách qua Amazon sẽ được gửi đến tận nhà - trên toàn nước Mỹ, Canada, Âu châu và Úc châu.
Chú ý: Việc đăng nhập thường chỉ thực hiện một lần và hệ thống sẽ ghi nhớ thiết bị này, nhưng nếu đã đăng xuất thì lần truy cập tới quý vị phải đăng nhập trở lại. Quý vị vẫn có thể tiếp tục sử dụng trang này, nhưng hệ thống sẽ nhận biết quý vị như khách vãng lai.
Quý vị đang truy cập từ IP 216.73.216.122 và chưa ghi danh hoặc đăng nhập trên máy tính này. Nếu là thành viên, quý vị chỉ cần đăng nhập một lần duy nhất trên thiết bị truy cập, bằng email và mật khẩu đã chọn.
Chúng tôi khuyến khích việc ghi danh thành viên ,để thuận tiện trong việc chia sẻ thông tin, chia sẻ kinh nghiệm sống giữa các thành viên, đồng thời quý vị cũng sẽ nhận được sự hỗ trợ kỹ thuật từ Ban Quản Trị trong quá trình sử dụng website này. Việc ghi danh là hoàn toàn miễn phí và tự nguyện.
Ghi danh hoặc đăng nhập
Thành viên đang online: Viên Hiếu Thành Huệ Lộc 1959 Bữu Phước Chúc Huy Minh Pháp Tự minh hung thich Diệu Âm Phúc Thành Phan Huy Triều Phạm Thiên Trương Quang Quý Johny Dinhvinh1964 Pascal Bui Vạn Phúc Giác Quý Trần Thị Huyền Chanhniem Forever NGUYỄN TRỌNG TÀI KỲ Dương Ngọc Cường Mr. Device Tri Huynh Thích Nguyên Mạnh Thích Quảng Ba T TH Tam Thien Tam Nguyễn Sĩ Long caokiem hoangquycong Lãn Tử Ton That Nguyen ngtieudao Lê Quốc Việt Du Miên Quang-Tu Vu phamthanh210 An Khang 63 zeus7777 Trương Ngọc Trân Diệu Tiến ... ...