Người duy nhất mà bạn nên cố gắng vượt qua chính là bản thân bạn của ngày hôm qua. (The only person you should try to be better than is the person you were yesterday.)Khuyết danh
Mỗi cơn giận luôn có một nguyên nhân, nhưng rất hiếm khi đó là nguyên nhân chính đáng. (Anger is never without a reason, but seldom with a good one.)Benjamin Franklin
Trực giác của tâm thức là món quà tặng thiêng liêng và bộ óc duy lý là tên đầy tớ trung thành. Chúng ta đã tạo ra một xã hội tôn vinh tên đầy tớ và quên đi món quà tặng. (The intuitive mind is a sacred gift and the rational mind is a faithful servant. We have created a society that honor the servant and has forgotten the gift.)Albert Einstein
Đôi khi ta e ngại về cái giá phải trả để hoàn thiện bản thân, nhưng không biết rằng cái giá của sự không hoàn thiện lại còn đắt hơn!Sưu tầm
Những căng thẳng luôn có trong cuộc sống, nhưng chính bạn là người quyết định có để những điều ấy ảnh hưởng đến bạn hay không. (There's going to be stress in life, but it's your choice whether you let it affect you or not.)Valerie Bertinelli
Tôi biết ơn những người đã từ chối giúp đỡ tôi, vì nhờ có họ mà tôi đã tự mình làm được. (I am thankful for all of those who said NO to me. Its because of them I’m doing it myself. )Albert Einstein
Lời nói được thận trọng, tâm tư khéo hộ phòng, thân chớ làm điều ác, hãy giữ ba nghiệp tịnh, chứng đạo thánh nhân dạyKinh Pháp Cú (Kệ số 281)
Mục đích chính của chúng ta trong cuộc đời này là giúp đỡ người khác. Và nếu bạn không thể giúp đỡ người khác thì ít nhất cũng đừng làm họ tổn thương. (Our prime purpose in this life is to help others. And if you can't help them, at least don't hurt them.)Đức Đạt-lai Lạt-ma XIV
Khi thời gian qua đi, bạn sẽ hối tiếc về những gì chưa làm hơn là những gì đã làm.Sưu tầm
Hương hoa thơm chỉ bay theo chiều gió, tiếng thơm người hiền lan tỏa khắp nơi nơi. Kinh Pháp cú (Kệ số 54)

Trang chủ »» Danh mục »» Đại từ điển Phật Quang »» Đang xem mục từ: tam mật »»

Đại từ điển Phật Quang »» Đang xem mục từ: tam mật








KẾT QUẢ TRA TỪ


tam mật:

(三密) Phạm:Trìịi guhỳani. Chỉ cho 3 nghiệp bí mật, tức Thân mật (Phạm: Kàya-guhya), Khẩu mật (Phạm: Vàg-guhya)) và Ý mật (Phạm: Manoguhya). Khẩu mật cũng gọi là Ngữ mật và Ý mật cũng gọi là Tâm mật. Từ Tam mật chủ yếu do Mật giáo sử dụng. 1. Theo sự giải thích của Hiển giáo, không thể dùng sự suy tư của phàm phu mà lường biết được ba nghiệp của Phật, nên gọi là Tam mật. Thân mật: Đức Như lai ở giữa đại hội, đại chúng thấy sắc thân của Phật cao, thấp khác nhau, cho đến hiện đại thần biến đều không thể nghĩ bàn. Ngữ mật: Khi đức Phật nói pháp, người ở cách xa hoặc một dặm, hoặc mười dặm hoặc trăm ngàn dặm đều nghe được âm thanh của Phật. Hơn nữa, trong cùng một hội, người nghe bố thí, người nghe trì giới... mỗi người tùy theo chỗ mình nghe đều không thể nghĩ bàn. Ý mật: Phật thường ở trong thiền định vắng lặng, những chỗ ngài tư duy, quán xét đều không thể nghĩ bàn. 2. Theo sự giải thích của Mật giáo thì ba nghiệp của Phật thuộc về Dụng đại (tác dụng của Chân như) trong 3 đại Thể, Tướng, Dụng. Tác dụng ấy rất sâu xa nhỏ nhiệm, sự nghĩ lường của phàm phu không thể nào biết được, hàng Bồ tát Thập địa, Đẳng giác cũng không thể thấy nghe, cho nên gọi là Tam mật. Tam mật của Phật nếu ứng hợp với Tam nghiệp của chúng sinh thì thành tựu nghiệp dụng không thể nghĩ bàn. Tam nghiệp của chúng sinh chẳng những khế hợp với Tam mật của Phật mà còn hàm nhiếp trong đó. Lại nữa, bản tính ẩn kín trong tâm chúng sinh cũng giống với Tam mật của Phật, tức thực tướng tam nghiệp của chúng sinh đều là tác dụng của pháp tính Lục đại và tương đồng với Tam mật của Phật, vì thế ba nghiệp thân, khẩu, ý của chúng sinh cũng gọi là Tam mật. Trong Tam mật của chúng sinh, hành giả dùng tay kết ấn của Bản tôn, cho đến tất cả việc đi, đứng, ngồi, nằm của hành giả đều gọi là Thân mật. Miệng hành giả tụng chân ngôn, cho đến tất cả lời nói thuộc về khẩu nghiệp, đều gọi là Ngữ mật. Tâm của hành giả quán tưởng Bản tôn, cho đến khởi lên ý niệm về tất cả sự nghiệp... đều gọi là Ý mật. Tam nghiệp của chúng sinh tương ứng với Tam mật của Phật, gọi là Tam mật dụng đại, cùng với Lục đại thể đại và Tứ mạn tướng đại gọi chung là Tam đại. Tam mật của Phật trùm khắp vũ trụ. Nói một cách cụ thể thì có thân của bốn loại Mạn đồ la, trong đó, Đại mạn đồ la có đầy đủ mọi tướng tốt đẹp, chính là Thân mật của Như lai; Tam muội da mạn đồ la dùng mật ấn và các kí hiệu để biểu trưng bản thệ, là Ý mật của Như lai; Pháp mạn đồ la là biểu thị ngôn giáo, chủng tử, chân ngôn, đà la ni... là Ngữ mật của Như lai; còn Yết ma mạn đồ la thì chung cho cả ba loại Mạn đồ la nêu trên, nên cũng chung cho cả Tam mật. Phật bộ, Liên hoa bộ, Kim cương bộ theo thứ tự phối hợp với Thân mật, Ngữ mật và Ý mật. Tam mật có hai loại là Hữu tướng và Vô tướng. 1. Hữu tướng tam mật: Phật và chúng sinh dung hòa lẫn nhau, nhập vào cảnh giới Du già; chúng sinh thân kết ấn(Thân mật), miệng tụng chân ngôn(Khẩu mật) và ý quán tưởng Bản tôn(Ý mật). 2. Vô tướng tam muội: Tất cả việc làm, lời nói thuộc thân, khẩu và những ý nghĩ trong tâm của chúng sinh đều là Tam mật.Tam mật có bốn lớp gốc, ngọn: -Lớp thứ nhất: Đức của Ý mật hiển bày rõ, đó là gốc. Thân mật và Khẩu mật theo tâm quán tưởng, thành tựu những việc của Bản tôn, đó là ngọn. -Lớp thứ hai: Tam mật đều cùng đạt đến cảnh cực vi diệu Đệ nhất thực tế, cho nên bình đẳng, không chia gốc ngọn. -Lớp thứ ba: Từ nhân đến quả lấy ý làm gốc, chính vị quả Phật lấy thân tướng làm gốc, phương tiện sau khi chứng quả lấy lời nói làm gốc, bởi thế Tam mật đều có gốc ngọn lẫn nhau. -Lớp thứ tư: Thân là thể, thuộc Phật bộ nên là gốc, Ngữ và Ý là tướng và dụng thuộc Liên hoa bộ và Kim cương bộ nên là ngọn. Về sự quan hệ giữa Tam mật, Lục đại và Tứ mạn thì có 2 nghĩa ngang và dọc. Nói theo nghĩa dọc thì trong Lục đại, đất, nước và lửa là Thân mật, gió và hư không là Ngữ mật, thức là Ý mật; trong Tứ mạn thì chữ, ấn và hình theo thứ tự là Ngữ mật, Thân mật và Ý mật. Còn nói theo nghĩa ngang thì tất cả hiển sắc là Thân mật, tất cả âm thanh là Ngữ mật và tất cả ý thú là Ý mật. Theo đó thì trong Tam mật, 2 nghĩa ngang, dọc nhiếp thuộc thể và tướng, bởi vậy, pháp thể nhỏ nhiệm của Tứ mạn, Lục đại, cho đến 1 phần nhỏ như lân hư trần cũng đều là nghiệp dụng, 1 pháp trong Tam mật hàm nhiếp hết mọi đức, cho nên Tam mật tức là Đại nhật Như lai. [X. hội Mật tích kim cương lực sĩ trong kinh Đại bảo tích Q.10; kinh Kim cương đính du già trung lược xuất niệm tụng Q.1; luận Bồ đề tâm, Đại nhật kinh sớ Q.1; luận Thập trụ tâm Q.10; luận Biện hiển mật nhị giáo Q.10; Đại nhật kinh khai đề; Ngũ luân cửu tự minh bí mật thích; Tức thân thành Phật nghĩa].


Nếu muốn duyệt qua từng vần trong từ điển,
xin nhập vào ô dưới đây vần tương ứng. Ví dụ: A, B, C...

Nhập vần muốn tra:
Để giới hạn kết quả tìm kiếm chính xác hơn, quý vị có thể nhập 2 hoặc 3 chữ cái đầu vần. Ví dụ, để tìm những chữ như thiền, thiện... quý vị nên nhập thi thay vì t... sẽ cho một kết quả gần với yêu cầu của quý vị hơn.

_______________

TỪ ĐIỂN HỮU ÍCH CHO NGƯỜI HỌC TIẾNG ANH

DO NXB LIÊN PHẬT HỘI PHÁT HÀNH




BẢN BÌA CỨNG (HARDCOVER)
1200 trang - 54.99 USD



BẢN BÌA THƯỜNG (PAPERBACK)
1200 trang - 45.99 USD



BẢN BÌA CỨNG (HARDCOVER)
728 trang - 29.99 USD



BẢN BÌA THƯỜNG (PAPERBACK)
728 trang - 22.99 USD

Mua sách qua Amazon sẽ được gửi đến tận nhà - trên toàn nước Mỹ, Canada, Âu châu và Úc châu.

XEM TRANG GIỚI THIỆU.



Quý vị đang truy cập từ IP 216.73.216.122 và chưa ghi danh hoặc đăng nhập trên máy tính này. Nếu là thành viên, quý vị chỉ cần đăng nhập một lần duy nhất trên thiết bị truy cập, bằng email và mật khẩu đã chọn.
Chúng tôi khuyến khích việc ghi danh thành viên ,để thuận tiện trong việc chia sẻ thông tin, chia sẻ kinh nghiệm sống giữa các thành viên, đồng thời quý vị cũng sẽ nhận được sự hỗ trợ kỹ thuật từ Ban Quản Trị trong quá trình sử dụng website này.
Việc ghi danh là hoàn toàn miễn phí và tự nguyện.

Ghi danh hoặc đăng nhập

Thành viên đang online:
Rộng Mở Tâm Hồn Viên Hiếu Thành Rộng Mở Tâm Hồn Huệ Lộc 1959 Rộng Mở Tâm Hồn Bữu Phước Rộng Mở Tâm Hồn Chúc Huy Rộng Mở Tâm Hồn Minh Pháp Tự Rộng Mở Tâm Hồn minh hung thich Rộng Mở Tâm Hồn Diệu Âm Phúc Thành Rộng Mở Tâm Hồn Phan Huy Triều Rộng Mở Tâm Hồn Phạm Thiên Rộng Mở Tâm Hồn Trương Quang Quý Rộng Mở Tâm Hồn Johny Rộng Mở Tâm Hồn Dinhvinh1964 Rộng Mở Tâm Hồn Pascal Bui Rộng Mở Tâm Hồn Vạn Phúc Rộng Mở Tâm Hồn Giác Quý Rộng Mở Tâm Hồn Trần Thị Huyền Rộng Mở Tâm Hồn Chanhniem Forever Rộng Mở Tâm Hồn NGUYỄN TRỌNG TÀI Rộng Mở Tâm Hồn KỲ Rộng Mở Tâm Hồn Dương Ngọc Cường Rộng Mở Tâm Hồn Mr. Device Rộng Mở Tâm Hồn Tri Huynh Rộng Mở Tâm Hồn Thích Nguyên Mạnh Rộng Mở Tâm Hồn Thích Quảng Ba Rộng Mở Tâm Hồn T TH Rộng Mở Tâm Hồn Tam Thien Tam Rộng Mở Tâm Hồn Nguyễn Sĩ Long Rộng Mở Tâm Hồn caokiem Rộng Mở Tâm Hồn hoangquycong Rộng Mở Tâm Hồn Lãn Tử Rộng Mở Tâm Hồn Ton That Nguyen Rộng Mở Tâm Hồn ngtieudao Rộng Mở Tâm Hồn Lê Quốc Việt Rộng Mở Tâm Hồn Du Miên Rộng Mở Tâm Hồn Quang-Tu Vu Rộng Mở Tâm Hồn phamthanh210 Rộng Mở Tâm Hồn An Khang 63 Rộng Mở Tâm Hồn zeus7777 Rộng Mở Tâm Hồn Trương Ngọc Trân Rộng Mở Tâm Hồn Diệu Tiến ... ...

... ...