Tôn giáo của tôi rất đơn giản, đó chính là lòng tốt.Đức Đạt-lai Lạt-ma XIV
Đừng bận tâm về những thất bại, hãy bận tâm đến những cơ hội bạn bỏ lỡ khi thậm chí còn chưa hề thử qua. (Don’t worry about failures, worry about the chances you miss when you don’t even try. )Jack Canfield
Nếu quyết tâm đạt đến thành công đủ mạnh, thất bại sẽ không bao giờ đánh gục được tôi. (Failure will never overtake me if my determination to succeed is strong enough.)Og Mandino
Cuộc sống xem như chấm dứt vào ngày mà chúng ta bắt đầu im lặng trước những điều đáng nói. (Our lives begin to end the day we become silent about things that matter. )Martin Luther King Jr.
Quy luật của cuộc sống là luôn thay đổi. Những ai chỉ mãi nhìn về quá khứ hay bám víu vào hiện tại chắc chắn sẽ bỏ lỡ tương lai. (Change is the law of life. And those who look only to the past or present are certain to miss the future.)John F. Kennedy
Hãy dang tay ra để thay đổi nhưng nhớ đừng làm vuột mất các giá trị mà bạn có.Đức Đạt-lai Lạt-ma XIV
Sự hiểu biết là chưa đủ, chúng ta cần phải biết ứng dụng. Sự nhiệt tình là chưa đủ, chúng ta cần phải bắt tay vào việc. (Knowing is not enough; we must apply. Willing is not enough; we must do.)Johann Wolfgang von Goethe
Tôi không thể thay đổi hướng gió, nhưng tôi có thể điều chỉnh cánh buồm để luôn đi đến đích. (I can't change the direction of the wind, but I can adjust my sails to always reach my destination.)Jimmy Dean
Ta sẽ có được sức mạnh của sự cám dỗ mà ta cưỡng lại được. (We gain the strength of the temptation we resist.)Ralph Waldo Emerson
Dễ thay thấy lỗi người, lỗi mình thấy mới khó.Kinh Pháp cú (Kệ số 252)

Trang chủ »» Danh mục »» Đại từ điển Phật Quang »» Đang xem mục từ: tam hoặc »»

Đại từ điển Phật Quang »» Đang xem mục từ: tam hoặc








KẾT QUẢ TRA TỪ


tam hoặc:

(三惑) I. Tam Hoặc. Cũng gọi Tam chướng. Chỉ cho Kiến tư hoặc, Trần sa hoặc và Vô minh hoặc. 1. Kiến tư hoặc: Kiến hoặc và Tư hoặc. Kiến hoặc là do các tà kiến sinh khởi khi ý căn tiếp xúc với pháp trần. Tức là phiền não mê lầm đối với đạo lí trong 3 đời. Tư hoặc là tư tưởng chấp trước dấy lên khi 5 căn mắt, tai, mũi, lưỡi, thân tham đắm nơi 5 trần sắc, thanh, hương, vị, xúc. Tức là phiền não mê lầm đối với sự lí ở hiện tại. Kiến hoặc và Tư hoặc này do cả 3 thừa Thanh văn, Duyên giác, và Bồ tát cùng đoạn trừ, cho nên gọi là Thông hoặc. Vì chúng chiêu cảm sinh tử trong 3 cõi nên thuộc về hoặc giới nội, phải dùng Không quán để đối trị. 2. Trần sa hoặc: Các hoặc chướng sinh khởi vì mê lầm đối với các pháp thuộc giới nội, giới ngoại nhiều như số cát sông Hằng, gọi là Trần sa hoặc. Bồ tát sau khi đoạn trừ Kiến tư hoặc, dễ bị dính mắc vào Không quán, gây chướng ngại cho việc tự tại giáo hóa độ sinh của Bồ tát, nên Trần sa hoặc còn được gọi là Trước không hoặc, Hóa đạo chướng hoặc. Vì hoặc này chỉ do Bồ tát đoạn trừ nên cũng gọi là Biệt hoặc, thuộc cả giới nội và giới ngoại, phải dùng Giả quán để đối trị. 3. Vô minh hoặc: Đối với tất cả pháp không rõ biết nên gọi là Vô minh. Tức là phiền não mê lầm về Trung đạo đệ nhất nghĩa đế. Vô minh hoặc là chủng tử của nghiệp thức, cội rễ của phiền não, thuộc về giới ngoại, chỉ có Bồ tát Đại thừa, tu cả định lẫn tuệ, đầy đủ muôn hạnh mới đoạn trừ được hoặc này, cho nên cũng gọi là Biệt hoặc và phải dùng Trung quán để đối trị. Nếu bàn về giai vị đoạn trừ thì giữa Biệt giáo và Viên giáo có khác nhau. Theo thuyết của Biệt giáo thì giai vị Thập tín mới chỉ nép phục được Kiến tư hoặc, Sơ trụ đoạn trừ được Kiến hoặc, Thất trụ đoạn sạch Tư hoặc, Bát trụ, Cửu trụ, và Thập trụ đoạn trừ được Trần sa hoặc thuộc giới nội, Thập hạnh đoạn trừ Trần sa hoặc thuộc giới ngoại, Thập hồi hướng nép phục Vô minh hoặc, từ Sơ địa trở lên cho đến giai vị Diệu giác đoạn trừ được 12 phẩm Vô minh hoặc. Còn theo thuyết của Viên giáo thì Giai vị Ngũ phẩm đệ tử nép phục được phiền não Ngũ trụ địa, giai vị đầu của Thập tín đoạn trừ được Kiến hoặc, giai vị Thất tín đoạn trừ hết Tư hoặc, Bát tín, Cửu tín và Thập tín, đoạn trừ được Trần sa hoặc thuộc giới nội, từ Sơ trụ trở lên cho đến giai vị Diệu giác đoạn trừ được 12 phẩm Vô minh hoặc. Thật ra Tam hoặc vốn từ 1 hoặc mà chia ra theo tính chất thô và tế, chứ thể của hoặc thì không khác, tính thô gọi Kiến tư, tính tế gọi là Vô minh, ở khoảng giữa thì gọi là Trần sa, cho nên việc đoạn trừ lẽ ra không có thời gian trước, sau khác nhau. Nếu lại phối hợp Tam hoặc với Nhị chướng thì tương đương với Sở tri chướng. [X. Ma ha chỉ quán Q.4 thượng; 6 thượng; Pháp hoa huyền nghĩa thích tiêm Q.3 hạ, 4 hạ; Chỉ quán phụ hành truyền hoằng quyết Q.6, phần 3, 7, phần 4; Tứ giáo nghĩa Q.1; Tứ niệm xứ Q.4]. II. Tam Hoặc. Tên gọi khác của Tam độc, tức 3 thứ mê hoặc căn bản là tham dục, sân khuể và ngu si.


Nếu muốn duyệt qua từng vần trong từ điển,
xin nhập vào ô dưới đây vần tương ứng. Ví dụ: A, B, C...

Nhập vần muốn tra:
Để giới hạn kết quả tìm kiếm chính xác hơn, quý vị có thể nhập 2 hoặc 3 chữ cái đầu vần. Ví dụ, để tìm những chữ như thiền, thiện... quý vị nên nhập thi thay vì t... sẽ cho một kết quả gần với yêu cầu của quý vị hơn.

_______________

MUA THỈNH KINH SÁCH PHẬT HỌC

DO NXB LIÊN PHẬT HỘI PHÁT HÀNH




An Sĩ toàn thư - Khuyên người bỏ sự giết hại


Nguồn chân lẽ thật


Các tông phái đạo Phật


Chuyện Vãng Sanh - Tập 2

Mua sách qua Amazon sẽ được gửi đến tận nhà - trên toàn nước Mỹ, Canada, Âu châu và Úc châu.

XEM TRANG GIỚI THIỆU.





Quý vị đang truy cập từ IP 3.21.93.44 và chưa ghi danh hoặc đăng nhập trên máy tính này. Nếu là thành viên, quý vị chỉ cần đăng nhập một lần duy nhất trên thiết bị truy cập, bằng email và mật khẩu đã chọn.
Chúng tôi khuyến khích việc ghi danh thành viên ,để thuận tiện trong việc chia sẻ thông tin, chia sẻ kinh nghiệm sống giữa các thành viên, đồng thời quý vị cũng sẽ nhận được sự hỗ trợ kỹ thuật từ Ban Quản Trị trong quá trình sử dụng website này.
Việc ghi danh là hoàn toàn miễn phí và tự nguyện.

Ghi danh hoặc đăng nhập

Thành viên đang online:
Rộng Mở Tâm Hồn Phan Huy Triều Rộng Mở Tâm Hồn Tam Thien Tam Rộng Mở Tâm Hồn Pascal Bui Rộng Mở Tâm Hồn Tri Huynh Rộng Mở Tâm Hồn caokiem Rộng Mở Tâm Hồn hoangquycong Rộng Mở Tâm Hồn Lãn Tử Rộng Mở Tâm Hồn Ton That Nguyen Rộng Mở Tâm Hồn Nguyễn Sĩ Long Rộng Mở Tâm Hồn ngtieudao Rộng Mở Tâm Hồn Viên Hiếu Thành Rộng Mở Tâm Hồn Phạm Thiên Rộng Mở Tâm Hồn Chúc Huy Rộng Mở Tâm Hồn Trương Quang Quý Rộng Mở Tâm Hồn Lê Quốc Việt Rộng Mở Tâm Hồn Du Miên Rộng Mở Tâm Hồn Quang-Tu Vu Rộng Mở Tâm Hồn phamthanh210 Rộng Mở Tâm Hồn An Khang 63 Rộng Mở Tâm Hồn Vạn Phúc Rộng Mở Tâm Hồn zeus7777 Rộng Mở Tâm Hồn Trương Ngọc Trân Rộng Mở Tâm Hồn Diệu Tiến Rộng Mở Tâm Hồn Nguyên Ngọc Rộng Mở Tâm Hồn Trần Thị Huyền Rộng Mở Tâm Hồn Thiện Diệu Rộng Mở Tâm Hồn Nguyễn Văn Minh Rộng Mở Tâm Hồn Diệu Âm Phúc Thành Rộng Mở Tâm Hồn Thiền Khách Rộng Mở Tâm Hồn nước Rộng Mở Tâm Hồn Bui Tuyet Lan Rộng Mở Tâm Hồn Xuân Thôn Rộng Mở Tâm Hồn Nguyên Độ Rộng Mở Tâm Hồn Thích Quảng Ba Rộng Mở Tâm Hồn Pháp Tâm Rộng Mở Tâm Hồn Dinhvinh1964 Rộng Mở Tâm Hồn Yduongvan Rộng Mở Tâm Hồn Trí Tuệ Từ Bi Rộng Mở Tâm Hồn Tiến Mạnh Rộng Mở Tâm Hồn Hoat Khong ... ...

Việt Nam (71 lượt xem) - Hoa Kỳ (55 lượt xem) - French Southern Territories (5 lượt xem) - Philippines (2 lượt xem) - Saudi Arabia (2 lượt xem) - Kenya (1 lượt xem) - Uzbekistan (1 lượt xem) - Hà Lan (1 lượt xem) - Nga (1 lượt xem) - Anh quốc (1 lượt xem) - Mauritius (1 lượt xem) - Algeria (1 lượt xem) - ... ...