Ai sống quán bất tịnh, khéo hộ trì các căn, ăn uống có tiết độ, có lòng tin, tinh cần, ma không uy hiếp được, như núi đá, trước gió.Kinh Pháp cú (Kệ số 8)
Nếu người nói nhiều kinh, không hành trì, phóng dật; như kẻ chăn bò người, không phần Sa-môn hạnh.Kinh Pháp cú (Kệ số 19)
Khi gặp chướng ngại ta có thể thay đổi phương cách để đạt mục tiêu nhưng đừng thay đổi quyết tâm đạt đến mục tiêu ấy. (When obstacles arise, you change your direction to reach your goal, you do not change your decision to get there. )Zig Ziglar
Như cái muỗng không thể nếm được vị của thức ăn mà nó tiếp xúc, người ngu cũng không thể hiểu được trí tuệ của người khôn ngoan, dù có được thân cận với bậc thánh.Đức Đạt-lai Lạt-ma XIV
Hạnh phúc và sự thỏa mãn của con người cần phải phát xuất từ chính mình. Sẽ là một sai lầm nếu ta mong mỏi sự thỏa mãn cuối cùng đến từ tiền bạc hoặc máy điện toán.Đức Đạt-lai Lạt-ma XIV
Điều quan trọng không phải vị trí ta đang đứng mà là ở hướng ta đang đi.Sưu tầm
Thêm một chút kiên trì và một chút nỗ lực thì sự thất bại vô vọng cũng có thể trở thành thành công rực rỡ. (A little more persistence, a little more effort, and what seemed hopeless failure may turn to glorious success. )Elbert Hubbard
Ta sẽ có được sức mạnh của sự cám dỗ mà ta cưỡng lại được. (We gain the strength of the temptation we resist.)Ralph Waldo Emerson
Tôi không hóa giải các bất ổn mà hóa giải cách suy nghĩ của mình. Sau đó, các bất ổn sẽ tự chúng được hóa giải. (I do not fix problems. I fix my thinking. Then problems fix themselves.)Louise Hay
Tài năng là do bẩm sinh, hãy khiêm tốn. Danh vọng là do xã hội ban cho, hãy biết ơn. Kiêu căng là do ta tự tạo, hãy cẩn thận. (Talent is God-given. Be humble. Fame is man-given. Be grateful. Conceit is self-given. Be careful.)John Wooden

Trang chủ »» Danh mục »» Đại từ điển Phật Quang »» Đang xem mục từ: tam giai giáo »»

Đại từ điển Phật Quang »» Đang xem mục từ: tam giai giáo








KẾT QUẢ TRA TỪ


tam giai giáo:

(三階教) Cũng gọi Đệ tam giai tông, Tam giai tông, Phổ pháp tông. Tông phái Phật giáo Trung quốc do ngài Tín hành (540-594) sáng lập vào đời Tùy đến đời Trung đường thì bị cấm lưu hành. Ngài Tín hành tự xưng là Nhất thừa bồ tát, đề xướng Phật giáo giai đoạn thứ 3, bỏ giới Cụ túc, chủ trương khổ hạnh nhẫn nhục, làm các việc nặng nhọc, ngày ăn 1 bữa, và sống bằng cách khất thực. Phản đối việc sùng bái ngẫu tượng mà chỉ lễ bái tháp. Sư cho rằng tất cả chúng sinh đều là chân Phật, cho nên trên đường đi gặp bất cứ ai đều lễ lạy. Về phương diện kinh tế, vào năm Khai hoàng thứ 3 (583) đời vua Văn đế nhà Tùy, sư thiết lập chế độ 16 thứ Vô tận tạng hạnh, khuyến hóa tín đồ thí xả tiền tài, lương thực và do các chùa cất giữ, sau đó đem bố thí hoặc cho các tín đồ nghèo túng vay mượn, hoặc dùng vào việc sửa chữa chùa tháp, kinh tạng... Năm Khai hoàng thứ 9 (589) quan Thượng thư Tả bộc xạ là Cao dĩnh thỉnh ngài Tín hành vào ở chùa Chân tịch (chùa Hóa độ) tại Trường an để hoằng pháp, ở đây sư lại sáng lập các chùa Quang minh, Từ môn, Tuệ nhật, Hoằng thiện... Đến tháng giêng năm Khai hoàng 14 (594) sư thị tịch. Đệ tử có các vị: Tuệ định, Đạo tiến, Vương thiện hạnh, Vương thiện tính... Sư có các tác phẩm: Tam Giai Phật pháp, Đối căn khởi hành pháp... gồm 35 bộ, 44 quyển. Năm Khai hoàng 20 (600), hệ phái này bị coi là dị đoan và bị vua ban sắc lệnh cấm lưu hành, nhưng đồ chúng vẫn duy trì. Vào năm Chứng thánh thứ 2 (696), Vũ tắc thiên nhà Đường ban sắc cấm chỉ các hành pháp khác ngoài việc khất thực, trường trai, giải giới, tọa thiền. Năm Khai nguyên 13(725), vua Huyền tông lại ra lệnh phá bỏ các viện Tam giai do tín đồ Tam giai xây dựng trong khuôn viên các chùa để ngăn cách chùa, buộc chúng tăng ở chung với nhau và cấm chỉ giáo đồ Tam giai ở riêng 1 chỗ. Lại cứ theo Trinh nguyên tân định thích giáo mục lục quyển 10 thì vào tháng 4 năm Trinh nguyên 16 (800) đời vua Đức tông nhà Đường, sách vở tông Tam giai được đưa vào Đại tạng kinh, nhưng về sau, lại bị loại trừ ra khỏi Đại tạng, đến đời Tống thì mất hẳn không nghe nói đến nữa. Mãi đến thời cận đại, khi những di vật văn hóa được phát hiện tại Đôn hoàng thì 2 ông A. Stein (người Anh) và P. Pelliot (người Pháp) mới lần lượt tìm được 1 số kinh sách của Tam giai giáo trong hang đá Đôn hoàng, từ đó, việc nghiên cứu về Phật pháp Tam giai mới dần dần được giới học giả xem trọng. Tông này căn cứ vào những yếu tố Thời(thời đại), Xứ(xứ sở) và Cơ(con người) mà chia Phật pháp ra làm 3 giai đoạn: 1. Giai đoạn thứ nhất: Thời là thời đại Chính pháp, Xứ là nước Phật, Cơ là Phật, Bồ tát. Giáo pháp thụ trì trong giai đoạn này là Phật pháp Nhất thừa của Đại thừa.2. Giai đoạn thứ hai: Thời là thời đại Tượng pháp. Xứ là thế giới 5 trược ác, Cơ là phàm thánh lẫn lộn, giáo pháp lưu hành trong giai đoạn này là Tam thừa (gồm cả Đại thừa và Tiểu thừa). 3. Giai đoạn thứ ba: Thời là thời Mạt pháp, Xứ cũng là thế giới 5 trược ác, Cơ thì đều là tà giải tà hành(hiểu sai làm sai).Ngài Tín hành cho rằng thời đại của ngài lúc bấy giờ đã là giai đoạn thứ 3, chỉ toàn là những người không giữ giới, mất chính kiến mà thôi, nếu nương theo các pháp khác như Nhất thừa của giai đoạn thứ nhất, Tam thừa của giai đoạn thứ hai mà tu hành thì thực rất khó khăn cho nên phải nương vào Phổ pháp của giai đoạn thứ ba mà qui y tất cả Tam bảo, đoạn trừ tất cả điều ác, tu trì tất cả đều thiện thì Khai nguyên thích giáo lục Q.18; Hoa nghiêm ngũ giáo chương Q.1; luận Thích tịnh độ quần nghi Q.4; Tam giai giáo nghi nghiên mới dễ thành tựu. Đó chính là chủ trương căn bản của tông Tam giai. X. Tam giai Phật pháp mật kí Q.thượng; cứu (Thỉ xuy Khánh huy)].


Nếu muốn duyệt qua từng vần trong từ điển,
xin nhập vào ô dưới đây vần tương ứng. Ví dụ: A, B, C...

Nhập vần muốn tra:
Để giới hạn kết quả tìm kiếm chính xác hơn, quý vị có thể nhập 2 hoặc 3 chữ cái đầu vần. Ví dụ, để tìm những chữ như thiền, thiện... quý vị nên nhập thi thay vì t... sẽ cho một kết quả gần với yêu cầu của quý vị hơn.

_______________

MUA THỈNH KINH SÁCH PHẬT HỌC

DO NXB LIÊN PHẬT HỘI PHÁT HÀNH




Báo đáp công ơn cha mẹ


Bức Thành Biên Giới


Pháp bảo Đàn kinh


Về mái chùa xưa

Mua sách qua Amazon sẽ được gửi đến tận nhà - trên toàn nước Mỹ, Canada, Âu châu và Úc châu.

XEM TRANG GIỚI THIỆU.





Quý vị đang truy cập từ IP 54.224.100.102 và chưa ghi danh hoặc đăng nhập trên máy tính này. Nếu là thành viên, quý vị chỉ cần đăng nhập một lần duy nhất trên thiết bị truy cập, bằng email và mật khẩu đã chọn.
Chúng tôi khuyến khích việc ghi danh thành viên ,để thuận tiện trong việc chia sẻ thông tin, chia sẻ kinh nghiệm sống giữa các thành viên, đồng thời quý vị cũng sẽ nhận được sự hỗ trợ kỹ thuật từ Ban Quản Trị trong quá trình sử dụng website này.
Việc ghi danh là hoàn toàn miễn phí và tự nguyện.

Ghi danh hoặc đăng nhập

Thành viên đang online:
Rộng Mở Tâm Hồn Phan Huy Triều Rộng Mở Tâm Hồn Pascal Bui Rộng Mở Tâm Hồn caokiem Rộng Mở Tâm Hồn hoangquycong Rộng Mở Tâm Hồn Lãn Tử Rộng Mở Tâm Hồn Ton That Nguyen Rộng Mở Tâm Hồn Nguyễn Sĩ Long Rộng Mở Tâm Hồn ngtieudao Rộng Mở Tâm Hồn Viên Hiếu Thành Rộng Mở Tâm Hồn Phạm Thiên Rộng Mở Tâm Hồn Tri Huynh Rộng Mở Tâm Hồn Chúc Huy Rộng Mở Tâm Hồn Trương Quang Quý Rộng Mở Tâm Hồn Lê Quốc Việt Rộng Mở Tâm Hồn Du Miên Rộng Mở Tâm Hồn Quang-Tu Vu Rộng Mở Tâm Hồn phamthanh210 Rộng Mở Tâm Hồn An Khang 63 Rộng Mở Tâm Hồn Vạn Phúc Rộng Mở Tâm Hồn zeus7777 Rộng Mở Tâm Hồn Trương Ngọc Trân Rộng Mở Tâm Hồn Diệu Tiến Rộng Mở Tâm Hồn Tam Thien Tam Rộng Mở Tâm Hồn Nguyên Ngọc Rộng Mở Tâm Hồn Trần Thị Huyền Rộng Mở Tâm Hồn Thiện Diệu Rộng Mở Tâm Hồn Nguyễn Văn Minh Rộng Mở Tâm Hồn Diệu Âm Phúc Thành Rộng Mở Tâm Hồn Thiền Khách Rộng Mở Tâm Hồn nước Rộng Mở Tâm Hồn Bui Tuyet Lan Rộng Mở Tâm Hồn Xuân Thôn Rộng Mở Tâm Hồn Nguyên Độ Rộng Mở Tâm Hồn Thích Quảng Ba Rộng Mở Tâm Hồn Pháp Tâm Rộng Mở Tâm Hồn Dinhvinh1964 Rộng Mở Tâm Hồn Yduongvan Rộng Mở Tâm Hồn Trí Tuệ Từ Bi Rộng Mở Tâm Hồn Tiến Mạnh Rộng Mở Tâm Hồn Hoat Khong ... ...

Hoa Kỳ (395 lượt xem) - Việt Nam (123 lượt xem) - French Southern Territories (5 lượt xem) - Senegal (3 lượt xem) - Saudi Arabia (3 lượt xem) - Philippines (2 lượt xem) - Algeria (1 lượt xem) - Uzbekistan (1 lượt xem) - Kenya (1 lượt xem) - Anh quốc (1 lượt xem) - Hà Lan (1 lượt xem) - Mauritius (1 lượt xem) - Nga (1 lượt xem) - ... ...