Hãy nhã nhặn với mọi người khi bạn đi lên, vì bạn sẽ gặp lại họ khi đi xuống.Miranda
Cho dù không ai có thể quay lại quá khứ để khởi sự khác hơn, nhưng bất cứ ai cũng có thể bắt đầu từ hôm nay để tạo ra một kết cuộc hoàn toàn mới. (Though no one can go back and make a brand new start, anyone can start from now and make a brand new ending. )Carl Bard
Kẻ hung dữ hại người cũng như ngửa mặt lên trời mà phun nước bọt. Nước bọt ấy chẳng lên đến trời, lại rơi xuống chính mình.Kinh Bốn mươi hai chương
Người trí dù khoảnh khắc kề cận bậc hiền minh, cũng hiểu ngay lý pháp, như lưỡi nếm vị canh.Kinh Pháp Cú - Kệ số 65
Người duy nhất mà bạn nên cố gắng vượt qua chính là bản thân bạn của ngày hôm qua. (The only person you should try to be better than is the person you were yesterday.)Khuyết danh
Không nên nhìn lỗi người, người làm hay không làm.Nên nhìn tự chính mình, có làm hay không làm.Kinh Pháp cú (Kệ số 50)
Nếu chuyên cần tinh tấn thì không có việc chi là khó. Ví như dòng nước nhỏ mà chảy mãi thì cũng làm mòn được hòn đá.Kinh Lời dạy cuối cùng
Hãy đặt hết tâm ý vào ngay cả những việc làm nhỏ nhặt nhất của bạn. Đó là bí quyết để thành công. (Put your heart, mind, and soul into even your smallest acts. This is the secret of success.)Swami Sivananda
Nay vui, đời sau vui, làm phước, hai đời vui.Kinh Pháp Cú (Kệ số 16)
Thêm một chút kiên trì và một chút nỗ lực thì sự thất bại vô vọng cũng có thể trở thành thành công rực rỡ. (A little more persistence, a little more effort, and what seemed hopeless failure may turn to glorious success. )Elbert Hubbard

Trang chủ »» Danh mục »» Đại từ điển Phật Quang »» Đang xem mục từ: tam đức »»

Đại từ điển Phật Quang »» Đang xem mục từ: tam đức








KẾT QUẢ TRA TỪ


tam đức:

(三德) I. Tam Đức. Chỉ cho 3 đức tướng của Đại niết bàn: Pháp thân, Bát nhã, và Giải thoát Theo kinh Niết bàn quyển 2 (bản Nam) thì 3 đức giống như 3 cái chấm của chữ Y (chữ Y tất đàm là( ), hoặc 3 con mắt( )của trời Ma hê thủ la (trời Đại tự tại). Cứ theo Đại thừa nghĩa chương Q.18 thì:1. Pháp thân: Chỉ cho chân như vốn có sẵn của tất cả hiện tượng tồn tại, hoặc chỉ cho thân được hoàn thành bằng pháp công đức. 2. Giải thoát: Tức cởi bỏ tất cả sự trói buộc của phiền não. 3. Bát nhã: Chỉ cho trí tuệ giác ngộ. Sự quan hệ giữa 3 đức này là 3 tức 1, 1 tức 3. Khi còn ở Nhân vị thì gọi là Tam Phật tính; khi đến Quả vị thì gọi là Tam đức.Đại bát niết bàn kinh huyền nghĩa quyển thượng, phiên dịch từ Ma ha bát niết bàn na là Đại diệt độ, cho rằng Đại là Pháp thân, Diệt là Giải thoát và Độ là Bát nhã. Ngoài ra, do nhân và quả đối nhau, nên Tam đức cũng có 2 thứ thuận và nghịch khác nhau. Tam đức thuận là: Quả của Chính nhân Phật tính thành tựu đức của Pháp thân, quả của Liễu nhân Phật tính thành tựu đức của Bát nhã, còn quả của Duyên nhân Phật tính thì thành tựu đức của Giải thoát. Trái lại, nếu do chuyển Khổ mà thành tựu đức Pháp thân, do chuyển Hoặc mà thành tựu đức Bát nhã và do chuyển Nghiệp mà hoàn thành đức Giải thoát thì gọi là Nghịch tam đức. Theo tông Thiên thai thì thuyết Tam đức đã xuất hiện trong các kinh trước kinh Pháp hoa, nhưng Tam đức của Pháp hoa Viên giáo là Phi tung phi hoành, Phi tam phi nhất, có thể nói khác hẳn với các thuyết trước. Đồng thời, Tam đức của Pháp hoa Viên giáo cũng có thể phối hợp với Tam bồ đề, Tam Phật tính, Tam bảo, Tam đạo, Tam thức, Tam bát nhã, Tam đại thừa, Tam thân, Tam niết bàn... Ngoài ra, theo luận Nhiếp đại thừa thì có thể chuyển 5 uẩn thành 3 đức, tức có thể chuyển Sắc uẩn thành đức Pháp thân, chuyển 3 uẩn Thụ, Tưởng, Hành, thành đức Giải thoát, và chuyển Thức uẩn thành đức Bát nhã. [X. Ma ha chỉ quán Q.3 thượng; Pháp hoa huyển nghĩa Q.5, hạ; Chỉ quán phụ hành truyền hoằng quyết Q.3, phần 1; Kim quang minh kinh huyền nghĩa Q.thượng]. II. Tam Đức. Chỉ cho 3 thứ đức tướng của quả vị Phật là Trí đức, Đoạn đức và Ân đức. Luận Phật tính quyển 2 giải thích Tam đức này như sau: 1. Trí đức: Chỉ cho trí tuệ của Phật quán xét tất cả các pháp. 2. Đoạn đức: Chỉ cho đức diệt trừ hết tất cả phiền não hoặc nghiệp. 3. Ân đức: Đức do nguyện lực cứu độ chúng sinh mà ban ân huệ cho tất cả chúng sinh.Ba đức trên đây phối với Pháp thân, Báo thân và Ứng thân, đồng thời, Trí đức và Đoạn đức có nội dung tự lợi, tự hành, và tự giác, còn Ân đức thì mang nội dung lợi tha, hóa tha và giác tha. Hoa nghiêm kinh sớ quyển 12 (Đại 35, 589 hạ) nói: Hạt giống Phật không dứt mất có tướng như thế nào? Là thành tựu Tam đức: Cứu độ chúng sinh, thành tựu Ân đức; đoạn hẳn phiền não, thành tựu Đoạn đức; rõ biết các hạnh, thành tựu Trí đức. [X. Nhiếp đại thừa luận thích Q.8 (bản dịch đời Lương); Di lặc thướng sinh kinh sớ Q.hạ]. III. Tam Đức. Chỉ cho 3 tính chất của tất cả sự vật. Đó là: 1. Tát đóa(Phạm:Sattva): Biểu thị tính chất mạnh mẽ. 2. Lạt xà (Phạm:Rajas): Biểu thị tính chất bụi bặm. 3. Đáp ma (Phạm: Tamas): Biểu thị tính chất ám độn. Đây là chủ trương của học phái Số luận ở Ấn độ được thấy trong luận Kim thất thập quyển thượng. Ba đức này theo thứ tự được dịch là mừng, lo, mờ tối; hoặc mạnh, bụi, mờ; hoặc tham, sân, si; hoặc vui, khổ, không vui không khổ; hoặc vàng, đỏ, đen; hoặc nhuốm, thô, đen..., tức là đế thứ nhất(Tự tính minh đế) trong 25 đế. Đức này có đức của năng lực sinh ra các vật thiện ác, đẹp, xấu. Ngoài ra, chỉ trừ Thần ngã đế, còn 23 đế kia đều có đủ 3 đức này. [X. Thành duy thức luận thuật kí Q.1, phần đầu]. IV. Tam Đức. Cũng gọiTamchủng viên đức, Tam viên đức. Chỉ cho đức tướng viên mãn của Như lai. Đó là: 1. Nhân viên đức: Nhân hạnh của Như lai hoàn toàn viên mãn. Nhân hạnh này có 4 phương pháp tu hành: a. Vô dư tu: Tu cả 2 thứ tư lương phúc đức và trí tuệ, không bỏ sót. b. Trường thời tu: Trải qua 3 đại a tăng kìkiếp tu hành mà vẫn không mỏi mệt. c. Vô gián tu: Tinh tiến dũng mãnh, tu liên tục, không một sát na gián đoạn. d. Tôn trọng tu: Cung kính những điều học được, không điều nào mà không tôn quí, tu mà không kiêu mạn. 2. Quả viên đức: Quả đức của Như lai viên mãn, đầy đủ. Có 4 đức: a. Trí viên đức: Có đủ 4 loại: Vô sư trí, Nhất thiết trí, Nhất thiết chủng trí và Vô công dụng trí. b. Đoạn viên đức: Có 4 loại Nhất thiết phiền não đoạn, Nhất thiết định chướng đoạn, Tất kính đoạn và Tập đoạn. c. Uy thế viên đức: Uy thế được tự tại đối với sự biến hóa của ngoại cảnh; uy thế được tự tại đối với tuổi thọ dài hay ngắn; uy thế được tự tại đối với không, chướng, cực xa, tốc hành, lớn nhỏ, tương nhập...; uy thế hiếm lạ làm cho bản tính của các pháp thế gian chuyển hóa tự nhiên. Hoặc 4 thứ uy thế: Hóa độ được những chúng sinh ương ngạnh khó hóa độ; quyết nghi được những vấn nạn khó quyết nghi; đã lập giáo là chắc chắn xuất li; có khả năng hàng phục được các bè đảng xấu ác. d. Sắc thân viên đức: Đầy đủ các tướng tốt đẹp, có sức lực lớn và gân cốt trong thân cứng chắc hơn kim cương, bên ngoài phóng hào quang rực rỡ hơn trăm nghìn mặt trời. 3. Ân viên đức: Đức từ bi thương xót chúng sinh của Như lai trọn vẹn đầy đủ, vĩnh viễn thoát khỏi cái khổ sinh tử và 3 đường ác; Ngài cũng khiến chúng sinh an trụ trong đường lành trời người và trong Tam thừa. [X. luận Câu xá Q.27; Câu xá luận quang kí Q.27].


Nếu muốn duyệt qua từng vần trong từ điển,
xin nhập vào ô dưới đây vần tương ứng. Ví dụ: A, B, C...

Nhập vần muốn tra:
Để giới hạn kết quả tìm kiếm chính xác hơn, quý vị có thể nhập 2 hoặc 3 chữ cái đầu vần. Ví dụ, để tìm những chữ như thiền, thiện... quý vị nên nhập thi thay vì t... sẽ cho một kết quả gần với yêu cầu của quý vị hơn.

_______________

MUA THỈNH KINH SÁCH PHẬT HỌC

DO NXB LIÊN PHẬT HỘI PHÁT HÀNH




Giảng giải Cảm ứng thiên - Tập 2


Hạnh phúc là điều có thật


Học đạo trong đời


Kinh nghiệm tu tập trong đời thường

Mua sách qua Amazon sẽ được gửi đến tận nhà - trên toàn nước Mỹ, Canada, Âu châu và Úc châu.

XEM TRANG GIỚI THIỆU.



Quý vị đang truy cập từ IP 216.73.216.65 và chưa ghi danh hoặc đăng nhập trên máy tính này. Nếu là thành viên, quý vị chỉ cần đăng nhập một lần duy nhất trên thiết bị truy cập, bằng email và mật khẩu đã chọn.
Chúng tôi khuyến khích việc ghi danh thành viên ,để thuận tiện trong việc chia sẻ thông tin, chia sẻ kinh nghiệm sống giữa các thành viên, đồng thời quý vị cũng sẽ nhận được sự hỗ trợ kỹ thuật từ Ban Quản Trị trong quá trình sử dụng website này.
Việc ghi danh là hoàn toàn miễn phí và tự nguyện.

Ghi danh hoặc đăng nhập

Thành viên đang online:
Rộng Mở Tâm Hồn Viên Hiếu Thành Rộng Mở Tâm Hồn Huệ Lộc 1959 Rộng Mở Tâm Hồn Bữu Phước Rộng Mở Tâm Hồn Chúc Huy Rộng Mở Tâm Hồn Minh Pháp Tự Rộng Mở Tâm Hồn minh hung thich Rộng Mở Tâm Hồn Diệu Âm Phúc Thành Rộng Mở Tâm Hồn Phan Huy Triều Rộng Mở Tâm Hồn Phạm Thiên Rộng Mở Tâm Hồn Trương Quang Quý Rộng Mở Tâm Hồn Johny Rộng Mở Tâm Hồn Dinhvinh1964 Rộng Mở Tâm Hồn Pascal Bui Rộng Mở Tâm Hồn Vạn Phúc Rộng Mở Tâm Hồn Giác Quý Rộng Mở Tâm Hồn Trần Thị Huyền Rộng Mở Tâm Hồn Chanhniem Forever Rộng Mở Tâm Hồn NGUYỄN TRỌNG TÀI Rộng Mở Tâm Hồn KỲ Rộng Mở Tâm Hồn Dương Ngọc Cường Rộng Mở Tâm Hồn Mr. Device Rộng Mở Tâm Hồn Tri Huynh Rộng Mở Tâm Hồn Thích Nguyên Mạnh Rộng Mở Tâm Hồn Thích Quảng Ba Rộng Mở Tâm Hồn T TH Rộng Mở Tâm Hồn Tam Thien Tam Rộng Mở Tâm Hồn Nguyễn Sĩ Long Rộng Mở Tâm Hồn caokiem Rộng Mở Tâm Hồn hoangquycong Rộng Mở Tâm Hồn Lãn Tử Rộng Mở Tâm Hồn Ton That Nguyen Rộng Mở Tâm Hồn ngtieudao Rộng Mở Tâm Hồn Lê Quốc Việt Rộng Mở Tâm Hồn Du Miên Rộng Mở Tâm Hồn Quang-Tu Vu Rộng Mở Tâm Hồn phamthanh210 Rộng Mở Tâm Hồn An Khang 63 Rộng Mở Tâm Hồn zeus7777 Rộng Mở Tâm Hồn Trương Ngọc Trân Rộng Mở Tâm Hồn Diệu Tiến ... ...

... ...