Khi mọi con đường đều bế tắc, đừng từ bỏ. Hãy tự vạch ra con đường của chính mình. (When all the ways stop, do not give up. Draw a way on your own.)Sưu tầm
Cơ hội thành công thực sự nằm ở con người chứ không ở công việc. (The real opportunity for success lies within the person and not in the job. )Zig Ziglar
Nếu người nói nhiều kinh, không hành trì, phóng dật; như kẻ chăn bò người, không phần Sa-môn hạnh.Kinh Pháp cú (Kệ số 19)
Chúng ta không học đi bằng những quy tắc mà bằng cách bước đi và vấp ngã. (You don't learn to walk by following rules. You learn by doing, and by falling over. )Richard Branson
Người hiền lìa bỏ không bàn đến những điều tham dục.Kẻ trí không còn niệm mừng lo, nên chẳng bị lay động vì sự khổ hay vui.Kinh Pháp cú (Kệ số 83)
Người biết xấu hổ thì mới làm được điều lành. Kẻ không biết xấu hổ chẳng khác chi loài cầm thú.Kinh Lời dạy cuối cùng
Một người sáng tạo được thôi thúc bởi khát khao đạt đến thành công, không phải bởi mong muốn đánh bại người khác. (A creative man is motivated by the desire to achieve, not by the desire to beat others.)Ayn Rand
Lời nói được thận trọng, tâm tư khéo hộ phòng, thân chớ làm điều ác, hãy giữ ba nghiệp tịnh, chứng đạo thánh nhân dạyKinh Pháp Cú (Kệ số 281)
Nghệ thuật sống chân chính là ý thức được giá trị quý báu của đời sống trong từng khoảnh khắc tươi đẹp của cuộc đời.Tủ sách Rộng Mở Tâm Hồn
Điểm yếu nhất của chúng ta nằm ở sự bỏ cuộc. Phương cách chắc chắn nhất để đạt đến thành công là luôn cố gắng thêm một lần nữa [trước khi bỏ cuộc]. (Our greatest weakness lies in giving up. The most certain way to succeed is always to try just one more time. )Thomas A. Edison

Trang chủ »» Danh mục »» Đại từ điển Phật Quang »» Đang xem mục từ: tam đoạn »»

Đại từ điển Phật Quang »» Đang xem mục từ: tam đoạn








KẾT QUẢ TRA TỪ


tam đoạn:

(三斷) I. Tam Đoạn. Chỉ cho Kiến sở đoạn,Tu sở đoạn và Phi sở đoạn. Đoạn có nghĩa là cắt đứt tất cả sự trói buộc mà được giải thoát, tự do. 1. Kiến sở đoạn (Phạm: Darzanaheya), cũng gọi Kiến đạo sở đoạn chi pháp, Kiến đoạn: Pháp được đoạn trừ ở giai vị Kiến đạo. 2. Tu sở đoạn (Phạm: Bhàvanàheya), cũng gọi Tu đạo sở đoạn chi pháp, Tu đoạn: Pháp được đoạn trừ ở giai vị Tu đạo.3. Phi sở đoạn (Phạm:A-heya), cũng gọi Phi sở đoạn chi pháp, Phi đoạn: Tức chẳng phải pháp đoạn trừ ở giai vị Kiến đạo, Tu đạo. Sự giải thích về Tam đoạn giữa Đại thừa và Tiểu thừa có hơi khác nhau. Theo quan điểm của Tiểu thừa, như luận Câu xá quyển 2 và luận Phẩm loại túc quyển 2, thì Kiến sở đoạn là hàng Thanh văn quả đầu tiên dứt hoặc thấy lí, gọi là Kiến đạo, vì các bậc này đã đoạn trừ 88 Tùy miên (phiền não)và các pháp cùng sinh ra với Tùy miên, nên gọi là Kiến sở đoạn. Tu sở đoạn là hàng Thanh văn quả thứ 2 và quả thứ 3, tu chân đoạn hoặc, gọi là Tu đạo; vì các bậc này đã đoạn trừ 15 giới (10 sắc giới và 5 thức giới) và các phápHữu lậu khác(81 phẩm hoặc), cùng với các pháp do 81 phẩm hoặc sinh ra, cho nên gọi là Tu sở đoạn. Phi sở đoạn là hàng Thanh văn quả thứ 4 đã dứt hết phiền não trong 3 cõi mà chứng được quả vô lậu, không còn hoặc để đoạn, nên gọi là Phi sở đoạn. Ngoài ra, 3 giới là Ý căn giới; Pháp cảnh giới và Ý thức giới trong 18 giới là chung cho cả 3 đoạn, 15 giới còn lại chỉ thuộc Tu sở đoạn mà thôi. Về quan điểm của Đại thừa, như luận Đại thừa a tì đạt ma tạp tập quyển 4, luận Du già sư địa quyển 66..., thì cho rằng Kiến, Nghi, Kiến xứ, Nghi xứ... do phân biệt khởi; tà hành, phiền não, tùy phiền não... do Kiến sinh khởi, các nghiệp thuộc thân, ngữ, ý, do Kiến... phát động, cho đến uẩn, xứ, giới... là Kiến sở đoạn. Tu sở đoạn là sau khi đã được Kiến đạo, tiếp tục đoạn trừ tất cả các pháp hữu lậu, là Tu sở đoạn. Còn phi sở đoạn chính là các pháp vô lậu. Cũng tức là dùng pháp vô vi của Thánh đạo xuất thế mà chứng được Vô học vị, thân, ngữ, ý nghiệp đều thanh tịnh, là Phi sở đoạn. Ngoài ra, 7 tâm giới và 3 giới sắc, thanh, pháp trong 18 giới là chung cho cà 3 đoạn, 8 giới còn lại chỉ thuộc 2 đoạn Kiến, Tu mà thôi. [X. luận Đại tì bà sa Q.51, 52; luận Thuận chính lí Q.6; luận Thành duy thức Q.5; Câu xá luận quang kí Q.2]. II. Tam Đoạn. Căn cứ vào tính chất của các pháp bị đoạn trừ mà đoạn được chia làm 3 thứ là Tự tính đoạn, Bất sinh đoạn và Duyên phược đoạn. Tông kính lục quyển 76 giải thích như sau:1. Tự tính đoạn: Khi trí tuệ phát sinh thì tự tính của các phiền não ám chướng bị đoạn diệt. 2. Bất sinh đoạn: Khi đã chứng được pháp không ở Sơ địa thì khiến cho quả khổ của 3 đường ác không bao giờ sinh lại được nữa.3. Duyên phược đoạn: Đoạn trừ hoặc trong tâm, còn đối với các trần cảnh bên ngoài thì không khởi tâm tham, sân, tuy duyên theo cảnh nhưng không nhiễm trước, đó là Duyên phược đoạn. Trong 3 đoạn thì Tự tính đoạn và Bất sinh đoạn có năng lực đoạn trừ một cách nhậm vận tự nhiên, đó đều do Duyên phược đoạn làm cho nhân quả của 3 cõi không sinh lại nữa. Ngoài ra, Thành duy thức luận liễu nghĩa đăng quyển 5, phần cuối, ngoài Tam đoạn còn thêm Tương ứng đoạn, gọi là Tứ đoạn. [X. luận Thành duy thức Q.8; Đại minh tam tạng pháp số Q.10]. (xt. Tứ Đoạn).


Nếu muốn duyệt qua từng vần trong từ điển,
xin nhập vào ô dưới đây vần tương ứng. Ví dụ: A, B, C...

Nhập vần muốn tra:
Để giới hạn kết quả tìm kiếm chính xác hơn, quý vị có thể nhập 2 hoặc 3 chữ cái đầu vần. Ví dụ, để tìm những chữ như thiền, thiện... quý vị nên nhập thi thay vì t... sẽ cho một kết quả gần với yêu cầu của quý vị hơn.

_______________

MUA THỈNH KINH SÁCH PHẬT HỌC

DO NXB LIÊN PHẬT HỘI PHÁT HÀNH




Bhutan có gì lạ


Kinh Phổ Môn


Chuyện Vãng Sanh - Tập 2


Tôi đọc Đại Tạng Kinh

Mua sách qua Amazon sẽ được gửi đến tận nhà - trên toàn nước Mỹ, Canada, Âu châu và Úc châu.

XEM TRANG GIỚI THIỆU.





Quý vị đang truy cập từ IP 3.236.145.110 và chưa ghi danh hoặc đăng nhập trên máy tính này. Nếu là thành viên, quý vị chỉ cần đăng nhập một lần duy nhất trên thiết bị truy cập, bằng email và mật khẩu đã chọn.
Chúng tôi khuyến khích việc ghi danh thành viên ,để thuận tiện trong việc chia sẻ thông tin, chia sẻ kinh nghiệm sống giữa các thành viên, đồng thời quý vị cũng sẽ nhận được sự hỗ trợ kỹ thuật từ Ban Quản Trị trong quá trình sử dụng website này.
Việc ghi danh là hoàn toàn miễn phí và tự nguyện.

Ghi danh hoặc đăng nhập

Thành viên đang online:
Rộng Mở Tâm Hồn Pascal Bui Rộng Mở Tâm Hồn Phan Huy Triều Rộng Mở Tâm Hồn caokiem Rộng Mở Tâm Hồn hoangquycong Rộng Mở Tâm Hồn Lãn Tử Rộng Mở Tâm Hồn Ton That Nguyen Rộng Mở Tâm Hồn Nguyễn Sĩ Long Rộng Mở Tâm Hồn ngtieudao Rộng Mở Tâm Hồn Viên Hiếu Thành Rộng Mở Tâm Hồn Phạm Thiên Rộng Mở Tâm Hồn Tri Huynh Rộng Mở Tâm Hồn Chúc Huy Rộng Mở Tâm Hồn Trương Quang Quý Rộng Mở Tâm Hồn Lê Quốc Việt Rộng Mở Tâm Hồn Du Miên Rộng Mở Tâm Hồn Quang-Tu Vu Rộng Mở Tâm Hồn phamthanh210 Rộng Mở Tâm Hồn An Khang 63 Rộng Mở Tâm Hồn Vạn Phúc Rộng Mở Tâm Hồn zeus7777 Rộng Mở Tâm Hồn Trương Ngọc Trân Rộng Mở Tâm Hồn Diệu Tiến Rộng Mở Tâm Hồn Tam Thien Tam Rộng Mở Tâm Hồn Nguyên Ngọc Rộng Mở Tâm Hồn Trần Thị Huyền Rộng Mở Tâm Hồn Thiện Diệu Rộng Mở Tâm Hồn Nguyễn Văn Minh Rộng Mở Tâm Hồn Diệu Âm Phúc Thành Rộng Mở Tâm Hồn Thiền Khách Rộng Mở Tâm Hồn nước Rộng Mở Tâm Hồn Bui Tuyet Lan Rộng Mở Tâm Hồn Xuân Thôn Rộng Mở Tâm Hồn Nguyên Độ Rộng Mở Tâm Hồn Thích Quảng Ba Rộng Mở Tâm Hồn Pháp Tâm Rộng Mở Tâm Hồn Dinhvinh1964 Rộng Mở Tâm Hồn Yduongvan Rộng Mở Tâm Hồn Trí Tuệ Từ Bi Rộng Mở Tâm Hồn Tiến Mạnh Rộng Mở Tâm Hồn Hoat Khong ... ...

Hoa Kỳ (395 lượt xem) - Việt Nam (119 lượt xem) - French Southern Territories (5 lượt xem) - Saudi Arabia (3 lượt xem) - Senegal (3 lượt xem) - Philippines (2 lượt xem) - Anh quốc (1 lượt xem) - Hà Lan (1 lượt xem) - Mauritius (1 lượt xem) - Nga (1 lượt xem) - Algeria (1 lượt xem) - Uzbekistan (1 lượt xem) - Kenya (1 lượt xem) - ... ...