Người ta có hai cách để học hỏi. Một là đọc sách và hai là gần gũi với những người khôn ngoan hơn mình. (A man only learns in two ways, one by reading, and the other by association with smarter people.)Will Rogers
Cuộc sống xem như chấm dứt vào ngày mà chúng ta bắt đầu im lặng trước những điều đáng nói. (Our lives begin to end the day we become silent about things that matter. )Martin Luther King Jr.
Điều bất hạnh nhất đối với một con người không phải là khi không có trong tay tiền bạc, của cải, mà chính là khi cảm thấy mình không có ai để yêu thương.Tủ sách Rộng Mở Tâm Hồn
Để đạt được thành công, trước hết chúng ta phải tin chắc là mình làm được. (In order to succeed, we must first believe that we can.)Nikos Kazantzakis
Khi mọi con đường đều bế tắc, đừng từ bỏ. Hãy tự vạch ra con đường của chính mình. (When all the ways stop, do not give up. Draw a way on your own.)Sưu tầm
Bằng bạo lực, bạn có thể giải quyết được một vấn đề, nhưng đồng thời bạn đang gieo các hạt giống bạo lực khác.Đức Đạt-lai Lạt-ma XIV
Mặc áo cà sa mà không rời bỏ cấu uế, không thành thật khắc kỷ, thà chẳng mặc còn hơn.Kinh Pháp cú (Kệ số 9)
Tôi không thể thay đổi hướng gió, nhưng tôi có thể điều chỉnh cánh buồm để luôn đi đến đích. (I can't change the direction of the wind, but I can adjust my sails to always reach my destination.)Jimmy Dean
Người hiền lìa bỏ không bàn đến những điều tham dục.Kẻ trí không còn niệm mừng lo, nên chẳng bị lay động vì sự khổ hay vui.Kinh Pháp cú (Kệ số 83)
Hãy tự mình làm những điều mình khuyên dạy người khác. Kinh Pháp cú

Trang chủ »» Danh mục »» Đại từ điển Phật Quang »» Đang xem mục từ: tam chướng »»

Đại từ điển Phật Quang »» Đang xem mục từ: tam chướng








KẾT QUẢ TRA TỪ


tam chướng:

(三障) Phạm:Trìịy-àvaranàni. Ba thứ chướng ngại. I. Tam Chướng. Cũng gọi Tam trọng chướng. Chỉ cho Phiền não chướng, Nghiệp chướng và Dịthục chướng ngăn ngại thánh đạo và các thiện căn gia hạnh trước đó. 1. Phiền não chướng (Phạm: Klezàvaraịa): Bản tính con người vốn đầy đủ 3 phiền não tham, sân, si, rất khó trừ bỏ, khó dạy bảo, khó mở tỏ, khó chán lìa, khó được giải thoát. Đây cũng chính là chỉ cho phiền não thường xuyên sinh khởi. 2. Nghiệp chướng (Phạm: Karmàvaraịa: Tức chỉ cho nghiệp 5 vô gián, là những nghiệp ác do thân, miệng, ý tạo tác ra. 3. Dị thục chướng (Phạm: Vipakàvaraịa,cũng gọi Báo chướng, Quả báo chướng): Những quả báo 3 đường ác do nhân phiền não và nghiệp đưa đến. [X. kinh Đại bát niết bàn Q.11 (bản Bắc); kinh Phật danh Q.1; luận Phát trí Q.11; luận Thành thực Q.8; luận Câu xá Q.17; luận Đại trí độ Q.5; luận Đại tì bà sa Q.115]. II. Tam Chướng. Cứ theo kinh Đại thừa du già đại giáo vương Q.5 thì vì 3 thứ chướng làm trở ngại nên không được gặp pháp Tam ma địa của Du già bí mật. Ba thứ chướng là: 1. Ngã mạn trọng chướng: Người bị cái chướng cao ngạo nặng nề, kiến chấp tà ác che lấp, đến nỗi không thể hạ tâm kính thờ chư Phật, Bồ tát, sư trưởng, phụ mẫu, không thể tu học chính pháp của Như lai. 2. Tật đố trọng chướng: Người bị cái chướng tật đố nặng nề thường hay ganh ghét bậc hiền đức, người tài năng, tự cho mình là hay, người khác là dở, thấy người tu thiện thì mang lòng đố kị, không thể tu học chính pháp của Như lai. 3. Tham dục trọng chướng: Người bịcái chướng nặng nề nhiều tham muốn, trây lười, ngủ nghỉ, tối tăm, động loạn, phá giới, không thể tu học chính pháp của Như lai.Ba hạng người trên đây, không biết gì về nhân quả, không kính sư trưởng, cũng chẳng trọng người hiền lương, không hộ trì đạo nghiệp, gây nhiều nghiệp ác, vì thếkhông được gặp chính pháp Tam mật. III. Tam Chướng. Chỉ cho 3 thứ chướng ngại ngăn trở thiền định. Đó là: 1. Hôn trầm ám tế chướng: Người thường ngủ gục li bì, tâm trí mờ tối khiến không phân biệt được điều gì, ngăn trở các thiền định, đến nỗi không khai phát được. 2. Ác niệm tư duy chướng: Tuy không mờ tối nhưng niệm ác chợt sinh, khiến phá các giới cấm, đến nỗi làm những việc bất thiện. 3. Cảnh giới bức bách chướng: Tuy tâm không mờ tối, không nghĩ đến các việc ác, nhưng thân lại đau nhức, hoặc bị đất vùi lửa đốt, ngã từ sườn núi, mãnh hổ rượt đuổi, ma phiền não nổi lên, các tướng ác như thế hiện ra, bức não người tu hành, khiến tâm sinh sợ hãi, đến nỗi chướng ngại các thiền định, không khai phát được. Ba thứ chướng nêu trên đều trở ngại việc tu tập thiền định. [X. Thích thiền ba la mật thứ đệ pháp môn Q.4; Thiên thai tứ giáo nghi tập giải tiêu chỉ sao Q.hạ, phần 4; Đại tạng pháp số Q.9]. IV. Tam Chướng. Cũng gọi Tam thô trọng, Tam phiền não.Chỉ cho 3 thứ phiền não chướng là Tu hoặc, Kiến hoặc và Vô minh, theo thứ tự được ví dụ với da, thịt và tim, hoặc da dày da mỏng và xương. 1. Bì phiền não chướng: Chỉ cho Tu hoặc. Tu hoặc nổi lên khi 5 căn tiếp xúc với 5 trần bên ngoài, như da(bì) ở ngoài, nên dùng da làm ví dụ. 2. Nhục phiền não chướng: Chỉ cho Kiến hoặc. Kiến hoặc do mê lầm về lí luận, quan điểm mà sinh khởi, thuộc về chấp trước phân biệt trong tâm, như thịt ở phía trong da, nên dùng nhục (thịt) làm ví dụ. 3. Tâm phiền não chướng: Chỉ cho Vô minh. Vô minh là nguồn gốc của tất cả sự mê vọng, do mê chân theo vọng mà sinh ra, cho nên dùng tâm (tim) làm ví dụ.Đại thừa nghĩa chương quyển 5, phần đầu, lại lập Vô minh làm 3 chướng Bì, Phu, Cốt(da dày, da mỏng, xương). Nghĩa là Vô minh phẩm thô to là Bì chướng, Vô minh phẩm thô vừa là Phu chướng và Vô minh phẩm nhỏ nhiệm là Cốt chướng. [X. Nhiếp đại thừa luận thích Q.15 (bản dịch đời Lương); Hoa nghiêm khổng mục chương Q.3]. (xt. Tam Thô Trọng, Tam Hoặc).


Nếu muốn duyệt qua từng vần trong từ điển,
xin nhập vào ô dưới đây vần tương ứng. Ví dụ: A, B, C...

Nhập vần muốn tra:
Để giới hạn kết quả tìm kiếm chính xác hơn, quý vị có thể nhập 2 hoặc 3 chữ cái đầu vần. Ví dụ, để tìm những chữ như thiền, thiện... quý vị nên nhập thi thay vì t... sẽ cho một kết quả gần với yêu cầu của quý vị hơn.

_______________

MUA THỈNH KINH SÁCH PHẬT HỌC

DO NXB LIÊN PHẬT HỘI PHÁT HÀNH




Vào thiền


Lược sử Phật giáo


Kinh nghiệm tu tập trong đời thường


Hát lên lời thương yêu

Mua sách qua Amazon sẽ được gửi đến tận nhà - trên toàn nước Mỹ, Canada, Âu châu và Úc châu.

XEM TRANG GIỚI THIỆU.





Quý vị đang truy cập từ IP 18.217.144.32 và chưa ghi danh hoặc đăng nhập trên máy tính này. Nếu là thành viên, quý vị chỉ cần đăng nhập một lần duy nhất trên thiết bị truy cập, bằng email và mật khẩu đã chọn.
Chúng tôi khuyến khích việc ghi danh thành viên ,để thuận tiện trong việc chia sẻ thông tin, chia sẻ kinh nghiệm sống giữa các thành viên, đồng thời quý vị cũng sẽ nhận được sự hỗ trợ kỹ thuật từ Ban Quản Trị trong quá trình sử dụng website này.
Việc ghi danh là hoàn toàn miễn phí và tự nguyện.

Ghi danh hoặc đăng nhập

Thành viên đang online:
Rộng Mở Tâm Hồn Nguyễn Sĩ Long Rộng Mở Tâm Hồn Phạm Thiên Rộng Mở Tâm Hồn Phan Huy Triều Rộng Mở Tâm Hồn Tam Thien Tam Rộng Mở Tâm Hồn Pascal Bui Rộng Mở Tâm Hồn Tri Huynh Rộng Mở Tâm Hồn caokiem Rộng Mở Tâm Hồn hoangquycong Rộng Mở Tâm Hồn Lãn Tử Rộng Mở Tâm Hồn Ton That Nguyen Rộng Mở Tâm Hồn ngtieudao Rộng Mở Tâm Hồn Viên Hiếu Thành Rộng Mở Tâm Hồn Chúc Huy Rộng Mở Tâm Hồn Trương Quang Quý Rộng Mở Tâm Hồn Lê Quốc Việt Rộng Mở Tâm Hồn Du Miên Rộng Mở Tâm Hồn Quang-Tu Vu Rộng Mở Tâm Hồn phamthanh210 Rộng Mở Tâm Hồn An Khang 63 Rộng Mở Tâm Hồn Vạn Phúc Rộng Mở Tâm Hồn zeus7777 Rộng Mở Tâm Hồn Trương Ngọc Trân Rộng Mở Tâm Hồn Diệu Tiến Rộng Mở Tâm Hồn Nguyên Ngọc Rộng Mở Tâm Hồn Trần Thị Huyền Rộng Mở Tâm Hồn Thiện Diệu Rộng Mở Tâm Hồn Nguyễn Văn Minh Rộng Mở Tâm Hồn Diệu Âm Phúc Thành Rộng Mở Tâm Hồn Thiền Khách Rộng Mở Tâm Hồn nước Rộng Mở Tâm Hồn Bui Tuyet Lan Rộng Mở Tâm Hồn Xuân Thôn Rộng Mở Tâm Hồn Nguyên Độ Rộng Mở Tâm Hồn Thích Quảng Ba Rộng Mở Tâm Hồn Pháp Tâm Rộng Mở Tâm Hồn Dinhvinh1964 Rộng Mở Tâm Hồn Yduongvan Rộng Mở Tâm Hồn Trí Tuệ Từ Bi Rộng Mở Tâm Hồn Tiến Mạnh Rộng Mở Tâm Hồn Hoat Khong ... ...

Việt Nam (71 lượt xem) - Hoa Kỳ (66 lượt xem) - French Southern Territories (13 lượt xem) - Saudi Arabia (2 lượt xem) - Philippines (2 lượt xem) - Mauritius (1 lượt xem) - Algeria (1 lượt xem) - Kenya (1 lượt xem) - Nga (1 lượt xem) - Hà Lan (1 lượt xem) - ... ...