Các sinh vật đang sống trên địa cầu này, dù là người hay vật, là để cống hiến theo cách riêng của mình, cho cái đẹp và sự thịnh vượng của thế giới.Đức Đạt-lai Lạt-ma XIV
Quy luật của cuộc sống là luôn thay đổi. Những ai chỉ mãi nhìn về quá khứ hay bám víu vào hiện tại chắc chắn sẽ bỏ lỡ tương lai. (Change is the law of life. And those who look only to the past or present are certain to miss the future.)John F. Kennedy
Như ngôi nhà khéo lợp, mưa không xâm nhập vào. Cũng vậy tâm khéo tu, tham dục không xâm nhập.Kinh Pháp cú (Kệ số 14)
Do ái sinh sầu ưu,do ái sinh sợ hãi; ai thoát khỏi tham ái, không sầu, đâu sợ hãi?Kinh Pháp Cú (Kệ số 212)
Yêu thương và từ bi là thiết yếu chứ không phải những điều xa xỉ. Không có những phẩm tính này thì nhân loại không thể nào tồn tại. (Love and compassion are necessities, not luxuries. Without them humanity cannot survive.)Đức Đạt-lai Lạt-ma XIV
Chớ khinh thường việc ác nhỏ mà làm; đốm lửa nhỏ có thể thiêu cháy cả núi rừng làng mạc. Chớ chê bỏ việc thiện nhỏ mà không làm, như giọt nước nhỏ lâu ngày cũng làm đầy chum vại lớn.Lời Phật dạy
Nếu chuyên cần tinh tấn thì không có việc chi là khó. Ví như dòng nước nhỏ mà chảy mãi thì cũng làm mòn được hòn đá.Kinh Lời dạy cuối cùng
Chúng ta nên hối tiếc về những sai lầm và học hỏi từ đó, nhưng đừng bao giờ mang theo chúng vào tương lai. (We should regret our mistakes and learn from them, but never carry them forward into the future with us. )Lucy Maud Montgomery
Chúng ta thay đổi cuộc đời này từ việc thay đổi trái tim mình. (You change your life by changing your heart.)Max Lucado
Người cầu đạo ví như kẻ mặc áo bằng cỏ khô, khi lửa đến gần phải lo tránh. Người học đạo thấy sự tham dục phải lo tránh xa.Kinh Bốn mươi hai chương

Trang chủ »» Danh mục »» Đại từ điển Phật Quang »» Đang xem mục từ: tam chủng giáo tướng »»

Đại từ điển Phật Quang »» Đang xem mục từ: tam chủng giáo tướng








KẾT QUẢ TRA TỪ


tam chủng giáo tướng:

(三種教相) I. Tam Chủng Giáo Tướng. Cũng gọi Giáo tướng tam ý. Ba sự sai khác về mặt giáo tướng giữa kinh Pháp hoa và các kinh trướcPháp hoa.1. Căn tính dung bất dung tướng: Tức phán giáo Năm thời Tám giáo. Bốn thời (thời Hoa nghiêm, thời A hàm, thời Phương đẳng, thời Bát nhã) trước Pháp hoa là dùng 4 giáo Hóa nghi và Hóa pháp để giáo hóa hàng Nhị thừa, Tam thừa, Ngũ thừa căn tính chưa thuần thục. Trong 4 giáo Hóa pháp tuy có Viên giáo nhưng chỉ có Pháp khai hội(nghĩa là tất cả giáo pháp đều tương đồng nhất trí) chứ không có Nhân khai hội (nghĩa là loại bỏ sự khác nhau giữa Tam thừa, vì mọi người đều có khả năng thành Phật). Những người được Pháp hoa giáo hóa là những căn cơ Nhất Phật thừa, căn tính thuần thục, pháp năng hóa thì đủ cả Pháp khai hội và Nhân khai hội, tức là mở bày Viên giáo thuần tuý vi diệu. 2. Hóa đạo thủy chung bất thủy chung tướng: Các giáo khác ứng theo căn cơ làm lợi ích chúng sinh, không nói đến ý nghĩa giáo hóa bằng cách đưa Quyền về thực của Như lai. Còn Pháp hoa thì nói rõ bản ý thiết lập giáo pháp của Phật là khéo léo vì các căn cơ của chúng sinh mà gieo các chủng tử Đốn, Tiệm, Bất định, Hiển, Mật... sau đó dùng các giáo pháp này mà điều phục, trưởng dưỡng và làm cho họ thuần thục, cuối cùng là độ thoát họ. Đủ biết việc thiết lập giáo pháp của đức Phật có 3 giai đoạn lợi ích: Chủng, Thục, và Thoát. 3. Sư đệ viễn cận bất viễn cận tướng: Các kinh khác đều nói rằng khi Phật thành đạo ở gốc cây Bồ đề thì Thực trí mới tròn đủ, mới thi thiết Quyền trí, các đệ tử Nhị thừa không vào được Thực trí thì cũng không thi thiết được Quyền trí. Còn kinh Pháp hoa thì cho rằng trước khi Phật ngồi dưới gốc cây Bồ đề, Ngài đã thành Phật từ lâu, đã đầy đủ cả hai trí Quyền và Thực; vả lại, các đệ tử cũng đã vào Thực trí rất lâu, cũng đã hiểu Quyền trí và thực hành rồi, cho nên, thầy và đệ tử đều đã có Quyền và Thực trí từ lâu xa trước khi Phật ngồi ở gốc cây Bồ đề. Trong 3 loại giáo tướng trên đây, ngài Trí khải thường dùng cách phán giáo thứ nhất, ngài Kinh khê Trạm nhiên, ngài Tối trừng(người Nhật bản)thường dùng cách phán giáo thứ hai, ngài Nhật liên(Tổ của tông Nhật liên, Nhật bản) thì thường dùng cách phán giáo thứ ba. [X. Pháp hoa huyền nghĩa Q.1, thượng; Pháp hoa huyền nghĩa thích tiêm Q.1]. II. Tam Chủng Giáo Tướng. Chỉ cho 3 thứ giáo tướng thường được các Luận sư phương Nam sử dụng. 1. Đốn giáo: Giáo pháp Hoa nghiêm dùng để giáo hóa hàng Bồ tát, như mặt trời chiếu trên núi cao, nên gọi là Đốn giáo.2. Tiệm giáo: Lại chia làm Hữu tướng giáo và Vô tướng giáo. Tam tạng giáo(Tiểu thừa giáo) để hóa độ Tiểu thừa, trước dạy Bán tự giáo, gọi là Hữu tướng giáo. Sau khi thành Phật được 12 năm, đức Thế tôn vì hàng Đại thừa mà nói 5 thời Bát nhã cho đến thường trụ, gọi là Vô tướng giáo. Hữu tướng, Vô tướng đều thuộc về Tiệmgiáo.3. Bất định giáo: Như các kinh Thắng man, Kim quang... chẳng phải đốn, chẳng phải tiệm, nói rõ về Phật tính thường trụ, cho nên gọi là Thiên phương bất định giáo.[X. Nhân vương bát nhã kinh sớ Q.thượng, phần 1; Pháp hoa huyền nghĩa Q.10, thượng].


Nếu muốn duyệt qua từng vần trong từ điển,
xin nhập vào ô dưới đây vần tương ứng. Ví dụ: A, B, C...

Nhập vần muốn tra:
Để giới hạn kết quả tìm kiếm chính xác hơn, quý vị có thể nhập 2 hoặc 3 chữ cái đầu vần. Ví dụ, để tìm những chữ như thiền, thiện... quý vị nên nhập thi thay vì t... sẽ cho một kết quả gần với yêu cầu của quý vị hơn.

_______________

MUA THỈNH KINH SÁCH PHẬT HỌC

DO NXB LIÊN PHẬT HỘI PHÁT HÀNH




Giọt mồ hôi thanh thản


Hương lúa chùa quê - Phần 2: Hồi ký của Hòa thượng Thích Như Điển


Lục tổ Đại sư - Con người và huyền thoại


Tây Vực Ký

Mua sách qua Amazon sẽ được gửi đến tận nhà - trên toàn nước Mỹ, Canada, Âu châu và Úc châu.

XEM TRANG GIỚI THIỆU.





Quý vị đang truy cập từ IP 18.220.13.70 và chưa ghi danh hoặc đăng nhập trên máy tính này. Nếu là thành viên, quý vị chỉ cần đăng nhập một lần duy nhất trên thiết bị truy cập, bằng email và mật khẩu đã chọn.
Chúng tôi khuyến khích việc ghi danh thành viên ,để thuận tiện trong việc chia sẻ thông tin, chia sẻ kinh nghiệm sống giữa các thành viên, đồng thời quý vị cũng sẽ nhận được sự hỗ trợ kỹ thuật từ Ban Quản Trị trong quá trình sử dụng website này.
Việc ghi danh là hoàn toàn miễn phí và tự nguyện.

Ghi danh hoặc đăng nhập

Thành viên đang online:
Rộng Mở Tâm Hồn Tam Thien Tam Rộng Mở Tâm Hồn Pascal Bui Rộng Mở Tâm Hồn Phạm Thiên Rộng Mở Tâm Hồn Nguyễn Sĩ Long Rộng Mở Tâm Hồn Phan Huy Triều Rộng Mở Tâm Hồn Tri Huynh Rộng Mở Tâm Hồn caokiem Rộng Mở Tâm Hồn hoangquycong Rộng Mở Tâm Hồn Lãn Tử Rộng Mở Tâm Hồn Ton That Nguyen Rộng Mở Tâm Hồn ngtieudao Rộng Mở Tâm Hồn Viên Hiếu Thành Rộng Mở Tâm Hồn Chúc Huy Rộng Mở Tâm Hồn Trương Quang Quý Rộng Mở Tâm Hồn Lê Quốc Việt Rộng Mở Tâm Hồn Du Miên Rộng Mở Tâm Hồn Quang-Tu Vu Rộng Mở Tâm Hồn phamthanh210 Rộng Mở Tâm Hồn An Khang 63 Rộng Mở Tâm Hồn Vạn Phúc Rộng Mở Tâm Hồn zeus7777 Rộng Mở Tâm Hồn Trương Ngọc Trân Rộng Mở Tâm Hồn Diệu Tiến Rộng Mở Tâm Hồn Nguyên Ngọc Rộng Mở Tâm Hồn Trần Thị Huyền Rộng Mở Tâm Hồn Thiện Diệu Rộng Mở Tâm Hồn Nguyễn Văn Minh Rộng Mở Tâm Hồn Diệu Âm Phúc Thành Rộng Mở Tâm Hồn Thiền Khách Rộng Mở Tâm Hồn nước Rộng Mở Tâm Hồn Bui Tuyet Lan Rộng Mở Tâm Hồn Xuân Thôn Rộng Mở Tâm Hồn Nguyên Độ Rộng Mở Tâm Hồn Thích Quảng Ba Rộng Mở Tâm Hồn Pháp Tâm Rộng Mở Tâm Hồn Dinhvinh1964 Rộng Mở Tâm Hồn Yduongvan Rộng Mở Tâm Hồn Trí Tuệ Từ Bi Rộng Mở Tâm Hồn Tiến Mạnh Rộng Mở Tâm Hồn Hoat Khong ... ...

Hoa Kỳ (125 lượt xem) - Việt Nam (80 lượt xem) - French Southern Territories (14 lượt xem) - Saudi Arabia (2 lượt xem) - Nga (1 lượt xem) - ... ...