Để đạt được thành công, trước hết chúng ta phải tin chắc là mình làm được. (In order to succeed, we must first believe that we can.)Nikos Kazantzakis
Người cầu đạo ví như kẻ mặc áo bằng cỏ khô, khi lửa đến gần phải lo tránh. Người học đạo thấy sự tham dục phải lo tránh xa.Kinh Bốn mươi hai chương
Phải làm rất nhiều việc tốt để có được danh thơm tiếng tốt, nhưng chỉ một việc xấu sẽ hủy hoại tất cả. (It takes many good deeds to build a good reputation, and only one bad one to lose it.)Benjamin Franklin
Cuộc sống ở thế giới này trở thành nguy hiểm không phải vì những kẻ xấu ác, mà bởi những con người vô cảm không làm bất cứ điều gì trước cái ác.
(The world is a dangerous place to live; not because of the people who are evil, but because of the people who don't do anything about it.)Albert Einstein
Hãy sống như thể bạn chỉ còn một ngày để sống và học hỏi như thể bạn sẽ không bao giờ chết.
(Live as if you were to die tomorrow. Learn as if you were to live forever.
)Mahatma Gandhi
Người thực hành ít ham muốn thì lòng được thản nhiên, không phải lo sợ chi cả, cho dù gặp việc thế nào cũng tự thấy đầy đủ.Kinh Lời dạy cuối cùng
Người ngu nghĩ mình ngu, nhờ vậy thành có trí. Người ngu tưởng có trí, thật xứng gọi chí ngu.Kinh Pháp cú (Kệ số 63)
Điều quan trọng không phải vị trí ta đang đứng mà là ở hướng ta đang đi.Sưu tầm
Cuộc sống là một sự liên kết nhiệm mầu mà chúng ta không bao giờ có thể tìm được hạnh phúc thật sự khi chưa nhận ra mối liên kết ấy.Tủ sách Rộng Mở Tâm Hồn
Bạn có thể lừa dối mọi người trong một lúc nào đó, hoặc có thể lừa dối một số người mãi mãi, nhưng bạn không thể lừa dối tất cả mọi người mãi mãi. (You can fool all the people some of the time, and some of the people all the time, but you cannot fool all the people all the time.)Abraham Lincoln
Đại từ điển Phật Quang »» Đang xem mục từ: tam bối
KẾT QUẢ TRA TỪ
tam bối:
(三輩) Ba nhóm. Chỉ cho 3 hạng chúng sinh vãng sinh Tịnh độ được nói trong kinh Vô lượng thọ. Đó là: 1. Thượng bối: Chúng sinh bỏ nhà lìa dục làm sa môn, phát tâm bồ đề, một lòng niệm danh hiệu Phật Vô lượng thọ, nguyện sinh về cõi nước của đức Phật ấy. 2. Trung bối: Chúng sinh phát tâm bồ đề, 1 lòng chuyên niệm danh hiệu Phật Vô lượng thọ, vâng giữ trai giới, xây tháp tạo tượng, cúng dường sa môn, treo phan thắp đèn, rải hoa đốt hương, nguyện sinh về cõi nước của đức Phật ấy. 3. Hạ bối: Những chúng sinh phát tâm bồ đề, 1 lòng chuyên chú cho đến 10 niệm, nguyện sinh về cõi nước của đức Phật kia. Về Tam bối này và Cửu phẩm (9 bậc) nói trong kinh Quán vô lượng thọ có các giải thích khác nhau. Trong Vô lượng thọ kinh nghĩa sớ quyển hạ, ngài Tuệ viễn cho rằng chúng sinh của 3 bậc Thượng phẩm (Thượng thượng, Thượng trung, Thượng hạ) hợp lại là Thượng bối, chúng sinh của 3 bậc Trung phẩm (Trung thượng, Trung trung, Trung hạ) hợp lại là Trung bối và chúng sinh của 3 bậc Hạ phẩm (Hạ thượng, Hạ trung, Hạ hạ) hợp lại là Hạ bối. Trong Vô lượng thọ kinh nghĩa sớ của ngài Cát tạng thì cho rằng những chúng sinh bậc Thượng trung phẩm nói trong Quán kinh là Thượng bối, những chúng sinh của các bậc Trung thượng và Trung trung phẩm là Trung bối, còn những chúng sinh của bậc Hạ hạ phẩm là Hạ bối.Trong Du tâm an lạc đạo, ngài Nguyên hiểu cho rằng Biên địa thai sinh là 1 loại riêng chứ không nằm trong Cửu phẩm. Nhưng, trong Vô lượng thọ kinh liên nghĩa thuật văn tán quyển hạ thì ngài Cảnh hưng lại cho rằng những chúng sinh Biên địa thai sinh nằm trong 2 phẩm Trung hạ và Hạ thượng,vì Tam bối Cửu phẩm không có tính cách rộng hẹp mà là thu nhiếp hết tất cả chúng sinh vãng sinh.Trong Quán vô lượng thọ kinh nghĩa sớ quyển hạ, ngài Nguyên chiếu cho rằng Tam bối của kinh Vô lượng thọ đều nêu rõ việc phát tâm bồ đề, cho nên đều thuộc về ba phẩm Thượng của Quán kinh, còn 3 phẩm Trung và 3 phẩm Hạ thì vì nhân hạnh khác nhau nên không được xếp vào Tóm lại, về phía chủ trương Tam bối và Cửu phẩm giống nhau thì gồm có các ngài: Đàm loan, Tuệ viễn, Trí khải, Cát tạng, Pháp vị, Long hưng và Cảnh hưng; còn phía cho Tam bối và Cửu phẩm khác nhau thì có các ngài: Nghĩa tịch, Trí viên, Nguyên chiếu và Giới độ. Hiện nay, tông Tịnh độ theo thuyết của ngài Đàm loan chỉ có khai hợp là khác nhau mà thôi. [X. kinh Vô lượng thọ Q.hạ; Quán Vô lượng thọ kinh nghĩa sớ (Tuệ viễn); Quán Vô lượng thọ kinh nghĩa sớ (Cát tạng)].
Nếu muốn duyệt qua từng vần trong từ điển, xin nhập vào ô dưới đây vần tương ứng. Ví dụ: A, B, C...
Để giới hạn kết quả tìm kiếm chính xác hơn, quý vị có thể nhập 2 hoặc 3 chữ cái đầu vần. Ví dụ, để tìm những chữ như thiền, thiện... quý vị nên nhập thi thay vì t... sẽ cho một kết quả gần với yêu cầu của quý vị hơn.
_______________
MUA THỈNH KINH SÁCH PHẬT HỌC
DO NXB LIÊN PHẬT HỘI PHÁT HÀNH
Quy nguyên trực chỉ
Đừng đánh mất tình yêu
Hát lên lời thương yêu
Vì sao tôi khổ
Mua sách qua Amazon sẽ được gửi đến tận nhà - trên toàn nước Mỹ, Canada, Âu châu và Úc châu.
Chú ý: Việc đăng nhập thường chỉ thực hiện một lần và hệ thống sẽ ghi nhớ thiết bị này, nhưng nếu đã đăng xuất thì lần truy cập tới quý vị phải đăng nhập trở lại. Quý vị vẫn có thể tiếp tục sử dụng trang này, nhưng hệ thống sẽ nhận biết quý vị như khách vãng lai.
Quý vị đang truy cập từ IP 216.73.216.65 và chưa ghi danh hoặc đăng nhập trên máy tính này. Nếu là thành viên, quý vị chỉ cần đăng nhập một lần duy nhất trên thiết bị truy cập, bằng email và mật khẩu đã chọn.
Chúng tôi khuyến khích việc ghi danh thành viên ,để thuận tiện trong việc chia sẻ thông tin, chia sẻ kinh nghiệm sống giữa các thành viên, đồng thời quý vị cũng sẽ nhận được sự hỗ trợ kỹ thuật từ Ban Quản Trị trong quá trình sử dụng website này. Việc ghi danh là hoàn toàn miễn phí và tự nguyện.
Ghi danh hoặc đăng nhập
Thành viên đang online: Viên Hiếu Thành Huệ Lộc 1959 Bữu Phước Chúc Huy Minh Pháp Tự minh hung thich Diệu Âm Phúc Thành Phan Huy Triều Phạm Thiên Trương Quang Quý Johny Dinhvinh1964 Pascal Bui Vạn Phúc Giác Quý Trần Thị Huyền Chanhniem Forever NGUYỄN TRỌNG TÀI KỲ Dương Ngọc Cường Mr. Device Tri Huynh Thích Nguyên Mạnh Thích Quảng Ba T TH Tam Thien Tam Nguyễn Sĩ Long caokiem hoangquycong Lãn Tử Ton That Nguyen ngtieudao Lê Quốc Việt Du Miên Quang-Tu Vu phamthanh210 An Khang 63 zeus7777 Trương Ngọc Trân Diệu Tiến ... ...