Phải làm rất nhiều việc tốt để có được danh thơm tiếng tốt, nhưng chỉ một việc xấu sẽ hủy hoại tất cả. (It takes many good deeds to build a good reputation, and only one bad one to lose it.)Benjamin Franklin
Cho dù người ta có tin vào tôn giáo hay không, có tin vào sự tái sinh hay không, thì ai ai cũng đều phải trân trọng lòng tốt và tâm từ bi. (Whether one believes in a religion or not, and whether one believes in rebirth or not, there isn't anyone who doesn't appreciate kindness and compassion.)Đức Đạt-lai Lạt-ma XIV
Người khôn ngoan chỉ nói khi có điều cần nói, kẻ ngu ngốc thì nói ra vì họ buộc phải nói. (Wise men speak because they have something to say; fools because they have to say something. )Plato
Kẻ làm điều ác là tự chuốc lấy việc dữ cho mình.Kinh Bốn mươi hai chương
Không nên nhìn lỗi người, người làm hay không làm.Nên nhìn tự chính mình, có làm hay không làm.Kinh Pháp cú (Kệ số 50)
Khó thay được làm người, khó thay được sống còn. Khó thay nghe diệu pháp, khó thay Phật ra đời!Kinh Pháp Cú (Kệ số 182)
Một số người mang lại niềm vui cho bất cứ nơi nào họ đến, một số người khác tạo ra niềm vui khi họ rời đi. (Some cause happiness wherever they go; others whenever they go.)Oscar Wilde
Tinh cần giữa phóng dật, tỉnh thức giữa quần mê.Người trí như ngựa phi, bỏ sau con ngựa hèn.Kính Pháp Cú (Kệ số 29)
Hành động thiếu tri thức là nguy hiểm, tri thức mà không hành động là vô ích. (Action without knowledge is dangerous, knowledge without action is useless. )Walter Evert Myer
Đừng chọn sống an nhàn khi bạn vẫn còn đủ sức vượt qua khó nhọc.Sưu tầm

Trang chủ »» Danh mục »» Đại từ điển Phật Quang »» Đang xem mục từ: tam bất thành »»

Đại từ điển Phật Quang »» Đang xem mục từ: tam bất thành








KẾT QUẢ TRA TỪ


tam bất thành:

(三不成) Ba thứ không thành. Chỉ cho sự quan hệ giữa Tịnh độ và Uế độ, về mặt bản chất, có 3 thứ không thành. Đó là: 1. Một chất không thành: Tịnh độ và Uế độ chẳng phải được thành lập bởi cùng 1 bản chất. 2. Khác chất không thành: Tịnh độ và Uế độ chẳng phải được thành lập bởi bản chất hoàn toàn khác nhau. 3. Không chất chẳng thành: Tịnh độ và Uế độ đều chẳng phải được thành lập từ chỗ vô bản chất. Trong luận Thích tịnh độ quần nghi quyển 1, ngài Hoài cảm giải thích (Đại 47, 34 hạ): Tịnh độ và Uế độ là do 2 nghiệp tịnh, uế khiến cho tự tâm của chúng sinh biến hiện ra tướng tịnh, uế. Tướng tịnh, uế này là do tâm hiện ra, hễ tâm tịnh thì độ tịnh, tâm uế thì độ uế, đều do tự tâm cả. Tâm đã khác thì độ làm sao là 1 được, vì thế nói là 1 chất không thành. Lại tuy tịnh tâm và uế tâm biến hiện thành Tịnh độ và Uế độ, tâm có 2 thể, độ có 2 tướng, nhưng cùng chỗ cùng thời, không ngăn ngại nhau, không thể nói chỗ có tịnh không có uế, chỗ có uế không có tịnh. Vì cùng chỗ cùng thời biến hiện tịnh, uế nên nói là khác chất không thành. Tịnh độ và Uế độ tuy cùng hiện 1 chỗ nhưng 2 tướng khác nhau, đều do nhân duyên 2 nghiệp tịnh, uế không đồng mà biến hiện ra rừng cây, gai gốc, đất đá, gạch ngói... từ duyên sinh ra, Y tha khởi tính mới thành tướng độ, khác với tính Biến kế sở chấp tình có thể không, không hình không chất, cho nên nói không chất chẳng thành. Người chủ trương Tam bất thành này từ trước đến nay được xem là Pháp sư Đạo an, nhưng theo luận Thích tịnh độ quần nghi thì trong các sách từ An lạc tập về trước đều không thấy nói đến thuyết này, như vậy không thể đoán định Tam bất thành là của ngài Đạo an đời Tiền Tần mà có lẽ do ngài Đạo an đời Bắc Chu đề xướng. Tam bất thành thêm vào Hữu chất bất thành nữa thì là Tứ bất thành, do các ngài Trừng quán, Tông mật... chủ trương. [X. Đại thừa huyền luận Q.5; An lạc tập Q.thượng; Hoa nghiêm đại sớ sao Q.7; Tông kính lục Q.89; Thành duy thức luận học kí Q.3].


Nếu muốn duyệt qua từng vần trong từ điển,
xin nhập vào ô dưới đây vần tương ứng. Ví dụ: A, B, C...

Nhập vần muốn tra:
Để giới hạn kết quả tìm kiếm chính xác hơn, quý vị có thể nhập 2 hoặc 3 chữ cái đầu vần. Ví dụ, để tìm những chữ như thiền, thiện... quý vị nên nhập thi thay vì t... sẽ cho một kết quả gần với yêu cầu của quý vị hơn.

_______________

MUA THỈNH KINH SÁCH PHẬT HỌC

DO NXB LIÊN PHẬT HỘI PHÁT HÀNH




Tổng quan kinh Đại Bát Niết-bàn


Tự lực và tha lực trong Phật giáo


Hương lúa chùa quê - Phần 2: Hồi ký của Hòa thượng Thích Như Điển


Các bài tiểu luận về Phật giáo của Trần Trọng Kim

Mua sách qua Amazon sẽ được gửi đến tận nhà - trên toàn nước Mỹ, Canada, Âu châu và Úc châu.

XEM TRANG GIỚI THIỆU.



Quý vị đang truy cập từ IP 216.73.216.65 và chưa ghi danh hoặc đăng nhập trên máy tính này. Nếu là thành viên, quý vị chỉ cần đăng nhập một lần duy nhất trên thiết bị truy cập, bằng email và mật khẩu đã chọn.
Chúng tôi khuyến khích việc ghi danh thành viên ,để thuận tiện trong việc chia sẻ thông tin, chia sẻ kinh nghiệm sống giữa các thành viên, đồng thời quý vị cũng sẽ nhận được sự hỗ trợ kỹ thuật từ Ban Quản Trị trong quá trình sử dụng website này.
Việc ghi danh là hoàn toàn miễn phí và tự nguyện.

Ghi danh hoặc đăng nhập

Thành viên đang online:
Rộng Mở Tâm Hồn Viên Hiếu Thành Rộng Mở Tâm Hồn Huệ Lộc 1959 Rộng Mở Tâm Hồn Bữu Phước Rộng Mở Tâm Hồn Chúc Huy Rộng Mở Tâm Hồn Minh Pháp Tự Rộng Mở Tâm Hồn minh hung thich Rộng Mở Tâm Hồn Diệu Âm Phúc Thành Rộng Mở Tâm Hồn Phan Huy Triều Rộng Mở Tâm Hồn Phạm Thiên Rộng Mở Tâm Hồn Trương Quang Quý Rộng Mở Tâm Hồn Johny Rộng Mở Tâm Hồn Dinhvinh1964 Rộng Mở Tâm Hồn Pascal Bui Rộng Mở Tâm Hồn Vạn Phúc Rộng Mở Tâm Hồn Giác Quý Rộng Mở Tâm Hồn Trần Thị Huyền Rộng Mở Tâm Hồn Chanhniem Forever Rộng Mở Tâm Hồn NGUYỄN TRỌNG TÀI Rộng Mở Tâm Hồn KỲ Rộng Mở Tâm Hồn Dương Ngọc Cường Rộng Mở Tâm Hồn Mr. Device Rộng Mở Tâm Hồn Tri Huynh Rộng Mở Tâm Hồn Thích Nguyên Mạnh Rộng Mở Tâm Hồn Thích Quảng Ba Rộng Mở Tâm Hồn T TH Rộng Mở Tâm Hồn Tam Thien Tam Rộng Mở Tâm Hồn Nguyễn Sĩ Long Rộng Mở Tâm Hồn caokiem Rộng Mở Tâm Hồn hoangquycong Rộng Mở Tâm Hồn Lãn Tử Rộng Mở Tâm Hồn Ton That Nguyen Rộng Mở Tâm Hồn ngtieudao Rộng Mở Tâm Hồn Lê Quốc Việt Rộng Mở Tâm Hồn Du Miên Rộng Mở Tâm Hồn Quang-Tu Vu Rộng Mở Tâm Hồn phamthanh210 Rộng Mở Tâm Hồn An Khang 63 Rộng Mở Tâm Hồn zeus7777 Rộng Mở Tâm Hồn Trương Ngọc Trân Rộng Mở Tâm Hồn Diệu Tiến ... ...

... ...