Ai dùng các hạnh lành, làm xóa mờ nghiệp ác, chói sáng rực đời này, như trăng thoát mây che.Kinh Pháp cú (Kệ số 173)
Hãy lắng nghe trước khi nói. Hãy suy ngẫm trước khi viết. Hãy kiếm tiền trước khi tiêu pha. Hãy dành dụm trước khi nghỉ hưu. Hãy khảo sát trước khi đầu tư. Hãy chờ đợi trước khi phê phán. Hãy tha thứ trước khi cầu nguyện. Hãy cố gắng trước khi bỏ cuộc. Và hãy cho đi trước khi từ giã cuộc đời này. (Before you speak, listen. Before you write, think. Before you spend, earn. Before you retire, save. Before you invest, investigate. Before you critisize, wait. Before you pray, forgive. Before you quit, try. Before you die, give. )Sưu tầm
Nếu tiền bạc không được dùng để phục vụ cho bạn, nó sẽ trở thành ông chủ. Những kẻ tham lam không sở hữu tài sản, vì có thể nói là tài sản sở hữu họ.
(If money be not thy servant, it will be thy master. The covetous man cannot so properly be said to possess wealth, as that may be said to possess him. )Francis Bacon
Thành công không được quyết định bởi sự thông minh tài giỏi, mà chính là ở khả năng vượt qua chướng ngại.Sưu tầm
Nhà lợp không kín ắt bị mưa dột. Tâm không thường tu tập ắt bị tham dục xâm chiếm.Kinh Pháp cú (Kệ số 13)
Cái hại của sự nóng giận là phá hoại các pháp lành, làm mất danh tiếng tốt, khiến cho đời này và đời sau chẳng ai muốn gặp gỡ mình.Kinh Lời dạy cuối cùng
Thêm một chút kiên trì và một chút nỗ lực thì sự thất bại vô vọng cũng có thể trở thành thành công rực rỡ.
(A little more persistence, a little more effort, and what seemed hopeless failure may turn to glorious success. )Elbert Hubbard
Điều quan trọng nhất bạn cần biết trong cuộc đời này là bất cứ điều gì cũng có thể học hỏi được.Rộng Mở Tâm Hồn
Nhẫn nhục có nhiều sức mạnh vì chẳng mang lòng hung dữ, lại thêm được an lành, khỏe mạnh.Kinh Bốn mươi hai chương
Vết thương thân thể sẽ lành nhưng thương tổn trong tâm hồn sẽ còn mãi suốt đời.
(Stab the body and it heals, but injure the heart and the wound lasts a lifetime.)Mineko Iwasaki
Đại từ điển Phật Quang »» Đang xem mục từ: tam ba la mật đa
KẾT QUẢ TRA TỪ
tam ba la mật đa:
(三波羅蜜多) I. Tam Ba La Mật Đa. Gọi tắt: Tam ba la mật. Tông Pháp tướng dựa vào địa vị Năng tu mà chia 10 Ba la mật làm 3 loại: 1. Ba la mật đa: Hàng Bồ tát giai vị Tam hiền thuộc Địa tiền ở vô số kiếp thứ nhất, tu 10 Ba la mật như Bố thí... thế lực của Bồ tát này còn yếu kém, không đàn áp được phiền não, mà trái lại, bị phiền não chinh phục và hiện hành. 2. Cận ba la mật đa: Bồ tát từ Sơ địa đến Thất địa, ở vô số kiếp thứ hai, tu 10 Ba la mật, thế lực của hàng Bồ tát này dần dần tăng lên, không bị phiền não áp phục, mà có khả năng áp phục được phiền não, nhưng lại cố ý hiện hành phiền não để tu hành, cho nên sự tu hành này là cố ý chứ chẳng phải là sự tu hành nhậm vận tự do, không cần dụng công. 3. Đại ba la mật đa: Hàng Bồ tát từ Bát địa đến Thập địa, ở vô số kiếp thứ ba, tu 10 Ba la mật, thế lực của hàng Bồ tát này đã trở nên lớn mạnh, đủ sức áp phục tất cả phiền não 1 cách hoàn toàn, vĩnh viễn không cho hiện hành. [X. kinh Giải thâm mật Q.4; luận Thành duy thức Q.9; Thành duy thức luận diễn bí Q.3, phần cuối]. II. Tam Ba La Mật Đa. Cũng gọi Tam chủng ba la mật. Căn cứ vào sự sai khác giữa phàm phu, Nhị thừa và Bồ tát mà chia 6 độ như Bố thí... làm 3 loại: 1. Thế gian ba la mật: Chỉ cho các pháp 6 độ hữu lậu mà hàng phàm phu tu hành với tâm chấp trước ngã, ngã sở, đoạn, thường... để cầu mong được quả báo tốt đẹp như sinh lên cõi trời Phạm thiên... 2. Xuất thế gian ba la mật: Chỉ cho 6 độ của hàng Nhị thừa Thanh văn, Duyên giác tu hành để tự độ, với lòng mong cầu đạt đến cảnh giới vắng lặng của Niết bàn vô dư.3. Xuất thế gian thượng thượng ba la mật: Sáu độ của các vị Bồ tát biết vạn pháp duy tâm, không trụ nơi 6 trần, thấu suốt mình và người là cùng 1 thể nên không bỏ tất cả chúng sinh, mà tu hành 6 độ với tâm không phân biệt năng sở để làm lợi ích cho họ.[X. kinh Lăng già a bạt đa la bảo Q.4; Lăng già a bạt đa la bảo kinh chú giải Q.4, phần cuối].
Nếu muốn duyệt qua từng vần trong từ điển, xin nhập vào ô dưới đây vần tương ứng. Ví dụ: A, B, C...
Để giới hạn kết quả tìm kiếm chính xác hơn, quý vị có thể nhập 2 hoặc 3 chữ cái đầu vần. Ví dụ, để tìm những chữ như thiền, thiện... quý vị nên nhập thi thay vì t... sẽ cho một kết quả gần với yêu cầu của quý vị hơn.
_______________
MUA THỈNH KINH SÁCH PHẬT HỌC
DO NXB LIÊN PHẬT HỘI PHÁT HÀNH
Vô niệm (Pháp bảo Đàn kinh)
Tư tưởng xã hội trong Kinh điển Phật giáo Nguyên thủy
Các bài tiểu luận về Phật giáo của Trần Trọng Kim
Kinh Đại Bát Niết bàn Tập 1
Mua sách qua Amazon sẽ được gửi đến tận nhà - trên toàn nước Mỹ, Canada, Âu châu và Úc châu.
Chú ý: Việc đăng nhập thường chỉ thực hiện một lần và hệ thống sẽ ghi nhớ thiết bị này, nhưng nếu đã đăng xuất thì lần truy cập tới quý vị phải đăng nhập trở lại. Quý vị vẫn có thể tiếp tục sử dụng trang này, nhưng hệ thống sẽ nhận biết quý vị như khách vãng lai.
Quý vị đang truy cập từ IP 216.73.216.122 và chưa ghi danh hoặc đăng nhập trên máy tính này. Nếu là thành viên, quý vị chỉ cần đăng nhập một lần duy nhất trên thiết bị truy cập, bằng email và mật khẩu đã chọn.
Chúng tôi khuyến khích việc ghi danh thành viên ,để thuận tiện trong việc chia sẻ thông tin, chia sẻ kinh nghiệm sống giữa các thành viên, đồng thời quý vị cũng sẽ nhận được sự hỗ trợ kỹ thuật từ Ban Quản Trị trong quá trình sử dụng website này. Việc ghi danh là hoàn toàn miễn phí và tự nguyện.
Ghi danh hoặc đăng nhập
Thành viên đang online: Viên Hiếu Thành Huệ Lộc 1959 Bữu Phước Chúc Huy Minh Pháp Tự minh hung thich Diệu Âm Phúc Thành Phan Huy Triều Phạm Thiên Trương Quang Quý Johny Dinhvinh1964 Pascal Bui Vạn Phúc Giác Quý Trần Thị Huyền Chanhniem Forever NGUYỄN TRỌNG TÀI KỲ Dương Ngọc Cường Mr. Device Tri Huynh Thích Nguyên Mạnh Thích Quảng Ba T TH Tam Thien Tam Nguyễn Sĩ Long caokiem hoangquycong Lãn Tử Ton That Nguyen ngtieudao Lê Quốc Việt Du Miên Quang-Tu Vu phamthanh210 An Khang 63 zeus7777 Trương Ngọc Trân Diệu Tiến ... ...