Hạnh phúc không phải là điều có sẵn. Hạnh phúc đến từ chính những hành vi của bạn. (Happiness is not something ready made. It comes from your own actions.)Đức Đạt-lai Lạt-ma XIV
Hãy dang tay ra để thay đổi nhưng nhớ đừng làm vuột mất các giá trị mà bạn có.Đức Đạt-lai Lạt-ma XIV
Do ái sinh sầu ưu,do ái sinh sợ hãi; ai thoát khỏi tham ái, không sầu, đâu sợ hãi?Kinh Pháp Cú (Kệ số 212)
Kẻ yếu ớt không bao giờ có thể tha thứ. Tha thứ là phẩm chất của người mạnh mẽ. (The weak can never forgive. Forgiveness is the attribute of the strong.)Mahatma Gandhi
Người trí dù khoảnh khắc kề cận bậc hiền minh, cũng hiểu ngay lý pháp, như lưỡi nếm vị canh.Kinh Pháp Cú - Kệ số 65
Thành công là tìm được sự hài lòng trong việc cho đi nhiều hơn những gì bạn nhận được. (Success is finding satisfaction in giving a little more than you take.)Christopher Reeve
Tôn giáo không có nghĩa là giới điều, đền miếu, tu viện hay các dấu hiệu bên ngoài, vì đó chỉ là các yếu tố hỗ trợ trong việc điều phục tâm. Khi tâm được điều phục, mỗi người mới thực sự là một hành giả tôn giáo.Đức Đạt-lai Lạt-ma XIV
Điều người khác nghĩ về bạn là bất ổn của họ, đừng nhận lấy về mình. (The opinion which other people have of you is their problem, not yours. )Elisabeth Kubler-Ross
Thật không dễ dàng để tìm được hạnh phúc trong chính bản thân ta, nhưng truy tìm hạnh phúc ở bất kỳ nơi nào khác lại là điều không thể. (It is not easy to find happiness in ourselves, and it is not possible to find it elsewhere.)Agnes Repplier
Kinh nghiệm quá khứ và hy vọng tương lai là những phương tiện giúp ta sống tốt hơn, nhưng bản thân cuộc sống lại chính là hiện tại.Tủ sách Rộng Mở Tâm Hồn

Trang chủ »» Danh mục »» Đại từ điển Phật Quang »» Đang xem mục từ: tông giáo »»

Đại từ điển Phật Quang »» Đang xem mục từ: tông giáo








KẾT QUẢ TRA TỪ


tông giáo:

(宗教) Chỉ cho tông và giáo. Trong Hoa nghiêm ngũ giáo chương quyển 1, có thuyết Phân giáo khai tông (chia giáo mở tông), tức là tách 2 chữ Tông Giáo riêng ra để giải thích. Nghĩa là giáo pháp đức Phật nói ra vì thích ứng với căn cơ các đối tượng được giáo hóa, cho nên gọi là Giáo; còn ý chỉ căn bản trong giáo thì gọi là Tông. Thông thường, Tông là niềm tin chủ quan, cá nhân, còn Giáo thì có nghĩa giáo thuyết khách quan. Lại giáo chỉ của một tông cũng gọi là Tông giáo. Ngoài ra, có khi cho Tông là Giáo vô ngôn, mà Giáo là Tông hữu ngôn; hoặc cho Tông là Tông môn, Giáo là Giáo môn. Tức cho rằng Tông môn là chỉ cho Thiền môn truyền riêng ngoài giáo, vì Thiền là Giáo lìa lời nói, dùng tâm truyền tâm; còn Giáo môn thì chỉ cho Giáo tông nương theo ngôn giáo của các kinh luận Đại, Tiểu thừa mà được thành lập, như các tông Thiên thai, Tam luận, Pháp tướng, Hoa nghiêm... đều thuộc Giáo tông, đối lại với Thiền gia thì Giáo tông được gọi là Giáo gia. Cũng có khi cho Tông là chỉ cho 8 tông do tông Pháp tướng nói ra, hoặc 10 tông do tông Hoa nghiêm nói ra; lại có khi cho Giáo là chỉ cho 4 giáo hoặc 8 giáo do tông Thiên thai nói, hoặc 5 giáo do tông Hoa Nghiêm phán lập...; cũng có trường hợp cho Giáo là chỉ cho tất cả kinh giáo trong 3 tạng 12 phần giáo. Do đó mà biết danh từ Tông giáo, có thể nói, bao hàm ý nghĩa toàn thể Phật giáo. Từ sau khi tư tưởng học thuật phương Tây truyền sang các nước phương Đông thì thông thường đều dùng danh từ Tông giáo mà Phật giáo quen dùng để dịch chữ Religion trong các ngôn ngữ phương Tây như Anh, Đức, Pháp... Religion bắt nguồn từ tiếng La-tinhReligio, về ngữ nguyên của từ này có nhiều thuyết khác nhau. Có thuyết cho rằng Religiolà do động từ Ligare(kết) mà ra, hàm ý thần và người kết hợp; hoặc do động từ Legare(chỉnh lí) biến hóa mà ra, biểu thị ý nghĩa nghiêm túc và nghi lễ. Ý nghĩa nguyên thủy nhất của từReligiolà chỉ cho tình cảm sợ hãi, bất an đối với sự vật siêu tự nhiên; về sau từ ngữ này trở thành từ ngữ chỉ cho những sự vật siêu tự nhiên, là những đối tượng được yêu mến, rồi dần dần biểu hiện sự yêu mến ấy ra bên ngoài thành các nghi lễ. Từ đó,Religiolại tiến thêm một bước chỉ cho hệ thống tín ngưỡng, giáo nghĩa, nghi lễ của đoàn thể hoặc tổ chức nào đó. Cũng tức là loài người đối với năng lực thần bí hoặc hiện tượng có uy lực siêu nhân đã gán cho chúng một ý nghĩa, coi đó là chủ thể của lí tưởng tuyệt đối, đồng thời phát sinh ý niệm sợ hãi, thiêng liêng, tin cậy, về nương, tôn sùng... rồi tiến xa hơn nữa là thực hành các nghi thức như cúng tế, cầu đảo, lễ bái..., biến giới luật, tín điều thành những khuôn phép sinh hoạt hàng ngày để mong an tâm lập mệnh và hướng thượng phát triển nhân cách hoàn mĩ. Về các tông giáo đã được thành lập thì có rất nhiều chủng loại, hình thái cũng khác nhau, có những tông giáo hiện còn, cũng có các tông giáo đã suy vi, cho đến tuyệt tích. Về hình thái tông giáo có thể chia làm tông giáo tâm lí cá nhân và tông giáo xã hội tập đoàn. Tông giáo tâm lí cá nhân chỉ cho niềm tin và sự thể nghiệm tông giáo riêng của từng người, bất luận là người ấy có tham dự một tổ chức tông giáo đặc biệt nhất định nào hay không, hoặc có hình thái tín ngưỡng đặc biệt nhất định nào hay không. Nếu do tâm tín ngưỡng chí thành và sự thể nghiệm tha thiết của cá nhân mà tích cực hoằng truyền cho người khác, tập hợp nhiều người có cùng tín ngưỡng lại thì liền trở thành đoàn thể tông giáo, sinh ra tông giáo mới, người chủ xướng được gọi là Tổ khai sáng của tông giáo ấy. Còn nếu tận lực vận động đổi mới tông giáo vốn đã có từ trước thì gọi là Nhà cải cách. Về tông giáo xã hội đoàn thể, nếu theo lịch sử phát đạt của tông giáo mà phân loại thì đại khái có thể chia làm 3 loại là: Tông giáo nguyên thủy, Tông giáo quốc dân và Tông giáo thế giới. 1. Tông giáo nguyên thủy (cũng gọi Tông giáo bộ tộc): Chỉ chotông giáo thời đại thái cổ vàtông giáo xã hội chưa khai hóa, sùng bái tự nhiên, sùng bái tinh linh, sùng bái đồ đằng, đồng bóng... 2. Tông giáo quốc dân(cũng gọi Tông giáo dân tộc): Chỉ cho tông giáo được thực hành ở trong một khu vực nhất định như bộ tộc, dân tộc, quốc gia..., như Thần đạo của Nhật bản, Ấn độ giáo của Ấn độ, Do thái giáo của Israel, Đạo giáo, Nho giáo của Trung quốc... Phần nhiều có quan hệ mật thiết với phong tục, tập quán, chế độ xã hội ở khu vực ấy chứ chưa hẳn đã có khai tổ Tông giáo hoặc kinh điển y cứ, như Thần đạo của Nhật bản không có vị Giáo tổ nhất định nào mà chỉ lấy tông giáo nguyên thủy làm cơ sở và căn cứ vào tổ chức quốc gia mà phát triển. 3. Tông giáo thế giới:Như Phật giáo, Cơ đốc giáo, Hồi giáo... Loại hình tông giáo này phần nhiều tùy theo ý chí tự do cá nhân tiếp nhận tín ngưỡng và thuận theo tín điều, nghi lễ, giới luật... trong tổ chức. Thông thường, các tông giáo thế giới này do vị Khai tổ đặc biệt, nhất định sáng lập, đồng thời lấy hành tích và giáo thuyết của Khai tổ làm trung tâm để hình thành giáo lí và kinh điển của tông giáo này. Giáo đoàn phần nhiều dựa trên lập trường siêu dân tộc, quốc gia mà được thành lập, cho nên giáo pháp của các tông giáo này là lấy toàn thể nhân loại(Phật giáo thì lấy toàn thể chúng sinh) làm trung tâm, có tích cách thế giới tính và phổ biến tính. Tuy nhiên, tông giáo có thế giới tính mặc dù lấy toàn thể nhân loại làm trung tâm, nhưng trên thực tế thường lấy việc cứu giúp cá nhân làm nền tảng, cho nên có đặc tính tìm tòi tâm linh bên trong và chú trọng sự tu hành thực tiễn của cá nhân. Trong các tông giáo thế giới, đặc tính này hiện rõ nét nhất ở Phật giáo.Nếu y cứ theo đối tượng tín ngưỡng khác nhau màphân loại thì đại khái ta có thể chia Tông giáo làm 4loại như sau: 1. Đa thần giáo (Polytheism): Tức sùng bái nhiều dạng thần linh, thường là loại tín ngưỡng tự nhiên hình thành, tồn tại ở thời đại nguyên thủy chưa khai hóa. Theo với đà phát triển về nhân trí, đối với sự sùng bái tự nhiên, dần dần gán cho một ý nghĩa, lí tưởng, đối tượng sùng bái trở thành những thần linh cao cấp, được tin thờ song song với tổ tiên và các bậc anh hùng. Hoặc có khi từ Nhất thần giáo phát triển thành Đa thần giáo, tức đối với một vị thần có tính cách tối cao, lí tưởng hóa tính cách ấy thành những phân thân quyền hóa của vị thần tối cao để sùng bái một cách cá biệt. Như vị Giáo tổ của Phật giáo là đức Phật, về mặt trí tuệ của Ngài được lí tưởng hóa mà quyền hóa thành bồ tát Văn thù, bồ tát Thế chí..., về mặt từ bi của Ngài được lí tưởng hóa mà quyền hóa thành bồ tát Quán thế âm, còn về mặt hạnh nguyện thực tiễn của Ngài thì được lí tưởng hóa mà quyền hóa thành bồ tát Phổ hiền. Riêng bồ tát Quán thế âm vì cứu độ chúng sinh mà tùy cơ hóa hiện 33 thân, như Thánh quán âm, Thiên thủ thiên nhãn quán âm, Bất không quyên sách quán âm, Liễu diệp quán âm, Thủy nguyệt quán âm... 2. Nhất thần giáo (Monotheism): Từ sự sùng bái Đa thần giáo tự nhiên diễn tiến dần đến sự sùng bái một vị thần duy nhất có tính tiêu biểu cho cácthần. Như Do thái giáo, Cơđốc giáo, Hồi giáo đều là tín ngưỡng Nhất thần giáo điển hình. Còn Ấn độ giáo tuy có tính cách tín ngưỡng Đa thần, nhưng trong các thần tôn sùng một vị thần tối cao, ưu việt hơn các thần khác, là đại biểu của các thần, có uy quyền tuyệt đối, đây gọi là Đơn nhất thần giáo (Henotheism). Như phái Thấp bà, tôn Thấp bà (Phạm:Ziva) là thần tối cao duy nhất. Nhất thần giáo cũng có thể được gọi là Giao thế thần giáo (Kathenotheism), như Phạm thiên, Tìthấpnô, Thấp bà là 3 vị thần cùng được tôn thờ trong một tông phái nhưng có các địa vị khác nhau. Chẳng hạn như thần Thấp bà được phái Thấp bà sùng bái như vị thần tối cao, còn Phạm thiên và Tìthấpnô chỉ là thứ yếu, tùy thuộc thần Thấp bà. 3. Phiếm thần luận (Pantheism), cũng gọi Vạn hữu thần giáo. Đa thần giáo và Nhất thần giáo do được tin thờ một cách thực tế nên thuộc loại tông giáo có tính cách thực tiễn, so sánh với các tông giáo này thì Phiếm thần luận thuộc loại tông giáo lí luận, vì có tính chất nghiêng nặng về phương diện giải thích rõ triết học lí luận, cho rằng trong nội bộ các hiện tượng vũ trụ có cái nguyên lí phép tắc chi phối hiện tượng giới, rồi thần cách hóa nguyên lí phép tắc này mà chủ trương Đạo lí thần trùm khắp các hiện tượng trong vũ trụ. Phạm (Phạm: Brahman) trong Áo nghĩa thư của Ấn độ tức thuộc về Đạo lí thần. Phạm tồn tại trong Ngã cá nhân (Phạm:Àtman), đây là nền tảng của lí tưởng Phạm ngã đồng nhất tối cao.4. Vô thần luận(Atheism), cũng gọi Vô thần giáo. Chỉ cho loại tông giáo không lập thần làm đối tượng tín ngưỡng. Cơđốc giáo cho rằngnếu không lập thần kì thì không thành tông giáo. Các học giả phương Tây nghiên cứu Phật giáo nguyên thủy, cho rằngđức Phật không lễ bái các thần Phạm thiên, Đếthích... trái lại, Phạmthiên, Đế thích hướng Phật lễ bái, đồng thời lắng nghe Phật pháp, cho nên các học giả này chủ trương Phật giáo nguyên thủy thuộc về Vô thần luận. Đối với đời sống nhân loại, tông giáo có nhiều công năng: 1. Công năng nguyên thủy của tông giáo là nhằm diệt trừ khổ não, bất an, mang lại hi vọng và an vui, chủ yếu là công dụng về mặt tình cảm. 2. Về phương diện ý chí thiện ác, năng lực tông giáo có những giá trị tích cực, như giúp cứu vãn thế đạo nhân tâm, xác lập luân lí đạo đức, điều chỉnh dư luận, phát động xã hội phản tỉnh... 3. Quan hệ với tri thức, theo với đà phát triển trí năng của nhân loại, người đời dần dần bài bác tín ngưỡng tông giáo phản khoa học, phản lí tính, họ cho rằng trong tông giáo phần nhiều bao hàm sắc thái mê tín, nên cần phải sửa đổi hoặc loại bỏ. Trong Phật pháp bao hàm 3 yếu tố lớn: 1. Nhân: Hợp lí tính phù hợp với nhân quả hoặc quan hệ duyên khởi. 2. Đức:Luân lí tính phù hợp với chính kiến thiện ác. 3. Giáo:Tông giáo tính phù hợp về mặt tín ngưỡng với việc lợi mình lợi người. Như vậy, có thể nói, Phật giáo bao hàm 3 phương diện lớn là Trí(nhân), Tình(đức) và Ý(giáo) thuộc sinh mệnh tri thức của nhân loại.


Nếu muốn duyệt qua từng vần trong từ điển,
xin nhập vào ô dưới đây vần tương ứng. Ví dụ: A, B, C...

Nhập vần muốn tra:
Để giới hạn kết quả tìm kiếm chính xác hơn, quý vị có thể nhập 2 hoặc 3 chữ cái đầu vần. Ví dụ, để tìm những chữ như thiền, thiện... quý vị nên nhập thi thay vì t... sẽ cho một kết quả gần với yêu cầu của quý vị hơn.

_______________

MUA THỈNH KINH SÁCH PHẬT HỌC

DO NXB LIÊN PHẬT HỘI PHÁT HÀNH




Tư tưởng Tịnh Độ Tông


Hạnh phúc khắp quanh ta


Chuyện Vãng Sanh - Tập 2


Đức Phật và chúng đệ tử

Mua sách qua Amazon sẽ được gửi đến tận nhà - trên toàn nước Mỹ, Canada, Âu châu và Úc châu.

XEM TRANG GIỚI THIỆU.





Quý vị đang truy cập từ IP 52.23.201.145 và chưa ghi danh hoặc đăng nhập trên máy tính này. Nếu là thành viên, quý vị chỉ cần đăng nhập một lần duy nhất trên thiết bị truy cập, bằng email và mật khẩu đã chọn.
Chúng tôi khuyến khích việc ghi danh thành viên ,để thuận tiện trong việc chia sẻ thông tin, chia sẻ kinh nghiệm sống giữa các thành viên, đồng thời quý vị cũng sẽ nhận được sự hỗ trợ kỹ thuật từ Ban Quản Trị trong quá trình sử dụng website này.
Việc ghi danh là hoàn toàn miễn phí và tự nguyện.

Ghi danh hoặc đăng nhập

Thành viên đang online:
Rộng Mở Tâm Hồn Phan Huy Triều Rộng Mở Tâm Hồn Pascal Bui Rộng Mở Tâm Hồn caokiem Rộng Mở Tâm Hồn hoangquycong Rộng Mở Tâm Hồn Lãn Tử Rộng Mở Tâm Hồn Ton That Nguyen Rộng Mở Tâm Hồn Nguyễn Sĩ Long Rộng Mở Tâm Hồn ngtieudao Rộng Mở Tâm Hồn Viên Hiếu Thành Rộng Mở Tâm Hồn Phạm Thiên Rộng Mở Tâm Hồn Tri Huynh Rộng Mở Tâm Hồn Chúc Huy Rộng Mở Tâm Hồn Trương Quang Quý Rộng Mở Tâm Hồn Lê Quốc Việt Rộng Mở Tâm Hồn Du Miên Rộng Mở Tâm Hồn Quang-Tu Vu Rộng Mở Tâm Hồn phamthanh210 Rộng Mở Tâm Hồn An Khang 63 Rộng Mở Tâm Hồn Vạn Phúc Rộng Mở Tâm Hồn zeus7777 Rộng Mở Tâm Hồn Trương Ngọc Trân Rộng Mở Tâm Hồn Diệu Tiến Rộng Mở Tâm Hồn Tam Thien Tam Rộng Mở Tâm Hồn Nguyên Ngọc Rộng Mở Tâm Hồn Trần Thị Huyền Rộng Mở Tâm Hồn Thiện Diệu Rộng Mở Tâm Hồn Nguyễn Văn Minh Rộng Mở Tâm Hồn Diệu Âm Phúc Thành Rộng Mở Tâm Hồn Thiền Khách Rộng Mở Tâm Hồn nước Rộng Mở Tâm Hồn Bui Tuyet Lan Rộng Mở Tâm Hồn Xuân Thôn Rộng Mở Tâm Hồn Nguyên Độ Rộng Mở Tâm Hồn Thích Quảng Ba Rộng Mở Tâm Hồn Pháp Tâm Rộng Mở Tâm Hồn Dinhvinh1964 Rộng Mở Tâm Hồn Yduongvan Rộng Mở Tâm Hồn Trí Tuệ Từ Bi Rộng Mở Tâm Hồn Tiến Mạnh Rộng Mở Tâm Hồn Hoat Khong ... ...

Hoa Kỳ (390 lượt xem) - Việt Nam (123 lượt xem) - French Southern Territories (5 lượt xem) - Senegal (3 lượt xem) - Saudi Arabia (3 lượt xem) - Philippines (2 lượt xem) - Uzbekistan (1 lượt xem) - Kenya (1 lượt xem) - Anh quốc (1 lượt xem) - Hà Lan (1 lượt xem) - Mauritius (1 lượt xem) - Nga (1 lượt xem) - Algeria (1 lượt xem) - ... ...