Người ta có hai cách để học hỏi. Một là đọc sách và hai là gần gũi với những người khôn ngoan hơn mình.
(A man only learns in two ways, one by reading, and the other by association with smarter people.)Will Rogers
Như đá tảng kiên cố, không gió nào lay động, cũng vậy, giữa khen chê, người trí không dao động.Kinh Pháp cú (Kệ số 81)
Chúng ta phải thừa nhận rằng khổ đau của một người hoặc một quốc gia cũng là khổ đau chung của nhân loại; hạnh phúc của một người hay một quốc gia cũng là hạnh phúc của nhân loại.Đức Đạt-lai Lạt-ma XIV
Kẻ làm điều ác là tự chuốc lấy việc dữ cho mình.Kinh Bốn mươi hai chương
Ai sống quán bất tịnh, khéo hộ trì các căn, ăn uống có tiết độ, có lòng tin, tinh cần, ma không uy hiếp được, như núi đá, trước gió.Kinh Pháp cú (Kệ số 8)
Đôi khi ta e ngại về cái giá phải trả để hoàn thiện bản thân, nhưng không biết rằng cái giá của sự không hoàn thiện lại còn đắt hơn!Sưu tầm
Lo lắng không xua tan bất ổn của ngày mai nhưng hủy hoại bình an trong hiện tại.
(Worrying doesn’t take away tomorrow’s trouble, it takes away today’s peace.)Unknown
Như cái muỗng không thể nếm được vị của thức ăn mà nó tiếp xúc, người ngu cũng không thể hiểu được trí tuệ của người khôn ngoan, dù có được thân cận với bậc thánh.Đức Đạt-lai Lạt-ma XIV
Hãy làm một người biết chăm sóc tốt hạt giống yêu thương trong tâm hồn mình, và những hoa trái của lòng yêu thương sẽ mang lại cho bạn vô vàn niềm vui và hạnh phúc.Tủ sách Rộng Mở Tâm Hồn
Sự nguy hại của nóng giận còn hơn cả lửa dữ. Kinh Lời dạy cuối cùng
Đại từ điển Phật Quang »» Đang xem mục từ: tinh vân
KẾT QUẢ TRA TỪ
tinh vân:
(星雲) Danh tăng Trung quốc, người ở Giang Đô, tỉnh Giangtô, hiệu Kim giác, bút hiệu Ma ca. Năm 12 tuổi, sư lễ Chí khai thượng nhân, chùa Đại giác, ở Nghi hưng, núi Thê hà, Nam kinh, xin xuất gia, được đặt pháp danh là Ngộ triệt. Năm Dân quốc 30 (1941), sư thụ giới Cụ túc ở núi Thê hà và ở lại đây học Luật, sau sư lại đến tham học ở Phật học viện Tiêu sơn. Sau khi rời viện, sư làm Hiệu trưởng trường Bạch tháp quốc dân, chủ biên nguyệt san Nộ đào, trụ trì chùa Hoa tạng tại Nam kinh. Năm Dân quốc 38 (1949), sư đến Đài loan trụ ở chùa Viên quang tại Trung lịch. Năm D.Q. 39 (1950), sư làm Chủ biên nguyệt san Nhân sinh. Năm D.Q. 40 (1951), sư làm Chủ nhiệm Giáo vụ hội Phật giáo giảng tập Đài loan. Năm D.Q. 41 (1952), sư đến chùa Lôi âm ở Nghi lan, thành lập các hội như: Niệm Phật, Hoằng pháp, Học sinh, đồng thời mở vườn trẻ và giảng pháp trên đài Phát thanh. Năm D.Q. 44 (1955), sư sáng lập Phật giáo đường tại Cao hùng. Năm D.Q. 46 (1957), sư sáng lập Phật giáo văn hóa phục vụ xứ ở Đài bắc, xuất bản kinh sách để mở rộng văn hóa Phật giáo. Năm D.Q. 51 (1962), sư sáng lập chùa Thọ sơn ở Cao hùng, mở Phật học viện Thọ sơn tại chùa này để đào tạo nhân tài cho Phật giáo. Năm D.Q. 56 (1967), sư lại sáng lập Phật quang sơn ở làng Đại thụ, huyện Cao hùng và giữ chức Trụ trì đời thứ nhất. Từ đó về sau, sư lấy Phật quang sơn làm đạo tràng căn bản cho công cuộc hoằng pháp. Ngoài việc tích cực xây dựng Phật quang sơn thành một ngôi chùa danh tiếng trên toàn Đài loan, sư còn hết sức phát triển sự nghiệp giáo dục, văn hóa Phật giáo, từ thiện xã hội... Sư đặt hết kì vọng vào việc phục hưng Phật giáo và lấy việc giáo dục nhân tài làm gốc, cho nên ra sức xây dựng các viện Phật học các cấp, đồng thời, năm D.Q. 62 (1973), sư sáng lập Đại học Phật giáo đầu tiên (Đại học Tùng lâm) để giáo dục thanh niên Phật giáo, sau được đổi thành viện nghiên cứu Phật giáo Trung quốc, lại thiết lập Nghiên cứu bộ để giúp cho thanh niên Phật giáo, sau khi tốt nghiệp Đại học, hay viện Phật học, tiếp tục nghiên cứu Phật giáo sâu hơn, mở đường cho nền giáo dục Cao đẳng Phật giáo chuyên môn trong nước. Đồng thời, sư làm Trưởng sở Sở nghiên cứu văn hóa Ấn độ thuộc Đại học Văn hóa Trung quốc, Giáo sư Đại học Đông hải, người đầu tiên chính thức đưa Phật giáo vào lãnh vực giáo dục Cao đẳng. Sư còn mở các lớp học mùa hè dành cho các sinh viên, học sinh học tập, nghiên cứu Phật pháp. Sư cũng cảm thấy cần có nhân tài hoằng pháp với tầm cỡ quốc tế nên đã cho nhiều học trò và đệ tử có năng lực du học các nước như Nhật bản, Hoa kỳ, Ấn độ, Hàn Quốc... có tới mấy mươi người đạt được học vị trên cấp Đại học. Mục đích một đời của sư là mở rộng sự nghiệp văn hóa Phật giáo, cho nên ngay từ lúc còn trẻ, sư đã làm Chủ biên các nguyệt san Nhân sinh, Kim nhật Phật giáo..., sau đó lại phát hành Giác thế tuần san, Giác thế nguyệt san, Phổ môn nguyệt san... đồng thời sáng lập Phật quang xuất bản xã, Phật quang Đại tạng kinh biên tu ủy viên hội... Ngoài ra, sư cũng đẩy mạnh công cuộc .giao lưu Phật giáo quốc tế, từng nhiều lần tổ chức Hội nghị học thuật Phật giáo quốc tế đại qui mô. Năm D.Q. 68 (1979), sư giữ chức Hội trưởng Hội xúc tiến Phật giáo quốc tế Mỹ quốc (International Buddhist Progress Society), chủ trương phát triển Phật pháp Đại thừa ở Hoa kỳ. Năm Dân quốc 69 (1971), trường Đại học Đông Phương (University of Oriental Studies) ở Los Angeles, Hoa kỳ, tặng sư bằng Tiến sĩ Triết học danh dự về những thành tựu hoằng pháp của sư, sau sư làm Hội trưởng Tổng hội Thanh niên Phật giáo Hoa kỳ. Năm Dân Quốc 71 (1982), Phật quang sơn kết nghĩa huynh đệ với Thông đệ tự của Hàn quốc, xúc tiến việc giao lưu văn hóa, tông giáo giữa 2 nước Trung, Hàn. Ngoài ra, sư cũng đến hoằng pháp tại các nước Thái lan, Mã lai, Hương cảng... Sư có các tác phẩm: Thích ca mâu ni Phật truyện, Thập đại đệ tử truyện, Ngọc lâm quốc sư, Giác thế luận tùng, Vô thanh tức đích ca xướng, Tinh vân đại sư giảng diễn tập.
Nếu muốn duyệt qua từng vần trong từ điển, xin nhập vào ô dưới đây vần tương ứng. Ví dụ: A, B, C...
Để giới hạn kết quả tìm kiếm chính xác hơn, quý vị có thể nhập 2 hoặc 3 chữ cái đầu vần. Ví dụ, để tìm những chữ như thiền, thiện... quý vị nên nhập thi thay vì t... sẽ cho một kết quả gần với yêu cầu của quý vị hơn.
_______________
TỪ ĐIỂN HỮU ÍCH CHO NGƯỜI HỌC TIẾNG ANH
DO NXB LIÊN PHẬT HỘI PHÁT HÀNH
BẢN BÌA CỨNG (HARDCOVER) 1200 trang - 54.99 USD
BẢN BÌA THƯỜNG (PAPERBACK) 1200 trang - 45.99 USD
BẢN BÌA CỨNG (HARDCOVER) 728 trang - 29.99 USD
BẢN BÌA THƯỜNG (PAPERBACK) 728 trang - 22.99 USD
Mua sách qua Amazon sẽ được gửi đến tận nhà - trên toàn nước Mỹ, Canada, Âu châu và Úc châu.
Chú ý: Việc đăng nhập thường chỉ thực hiện một lần và hệ thống sẽ ghi nhớ thiết bị này, nhưng nếu đã đăng xuất thì lần truy cập tới quý vị phải đăng nhập trở lại. Quý vị vẫn có thể tiếp tục sử dụng trang này, nhưng hệ thống sẽ nhận biết quý vị như khách vãng lai.
Quý vị đang truy cập từ IP 216.73.216.122 và chưa ghi danh hoặc đăng nhập trên máy tính này. Nếu là thành viên, quý vị chỉ cần đăng nhập một lần duy nhất trên thiết bị truy cập, bằng email và mật khẩu đã chọn.
Chúng tôi khuyến khích việc ghi danh thành viên ,để thuận tiện trong việc chia sẻ thông tin, chia sẻ kinh nghiệm sống giữa các thành viên, đồng thời quý vị cũng sẽ nhận được sự hỗ trợ kỹ thuật từ Ban Quản Trị trong quá trình sử dụng website này. Việc ghi danh là hoàn toàn miễn phí và tự nguyện.
Ghi danh hoặc đăng nhập
Thành viên đang online: Viên Hiếu Thành Huệ Lộc 1959 Bữu Phước Chúc Huy Minh Pháp Tự minh hung thich Diệu Âm Phúc Thành Phan Huy Triều Phạm Thiên Trương Quang Quý Johny Dinhvinh1964 Pascal Bui Vạn Phúc Giác Quý Trần Thị Huyền Chanhniem Forever NGUYỄN TRỌNG TÀI KỲ Dương Ngọc Cường Mr. Device Tri Huynh Thích Nguyên Mạnh Thích Quảng Ba T TH Tam Thien Tam Nguyễn Sĩ Long caokiem hoangquycong Lãn Tử Ton That Nguyen ngtieudao Lê Quốc Việt Du Miên Quang-Tu Vu phamthanh210 An Khang 63 zeus7777 Trương Ngọc Trân Diệu Tiến ... ...