Tôi phản đối bạo lực vì ngay cả khi nó có vẻ như điều tốt đẹp thì đó cũng chỉ là tạm thời, nhưng tội ác nó tạo ra thì tồn tại mãi mãi.
(I object to violence because when it appears to do good, the good is only temporary; the evil it does is permanent.)Mahatma Gandhi
Như bông hoa tươi đẹp, có sắc nhưng không hương. Cũng vậy, lời khéo nói, không làm, không kết quả.Kinh Pháp cú (Kệ số 51)
Tôn giáo không có nghĩa là giới điều, đền miếu, tu viện hay các dấu hiệu bên ngoài, vì đó chỉ là các yếu tố hỗ trợ trong việc điều phục tâm. Khi tâm được điều phục, mỗi người mới thực sự là một hành giả tôn giáo.Đức Đạt-lai Lạt-ma XIV
Chúng ta có lỗi về những điều tốt mà ta đã không làm.
(Every man is guilty of all the good he did not do.)Voltaire
Cuộc sống xem như chấm dứt vào ngày mà chúng ta bắt đầu im lặng trước những điều đáng nói.
(Our lives begin to end the day we become silent about things that matter. )Martin Luther King Jr.
Thước đo giá trị con người chúng ta là những gì ta làm được bằng vào chính những gì ta sẵn có.
(The measure of who we are is what we do with what we have.)Vince Lombardi
Chúng ta không học đi bằng những quy tắc mà bằng cách bước đi và vấp ngã.
(You don't learn to walk by following rules. You learn by doing, and by falling over. )Richard Branson
Nếu không yêu thương chính mình, bạn không thể yêu thương người khác. Nếu bạn không có từ bi đối với mình, bạn không thể phát triển lòng từ bi đối với người khác.Đức Đạt-lai Lạt-ma XIV
Niềm vui cao cả nhất là niềm vui của sự học hỏi.
(The noblest pleasure is the joy of understanding.)Leonardo da Vinci
Thật không dễ dàng để tìm được hạnh phúc trong chính bản thân ta, nhưng truy tìm hạnh phúc ở bất kỳ nơi nào khác lại là điều không thể.
(It is not easy to find happiness in ourselves, and it is not possible to find it elsewhere.)Agnes Repplier
Đại từ điển Phật Quang »» Đang xem mục từ: tính không tướng không
KẾT QUẢ TRA TỪ
tính không tướng không:
(性空相空) Cũng gọi Tính tướng nhị không. Phật giáo chủ trương các pháp là Không, nói về thể tính của các pháp thì gọi là Tính không; còn bàn đến tướng trạng các pháp thì gọi là Tướng không. Về vấn đề này cũng có nhiều thuyết khác nhau. 1. Luận Đại trí độ quyển 31 liệt kê Tướng không. Tính không nghĩa là khi tính của các pháp chưa sinh thì không có; còn lúc gặp các duyên hòa hợp thì sinh khởi các pháp, nếu không có các duyên thì cũng không có tính. Như nước, do lửa đốt nấu mà sinh ra tính nóng, khi lửa tắt thì tính nóng cũng mất. Tướng không tức tướng chung, tướng riêng của các pháp(các tướng vô thường, khổ, không,...là tướng chung, tướng nóng của lửa, tướng ướt của nước,... là tướng riêng) đều là không. 2. Theo sự giải thích trong luận Thậpbát khôngdo ngài Chân đế dịch thì tính không nghĩa là Phật tính tức không. Phật tính là tự tính của các pháp, là tính chân thực, là tự tính niết bàn vắng lặng, vô thể, vô tướng, vô sinh, vô diệt. Còn Tướng không nghĩa làHóa thân chẳng phải sinh tử, chẳng phải Niết bàn, cho nên không có tướng sinh tử hư vọng, cũng không có tướng Niết bànchân thực. 3. Theo tông Thiên thai, khi thực hành pháp quán Nhất không(Thực tướng của pháp tính), nếu y cứ vào hành tướng phá chấp khác nhau mà phân biệt thì có thể chia pháp không(đối tượng để quán xét)ra làm Tính không và Tướng không. Về Tính không thì dùng 4 câu Chẳng tự sinh, chẳng do cái khác sinh, chẳng cộng sinh, chẳng phải không nhân sinh để suy nghiệm các pháp, phá trừ vọng chấp Có, đồng thời tiến hành quán xét Các pháp tính không. Về Tướng không thì khi sự chấp tính đã bị phá, lại trừ bỏ luôn cả cái tướng tên giả của Tính, làm cho nó cũng không. Vì thế nên biết hễ tu quán pháp Không thì sẽ phá bỏ được vọng chấp Tính, Tướng. 4. Theo Hành sự sao tư trì kí quyển 28, Tính không là lí Không vô ngã do hàng Nhị thừa Thanh văn, Duyên giác phân tích thể tính của các pháp mà hiển bày. Tướng không là lí Không vô tướng do hàng Tiểu Bồ tát không qua phân tích mà trực tiếp y cứ vào bản tướng của các pháp để hiển bày. [X. Kim quang minh kinh văn cú kí Q.6 hạ; Chỉ quán phụ hành truyền hoằng quyết Q.3, phần 3].
Nếu muốn duyệt qua từng vần trong từ điển, xin nhập vào ô dưới đây vần tương ứng. Ví dụ: A, B, C...
Để giới hạn kết quả tìm kiếm chính xác hơn, quý vị có thể nhập 2 hoặc 3 chữ cái đầu vần. Ví dụ, để tìm những chữ như thiền, thiện... quý vị nên nhập thi thay vì t... sẽ cho một kết quả gần với yêu cầu của quý vị hơn.
_______________
MUA THỈNH KINH SÁCH PHẬT HỌC
DO NXB LIÊN PHẬT HỘI PHÁT HÀNH
Bhutan có gì lạ
Mục lục Đại Tạng Kinh Tiếng Việt
Có và Không
Gọi nắng xuân về
Mua sách qua Amazon sẽ được gửi đến tận nhà - trên toàn nước Mỹ, Canada, Âu châu và Úc châu.
Chú ý: Việc đăng nhập thường chỉ thực hiện một lần và hệ thống sẽ ghi nhớ thiết bị này, nhưng nếu đã đăng xuất thì lần truy cập tới quý vị phải đăng nhập trở lại. Quý vị vẫn có thể tiếp tục sử dụng trang này, nhưng hệ thống sẽ nhận biết quý vị như khách vãng lai.
Quý vị đang truy cập từ IP 216.73.216.122 và chưa ghi danh hoặc đăng nhập trên máy tính này. Nếu là thành viên, quý vị chỉ cần đăng nhập một lần duy nhất trên thiết bị truy cập, bằng email và mật khẩu đã chọn.
Chúng tôi khuyến khích việc ghi danh thành viên ,để thuận tiện trong việc chia sẻ thông tin, chia sẻ kinh nghiệm sống giữa các thành viên, đồng thời quý vị cũng sẽ nhận được sự hỗ trợ kỹ thuật từ Ban Quản Trị trong quá trình sử dụng website này. Việc ghi danh là hoàn toàn miễn phí và tự nguyện.
Ghi danh hoặc đăng nhập
Thành viên đang online: Viên Hiếu Thành Huệ Lộc 1959 Bữu Phước Chúc Huy Minh Pháp Tự minh hung thich Diệu Âm Phúc Thành Phan Huy Triều Phạm Thiên Trương Quang Quý Johny Dinhvinh1964 Pascal Bui Vạn Phúc Giác Quý Trần Thị Huyền Chanhniem Forever NGUYỄN TRỌNG TÀI KỲ Dương Ngọc Cường Mr. Device Tri Huynh Thích Nguyên Mạnh Thích Quảng Ba T TH Tam Thien Tam Nguyễn Sĩ Long caokiem hoangquycong Lãn Tử Ton That Nguyen ngtieudao Lê Quốc Việt Du Miên Quang-Tu Vu phamthanh210 An Khang 63 zeus7777 Trương Ngọc Trân Diệu Tiến ... ...