Nếu muốn người khác được hạnh phúc, hãy thực tập từ bi. Nếu muốn chính mình được hạnh phúc, hãy thực tập từ bi.Đức Đạt-lai Lạt-ma XIV
Cỏ làm hại ruộng vườn, sân làm hại người đời. Bố thí người ly sân, do vậy được quả lớn.Kinh Pháp Cú (Kệ số 357)
Thành công không được quyết định bởi sự thông minh tài giỏi, mà chính là ở khả năng vượt qua chướng ngại.Sưu tầm
Học vấn của một người là những gì còn lại sau khi đã quên đi những gì được học ở trường lớp. (Education is what remains after one has forgotten what one has learned in school.)Albert Einstein
Bạn có biết là những người thành đạt hơn bạn vẫn đang cố gắng nhiều hơn cả bạn?Sưu tầm
Cho dù không ai có thể quay lại quá khứ để khởi sự khác hơn, nhưng bất cứ ai cũng có thể bắt đầu từ hôm nay để tạo ra một kết cuộc hoàn toàn mới. (Though no one can go back and make a brand new start, anyone can start from now and make a brand new ending. )Carl Bard
Trời sinh voi sinh cỏ, nhưng cỏ không mọc trước miệng voi. (God gives every bird a worm, but he does not throw it into the nest. )Ngạn ngữ Thụy Điển
Chỉ có một hạnh phúc duy nhất trong cuộc đời này là yêu thương và được yêu thương. (There is only one happiness in this life, to love and be loved.)George Sand
Ví như người mù sờ voi, tuy họ mô tả đúng thật như chỗ sờ biết, nhưng ta thật không thể nhờ đó mà biết rõ hình thể con voi.Kinh Đại Bát Niết-bàn
Để đạt được thành công, trước hết chúng ta phải tin chắc là mình làm được. (In order to succeed, we must first believe that we can.)Nikos Kazantzakis

Trang chủ »» Danh mục »» Đại từ điển Phật Quang »» Đang xem mục từ: tịnh độ tông »»

Đại từ điển Phật Quang »» Đang xem mục từ: tịnh độ tông








KẾT QUẢ TRA TỪ


tịnh độ tông:

(淨土宗) Tông phái Phật giáo lấy việc vãng sinh Tịnh độ cực lạc làm mục đích, 1 trong 13 tông của Trung quốc, 1 trong 13 tông của Nhậtbản. Tịnh độ là chỉ cho cõi nước thanh tịnh, cõi nước trang nghiêm, tức là xứ sở được trang nghiêm bằng các công đức thanh tịnh. Tịnh độ tông cũng gọi là Liên tông, vì ngài Tuệ viễn đời Đông Tấn kết Bạch liên xã(hội sen trắng)ở Lô sơn, lấy ý nghĩa người sinh về Tịnh độ phương Tây đều hóa sinh trong hoa sen, do đó, cõi nước Cực lạc cũng gọi là Liên bang(cõi nước hoa sen). Tông này đặc biệt lấy việc xưng niệm Phật làm pháp tu hành, chủ yếu nhờ vào tha lực của bản nguyện Di đà, cầu mong được sinh về Tịnh độ cực lạc phương Tây, vì thế nên còn được gọi là Niệm Phật tông.Tư tưởng Tịnh độ là y cứ vào 3 bộ kinh do đức Phật Thích ca giảng thuyết. Đó là kinh Vô lượng thọ do Phật giảng nói ở núi Kìxà quật; kinh Quán vô lượng thọ Phật nói ở thành Vương xá và kinh A di đà Phật nói ở vườn Kì thụ Cấp cô độc. Sau khi đức Phật nhập diệt khoảng 900 năm, ngài Thiên thân soạn luận Vãng sinh tịnh độ, rồi đến các vị Luận sư Mã minh, Long thụ trình bày ý nghĩa then chốt của 3 bộ kinh trên mà hoằng truyền tông Tịnh độ. Niên hiệu Vĩnh bình năm đầu (508) đời Bắc Ngụy, ngài Bồ đề lưu chi đến Trung quốc, dạy kinh Quán vô lượng thọ cho ngài Đàm loan, trao truyền đầy đủ kinh luận Tịnh độ, mở ra 1 thời đại mới cho sự tiến triển của pháp môn Tịnh độ ở Trung quốc. Về việc truyền dịch kinh điển Tịnh độ ở Trung quốc thì đầu tiên là các ngài Chi lâu ca sấm và Trúc phật sóc cùng dịch kinh Bát chu tam muội (năm 179), ngài Chi khiêm đời Tam quốc dịch kinh Đại A di đà 2 quyển, ngài Trúc pháp hộ đời Tây tấn dịch kinh Vô lượng thanh tịnh bình đẳng giác 2 quyển. Ngoài ra còn có kinh Tuệ ấn tam muội và kinh Vô lượng môn vi mật trì do ngài Chi khiêm dịch; kinh Đức quang thái tử, kinh Quyết định tổng trì và A di đà Phật kệ... do ngài Trúc pháp hộ dịch. Năm Hoằng thủy thứ 3 (401) đời Diêu tần, ngài Cưu ma la thập dịch kinh A di đà, luận Thập trụ tì bà sa,... nói qua về sự trang nghiêm của Tịnh độ cực lạc, là các bộ kinh luận được đọc tụng thịnh hành nhất xưa nay. Về sau tiếp tục có ngài Đàm vô sấm đời Bắc Lương dịch kinh Bi hoa 10 quyển (năm 419), Ngài Bảo vân đời Lưu Tống dịch kinh Tân vô lượng thọ 2 quyển (năm 421), ngài Cương lương da xá đời Lưu Tống dịch kinh Quán vô lượng thọ 2 quyển (năm 424). Người đời sau gọi chung kinh Quán vô lượng thọ, kinh Vô lượng thọ và kinh A di đà là Tịnh độ tam bộ kinh. Đến đây, sự truyền dịch kinh điển Tịnh độ đã được hoàn bị. Pháp môn tịnh độ ở Trung quốc chủ yếu là Di lặc tịnh độ và Di đà tịnh độ. Về tín ngưỡng tịnh độ Di lặc thì đầu tiên là ngài Đạo an đời Tây Tấn, ngài có soạn luận Tịnh độ 6 quyển, nguyện sinh tịnh độ Di lặc ở cõi Đâu suất; các ngài Huyền trang và Khuy cơ đời Đường cũng hành trì và quy y tịnh độ Di lặc. Nhưng từ đó về sau, vì ít người tu và người hoằng dương cũng ít nên tịnh độ Di lặc dần dần suy vi, nhường chỗ cho sự hưng thịnh của tín ngưỡng Di đà và tịnh độ Di đà bèn trở thành đại biểu cho tịnh độ của chư Phật. Người hoằng dương tịnh độ Di đà mạnh nhất là ngài Tuệ viễn đời Đông Tấn, ngài kết Bạch liên xã ở Lô sơn, cùng với mọi người chuyên tu tam muội Niệm Phật, theo yếu chỉ kinh Bát chu tam muội để mong được vãng sinh thấy Phật. Đây là tổ chức kết đoàn niệm Phật đầu tiên ở Trung quốc và cũng là dòng chính của Tịnh độ Trung quốc. Thời Tuyên vũ đế nhà Bắc Ngụy, ngài Bồ đề lưu chi dịch Vô lượng thọ kinhưu ba đề xá nguyện sinh kệ của ngài Thế thân, ngài Đàm loan chú giải, soạn thuật Vãng sinh luận chú, lại y cứ vào luận Thập trụ tì bà sa của ngài Long thụ mà nêu rõ sự khác nhau giữa Nan hành đạo(đạo khó thực hành) và Dị hành đạo(đạo dễ thực hành), giữa Tự lực và Tha lực, cho rằng nương nhờ vào bản nguyện tha lực là đạo phương tiện dễ thực hành trong cõi đời có 5 thứ nhơ nhớp, xấu ác, bắt đầu mở ra nghĩa căn bản của việc lập giáo Tịnh độ, đồng thời chuyên chú trọng việc trì danh niệm Phật để cầu sinh Tịnh độ. Đến đời Đường, các ngài Đạo xước, Thiện đạo,... noi theo giáo chỉ của ngài Đàm loan hết sức đề cao năng lực bản nguyện, lại chủ xướng tư tưởng mạt pháp để vạch ra con đường then chốt thích ứng với thời giáo. Ngài Đạo xước soạn An lạc tập, bác bỏ kiến giải sai lầm của những người khác, mở ra con đường trọng yếu cho chúng sinh trong thời mạt pháp, đồng thời căn cứ vào thuyết Dị hành đạo và Nan hành đạo của ngài Đàm loan mà lập giáo phán Tịnh độ môn và Thánh đạo môn. Ngài Thiện đạo soạn Quán vô lượng thọ Phật kinh sớ, nêu rõ các kiến giải sai lầm xưa nay, xác định giáo nghĩa và giáo tướng Tịnh độ; đồng thời, theo các ngài Đàm loan, Đạo xước mà lập Chính hạnh, Tạp hạnh để đặt vững nền tảng cho hệ thống giáo nghĩa độc lập của Tịnh độ. Về sau, ngài Hoài cảm soạn luận Thích tịnh độ quần nghi; ngài Thiếu khang mở rộng tông này. Từ ngài Đàm loan đến ngài Thiếu Khang được gọi là Chấn đán ngũ tổ(5 vị Tổ sư Tịnh độ Trung quốc). Thời bấy giờ, các vị Đại sư ở Trường an mỗi vị cũng có soạn chú sớ các kinh A di đà, Quán vô lượng thọ,... sự nghiên cứu kinh điển Tịnh độ đã đạt đến điểm cao. Vào đầu năm Khai nguyên đời Đường, ngài Tuệ nhật từ Ấn độ trở về Trung quốc, thấy các Thiền gia đương thời coi Tịnh độ là Thuyết phương tiện để dẫn dắt người ngu nên đã cực lực phản đối và đề xướng sự cần thiết phải niệm Phật cầu vãng sinh. Ngài Tuệ nhật chủ trương trì giới và niệm Phật cùng thực hành, Thiền định và Tịnh độ đều tu, Giáo và Thiền hợp nhất, hồi hướng tất cả công đức tu hành nguyện cầu vãng sinh Tịnh độ. Các ngài Thừa viễn, Pháp chiếu, Phi tích,... kế thừa thuyết này, lấy tam muội niệm Phật làm pháp môn thiền định sâu xa mầu nhiệm không gì hơn, cực lực bài xích sự tọa thiền để lòng trống rỗng của thiền tăng. Do đó, tông Tịnh độ Trung quốc ở đời Đường có thể chia làm 3 hệ thống, đó là hệ thống ngài Tuệ viễn(phái Luận lí, có tính thường thức), hệ thống ngài Thiện đạo (phái Phật nguyện, đặt nặng tín ngưỡng) và hệ thống ngài Từ mẫn Tuệ nhật(phái Diệu hữu, không bỏ muôn hạnh). Bấy giờ, Thiền tăng có những vị chủ trương gần giống với phái ngài Tuệ nhật, như ngài Tuyên thập học trò Ngũ tổ đề xướng phái Nam sơn niệm Phật môn thiền tông, ngài Nam dương Tuệ trung đệ tử Lục tổ đề xướng Giải hành kiêm tu(hiểu vàlàmcùng tu). Đến ngài Vĩnh minh Diên thọ là cháu đích tôn ngài Pháp nhãn đời Hậu Chu lại tận lực hoằng dương Thiền tịnh song tu, tăng tục đời Tống đều kế thừa di phong này của ngài Diên thọ. Tông Thiên thai cũng có nhiều vị kính tin Tịnh độ và hiểu nghĩa Tịnh độ, trong đó, ngài Tứ minh Tri lễ đời Tống là nổi tiếng nhất với bộ Quán kinh sớ diệu tông sao do ngài soạn, thuyết Ước tâm quán Phật của ngài chính là Thai Tịnh dung hợp luận vốn được các nhà Thiên thai xem trọng. Từ đời Nguyên về sau, phong cách Thiền tịnh song tu lại càng thịnh hành hơn, các ngài Trung phong Minh bản, Thiên như Duy tắc,... đều qui tâm Tịnh độ. Đến đời Minh, các vị như Sở sơn Thiệu kì, Không cốc Cảnh long, Nhất nguyên Tông bản, Vân thê Châu hoành, Hoành sơn Đức thanh, Cổ sơn Nguyên hiền,... nối tiếp nhau đề xướng thuyết Thiền Tịnh hợp hành. Nhất là ngài Vân thê Châu hoành chuyên tu tam muội niệm Phật, chú giải kinh A di đà, soạn các sách hoằng dương ý chỉ Thiền Tịnh nhất trí, cảm hóa được giới Phật giáo nói chung rất rộng rãi. Các nhà Thiên thai cũng có những vị như Cừ am Đại hựu, U khê Truyền đăng, Linh phong Trí húc đề xướng luận thuyết Tam học nhất nguyên, chủ trương tam học Thiền, Giáo, Luật đều qui về pháp môn Tịnh độ. Bấy giờ, các vị cư sĩ như Trang quảng hoàn, Viên hoành đạo... cũng đều soạn sách để hoằng truyền Tịnh độ. Đến đời Thanh, tín ngưỡng Tịnh độ phần nhiều do các cư sĩ đề xướng, Bành thiệu thăng, cha con Hi tốc, biên soạn Vãng sinh truyện và Chỉ tán tây phương. Khoảng các năm Khang hi, Càn long, ngài Thực hiền Tư tề, kế thừa di phong của ngài Châu hoành, kết Liên xã ở Hàng châu, giáo hóa rất rộng, tôn các ngài Đàm loan, Đạo xước, Thiện đạo là 3 vị Tổ sư Tịnh độ đầu tiên, được mọi người kính ngưỡng. Vào đầu đời Dân quốc, trừ cư sĩ Dương nhân sơn tận lực đề xướng, ngài Ấn quang còn chủ trương pháp môn Tịnh độ là bản hoài xuất thế của đức Phật, ra sức làm các việc cứu giúp xã hội, tăng tục các nơi lần lượt làm sống lại phong trào kết xã niệm Phật. Tại Nhật bản, ngài Nguyên không (1133-1212) có soạn bộ Tuyển trạch bản nguyện niệm Phật tập, trong sách này ngài đã dự định tuyên ngôn khai tông. Đặc biệt tôn sùng Tam kinh nhất luận (ba bộ kinh Tịnh độ và luận Tịnh độ)và giáo thuyết của ngài Thiện đạo thuộc Tịnh độ giáo Trung quốc, cho nên đề cao luận thuyết Thiên y Thiện đạo(nương riêng vào ngài Thiện đạo).Trong 3 cặp đối lập: Nan hành và Dị hành, Thánh đạo và Tịnh độ, Tự lực và Tha lực thì chỉ chọn lấy Dị hành, Tịnh độ và Tha lực niệm Phật. Năm thừa An thứ 5 (1175), ngài Nguyên không từ núi Tỉ duệ dời đến ở Cát thủy, đề cao chuyên tu niệm Phật, chủ trương hạnh tu an tâm (lòng tin), sau đó khởi hành (trong 5 chính hạnh lấy hạnh niệm Phật làm chủ yếu)rồi đến tác nghiệp(tứ tu), đồng thời nhấn mạnh tính chất quan trọng của việc xưng niệm danh hiệu Phật. Tông phái này tuy phủ định công đức của giới luật và việc xây chùa tháp, nhưng nói chung vẫn xem trọng giới hạnh. Sau khi ngài Nguyênkhông thị tịch, đệ tử chia làm 5 phái: 1. Phái Trấn tây của ngài Biệna: Chủ trương nghĩa Chư hạnh vãng sinh. 2. Phái Tây sơn của ngài Chứng không: Chủ trương nghĩa các hạnh bản nguyện. 3. Phái chùa Trườnglạc của ngài Long khoan: Chủ trương nghĩa vãng sinh hóa sinh.4. Phái chùa Cửu phẩm của ngài Trườngtây:Chủ trương nghĩa các hạnh bản nguyện. 5. Nghĩa nhất niệm của ngài Hạnh tây:Chủ trương nghĩa Nhất niệm nghiệp thành. Tông Tịnh độ lấy 3 kinh 1 luận (kinh A di đà, kinh Vô lượng thọ, kinh Quán vô lượng thọ và luận Vãng sinh) làm điển cứ trọng yếu để thành lập tông. Về chú thích 3 kinh 1 luận thì có Lược luận an lạc tịnh độ nghĩa (giải thích sơ lược kinh Vô lượng thọ), Vãng sinh luận chú(chú thích luận vãng sinh) do ngài Đàm loan soạn, An lạc tập(căn cứ theo kinh Quán vô lượng thọ trình bày nghĩa cốt yếu của việc vãng sinh Tịnh độ)do ngài Đạo xước soạn, Quán vô lượng thọ kinh sớ(phát huy nghĩa sâu kín của Quán kinh và giải thích câu văn trong kinh này), do ngài Thiện đạo soạn. Ngoài ra, Pháp sự tán, Vãng sinh lễ tán, Quán niệm pháp môn bát chu tán cũng do ngài Thiệnđạo soạn, qui định hành nghi vãng sinh Tịnh độ, đều là căn cứ vào yếu điểm của tông này và cũng nổi tiếng một thời.Tông nghĩa của tông này là lấy hành nghiệp trong tâm hành giả (người tu Tịnh độ) làm nhân bên trong, lấy nguyện lực của Phật Di đà làm duyên bên ngoài, nếu nhân trong, duyên ngoài ứng hợp nhau thì sinh về cõi nước an lạc. (xt. Niệm Phật, Đâu Suất Vãng Sinh, Tịnh Độ).


Nếu muốn duyệt qua từng vần trong từ điển,
xin nhập vào ô dưới đây vần tương ứng. Ví dụ: A, B, C...

Nhập vần muốn tra:
Để giới hạn kết quả tìm kiếm chính xác hơn, quý vị có thể nhập 2 hoặc 3 chữ cái đầu vần. Ví dụ, để tìm những chữ như thiền, thiện... quý vị nên nhập thi thay vì t... sẽ cho một kết quả gần với yêu cầu của quý vị hơn.

_______________

TỪ ĐIỂN HỮU ÍCH CHO NGƯỜI HỌC TIẾNG ANH

DO NXB LIÊN PHẬT HỘI PHÁT HÀNH




BẢN BÌA CỨNG (HARDCOVER)
1200 trang - 54.99 USD



BẢN BÌA THƯỜNG (PAPERBACK)
1200 trang - 45.99 USD



BẢN BÌA CỨNG (HARDCOVER)
728 trang - 29.99 USD



BẢN BÌA THƯỜNG (PAPERBACK)
728 trang - 22.99 USD

Mua sách qua Amazon sẽ được gửi đến tận nhà - trên toàn nước Mỹ, Canada, Âu châu và Úc châu.

XEM TRANG GIỚI THIỆU.





Quý vị đang truy cập từ IP 18.223.159.195 và chưa ghi danh hoặc đăng nhập trên máy tính này. Nếu là thành viên, quý vị chỉ cần đăng nhập một lần duy nhất trên thiết bị truy cập, bằng email và mật khẩu đã chọn.
Chúng tôi khuyến khích việc ghi danh thành viên ,để thuận tiện trong việc chia sẻ thông tin, chia sẻ kinh nghiệm sống giữa các thành viên, đồng thời quý vị cũng sẽ nhận được sự hỗ trợ kỹ thuật từ Ban Quản Trị trong quá trình sử dụng website này.
Việc ghi danh là hoàn toàn miễn phí và tự nguyện.

Ghi danh hoặc đăng nhập

Thành viên đang online:
Rộng Mở Tâm Hồn Phan Huy Triều Rộng Mở Tâm Hồn Tam Thien Tam Rộng Mở Tâm Hồn Pascal Bui Rộng Mở Tâm Hồn Tri Huynh Rộng Mở Tâm Hồn caokiem Rộng Mở Tâm Hồn hoangquycong Rộng Mở Tâm Hồn Lãn Tử Rộng Mở Tâm Hồn Ton That Nguyen Rộng Mở Tâm Hồn Nguyễn Sĩ Long Rộng Mở Tâm Hồn ngtieudao Rộng Mở Tâm Hồn Viên Hiếu Thành Rộng Mở Tâm Hồn Phạm Thiên Rộng Mở Tâm Hồn Chúc Huy Rộng Mở Tâm Hồn Trương Quang Quý Rộng Mở Tâm Hồn Lê Quốc Việt Rộng Mở Tâm Hồn Du Miên Rộng Mở Tâm Hồn Quang-Tu Vu Rộng Mở Tâm Hồn phamthanh210 Rộng Mở Tâm Hồn An Khang 63 Rộng Mở Tâm Hồn Vạn Phúc Rộng Mở Tâm Hồn zeus7777 Rộng Mở Tâm Hồn Trương Ngọc Trân Rộng Mở Tâm Hồn Diệu Tiến Rộng Mở Tâm Hồn Nguyên Ngọc Rộng Mở Tâm Hồn Trần Thị Huyền Rộng Mở Tâm Hồn Thiện Diệu Rộng Mở Tâm Hồn Nguyễn Văn Minh Rộng Mở Tâm Hồn Diệu Âm Phúc Thành Rộng Mở Tâm Hồn Thiền Khách Rộng Mở Tâm Hồn nước Rộng Mở Tâm Hồn Bui Tuyet Lan Rộng Mở Tâm Hồn Xuân Thôn Rộng Mở Tâm Hồn Nguyên Độ Rộng Mở Tâm Hồn Thích Quảng Ba Rộng Mở Tâm Hồn Pháp Tâm Rộng Mở Tâm Hồn Dinhvinh1964 Rộng Mở Tâm Hồn Yduongvan Rộng Mở Tâm Hồn Trí Tuệ Từ Bi Rộng Mở Tâm Hồn Tiến Mạnh Rộng Mở Tâm Hồn Hoat Khong ... ...

Việt Nam (86 lượt xem) - Hoa Kỳ (62 lượt xem) - French Southern Territories (5 lượt xem) - Saudi Arabia (2 lượt xem) - Philippines (2 lượt xem) - Uzbekistan (1 lượt xem) - Kenya (1 lượt xem) - Anh quốc (1 lượt xem) - Hà Lan (1 lượt xem) - Mauritius (1 lượt xem) - Nga (1 lượt xem) - Algeria (1 lượt xem) - ... ...