Hoàn cảnh không quyết định nơi bạn đi đến mà chỉ xác định nơi bạn khởi đầu. (Your present circumstances don't determine where you can go; they merely determine where you start.)Nido Qubein
Bậc trí bảo vệ thân, bảo vệ luôn lời nói, bảo vệ cả tâm tư, ba nghiệp khéo bảo vệ.Kinh Pháp Cú (Kệ số 234)
Tìm lỗi của người khác rất dễ, tự thấy lỗi của mình rất khó. Kinh Pháp cú
Muôn việc thiện chưa đủ, một việc ác đã quá thừa.Tủ sách Rộng Mở Tâm Hồn
Tôi phản đối bạo lực vì ngay cả khi nó có vẻ như điều tốt đẹp thì đó cũng chỉ là tạm thời, nhưng tội ác nó tạo ra thì tồn tại mãi mãi. (I object to violence because when it appears to do good, the good is only temporary; the evil it does is permanent.)Mahatma Gandhi
Kẻ bi quan than phiền về hướng gió, người lạc quan chờ đợi gió đổi chiều, còn người thực tế thì điều chỉnh cánh buồm. (The pessimist complains about the wind; the optimist expects it to change; the realist adjusts the sails.)William Arthur Ward
Lửa nào sánh lửa tham? Ác nào bằng sân hận? Khổ nào sánh khổ uẩn? Lạc nào bằng tịnh lạc?Kinh Pháp Cú (Kệ số 202)
Hào phóng đúng nghĩa với tương lai chính là cống hiến tất cả cho hiện tại. (Real generosity toward the future lies in giving all to the present.)Albert Camus
Tôi chưa bao giờ học hỏi được gì từ một người luôn đồng ý với tôi. (I never learned from a man who agreed with me. )Dudley Field Malone
Vết thương thân thể sẽ lành nhưng thương tổn trong tâm hồn sẽ còn mãi suốt đời. (Stab the body and it heals, but injure the heart and the wound lasts a lifetime.)Mineko Iwasaki

Trang chủ »» Danh mục »» Đại từ điển Phật Quang »» Đang xem mục từ: tịnh độ »»

Đại từ điển Phật Quang »» Đang xem mục từ: tịnh độ








KẾT QUẢ TRA TỪ


tịnh độ:

(淨土) Gọi đủ: Thanh tịnh độ, Thanh tịnh quốc độ, Thanh tịnh Phật sát. Cũng gọi: Tịnh sát, Tịnh giới, Tịnh phương, Tịnh vực, Tịnh thế giới,Tịnh diệu độ, Diệu độ, Phật sát, Phật quốc. Đối lại: Uế độ, Uế quốc. Chỉ cho cõi nước thanh tịnh, là nơi an trụ của Phật. Trái lại, những nơi mà chúng sinh cư trú có các phiền não ô uế nên gọi là Uế độ, Uế quốc. Tịnh độ là giáo thuyết nói trong các kinh Đại thừa, còn Tiểu thừa thì lấy Niết bàn vô dư thântro trí bặt làm lí tưởng nên không có thuyết này. Vì Phật giáo Đại thừa cho rằng Niết bàn có tác dụng tích cực, chư Phật đã được Niết bàn, mỗi vị đều ở Tịnh độ của mình giáo hóa chúng sinh, cho nên hễ nơi nào có Phật an trụ thì đó là Tịnh độ. Kinh A súc Phật quốc quyển thượng, kinh Phóng quang bát nhã quyển 19, kinh Vô lượng thọ quyển thượng,... đều cho rằng Tịnh độ là thế giới thanh tịnh trang nghiêm do chư Phật kiến lập bằng những công đức đã được tích lũy trong vô lượng vĩnh kiếp khi các Ngài hành đạo Bồ tát ở địa vị tu nhân, đã khởi thệ nguyện tịnh Phật quốc độ, thành tựu chúng sinh. Phẩm Phật quốc trong kinh Duy ma quyển thượng thì cho rằng hễ tâm tịnh thì độ tịnh, thế giới Sa bà tức là tịnh độ Thường tịch quang. Nếu tâm chúng sinh bất tịnh thì cõi này chính là cõi uế ác bất tịnh, còn chỗ Phật thấy thanh tịnh thì trở thành vô lượng công đức trang nghiêm. Tịnh độ Linh sơn của kinh Pháp hoa, thế giới liên hoa tạng của kinh Hoa nghiêm, Tịnh độ Mật nghiêm của kinh Đại thừa mật nghiêm... đều lấy thuyết Tâm tịnh độ tịnh làm gốc. Còn kinh Vô lượng thọ thì nói rằng ngoài thế giới Sa bà ra còn có các Tịnh độ khác, cũng có Tịnh độ ở vị lai được thành tựu mỗi khi có vị Bổ xứ Bồ tát thành Phật, 2 loại Tịnh độ này đều là các cõi nước được hoàn thành sau khi có vị Bổ xứ Bồ tát thành Phật qua giai đoạn tu nhân theo bản nguyện của mình, là nơi chúng sinh nguyện sinh về. Còn các Tịnh độ ở các phương khác thì có thế giới Cực lạc ở phương Tây của đức Phật A di đà, thế giới Diệu hỉ ở phương Đông của đức Phật A súc, thế giới Tịnh lưu li ở phương Đông của đức Phật Dược sư,... Vì các Tịnh độ của chư Phật nói trên cách thế giới Sa bà với một phương vị nhất định nên gọi là Thập phương tịnh độ.Thế giới Cực lạc (Phạm: Sukhàvatì) cũng gọi Diệu lạc, An lạc, An dưỡng, Lạc bang, là Tịnh độ ở phương Tây rất được tông Tịnh độ xem trọng. Tịnh độ này là chỉ cho Báo độ do Bồ tát tu nhân hạnh mà cảm được quả báo; hoặc chỉ cho Ứng hóa độ mà đức Phật giả hiện ra để cứu độ chúng sinh; hoặc chỉ cho Tịnh độ có thật ở phương Tây cách thế giới Sa bà hơn 10 vạn ức Phật độ; hoặc lại chỉ cho Tịnh độ hiện ra trong tâm chúng sinh. Ngoài ra, Tịnh độ còn có Biên địa, Nghi thành, Thai cung, Giải mạn giới,... là Hóa độ dành cho các người còn hoài nghi Phật trí sinh đến. Tông Tịnh độ cho rằng Báo độ thực tại ở phương Tây, những người sinh về cõi này sẽ được hưởng 10 điều lợi lạc sau đây: 1. Thánh chúng đến đón: Lúc lâm chung được đức Phật A di đà và 2 vị Bồ tát Quan âm, Thế chí đến đón về Tịnh độ. 2. Hoa sen vừa mới nở: Gá sinh trong hoa sen sinh về Tịnh độ, cho nên lúc hoa sen vừa mới nở thì liền được thấy cõi Tịnh độ rất trang nghiêm thanh tịnh. 3. Thân tướng có thần thông: Thân được 32 tướng tốt đẹp và 5 thứ thần thông như Thiên nhãn,... 4. Năm cảnh giới vi diệu: Được 5 cảnh thù thắng sắc, thanh, hương, vị, xúc. 5. Vui sướng vô lượng: Được hưởng các niềm vui vô tận. 6. Tiếp dẫn kết duyên: Được những ân nhân kết duyên từ trước thân đến Tịnh độ đón tiếp. 7. Thánh chúng cùng hội họp:Các chúng Bồ tát đều đến nhóm họp ở một chỗ.8. Thấy Phật nghe pháp: Sinh về Tịnh độ được thấy đức Phật và nghe Ngài nói pháp. 9. Tùy tâm cúng dường Phật: Tùy tâm cúng dường chư Phật ở 10 phương. 10. Tăng tiến Phật đạo: Tu hành tinh tiến, cuối cùng chứng được quả Phật. Về vị trí Tịnh độ, sự trang nghiêm, chủng loại dân cư,... các kinh nói không giống nhau, vì khi còn ở địa vị tu nhân, các vị Bồ tát phát nguyện không đồng. Nếu đứng trên lập trường sử học mà nhận xét sự miêu tả khác nhau giữa Tịnh độ của Phật A súc và Tịnh độ của Phật A di đà thì có thể thấy được sự biến thiên của một loại phát triển, như cõi Phật A súc có người nữ, nhân dân đều mặc y phục được lấy ra từ cây, có 3 đường thềm báu đi suốt đến cõi trời Đao lợi, có thể xem đây là tư tưởng tương đối sớm. Tịnh độ của đức Phật A di đà thì không có người nữ, đều là hóa sinh, được thân thể hư vô tự nhiên. Luận Nhiếp đại thừa quyển hạ thì cho Tịnh độ là xứ sở vi diệu ở ngoài 3 cõi. So sánh sự hơn, kém khác nhau giữa các Tịnh độ của chư Phật, trong các kinh đều có ghi chép. Về chủng loại Tịnh độ, ở thời đại ngài Vô trước (khoảng thế kỷ IV, V) có thuyết 3 thân là Tự tính thân, Thụ dụng thân và Biến hóa thân. Thân biến hóa của Phật thị hiện 8 tướng ở Uế độ,thân Thụ dụng trụ trong thế giới Liên hoa tạng có 18 thứ viên mãn thanh tịnh, tức tùy theo Báo thân, Hóa thân của Phật mà có thanh tịnh, ô uế khác nhau. Luận Duy thức quyển 10 có thuyết Tứ thân tứ độ(4 thân 4 cõi); Đại thừa nghĩa chương quyển 19 chia Tịnh độ làm 3 loại là Sự tịnh độ, Tướng tịnh độ và Chân tịnh độ; Duy ma kinh lược sớ quyển 1 thì lập 4 loại Tịnh độ: Phàm thánh đồng cư độ, Phương tiện hữu dư độ, Thực báo vô chướng ngại độ và Thường tịch quang độ. Hoa nghiêm kinh thám huyền kí quyển 3, y cứ vào sự bất đồng giữa Tam thừa và Nhất thừa mà nói các Tịnh độ khác nhau. (xt. Phật Độ, Cực Lạc Thế Giới).


Nếu muốn duyệt qua từng vần trong từ điển,
xin nhập vào ô dưới đây vần tương ứng. Ví dụ: A, B, C...

Nhập vần muốn tra:
Để giới hạn kết quả tìm kiếm chính xác hơn, quý vị có thể nhập 2 hoặc 3 chữ cái đầu vần. Ví dụ, để tìm những chữ như thiền, thiện... quý vị nên nhập thi thay vì t... sẽ cho một kết quả gần với yêu cầu của quý vị hơn.

_______________

MUA THỈNH KINH SÁCH PHẬT HỌC

DO NXB LIÊN PHẬT HỘI PHÁT HÀNH




Kinh Phổ Môn


Kinh Đại Thừa Vô Lượng Nghĩa


Nguyên lý duyên khởi


Tư tưởng Tịnh Độ Tông

Mua sách qua Amazon sẽ được gửi đến tận nhà - trên toàn nước Mỹ, Canada, Âu châu và Úc châu.

XEM TRANG GIỚI THIỆU.



Quý vị đang truy cập từ IP 216.73.216.65 và chưa ghi danh hoặc đăng nhập trên máy tính này. Nếu là thành viên, quý vị chỉ cần đăng nhập một lần duy nhất trên thiết bị truy cập, bằng email và mật khẩu đã chọn.
Chúng tôi khuyến khích việc ghi danh thành viên ,để thuận tiện trong việc chia sẻ thông tin, chia sẻ kinh nghiệm sống giữa các thành viên, đồng thời quý vị cũng sẽ nhận được sự hỗ trợ kỹ thuật từ Ban Quản Trị trong quá trình sử dụng website này.
Việc ghi danh là hoàn toàn miễn phí và tự nguyện.

Ghi danh hoặc đăng nhập

Thành viên đang online:
Rộng Mở Tâm Hồn Viên Hiếu Thành Rộng Mở Tâm Hồn Huệ Lộc 1959 Rộng Mở Tâm Hồn Bữu Phước Rộng Mở Tâm Hồn Chúc Huy Rộng Mở Tâm Hồn Minh Pháp Tự Rộng Mở Tâm Hồn minh hung thich Rộng Mở Tâm Hồn Diệu Âm Phúc Thành Rộng Mở Tâm Hồn Phan Huy Triều Rộng Mở Tâm Hồn Phạm Thiên Rộng Mở Tâm Hồn Trương Quang Quý Rộng Mở Tâm Hồn Johny Rộng Mở Tâm Hồn Dinhvinh1964 Rộng Mở Tâm Hồn Pascal Bui Rộng Mở Tâm Hồn Vạn Phúc Rộng Mở Tâm Hồn Giác Quý Rộng Mở Tâm Hồn Trần Thị Huyền Rộng Mở Tâm Hồn Chanhniem Forever Rộng Mở Tâm Hồn NGUYỄN TRỌNG TÀI Rộng Mở Tâm Hồn KỲ Rộng Mở Tâm Hồn Dương Ngọc Cường Rộng Mở Tâm Hồn Mr. Device Rộng Mở Tâm Hồn Tri Huynh Rộng Mở Tâm Hồn Thích Nguyên Mạnh Rộng Mở Tâm Hồn Thích Quảng Ba Rộng Mở Tâm Hồn T TH Rộng Mở Tâm Hồn Tam Thien Tam Rộng Mở Tâm Hồn Nguyễn Sĩ Long Rộng Mở Tâm Hồn caokiem Rộng Mở Tâm Hồn hoangquycong Rộng Mở Tâm Hồn Lãn Tử Rộng Mở Tâm Hồn Ton That Nguyen Rộng Mở Tâm Hồn ngtieudao Rộng Mở Tâm Hồn Lê Quốc Việt Rộng Mở Tâm Hồn Du Miên Rộng Mở Tâm Hồn Quang-Tu Vu Rộng Mở Tâm Hồn phamthanh210 Rộng Mở Tâm Hồn An Khang 63 Rộng Mở Tâm Hồn zeus7777 Rộng Mở Tâm Hồn Trương Ngọc Trân Rộng Mở Tâm Hồn Diệu Tiến ... ...

... ...