Chúng ta trở nên thông thái không phải vì nhớ lại quá khứ, mà vì có trách nhiệm đối với tương lai.
(We are made wise not by the recollection of our past, but by the responsibility for our future.)George Bernard Shaw
Người duy nhất mà bạn nên cố gắng vượt qua chính là bản thân bạn của ngày hôm qua.
(The only person you should try to be better than is the person you were yesterday.)Khuyết danh
Con người sinh ra trần trụi và chết đi cũng không mang theo được gì. Tất cả những giá trị chân thật mà chúng ta có thể có được luôn nằm ngay trong cách mà chúng ta sử dụng thời gian của đời mình.Tủ sách Rộng Mở Tâm Hồn
Sự ngu ngốc có nghĩa là luôn lặp lại những việc làm như cũ nhưng lại chờ đợi những kết quả khác hơn.
(Insanity: doing the same thing over and over again and expecting different results.)Albert Einstein
Kẻ thất bại chỉ sống trong quá khứ. Người chiến thắng là người học hỏi được từ quá khứ, vui thích với công việc trong hiện tại hướng đến tương lai.
(Losers live in the past. Winners learn from the past and enjoy working in the present toward the future. )Denis Waitley
Người vấp ngã mà không cố đứng lên thì chỉ có thể chờ đợi một kết quả duy nhất là bị giẫm đạp.Sưu tầm
Rời bỏ uế trược, khéo nghiêm trì giới luật, sống khắc kỷ và chân thật, người như thế mới xứng đáng mặc áo cà-sa.Kinh Pháp cú (Kệ số 10)
Người khôn ngoan học được nhiều hơn từ một câu hỏi ngốc nghếch so với những gì kẻ ngốc nghếch học được từ một câu trả lời khôn ngoan.
(A wise man can learn more from a foolish question than a fool can learn from a wise answer.)Bruce Lee
Không có sự việc nào tự thân nó được xem là tốt hay xấu, nhưng chính tâm ý ta quyết định điều đó.
(There is nothing either good or bad but thinking makes it so.)William Shakespeare
Phải làm rất nhiều việc tốt để có được danh thơm tiếng tốt, nhưng chỉ một việc xấu sẽ hủy hoại tất cả. (It takes many good deeds to build a good reputation, and only one bad one to lose it.)Benjamin Franklin
Đại từ điển Phật Quang »» Đang xem mục từ: tiểu thừa
KẾT QUẢ TRA TỪ
tiểu thừa:
(小乘) Phạm: Hìna-yàna. Cũng gọi Thanh văn thừa. Đối lại: Đại thừa, Bồ tát thừa. Tiểu thừa nghĩa là cổ xe nhỏ hẹp, ví dụ giáo pháp cạn hẹp chỉ có thể đưa những căn cơ thấp kém đạt đến tiểu quả, tức giáo, lí, hành, quả sở tu và căn cơ năng tu đều nông cạn, yếu kém. Danh từ Tiểu thừa vốn là lời chê bai mà tín đồ Phật giáo Đại thừa dùng để gọi Phật giáo nguyên thủy và Phật giáo bộ phái, về sau, giới học thuật dùng theo chứ hoàn toàn không có ý khen chê. Giáo nghĩa Tiểu thừa chủ yếu lấy việc cầu giải thoát cho chính mình làm mục tiêu, cho nên thuộc về đạo Thanh văn, Duyên giác tự độ (tức diệt trừ phiền não, chứng quả, khai ngộ), khác với đạo Bồ tát Đại thừa kiêm cả 2 việc lợi mình, lợi người. Trong các kinh luận Đại thừa có sự so sánh giữa Tiểu thừa và Đại thừa như sau: 1. Theo luận Đại trí độ quyển 4 và 18 thì Thanh văn thừa nhỏ hẹp, Phật thừa rộng lớn; Thanh văn thừa chỉ làm lợi cho mình, Phật thừa mang lại lợi ích cho tất cả chúng sinh; Thanh văn thừa chỉ nói chúng sinh không, Phật thừa thì nói cả chúng sinh không và pháp không; Tứ thiện căn vị: Noãn, Đính, Nhẫn, Pháp là sơ môn của Tiểu thừa; Bồ tát pháp nhẫn là sơ môn của Đại thừa; trong pháp Thanh văn không bàn về tâm đại từ bi, trong pháp Đại thừa thì thường xem trọng tâm đại từ bi; trong pháp Thanh văn không có tâm muốn biết rộng các pháp, trong pháp Đại thừa muốn biết tất cả pháp; công đức của pháp Thanh văn có hạn lượng, công đức của pháp Bồ tát thì không có hạn lượng. 2. Theo luận Nhập đại thừa quyển thượng, tu học Thanh văn chỉ đoạn kết chướng, quán hành vô thường, nghe pháp từ người; Bồ tát thì đoạn trừ tất cả tập khí nhỏ nhiệm, cho đến quán tất cả pháp không, chẳng nghe pháp từ người, được trí tự nhiên và trí vô sư. Sự giải thoát của Thanh văn gọi là Ái tận giải thoát, chứ không phải Nhất thiết giải thoát, chỉ là tạm lập ra để độ những chúng sinh độn căn tiểu trí; còn giải thoát của Đại thừa thì đoạn tận gốc tất cả tập khí phiền não, được lập ra để độ Bồ tát lợi căn. 3. Phẩm Thành tông trong Đại thừa trang nghiêm kinh luận thì nêu ra 5 điểm khác nhau giữa Thanh văn thừa và Đại thừa như sau: Phát tâm khác, giáo thụ khác, phương tiện khác, trụ trì khác và nhân duyên khác. Trên đây là những điểm khác nhau giữa Đại thừa và Tiểu thừa được nói trong các kinh luận Đại thừa. Giáo pháp Tiểu thừa được nói trong các kinh A hàm, các luật Tứ phần, Ngũ phần, các luậnPhát trí, luận Bà sa..., cho nên luận Đại trí độ gọi Tiểu thừa là Tam tạng giáo. Trong đó tuy phân chia ra 20 bộ phái như Thượng tọa bộ, Đại chúng bộ khác nhau, nhưng chủ yếu vẫn là thuyết Ngã không pháp hữu, quán lí Tứ đế, chứng quả A la hán, để được vào Niết bàn vô dư. Ở Trung quốc, thuyết Phán giáo rất thịnh hành và các nhà Phán giáo đều chủ trương Tiểu thừa là sơ môn của Phật giáo. Như ngài Cưu ma la thập cho rằng Tiểu thừa chỉ nói Chúng sinh không; các ngài Tuệ quán và Cấp pháp sư chủ trương Tiểu thừa chỉ nói pháp Kiến hữu đắc đạo, cho nên xếp vào Hữu tướng giáo trong Ngũ giáo; ngài Bảo lượng thì phối hợp Tiểu thừa với Nhũ vị trong 5 vị của Niết bàn; ngài Bồ đề lưu chi lập Bán giáo, Mãn giáo và xếp Tiểu thừa vào Bán tự giáo... Ngoài ra còn nhiều thuyết khác, nhưng nói chung thì các nhà đều đồng nhất ở quan điểm cho rằng Tiểu thừa là giáo pháp phương tiện quyền biến, tạm thời được lập ra để độ hàng Thanh văn và xem như là ngưỡng cửa đầu tiên để bước vào tòa nhà Phật giáo. Tuy nhiên, các học giả nghiên cứu Phật giáo thời cận đại thì gọi Tiểu thừa là Nguyên thủy Phật giáo hoặc Căn bản Phật giáo, trong đó chứa đựng nhiều giáo thuyết được trực tiếp khẩu truyền từ đức Thích tôn, còn Đại thừa Phật giáo sau này là giáo thuyết được phát triển rộng ra từ giáo thuyết khẩu truyền ấy. Trong các nước ở Á đông hiện nay thì Tíchlan, Miếnđiện, Tháilan... chuyên truyền bá Phật giáo Tiểu thừa; còn Nepal, Tâytạng, Môngcổ, Trung quốc, Việtnam, Nhậtbản... thì chủ yếu là truyền bá Phật giáo Đại thừa nhưng cũng học tập và nghiên cứu cả Tiểu thừa. [X. luận Phân biệt công đức Q.1; phẩm Vô thượng thừa trong luận Trung biên phân biệt Q. hạ; luận Phật tính Q.1; Đại bát niết bàn kinh tập giải Q.8; Pháp hoa kinh huyền tán Q.1, phần đầu; Hoa nghiêm ngũ giáo chương Q.1; Hoa nghiêm kinh thám huyền kí Q.1; Đại thừa khởi tín luận nghĩa kí Q. thượng; Đại thừa pháp uyển nghĩa lâm chương Q.1, phần đầu]. (xt. Đại Thừa, Tiểu Thừa Nhị Thập Bộ).
Nếu muốn duyệt qua từng vần trong từ điển, xin nhập vào ô dưới đây vần tương ứng. Ví dụ: A, B, C...
Để giới hạn kết quả tìm kiếm chính xác hơn, quý vị có thể nhập 2 hoặc 3 chữ cái đầu vần. Ví dụ, để tìm những chữ như thiền, thiện... quý vị nên nhập thi thay vì t... sẽ cho một kết quả gần với yêu cầu của quý vị hơn.
_______________
MUA THỈNH KINH SÁCH PHẬT HỌC
DO NXB LIÊN PHẬT HỘI PHÁT HÀNH
Kinh Đại Thừa Vô Lượng Nghĩa
Người chết đi về đâu
Kinh Đại Bát Niết-bàn
Chuyện Vãng Sanh - Tập 2
Mua sách qua Amazon sẽ được gửi đến tận nhà - trên toàn nước Mỹ, Canada, Âu châu và Úc châu.
Chú ý: Việc đăng nhập thường chỉ thực hiện một lần và hệ thống sẽ ghi nhớ thiết bị này, nhưng nếu đã đăng xuất thì lần truy cập tới quý vị phải đăng nhập trở lại. Quý vị vẫn có thể tiếp tục sử dụng trang này, nhưng hệ thống sẽ nhận biết quý vị như khách vãng lai.
Quý vị đang truy cập từ IP 216.73.216.65 và chưa ghi danh hoặc đăng nhập trên máy tính này. Nếu là thành viên, quý vị chỉ cần đăng nhập một lần duy nhất trên thiết bị truy cập, bằng email và mật khẩu đã chọn.
Chúng tôi khuyến khích việc ghi danh thành viên ,để thuận tiện trong việc chia sẻ thông tin, chia sẻ kinh nghiệm sống giữa các thành viên, đồng thời quý vị cũng sẽ nhận được sự hỗ trợ kỹ thuật từ Ban Quản Trị trong quá trình sử dụng website này. Việc ghi danh là hoàn toàn miễn phí và tự nguyện.
Ghi danh hoặc đăng nhập
Thành viên đang online: Viên Hiếu Thành Huệ Lộc 1959 Bữu Phước Chúc Huy Minh Pháp Tự minh hung thich Diệu Âm Phúc Thành Phan Huy Triều Phạm Thiên Trương Quang Quý Johny Dinhvinh1964 Pascal Bui Vạn Phúc Giác Quý Trần Thị Huyền Chanhniem Forever NGUYỄN TRỌNG TÀI KỲ Dương Ngọc Cường Mr. Device Tri Huynh Thích Nguyên Mạnh Thích Quảng Ba T TH Tam Thien Tam Nguyễn Sĩ Long caokiem hoangquycong Lãn Tử Ton That Nguyen ngtieudao Lê Quốc Việt Du Miên Quang-Tu Vu phamthanh210 An Khang 63 zeus7777 Trương Ngọc Trân Diệu Tiến ... ...