Kẻ thất bại chỉ sống trong quá khứ. Người chiến thắng là người học hỏi được từ quá khứ, vui thích với công việc trong hiện tại hướng đến tương lai.
(Losers live in the past. Winners learn from the past and enjoy working in the present toward the future. )Denis Waitley
Tôi không hóa giải các bất ổn mà hóa giải cách suy nghĩ của mình. Sau đó, các bất ổn sẽ tự chúng được hóa giải.
(I do not fix problems. I fix my thinking. Then problems fix themselves.)Louise Hay
Nên biết rằng tâm nóng giận còn hơn cả lửa dữ, phải thường phòng hộ không để cho nhập vào. Giặc cướp công đức không gì hơn tâm nóng giận.Kinh Lời dạy cuối cùng
Từ bi và độ lượng không phải là dấu hiệu của yếu đuối, mà thực sự là biểu hiện của sức mạnh.Đức Đạt-lai Lạt-ma XIV
Kẻ hung dữ hại người cũng như ngửa mặt lên trời mà phun nước bọt. Nước bọt ấy chẳng lên đến trời, lại rơi xuống chính mình.Kinh Bốn mươi hai chương
Thật không dễ dàng để tìm được hạnh phúc trong chính bản thân ta, nhưng truy tìm hạnh phúc ở bất kỳ nơi nào khác lại là điều không thể.
(It is not easy to find happiness in ourselves, and it is not possible to find it elsewhere.)Agnes Repplier
Đối với người không nỗ lực hoàn thiện thì trải qua một năm chỉ già thêm một tuổi mà chẳng có gì khác hơn.Sưu tầm
Ai dùng các hạnh lành, làm xóa mờ nghiệp ác, chói sáng rực đời này, như trăng thoát mây che.Kinh Pháp cú (Kệ số 173)
Việc người khác ca ngợi bạn quá hơn sự thật tự nó không gây hại, nhưng thường sẽ khiến cho bạn tự nghĩ về mình quá hơn sự thật, và đó là khi tai họa bắt đầu.Rộng Mở Tâm Hồn
Đừng làm cho người khác những gì mà bạn sẽ tức giận nếu họ làm với bạn.
(Do not do to others what angers you if done to you by others. )Socrates
Đại từ điển Phật Quang »» Đang xem mục từ: tích trượng
KẾT QUẢ TRA TỪ
tích trượng:
(錫杖) Phạm: Khakkhara. Hán âm: Khích khí la, Khiết khí la. Cũng gọi: Thanh trượng, Hữu thanh trượng, Trí trượng, Đức trượng, Minh trượng, Kim trượng. Gọi tắt: Trượng. Chỉ cho chiếc gậy mà vị tỉ khưu phải mang theo khi đi đường, 1 trong 18 vật dụng của tỉ khưu. Gậy này vốn được dùng để xua đuổi rắn, trùng độc hại, hoặc khi đi khất thực thì rung gậy phát ra tiếng để người từ xa nghe biết; đến đời sau thì gậy trở thành 1 trong các pháp khí của thiền gia.Đại tỉ khưu tam thiên uy nghi quyển hạ có nêu 3 lí do cần phải cầm tích trượng: Để xua đuổi trùng, rắn, vì tuổi già và lúc đi khất thực. Sách này cũng nêu 25 trường hợp bị hạn chế khi cầm tích trượng, như thấy tượng Phật thì không được để đầu gậy phát ra tiếng, cho đến không được dùng gậy để chỉ vào người khác, hoặc vẽ chữ trên mặt đất... xem thế đủ biết cách dùng tích trượng rất nghiêm cẩn. Tích trượng gồm 3 phần là tích, cán gỗ và thuần (cũng gọi là Đối, tức phần được bịt đồng ở cuối cán gỗ). Tích là đầu gậy, hình tháp, có cái vòng lớnbằng kim loạitrên đó có mắc thêm nhiều vòng nhỏ, khi rung gậy thì từ những cái vòng nhỏ này phát ra tiếng rung reng, vì thế nên Tích trượng còn được gọi là Thanh trượng(gậy phát ra tiếng). Vị tăng cầm tích trượng hành hóa khắp nơi, gọi là Phi tích(gậy bay), Tuần tích(qua lại). Khi dừng lại một chỗ, gọi là Lưu tích (dừng gậy), Quải tích(treo gậy). Tại Trung quốc thời xưa đã có nhiều truyện lạ về cây Tích trượng, như Tục cao tăng truyện quyển 16 chép rằng: Ngài Tăng trù đời Bắc Tề, khi tu thiền trên núi Tây vương ốc thuộc Hoài châu, nghe 2 con hổ đánh nhau, tiếng gầm vang trong hang núi, ngài liền cầm tích trượng ra can ngăn chúng, chấm dứt cuộc đánh nhau. Cũng Tục cao tăng truyện còn kể thêm, ngài Đàm tuân đời Tùy đang đi trong núi, bỗng gặp 2 con hổ đánh nhau, ngàicũng dùng tích trượng xua đuổi, chúng liền bỏ chạy mỗi con một ngả. Cho nên xưa nay gọi tích trượng là Giải hổ tích(gậy gỡ hổ). Còn điều Ngũ đài Ẩn phong Thiền sư Đặng thị trong Cảnh đức truyền đăng lục quyển 8 thì ghi: Trong năm Nguyên hòa (806-820) đời Đường, ngài Ẩn phong lên núi Ngũ đài, trên đường qua Hoài tây, lúc đóquanquân triều đình và quân giặc đang giao tranh, không phân thắng bại, vì muốn giải vây cho họ, sư liền quăng tích trượng lên không rồi cất mình bay qua trận chiến, Tướng sĩ 2 quân ngước lên nhìn, tâm đấu tranh của họ liền dứt. Đây là câu chuyện cổ về tích trượng rất nổi tiếng. Ở Nhật bản, các tông Thiên thai và Chân ngôn, trong pháp hội, dùng tích trượng cán ngắn rung lên để xướng Phạm bái (đọc canh tán), cho nên Phạm bái cũng được gọi là Tích trượng, là 1 trong 4 pháp yếu. Tích trượng(Phạm bái) này có 9 điều và 3 điều khác nhau. Chín điều có 9 tiết tán tụng, cũng gọi là Trường tích trượng (Tích trượng dài). Còn tích trượng 3 điều thì tụng 2 điều đầu tiên và 1 điều cuối cùng trong 9 điều tán tụng của Trường tích trượng. Ngoài ra, đời có lưu truyền kinh Đắc đạo thê đặng tích trượng 1 quyển, chuyên nói về nguồn gốc tích trượng và cuối quyển có phụ lục 25 điều về cách cầm tích trượng. Kinh này được lưu truyền vào đời Đông Tấn, câu văn rườm rà, rất nhiều chỗ khả nghi. Tứ phần giới bản như thích quyển 11 cho đây là ngụy kinh. [X. luật Thập tụng Q.56; Căn bản tát bà đa bộ luật nhiếp Q.10; điều Vong tài tăng hiện trong Nam hải kí qui nội pháp truyện Q.4; Thích thị yếu lãm Q. trung, hạ; Phiên dịch danh nghĩa tập Q.18; chương Đại chúng trong Sắc tu Bách trượng thanh qui Q. hạ].
Nếu muốn duyệt qua từng vần trong từ điển, xin nhập vào ô dưới đây vần tương ứng. Ví dụ: A, B, C...
Để giới hạn kết quả tìm kiếm chính xác hơn, quý vị có thể nhập 2 hoặc 3 chữ cái đầu vần. Ví dụ, để tìm những chữ như thiền, thiện... quý vị nên nhập thi thay vì t... sẽ cho một kết quả gần với yêu cầu của quý vị hơn.
_______________
TỪ ĐIỂN HỮU ÍCH CHO NGƯỜI HỌC TIẾNG ANH
DO NXB LIÊN PHẬT HỘI PHÁT HÀNH
BẢN BÌA CỨNG (HARDCOVER) 1200 trang - 54.99 USD
BẢN BÌA THƯỜNG (PAPERBACK) 1200 trang - 45.99 USD
BẢN BÌA CỨNG (HARDCOVER) 728 trang - 29.99 USD
BẢN BÌA THƯỜNG (PAPERBACK) 728 trang - 22.99 USD
Mua sách qua Amazon sẽ được gửi đến tận nhà - trên toàn nước Mỹ, Canada, Âu châu và Úc châu.
Chú ý: Việc đăng nhập thường chỉ thực hiện một lần và hệ thống sẽ ghi nhớ thiết bị này, nhưng nếu đã đăng xuất thì lần truy cập tới quý vị phải đăng nhập trở lại. Quý vị vẫn có thể tiếp tục sử dụng trang này, nhưng hệ thống sẽ nhận biết quý vị như khách vãng lai.
Quý vị đang truy cập từ IP 216.73.216.65 và chưa ghi danh hoặc đăng nhập trên máy tính này. Nếu là thành viên, quý vị chỉ cần đăng nhập một lần duy nhất trên thiết bị truy cập, bằng email và mật khẩu đã chọn.
Chúng tôi khuyến khích việc ghi danh thành viên ,để thuận tiện trong việc chia sẻ thông tin, chia sẻ kinh nghiệm sống giữa các thành viên, đồng thời quý vị cũng sẽ nhận được sự hỗ trợ kỹ thuật từ Ban Quản Trị trong quá trình sử dụng website này. Việc ghi danh là hoàn toàn miễn phí và tự nguyện.
Ghi danh hoặc đăng nhập
Thành viên đang online: Viên Hiếu Thành Huệ Lộc 1959 Bữu Phước Chúc Huy Minh Pháp Tự minh hung thich Diệu Âm Phúc Thành Phan Huy Triều Phạm Thiên Trương Quang Quý Johny Dinhvinh1964 Pascal Bui Vạn Phúc Giác Quý Trần Thị Huyền Chanhniem Forever NGUYỄN TRỌNG TÀI KỲ Dương Ngọc Cường Mr. Device Tri Huynh Thích Nguyên Mạnh Thích Quảng Ba T TH Tam Thien Tam Nguyễn Sĩ Long caokiem hoangquycong Lãn Tử Ton That Nguyen ngtieudao Lê Quốc Việt Du Miên Quang-Tu Vu phamthanh210 An Khang 63 zeus7777 Trương Ngọc Trân Diệu Tiến ... ...