Nhiệm vụ của con người chúng ta là phải tự giải thoát chính mình bằng cách mở rộng tình thương đến với muôn loài cũng như toàn bộ thiên nhiên tươi đẹp.
(Our task must be to free ourselves by widening our circle of compassion to embrace all living creatures and the whole of nature and its beauty.)Albert Einstein
Chúng ta không có khả năng giúp đỡ tất cả mọi người, nhưng mỗi người trong chúng ta đều có thể giúp đỡ một ai đó.
(We can't help everyone, but everyone can help someone.)Ronald Reagan
Những người hay khuyên dạy, ngăn người khác làm ác, được người hiền kính yêu, bị kẻ ác không thích.Kinh Pháp cú (Kệ số 77)
Ta sẽ có được sức mạnh của sự cám dỗ mà ta cưỡng lại được.
(We gain the strength of the temptation we resist.)Ralph Waldo Emerson
Tôi không hóa giải các bất ổn mà hóa giải cách suy nghĩ của mình. Sau đó, các bất ổn sẽ tự chúng được hóa giải.
(I do not fix problems. I fix my thinking. Then problems fix themselves.)Louise Hay
Ngủ dậy muộn là hoang phí một ngày;tuổi trẻ không nỗ lực học tập là hoang phí một đời.Sưu tầm
Chúng ta phải thừa nhận rằng khổ đau của một người hoặc một quốc gia cũng là khổ đau chung của nhân loại; hạnh phúc của một người hay một quốc gia cũng là hạnh phúc của nhân loại.Đức Đạt-lai Lạt-ma XIV
Chúng ta không làm gì được với quá khứ, và cũng không có khả năng nắm chắc tương lai, nhưng chúng ta có trọn quyền hành động trong hiện tại.Tủ sách Rộng Mở Tâm Hồn
Mỗi cơn giận luôn có một nguyên nhân, nhưng rất hiếm khi đó là nguyên nhân chính đáng.
(Anger is never without a reason, but seldom with a good one.)Benjamin Franklin
Thành công không được quyết định bởi sự thông minh tài giỏi, mà chính là ở khả năng vượt qua chướng ngại.Sưu tầm
Đại từ điển Phật Quang »» Đang xem mục từ: thương yết la
KẾT QUẢ TRA TỪ
thương yết la:
(商羯羅) I. Thương Yết La. Phạm: Zaịkara. Cũng gọi: Thưởng ca la. Hán dịch: Cốt tỏa. Xâu chuỗi xương do ngoại đạo ở Ấn độ đời xưa thờ phụng khi cúng tế. Ngoài ra cũng chỉ cho Thương yết la thiên, tức là Cốt tỏa thiên, là tên khác của trời Đại tự tại.Theo truyền thuyết, trời Đại tự tại từng xuống nhân gian giáo hóa, dắt dẫn người đời, sau khi trở về cõi trời, tín chúng tưởng nhớ nên tạo lập hình tượng khổ hạnh của ngài gầy gò, những đốt xương liền nhau như các vòng móc của chuỗi xích(tỏa) để thờ cúng, gọi là Cốt tỏa. [X. Nhân minh nhập chính lí luận sớ Q. thượng]. (xt. Cốt Tỏa Thiên). II. Thương Yết La. Phạm: Zaịkara. Cũng gọi Thương yết la A xà lê (Phạm: Zaịkaràcàrya), Thương ca lạp. Nhà triết học thuộc phái Phệ đàn đa ở Ấnđộ, nhà cải cách Bà la môn giáo. Ông sinh ở Ma lạp ba nhĩ tại nam Ấn độ, sống và hoạt động vào khoảng thời gian từ năm 700 đến 750, hoặc có thuyết cho là từ năm 780 đến năm 820 Tây lịch. Ông thường đi khắp cõi Ấnđộ, thành lập giáo đoàn, tiến hành các hoạt động truyền giáo. Trực tiếp noi theo phương thức minh tưởng của Phệ đà và lí luận Vạn pháp nhất thể của Áo nghĩa thư, lại hấp thu tư tưởng Phật giáo Đại thừa và một phần giáo nghĩa của Kìna giáo mà cải cách Bà la môn giáo thành Ấn độ giáo; tạo thành lực xung kích rất lớn đối với Phật giáo và Kìna giáo, đồng thời thổi vào tư tưởng giới Ấnđộ một luồng gió mới, mà cho đến nay vẫn còn là dòng chính trong tư trào Ấnđộ. Hệ thống Nhất nguyên luận tuyệt đối(hoặc Thuần túy bất nhị luận) do ông kiến lập, cho rằng thế giới hiện tượng đều là huyễn tướng (Phạm: Màyà) chứ chẳng phải chân thực, chỉ có tinh thần cá nhân(Ngã) và nguyên tắc tối cao(Phạm) mới là sự tồn tại chân thực đồng nhất bất nhị.Những luận điểm chủ yếu của Thương yết la như sau: 1. Phạm luận: Thương yết la chủ trương Phạm tuy là chân thực và chỉ có một, nhưng vì trí tuệ của mỗi người có khác nhau, nên Phạm được thể hiện cũng chia ra Thượng phạm và Hạ phạm bất đồng. a. Thượng phạm: Phạm biểu hiện ở bậc Thượng trí là loại tinh thần tuyệt đối và có thật, đặc tính của Phạm này là: Vô đức, vô hình, vô sai biệt, vô thuộc tính. b. Hạ phạm: Phạm biểu hiện ở bậc Hạ trí vô minh, đặc tính của Phạm này là: Hữu đức, hữu ý chí, nhân cách tính, lúc này có vô số hữu tình tồn tại. 2. Thế giới quan: Có 2 cách nhìn. a. Nhìn từ môn Chân đế: Thế giới là sản phẩm của sự huyễn hóa mê vọng, cũng tức là tâm thức động thì sinh ra muôn vật, tâm thức lắng yên thì tất cả đều không. b. Nhìn từ môn tục đế: Thế giới lúc ban đầu chỉ có Phạm, bấy giờ tuy Phạm có vô lượng chủng tử lực nhưng vẫn chưa phát triển thành Danh sắc, trạng thái tối tăm tự nhiên này gọi là Phi biến dị(chẳng đổi khác). Sau khi tiếp tục kéo dài trong một thời kì, Phạm mới dùng ý chí của tự thân, phát huy năng lực của chủng tử mà biến thế giới phi biến dị thành thế giới hiện tượng thiên sai vạn biệt, gọi là Dĩ biến dị (đã đổi khác). Rồi trải qua một thời kì nữa, Phạm lại thu hồi trạng thái dĩ biến dị này và hồi phục thế giới Vị biến dị(chưa đổi khác), cứ như thế không ngừng lập đi lập lại nhiều lần, đó là Hạ phạm thế giới quan của Thương yết la. 3. Hữu tình quan: Nhìn từ lập trường Thượng trí thì hoàn toàn không có hữu tình, mà chỉ có một Tối thượng ngã (Phạm: Haramàtman) duy nhất thường trụ. Nhưng nhìn từ lập trường của Hạ trí thì vì Hạ phạm có nhân cách tính nên mới có thế giới Hạ phạm xuất hiện, đồng thời từ đó sinh ra vô số hữu tình, gọi là Cá nhân ngã (Phạm: Jivàtman). Những hữu tình này vì vô minh nên mang thêm các tính chất: Năm thứ gió, 11 căn, nhục thể... giống như bóng trăng trong nước ánh hiện ra các hiện tượng thiên sai vạn biệt. 4. Giải thoát quan: a. Nói theo Đệ nhất nghĩa đế thì bậc Thượng trí có chân ngã thường trụ, có ánh sáng, cho nên không cần phải tu hành mới chứng ngộ, đó là Thoát quan chân thực (tức vô thân giải thoát, Phạm: Videha mukti), nghĩa là đạt đến thế giới Phạm. b. Nói theo tín ngưỡng của Hạ phạm thì hàng Hạ trí phải tu tịch tĩnh, tiết chế, lìa dục, cúng tế, khổ hạnh... và sau khi thân diệt thì từ thiên đạo mà nhập vào thế giới Phạm. Ông có các trứ tác: Phạm kinh (Phạm: Brahma-sùtra) chú, Bạc già phạm ca (Phạm:Bhagavad-gìta) chú, Ngã chi giác tri (Phạm: Àtman-bodha) Vấn đáp man (Phạm: Upadeza-sahasrì), Ngũ phần pháp...
Nếu muốn duyệt qua từng vần trong từ điển, xin nhập vào ô dưới đây vần tương ứng. Ví dụ: A, B, C...
Để giới hạn kết quả tìm kiếm chính xác hơn, quý vị có thể nhập 2 hoặc 3 chữ cái đầu vần. Ví dụ, để tìm những chữ như thiền, thiện... quý vị nên nhập thi thay vì t... sẽ cho một kết quả gần với yêu cầu của quý vị hơn.
_______________
MUA THỈNH KINH SÁCH PHẬT HỌC
DO NXB LIÊN PHẬT HỘI PHÁT HÀNH
Phật pháp ứng dụng
Phúc trình A/5630
Giọt mồ hôi thanh thản
Mục lục Đại Tạng Kinh Tiếng Việt
Mua sách qua Amazon sẽ được gửi đến tận nhà - trên toàn nước Mỹ, Canada, Âu châu và Úc châu.
Chú ý: Việc đăng nhập thường chỉ thực hiện một lần và hệ thống sẽ ghi nhớ thiết bị này, nhưng nếu đã đăng xuất thì lần truy cập tới quý vị phải đăng nhập trở lại. Quý vị vẫn có thể tiếp tục sử dụng trang này, nhưng hệ thống sẽ nhận biết quý vị như khách vãng lai.
Quý vị đang truy cập từ IP 216.73.216.65 và chưa ghi danh hoặc đăng nhập trên máy tính này. Nếu là thành viên, quý vị chỉ cần đăng nhập một lần duy nhất trên thiết bị truy cập, bằng email và mật khẩu đã chọn.
Chúng tôi khuyến khích việc ghi danh thành viên ,để thuận tiện trong việc chia sẻ thông tin, chia sẻ kinh nghiệm sống giữa các thành viên, đồng thời quý vị cũng sẽ nhận được sự hỗ trợ kỹ thuật từ Ban Quản Trị trong quá trình sử dụng website này. Việc ghi danh là hoàn toàn miễn phí và tự nguyện.
Ghi danh hoặc đăng nhập
Thành viên đang online: Viên Hiếu Thành Huệ Lộc 1959 Bữu Phước Chúc Huy Minh Pháp Tự minh hung thich Diệu Âm Phúc Thành Phan Huy Triều Phạm Thiên Trương Quang Quý Johny Dinhvinh1964 Pascal Bui Vạn Phúc Giác Quý Trần Thị Huyền Chanhniem Forever NGUYỄN TRỌNG TÀI KỲ Dương Ngọc Cường Mr. Device Tri Huynh Thích Nguyên Mạnh Thích Quảng Ba T TH Tam Thien Tam Nguyễn Sĩ Long caokiem hoangquycong Lãn Tử Ton That Nguyen ngtieudao Lê Quốc Việt Du Miên Quang-Tu Vu phamthanh210 An Khang 63 zeus7777 Trương Ngọc Trân Diệu Tiến ... ...