Người ta thuận theo sự mong ước tầm thường, cầu lấy danh tiếng. Khi được danh tiếng thì thân không còn nữa.Kinh Bốn mươi hai chương
Tôn giáo của tôi rất đơn giản, đó chính là lòng tốt.Đức Đạt-lai Lạt-ma XIV
Nhiệm vụ của con người chúng ta là phải tự giải thoát chính mình bằng cách mở rộng tình thương đến với muôn loài cũng như toàn bộ thiên nhiên tươi đẹp. (Our task must be to free ourselves by widening our circle of compassion to embrace all living creatures and the whole of nature and its beauty.)Albert Einstein
Người cầu đạo ví như kẻ mặc áo bằng cỏ khô, khi lửa đến gần phải lo tránh. Người học đạo thấy sự tham dục phải lo tránh xa.Kinh Bốn mươi hai chương
Việc đánh giá một con người qua những câu hỏi của người ấy dễ dàng hơn là qua những câu trả lời người ấy đưa ra. (It is easier to judge the mind of a man by his questions rather than his answers.)Pierre-Marc-Gaston de Lévis
Không trên trời, giữa biển, không lánh vào động núi, không chỗ nào trên đời, trốn được quả ác nghiệp.Kinh Pháp cú (Kệ số 127)
Cỏ làm hại ruộng vườn, sân làm hại người đời. Bố thí người ly sân, do vậy được quả lớn.Kinh Pháp Cú (Kệ số 357)
Nếu muốn tỏa sáng trong tương lai, bạn phải lấp lánh từ hôm nay.Sưu tầm
Bất lương không phải là tin hay không tin, mà bất lương là khi một người xác nhận rằng họ tin vào một điều mà thực sự họ không hề tin. (Infidelity does not consist in believing, or in disbelieving, it consists in professing to believe what he does not believe.)Thomas Paine
Chúng ta không có quyền tận hưởng hạnh phúc mà không tạo ra nó, cũng giống như không thể tiêu pha mà không làm ra tiền bạc. (We have no more right to consume happiness without producing it than to consume wealth without producing it. )George Bernard Shaw

Trang chủ »» Danh mục »» Đại từ điển Phật Quang »» Đang xem mục từ: thủ kinh »»

Đại từ điển Phật Quang »» Đang xem mục từ: thủ kinh








KẾT QUẢ TRA TỪ


thủ kinh:

(取經) Lấy kinh. Nghĩa là chư tăng Trung quốc ra nước ngoài cầu học Phật pháp và thỉnh kinh sách mang về. Khoảng năm Vĩnh bình (58-75) đời vua Minhđế nhà Đông Hán, sau khi Phật giáo từ Ấnđộ truyền sang phía đông đến Trung quốc, kinh điển Phật vì thiên chương không đầy đủ, hoặc truyền dịch không chính xác, hoặc các kinh điển trọng yếu chưa được truyền đến, chưa thể đáp ứng đầy đủ nhu cầu học hỏi, nghiên cứu của đương thời, cho nên trải qua các đời đã rất nhiều vị tăng lặn lội đến các nước Tâyvực hoặc Ấn độ xưa để cầu thỉnh các bản kinh điển Phật tận gốc đem về truyền dịch, trước sau có tất cả hơn 100 vị. Về trục lộ giao thông giữa Trung quốc và Ấn độ, thiên Di tích trong Thích ca phương chí quyển thượng nêu 3 con đường là: 1. Con đường xuất phát từ Hà châu, băng qua Thổcốchồn, Thổphồn, đến nước Nibala (Nibạcnhĩ, tức Nepal ngày nay) ở Bắc Ấnđộ, đây có lẽ là con đường mà các ngài Huyền chiếu, Huyền thái, Đạo phương... đời Đường đã đi qua. 2. Con đường bắt đầu phát xuất từ Thiện Châu, băng qua nước Kiết bànđà, nước Tàocủtra, đến nước Phạtlạtnoa thuộc Tây Ấnđộ, rồi nhập vào con đường thứ ba. 3. Con đường từ kinh đô Trường an vòng qua các nước Nô xích kiến, Đổ hóa la... mà vào nước Ô trượng na, đây có lẽ là con đường mà các ngài Huyền trang, Pháp sư Long,Tín trụ... đời Đường đã đi qua.Ba con đường nêu trên đều là những lộ tuyến giao thông chủ yếu giữa Trung quốc và Ấnđộ vào các thời đại Tùy, Đường. Còn theo điều Già ma lũ ba quốc trong Đại đườngtâyvực kí quyển 10, Tiền Hán thư Tâyvực truyện thứ 66 thì cũng có con đường băng qua Bathục và vượt qua Huyền độ. Theo truyền thuyết, các ngài Trímãnh, Tuệduệ... đời Lưu Tống đi qua con đường Bathục; còn các vị Thái hâm, Tầncảnh đời Đông Hán, Đạodược... đời Hậu Ngụy thì chọn con đường Tâyvực. Nhìn chung, con đường giao thông từ miền bắc Trung quốc đến Ấn độ phần nhiều trải qua Tân cương và Trung á tế á hiện nay. Con đường này, tại Tân cương, được chia thành 2 đường Nam, Bắc. Một đường từ Lương châu ra khỏi Quan trung đến Đôn hoàng, vượt Sa mạc(cũng gọi Lưu sa) đến Thiện thiện, rồi men theo dãy núi phía nam đến Vu điền, lại từ phía tây bắc tiến đến Sa xa, đây là con đường phía Nam. Lại từ con đường phía Nam qua phía Nam núi Ba đạt khắc, rồi vượt núi Đại tuyết đến nước Kế tân(tức Ca thấp di la). Con đường thứ hai từ phía bắc Đôn hoàng, đi về phía tây bắc tiến đến Y ngô, qua Thổ phồn, Yên kì tiến đến Cưu tư, rồi đến Sớ lặc, đây là con đuờng phía bắc; từ đây lại đi qua Thông lãnh về phía tây nam mà đến Kế tân. Ngoài ra, có thể đi từ phía nam Yên kì của con đường phía bắc xuôi xuống để đến Vu điền. Vào thời đại Đông Tấn thuộc Nam Bắc triều, con đường đến phía Đông thường từ phía nam Lương châu qua Ba thục, xuống Gianglăng ở phía đông để đến Giang đông. Những người thời Nam triều muốn đi đến Tâyvực cũng có thể chọn con đường này. Lại nữa, Tâyvực và Trungá tuy là con đường giao thông quan trọng giữa miền bắc Trung quốc và Ấnđộ, nhưng cũng không ít người chọn con đường biển Nam xa xôi, quanh co, như ngài Pháp hiển đời Đông tấn, ngài Phápdũng đời Lưutống, ngài Nghĩalãng đời Tùy và các ngài Thường mẫn, Minhviễn, Khuyxung, Tríhành, Đại thừa đăng, Đàm nhuận, Đạo lâm, Tuệ mệnh, Linhvận, Tríhoằng... đều đi bằng đường biển. Ngài Chu sĩ hành đời Tào Ngụy là vị sa môn Trung quốc đầu tiên đi Tây vực cầu pháp thỉnh kinh. Sau ngài Chu sĩ hành thì việc đi Tây vực cầu pháp thỉnh kinh thịnh nhất là vào cuối đời Tấn và đầu đời Tống thuộc Nam triều. Vào niên hiệu Cảnh nguyên năm đầu (260) đời Ngụy, ngài Chu sĩ hành từ Ung châu đến Vu điền thỉnh kinh Bát nhã. Vào thời Tây Tấn, ngài Trúc pháp hộ theo thầy đến Tây vực thỉnh các kinh bản tiếng Hồ mang về. Vào năm Long an thứ 3 (399) đời vua An đế nhà Đông Tấn, ngài Pháp hiển và các ngài Tuệ cảnh, Đạo chỉnh, Tuệ ứng, Tuệ ngôi... phát xuất từ Trường an sang Thiên trúc cầu pháp, vượt qua sa mạc, núi Thông lãnh suốt 6 năm, qua hơn 30 nước, đến được Trung thiên trúc, thỉnh được các kinh điển như: Phương đẳng, Đại bát nê hoàn, luật Ma ha tăng kì, Tát bà đa luật sao, luận Tạp a tì đàm tâm... Sau, ngài Pháp hiển vượt biển đến Tích lan thỉnh được Sa di tắc luật tạng bản, Trường a hàm, Tạp a hàm, Tạp tạng... bằng tiếng Phạm. Sau khi về nước, ngài Pháp hiển bắt đầu dịch các bộ như:Kinh Đại bát nê hoàn 6 quyển, luật Ma ha tăng kì, kinh Phương đẳng nê hoàn, kinh Tạp tạng, luận Tạp a tì đàm tâm... Ngài Pháp hiển là vị sa môn Trung quốc đầu tiên đến Trung thiên trúc cầu pháp thỉnh kinh. Vì trước ngài Pháp hiển 8 năm đã có các vị khác như ngài Pháp tịnh, Pháp lãnh... cũng đi Tây vực cầu pháp, nhưng chỉ mới đến nước Vu điền thỉnh được bộ kinh Hoa nghiêm bằng tiếng Phạm mang về, chứ chưa đến Thiên trúc. Vào thời Lưu Tống, cư sĩ Thư cừ Kinh thanh(em họ vua nước Lương Mông tốn)từng vượt sa mạc đến nước Vu điền, gặp Thiền sư Phật đà tư na, được ngài trao cho kinh Thiền yếu bí mật trị bệnh(Trị thiền bệnh yếu pháp);lại ở quận Cao xương, cư sĩ thỉnh được kinh Quán Di lặc bồ tát thướng sinh Đâu suất thiên, kinh Quán thế âm quán và dịch kinh Thiền yếu 2 quyển. Sau vì Bắc Ngụy diệt nước Lương nên Thư cừ Kinh thanh phải chạy đến Tống. Còn ngài Đạo thái là sa môn Lương châu, đi Tây vực, thỉnh được luận Tì bà sa gồm 10 vạn bài kệ bằng tiếng Phạm. Các thời Nguyên Ngụy, Bắc Tề, Bắc Chu, vào niên hiệu Thần qui năm đầu (518), các ngài Tốngvân và Huệsinh đi Tâyvực thỉnh kinh, vượt qua sa mạc đi về phía tây đến Vuđiền, rồi vượt dãy núi Thônglãnh đến Thiêntrúc, thỉnh được 170 bộ kinh điển Đại thừa. Năm Chính quang thứ 2 (521), các ngài trở về nước. Vào các đời Nam Tề, Lương, Trần và Tùy, ít có người đi Tâyvực cầu pháp. Sang đến đời Đường thì có các ngài Huyền trang, Nghĩa tịnh, Tuệ nhật... đi Tây vực cầu pháp thỉnh kinh. Vào năm Trinh quán thứ 3 (629, có thuyết nói Trinh quán năm đầu) đời Đường, ngài Huyền trang một mình đi về phía tây, qua Tần châu, Lan châu, Lương châu, Qua châu, qua cửa ải Ngọc môn, qua sa mạc đến khắp 111 nước thuộc Ngũ Ấn ở Tây vực, mang về 520 cặp, gồm 657 bộ kinh tiếng Phạm chép tay, rồi dịch được các kinh luận như kinh Bát nhã, kinh Bồ tát tạng, kinh Giải thâm mật, luận Thành duy thức, luận Đại tì bà sa, luận Câu xá... tất cả 75 bộ, 1335 quyển.Vì ngưỡng mộ phong độ cao thượng của ngài Pháp hiển, ngài Huyền trang, nên ngài Nghĩa tịnh nảy chí Tây du. Vào năm Hàm hanh thứ 2 (671) đời Đường, ngài vượt biển Nam, trải qua bao nhiêu gian nan nguy hiểm mới đến được Ấn độ, qua hơn 30 nước, thỉnh được 400 bộ kinh luật luận tiếng Phạm và Xá lợi mang về. Ngài dịch các kinh như Kim quang minh tối thắng vương, kinh Khổng tước vương... trước sau tổng cộng dịch được 56 bộ, gồm 230 quyển. Còn ngài Tuệ nhật thì vào năm Tự thánh 19 (702) đời vua Trung tông nhà Đường, vượt biển qua Côn lôn, Thất phật thệ (đảo Sumatra), châu Sư tử (Tích lan)... mà đến Ấn độ, lưu lại 18 năm, đến năm Khai nguyên thứ 7 (719), ngài mang tượng Phật và kinh tiếng Phạm về Trường an. Trong số các vị tăng Trung quốc đi Tây vực thỉnh kinh, cầu pháp thì ngài Huyền Trang là nổi tiếng nhất và những thành tựu đạt được cũng lớn nhất. Ngoài ra, các vị khác như Tăng thuần, Trímãnh, Pháp dũng, Pháphiến, Bảoxiêm, Đạothúy... cũng đều là những vị tăng đến Thiêntrúc cầu pháp thỉnh kinh và tên tuổi được ghi trong sách sử. [X. Hán ngụy lưỡng tấn nam bắc triều Phật giáo sử (Thang tích dư); Trung quốc Phật giáo sử (Hoàng sám hoa); Lịch đại cầu pháp phiên kinh lục (Phùng thừa quân); Trung quốc Phật giáo cầu pháp sử tạp khảo (Tào sĩ bang, Phật quang học báo kì 2).


Nếu muốn duyệt qua từng vần trong từ điển,
xin nhập vào ô dưới đây vần tương ứng. Ví dụ: A, B, C...

Nhập vần muốn tra:
Để giới hạn kết quả tìm kiếm chính xác hơn, quý vị có thể nhập 2 hoặc 3 chữ cái đầu vần. Ví dụ, để tìm những chữ như thiền, thiện... quý vị nên nhập thi thay vì t... sẽ cho một kết quả gần với yêu cầu của quý vị hơn.

_______________

MUA THỈNH KINH SÁCH PHẬT HỌC

DO NXB LIÊN PHẬT HỘI PHÁT HÀNH




Sen búp dâng đời


Chắp tay lạy người


Hát lên lời thương yêu


Sống đẹp giữa dòng đời

Mua sách qua Amazon sẽ được gửi đến tận nhà - trên toàn nước Mỹ, Canada, Âu châu và Úc châu.

XEM TRANG GIỚI THIỆU.





Quý vị đang truy cập từ IP 3.84.110.120 và chưa ghi danh hoặc đăng nhập trên máy tính này. Nếu là thành viên, quý vị chỉ cần đăng nhập một lần duy nhất trên thiết bị truy cập, bằng email và mật khẩu đã chọn.
Chúng tôi khuyến khích việc ghi danh thành viên ,để thuận tiện trong việc chia sẻ thông tin, chia sẻ kinh nghiệm sống giữa các thành viên, đồng thời quý vị cũng sẽ nhận được sự hỗ trợ kỹ thuật từ Ban Quản Trị trong quá trình sử dụng website này.
Việc ghi danh là hoàn toàn miễn phí và tự nguyện.

Ghi danh hoặc đăng nhập

Thành viên đang online:
Rộng Mở Tâm Hồn Phan Huy Triều Rộng Mở Tâm Hồn Pascal Bui Rộng Mở Tâm Hồn caokiem Rộng Mở Tâm Hồn hoangquycong Rộng Mở Tâm Hồn Lãn Tử Rộng Mở Tâm Hồn Ton That Nguyen Rộng Mở Tâm Hồn Nguyễn Sĩ Long Rộng Mở Tâm Hồn ngtieudao Rộng Mở Tâm Hồn Viên Hiếu Thành Rộng Mở Tâm Hồn Phạm Thiên Rộng Mở Tâm Hồn Tri Huynh Rộng Mở Tâm Hồn Chúc Huy Rộng Mở Tâm Hồn Trương Quang Quý Rộng Mở Tâm Hồn Lê Quốc Việt Rộng Mở Tâm Hồn Du Miên Rộng Mở Tâm Hồn Quang-Tu Vu Rộng Mở Tâm Hồn phamthanh210 Rộng Mở Tâm Hồn An Khang 63 Rộng Mở Tâm Hồn Vạn Phúc Rộng Mở Tâm Hồn zeus7777 Rộng Mở Tâm Hồn Trương Ngọc Trân Rộng Mở Tâm Hồn Diệu Tiến Rộng Mở Tâm Hồn Tam Thien Tam Rộng Mở Tâm Hồn Nguyên Ngọc Rộng Mở Tâm Hồn Trần Thị Huyền Rộng Mở Tâm Hồn Thiện Diệu Rộng Mở Tâm Hồn Nguyễn Văn Minh Rộng Mở Tâm Hồn Diệu Âm Phúc Thành Rộng Mở Tâm Hồn Thiền Khách Rộng Mở Tâm Hồn nước Rộng Mở Tâm Hồn Bui Tuyet Lan Rộng Mở Tâm Hồn Xuân Thôn Rộng Mở Tâm Hồn Nguyên Độ Rộng Mở Tâm Hồn Thích Quảng Ba Rộng Mở Tâm Hồn Pháp Tâm Rộng Mở Tâm Hồn Dinhvinh1964 Rộng Mở Tâm Hồn Yduongvan Rộng Mở Tâm Hồn Trí Tuệ Từ Bi Rộng Mở Tâm Hồn Tiến Mạnh Rộng Mở Tâm Hồn Hoat Khong ... ...

Hoa Kỳ (390 lượt xem) - Việt Nam (123 lượt xem) - French Southern Territories (5 lượt xem) - Senegal (3 lượt xem) - Saudi Arabia (3 lượt xem) - Philippines (2 lượt xem) - Uzbekistan (1 lượt xem) - Kenya (1 lượt xem) - Anh quốc (1 lượt xem) - Hà Lan (1 lượt xem) - Mauritius (1 lượt xem) - Nga (1 lượt xem) - Algeria (1 lượt xem) - ... ...