Ngủ dậy muộn là hoang phí một ngày;tuổi trẻ không nỗ lực học tập là hoang phí một đời.Sưu tầm
Chúng ta phải thừa nhận rằng khổ đau của một người hoặc một quốc gia cũng là khổ đau chung của nhân loại; hạnh phúc của một người hay một quốc gia cũng là hạnh phúc của nhân loại.Đức Đạt-lai Lạt-ma XIV
Tôi phản đối bạo lực vì ngay cả khi nó có vẻ như điều tốt đẹp thì đó cũng chỉ là tạm thời, nhưng tội ác nó tạo ra thì tồn tại mãi mãi. (I object to violence because when it appears to do good, the good is only temporary; the evil it does is permanent.)Mahatma Gandhi
Con người chỉ mất ba năm để biết nói nhưng phải mất sáu mươi năm hoặc nhiều hơn để biết im lặng.Rộng Mở Tâm Hồn
Tôi không hóa giải các bất ổn mà hóa giải cách suy nghĩ của mình. Sau đó, các bất ổn sẽ tự chúng được hóa giải. (I do not fix problems. I fix my thinking. Then problems fix themselves.)Louise Hay
Việc người khác ca ngợi bạn quá hơn sự thật tự nó không gây hại, nhưng thường sẽ khiến cho bạn tự nghĩ về mình quá hơn sự thật, và đó là khi tai họa bắt đầu.Rộng Mở Tâm Hồn
Chúng ta không học đi bằng những quy tắc mà bằng cách bước đi và vấp ngã. (You don't learn to walk by following rules. You learn by doing, and by falling over. )Richard Branson
Kẻ không biết đủ, tuy giàu mà nghèo. Người biết đủ, tuy nghèo mà giàu. Kinh Lời dạy cuối cùng
Ai sống một trăm năm, lười nhác không tinh tấn, tốt hơn sống một ngày, tinh tấn tận sức mình.Kinh Pháp cú (Kệ số 112)
Nếu chúng ta luôn giúp đỡ lẫn nhau, sẽ không ai còn cần đến vận may. (If we always helped one another, no one would need luck.)Sophocles

Trang chủ »» Danh mục »» Liên Phật Hội - Cộng đồng Rộng Mở Tâm Hồn »»

Theo dòng sự kiện »» Liên Phật Hội - Cộng đồng Rộng Mở Tâm Hồn

THEO DÒNG SỰ KIỆN

none - Ban Truyền Thông Liên Phật Hội
Lễ quy y và truyền giới tại Chân Bảo Đường - Phật hóa gia đình là bổn phận của mỗi người con Phật


Lễ quy y và truyền giới tại Chân Bảo Đường - Phật hóa gia đình là bổn phận của mỗi người con Phật

Click to watch the video

Vào ngày 22 tháng 5 năm 2016, tại Chân Bảo Đường, thầy Hội trưởng đã chủ trì Lễ quy y và truyền giới cho một số Phật tử. Thượng tọa Bổn sư truyền giới đã có buổi thuyết giảng cặn kẽ với các giới tử về ý nghĩa của việc quy y, thọ giới, cũng như giảng rộng về ý nghĩa của năm giới dành cho người cư sĩ tại gia.

Buổi lễ diễn ra trong không khí vô cùng trang nghiêm thanh tịnh của Chân Bảo Đường. Đặc biệt, những hình ảnh được ghi lại tại buổi lễ này có thể khiến cho chúng ta không khỏi nhớ đến ý niệm Phật hóa gia đình mà trước đây nhiều vị tôn túc trong Phật giáo đã từng nêu lên.

Liên Phật Hội Nhìn hình ảnh cháu bé hồn nhiên đến với Phật pháp ngay từ khi còn thơ ấu, chắc chắn ai trong chúng ta cũng có thể đặt niềm tin về một tương lai sáng ngời ánh đạo trong cuộc đời của cháu. Tất nhiên, theo lời Phật dạy thì tất cả mọi việc đều còn phải tùy thuộc vào vô số nhân duyên khác nhau, nhưng phải chăng việc cháu bé được đến với Phật pháp từ thơ ấu thì tự nó cũng đã là một nhân duyên lành từ nhiều kiếp trước?

Điều này gợi lên cho chúng ta một suy nghĩ lớn về sự hoằng truyền Chánh pháp hiện nay. Nếu như mỗi người Phật tử không ý thức đầy đủ về việc Phật hóa gia đình của chính mình, thì đại nguyện "chúng sinh vô biên thề nguyện độ" e rằng sẽ là điều quá xa vời không thể nhắc đến. Nên chăng mỗi người Phật tử trước hết cần nghĩ đến việc cảm hóa ngay chính những người thân của mình, mang Phật pháp đến với những cụ ông cụ bà, những cháu bé còn thơ dại, để tất cả mọi người trong gia đình đều được thấm nhuần những lời dạy lợi lạc từ Đức Thế Tôn?

Đại nguyện của người con Phật là cứu độ chúng sinh, trọn thành Phật đạo. Nhưng trước khi có thể cứu độ tất cả chúng sinh, chắc chắn chúng ta cần phải có khả năng cứu độ ngay chính những người thân thiết, gần gũi nhất của mình. Phật hóa gia đình có lẽ cần phải được nâng lên thành một phương hướng, một đường lối tu tập, thực hành cho mọi người Phật tử, một bổn phận phải cố gắng thực hiện, chứ không chỉ là một ý niệm tốt đẹp chỉ để suy ngẫm.

Liên Phật HộiĐiều quan trọng cần lưu ý ở đây là, Phật giáo không chủ trương "phát triển tín đồ" theo cách càng nhiều càng tốt như một số tôn giáo khác, nhưng đạo Phật là đạo từ bi và chúng ta phải sẵn lòng chia sẻ những lợi lạc quý báu mà bản thân ta đang có được từ việc học hỏi và thực hành Phật pháp. Vì thế, ý nghĩa Phật hóa gia đình ở đây cần được hiểu trong tinh thần chia sẻ những điều tốt đẹp, cảm hóa và dẫn dắt người khác đi theo con đường tốt đẹp, lợi lạc. Phật hóa gia đình không phải là thúc ép những người thân của mình phải quy y hay tin Phật một cách khiên cưỡng, mà là khơi mở, chỉ bày để tự mỗi người đều thấy được con đường tốt đẹp và tự nguyện đi theo.

Hẳn có người sẽ hỏi rằng, nếu nói như thế thì những em bé còn thơ dại đã biết gì để tự nguyện quy y theo Phật? Xin thưa, điều đó lại nằm trong một phạm trù khác, đó là trách nhiệm giáo dục của những người nuôi dưỡng hoặc bảo hộ các em, khi các em còn chưa đến tuổi trưởng thành. Một mai lớn lên, nếu đồng tình với con đường theo Phật thì các em sẽ tiếp tục đi theo, nhưng nếu muốn tìm cho mình một con đường khác thì các em vẫn có thể quyết định việc ấy. Tương tự như các chương trình giáo dục trong nhà trường cũng thế, người lớn phải có trách nhiệm chọn lựa những điều tốt đẹp cần dạy cho trẻ con chứ không phải do cho trẻ con chọn lựa, nhưng điều đó hoàn toàn không có nghĩa là bắt ép hay khiên cưỡng. Khi có đủ trí khôn, các em sẽ tự có quyết định của riêng mình.

Khi được lớn lên trong một gia đình thấm nhuần Phật pháp thì tự thân mỗi người chắc chắn sẽ có được một vốn liếng tâm linh, một tài sản tinh thần đích thực vô cùng quý báu. Nếu tự thân chúng ta đã là một Phật tử mà không biết chia sẻ lợi lạc trong đời sống tâm linh cũng như nhận thức chân thật về đời sống mà ta đã học được từ Phật pháp, với những người thân của chính mình, thì làm sao có thể phù hợp với tinh thần vị tha như lời Phật dạy?

Liên Phật HộiSau buổi lễ quy y, một số bạn trẻ đã trao đổi với tôi – người viết bài này - qua điện thoại để nhờ tư vấn, giới thiệu những sách Phật học nào thích hợp cho người mới bước đầu học Phật. Nhân đây cũng xin giới thiệu với các bạn một vài tập sách căn bản nhất mà tôi đã xuất bản từ nhiều năm trước đây:

- Về mái chùa xưa: Tập sách trình bày những điều căn bản cần tìm hiểu về ý nghĩa của Ba quy y (Tam quy) và Năm giới (Ngũ giới).

- Hạnh phúc là điều có thật: Tập sách đề cập đến việc vận dụng tinh thần Phật pháp, những lời Phật dạy vào cuộc sống hằng ngày để có thể tìm được sự an vui và hạnh phúc chân thật.

Xin lưu ý là các bạn có thể chọn nghe và tải về file MP3, sẽ rất thuận tiện để nghe vào những thời gian rãnh rỗi trong ngày khi không đủ điều kiện đọc sách.

Tất nhiên, khi đã hiểu biết nhiều hơn, các bạn sẽ có thể tìm đọc thêm nhiều sách khác. Liên Phật Học sẽ cố gắng cung cấp cho các bạn tất cả những sách Phật học cần tìm hiểu – và tất nhiên là trong tinh thần của Liên Phật Hội: hoàn toàn miễn phí.

Liên Phật Hội

Liên Phật Hội

Liên Phật Hội

Liên Phật Hội

Lượt xem: 1.915




Quý vị đang truy cập từ IP 3.235.227.36 và chưa ghi danh hoặc đăng nhập trên máy tính này. Nếu là thành viên, quý vị chỉ cần đăng nhập một lần duy nhất trên thiết bị truy cập, bằng email và mật khẩu đã chọn.
Chúng tôi khuyến khích việc ghi danh thành viên ,để thuận tiện trong việc chia sẻ thông tin, chia sẻ kinh nghiệm sống giữa các thành viên, đồng thời quý vị cũng sẽ nhận được sự hỗ trợ kỹ thuật từ Ban Quản Trị trong quá trình sử dụng website này.
Việc ghi danh là hoàn toàn miễn phí và tự nguyện.

Ghi danh hoặc đăng nhập

Thành viên đang online:
Rộng Mở Tâm Hồn Pascal Bui Rộng Mở Tâm Hồn Phan Huy Triều Rộng Mở Tâm Hồn caokiem Rộng Mở Tâm Hồn hoangquycong Rộng Mở Tâm Hồn Lãn Tử Rộng Mở Tâm Hồn Ton That Nguyen Rộng Mở Tâm Hồn Nguyễn Sĩ Long Rộng Mở Tâm Hồn ngtieudao Rộng Mở Tâm Hồn Viên Hiếu Thành Rộng Mở Tâm Hồn Phạm Thiên Rộng Mở Tâm Hồn Tri Huynh Rộng Mở Tâm Hồn Chúc Huy Rộng Mở Tâm Hồn Trương Quang Quý Rộng Mở Tâm Hồn Lê Quốc Việt Rộng Mở Tâm Hồn Du Miên Rộng Mở Tâm Hồn Quang-Tu Vu Rộng Mở Tâm Hồn phamthanh210 Rộng Mở Tâm Hồn An Khang 63 Rộng Mở Tâm Hồn Vạn Phúc Rộng Mở Tâm Hồn zeus7777 Rộng Mở Tâm Hồn Trương Ngọc Trân Rộng Mở Tâm Hồn Diệu Tiến Rộng Mở Tâm Hồn Tam Thien Tam Rộng Mở Tâm Hồn Nguyên Ngọc Rộng Mở Tâm Hồn Trần Thị Huyền Rộng Mở Tâm Hồn Thiện Diệu Rộng Mở Tâm Hồn Nguyễn Văn Minh Rộng Mở Tâm Hồn Diệu Âm Phúc Thành Rộng Mở Tâm Hồn Thiền Khách Rộng Mở Tâm Hồn nước Rộng Mở Tâm Hồn Bui Tuyet Lan Rộng Mở Tâm Hồn Xuân Thôn Rộng Mở Tâm Hồn Nguyên Độ Rộng Mở Tâm Hồn Thích Quảng Ba Rộng Mở Tâm Hồn Pháp Tâm Rộng Mở Tâm Hồn Dinhvinh1964 Rộng Mở Tâm Hồn Yduongvan Rộng Mở Tâm Hồn Trí Tuệ Từ Bi Rộng Mở Tâm Hồn Tiến Mạnh Rộng Mở Tâm Hồn Hoat Khong ... ...

Hoa Kỳ (395 lượt xem) - Việt Nam (119 lượt xem) - French Southern Territories (5 lượt xem) - Saudi Arabia (3 lượt xem) - Senegal (3 lượt xem) - Philippines (2 lượt xem) - Mauritius (1 lượt xem) - Nga (1 lượt xem) - Algeria (1 lượt xem) - Uzbekistan (1 lượt xem) - Kenya (1 lượt xem) - Anh quốc (1 lượt xem) - Hà Lan (1 lượt xem) - ... ...