Hương hoa thơm chỉ bay theo chiều gió, tiếng thơm người hiền lan tỏa khắp nơi nơi. Kinh Pháp cú (Kệ số 54)
Của cải và sắc dục đến mà người chẳng chịu buông bỏ, cũng tỷ như lưỡi dao có dính chút mật, chẳng đủ thành bữa ăn ngon, trẻ con liếm vào phải chịu cái họa đứt lưỡi.Kinh Bốn mươi hai chương
Kẻ ngu dầu trọn đời được thân cận bậc hiền trí cũng không hiểu lý pháp, như muỗng với vị canh.Kinh Pháp Cú - Kệ số 64
Vui thay, chúng ta sống, Không hận, giữa hận thù! Giữa những người thù hận, Ta sống, không hận thù!Kinh Pháp Cú (Kệ số 197)
Người ta trói buộc với vợ con, nhà cửa còn hơn cả sự giam cầm nơi lao ngục. Lao ngục còn có hạn kỳ được thả ra, vợ con chẳng thể có lấy một chốc lát xa lìa.Kinh Bốn mươi hai chương
Những người hay khuyên dạy, ngăn người khác làm ác, được người hiền kính yêu, bị kẻ ác không thích.Kinh Pháp cú (Kệ số 77)
Do ái sinh sầu ưu,do ái sinh sợ hãi; ai thoát khỏi tham ái, không sầu, đâu sợ hãi?Kinh Pháp Cú (Kệ số 212)
Tinh cần giữa phóng dật, tỉnh thức giữa quần mê. Người trí như ngựa phi, bỏ sau con ngựa hènKinh Pháp cú (Kệ số 29)
Tinh cần giữa phóng dật, tỉnh thức giữa quần mê.Người trí như ngựa phi, bỏ sau con ngựa hèn.Kính Pháp Cú (Kệ số 29)
Người ta vì ái dục sinh ra lo nghĩ; vì lo nghĩ sinh ra sợ sệt. Nếu lìa khỏi ái dục thì còn chi phải lo, còn chi phải sợ?Kinh Bốn mươi hai chương

Trang chủ »» Kinh Nam truyền »» Kinh Trung Bộ (Majjhima Nikāya) »» 147. Tiểu Kinh Giáo Giới La-hầu-la »»

Kinh Trung Bộ (Majjhima Nikāya) »» 147. Tiểu Kinh Giáo Giới La-hầu-la


Cūlarāhulovāda sutta

Xem đối chiếu:

Dịch giả: Thích Minh Châu

    
(Download file MP3
- 1.08 MB - Thời gian phát: 06 phút 16 giây.)

Đại Tạng Kinh Việt NamKính mong quý độc giả xem kinh cùng góp sức hoàn thiện bằng cách gửi email về admin@rongmotamhon.net để báo cho chúng tôi biết những chỗ còn có lỗi.

Font chữ:

Như vầy tôi nghe.
Một thời, Thế Tôn ở Sāvatthī (Xá-vệ), Jetavana (Kỳ-đà lâm) tại tinh xá ông Anāthapiṇḍika.

Rồi Thế Tôn trong khi nhàn tịnh độc cư, khởi lên tư niệm sau đây: "Ðã thuần thục là những pháp đã đưa đến giải thoát cho Rāhula. Vậy Ta hãy huấn luyện Rāhula hơn nữa trong sự đoạn tận các lậu hoặc".

Rồi Thế Tôn vào buổi sáng đắp y, cầm y bát, đi vào Sāvatthī để khất thực. Sau khi đi khất thực ở Sāvatthī, sau buổi ăn, trên con đường đi khất thực trở về, Thế Tôn cho gọi Tôn giả Rāhula và nói:

-- Này Rāhula, hãy cầm tọa cụ, chúng ta sẽ đi đến Andhavana để nghỉ ban ngày.

-- Thưa vâng, bạch Thế Tôn.
Tôn giả Rāhula vâng đáp Thế Tôn, cầm lấy tọa cụ và đi theo sau lưng Thế Tôn.

Lúc bấy giờ, hàng ngàn chư Thiên đi theo Thế Tôn và nghĩ rằng: "Hôm nay, Thế Tôn sẽ huấn luyện cho Tôn giả Rāhula hơn nữa trong sự đoạn tận các lậu hoặc".

Rồi Thế Tôn đi sâu vào rừng Andhavana và ngồi xuống trên chỗ đã soạn sẵn dưới một gốc cây. Tôn giả Rāhula đảnh lễ Thế Tôn, rồi ngồi xuống một bên. Thế Tôn nói với Tôn giả Rāhula đang ngồi một bên:

-- Này Rāhula, Ông nghĩ thế nào? Con mắt là thường hay vô thường?

-- Bạch Thế Tôn, là vô thường.

-- Cái gì vô thường là khổ hay lạc?

-- Bạch Thế Tôn, là khổ.

-- Cái gì vô thường, khổ, chịu sự biến hoại, thời có hợp lý chăng khi quán cái ấy: "Cái này là của tôi, cái này là tôi, cái này là tự ngã của tôi"?

-- Thưa không vậy, bạch Thế Tôn.

Này Rāhula. Ông nghĩ thế nào? Sắc là thường hay vô thường?... Nhãn thức là thường hay vô thường?... Nhãn xúc là thường hay vô thường?... ? Do duyên nhãn xúc này, được khởi lên thọ, tưởng, hành, thức; các pháp được khởi lên ấy là thường hay vô thường?

-- Bạch Thế Tôn, là vô thường.

-- Cái gì vô thường là khổ hay lạc?

-- Bạch Thế Tôn, là khổ.

-- Cái gì vô thường, khổ, chịu sự biến hoại, thời có hợp lý chăng khi quán cái ấy: "Cái này là của tôi, cái này là tôi, cái này là tự ngã của tôi?"

-- Thưa không vậy, bạch Thế Tôn.

-- Này Rāhula, Ông nghĩ thế nào? Tai là thường hay vô thường? ... Mũi là thường hay vô thường?... Lưỡi là thường hay vô thường?... Thân là thường hay vô thường... Ý là thường hay vô thường?... Pháp là thường hay vô thường?... Ý thức là thường hay vô thường?... Ý xúc là thường hay vô thường?... Do duyên ý xúc này, được khởi lên thọ, tưởng, hành, thức; các pháp được khởi lên ấy là thường hay vô thường?

-- Bạch Thế Tôn, là vô thường.

-- Cái gì vô thường là khổ hay lạc?

-- Bạch Thế Tôn, là khổ.

-- Cái gì vô thường, khổ, chịu sự biến hoại, thời có hợp lý chăng khi quán cái ấy: "Cái này là của tôi, cái này là tôi, cái này là tự ngã của tôi"?

-- Thưa không vậy, bạch Thế Tôn.

-- Này Rāhula, do thấy vậy, vị Ða văn Thánh đệ tử yếm ly con mắt, yếm ly các sắc, yếm ly nhãn thức, yếm ly nhãn xúc, do duyên nhãn xúc này, được khởi lên thọ, tưởng, hành, thức. Vị ấy yếm ly pháp được khởi lên ấy.

Vị ấy yếm ly tai, yếm ly các tiếng... yếm ly mũi, yếm ly các hương... yếm ly các hương... yếm ly lưỡi, yếm ly các vị... yếm ly thân, yếm ly các xúc,... yếm ly ý, yếm ly các pháp, yếm ly ý thức, yếm ly ý xúc. Do duyên ý xúc này, được khởi lên thọ, tưởng, hành, thức.

Vị ấy yếm ly các pháp được khởi lên ấy. Do yếm ly, vị ấy ly tham. Do ly tham, vị ấy giải thoát. Trong sự giải thoát là sự hiểu biết: "Ta đã được giải thoát ". Và vị ấy biết: "Sanh đã tận, Phạm hạnh đã thành, các việc nên làm đã làm, không còn trở lui trạng thái này nữa".

Thế Tôn thuyết giảng như vậy. Tôn giả Rāhula, hoan hỷ tín thọ lời Thế Tôn dạy. Trong khi sự thuyết giảng này được nói lên, tâm của Tôn giả Rāhula được giải thoát khỏi các lậu hoặc, không có chấp thủ. Và đối với hàng ngàn chư Thiên ấy, được khởi lên pháp nhãn ly trần, vô cấu: "Phàm cái gì được khởi lên, tất cả đều bị diệt tận".

Hết phần 147. Tiểu Kinh Giáo Giới La-hầu-la (Cūlarāhulovāda sutta)

(Lên đầu trang)


Tập 3 có tổng cộng 52 phần.
Xem phần trước           ||||           Xem phần tiếp theo


Tải về dạng file RTF
_______________

TỪ ĐIỂN HỮU ÍCH CHO NGƯỜI HỌC TIẾNG ANH

DO NXB LIÊN PHẬT HỘI PHÁT HÀNH




BẢN BÌA CỨNG (HARDCOVER)
1200 trang - 54.99 USD



BẢN BÌA THƯỜNG (PAPERBACK)
1200 trang - 45.99 USD



BẢN BÌA CỨNG (HARDCOVER)
728 trang - 29.99 USD



BẢN BÌA THƯỜNG (PAPERBACK)
728 trang - 22.99 USD

Mua sách qua Amazon sẽ được gửi đến tận nhà - trên toàn nước Mỹ, Canada, Âu châu và Úc châu.

XEM TRANG GIỚI THIỆU.





Quý vị đang truy cập từ IP 44.212.26.248 và chưa ghi danh hoặc đăng nhập trên máy tính này. Nếu là thành viên, quý vị chỉ cần đăng nhập một lần duy nhất trên thiết bị truy cập, bằng email và mật khẩu đã chọn.
Chúng tôi khuyến khích việc ghi danh thành viên ,để thuận tiện trong việc chia sẻ thông tin, chia sẻ kinh nghiệm sống giữa các thành viên, đồng thời quý vị cũng sẽ nhận được sự hỗ trợ kỹ thuật từ Ban Quản Trị trong quá trình sử dụng website này.
Việc ghi danh là hoàn toàn miễn phí và tự nguyện.

Ghi danh hoặc đăng nhập

Thành viên đang online:
Rộng Mở Tâm Hồn Pascal Bui Rộng Mở Tâm Hồn Phan Huy Triều Rộng Mở Tâm Hồn caokiem Rộng Mở Tâm Hồn hoangquycong Rộng Mở Tâm Hồn Lãn Tử Rộng Mở Tâm Hồn Ton That Nguyen Rộng Mở Tâm Hồn Nguyễn Sĩ Long Rộng Mở Tâm Hồn ngtieudao Rộng Mở Tâm Hồn Viên Hiếu Thành Rộng Mở Tâm Hồn Phạm Thiên Rộng Mở Tâm Hồn Tri Huynh Rộng Mở Tâm Hồn Chúc Huy Rộng Mở Tâm Hồn Trương Quang Quý Rộng Mở Tâm Hồn Lê Quốc Việt Rộng Mở Tâm Hồn Du Miên Rộng Mở Tâm Hồn Quang-Tu Vu Rộng Mở Tâm Hồn phamthanh210 Rộng Mở Tâm Hồn An Khang 63 Rộng Mở Tâm Hồn Vạn Phúc Rộng Mở Tâm Hồn zeus7777 Rộng Mở Tâm Hồn Trương Ngọc Trân Rộng Mở Tâm Hồn Diệu Tiến Rộng Mở Tâm Hồn Tam Thien Tam Rộng Mở Tâm Hồn Nguyên Ngọc Rộng Mở Tâm Hồn Trần Thị Huyền Rộng Mở Tâm Hồn Thiện Diệu Rộng Mở Tâm Hồn Nguyễn Văn Minh Rộng Mở Tâm Hồn Diệu Âm Phúc Thành Rộng Mở Tâm Hồn Thiền Khách Rộng Mở Tâm Hồn nước Rộng Mở Tâm Hồn Bui Tuyet Lan Rộng Mở Tâm Hồn Xuân Thôn Rộng Mở Tâm Hồn Nguyên Độ Rộng Mở Tâm Hồn Thích Quảng Ba Rộng Mở Tâm Hồn Pháp Tâm Rộng Mở Tâm Hồn Dinhvinh1964 Rộng Mở Tâm Hồn Yduongvan Rộng Mở Tâm Hồn Trí Tuệ Từ Bi Rộng Mở Tâm Hồn Tiến Mạnh Rộng Mở Tâm Hồn Hoat Khong ... ...

Hoa Kỳ (400 lượt xem) - Việt Nam (119 lượt xem) - French Southern Territories (5 lượt xem) - Senegal (3 lượt xem) - Saudi Arabia (3 lượt xem) - Philippines (2 lượt xem) - Algeria (1 lượt xem) - Uzbekistan (1 lượt xem) - Kenya (1 lượt xem) - Anh quốc (1 lượt xem) - Hà Lan (1 lượt xem) - Mauritius (1 lượt xem) - Nga (1 lượt xem) - ... ...