Không thể lấy hận thù để diệt trừ thù hận. Kinh Pháp cú
Nếu người nói nhiều kinh, không hành trì, phóng dật; như kẻ chăn bò người, không phần Sa-môn hạnh.Kinh Pháp cú (Kệ số 19)
Ví như người mù sờ voi, tuy họ mô tả đúng thật như chỗ sờ biết, nhưng ta thật không thể nhờ đó mà biết rõ hình thể con voi.Kinh Đại Bát Niết-bàn
Cỏ làm hại ruộng vườn, si làm hại người đời. Bố thí người ly si, do vậy được quả lớn.Kinh Pháp Cú (Kệ số 358)
Giặc phiền não thường luôn rình rập giết hại người, độc hại hơn kẻ oán thù. Sao còn ham ngủ mà chẳng chịu tỉnh thức?Kinh Lời dạy cuối cùng
Nay vui, đời sau vui, làm phước, hai đời vui.Kinh Pháp Cú (Kệ số 16)
Hãy tự mình làm những điều mình khuyên dạy người khác. Kinh Pháp cú
Thường tự xét lỗi mình, đừng nói lỗi người khác. Kinh Đại Bát Niết-bàn
Như bông hoa tươi đẹp, có sắc nhưng không hương. Cũng vậy, lời khéo nói, không làm, không kết quả.Kinh Pháp cú (Kệ số 51)
Ai sống một trăm năm, lười nhác không tinh tấn, tốt hơn sống một ngày, tinh tấn tận sức mình.Kinh Pháp cú (Kệ số 112)

Trang chủ »» Kinh Nam truyền »» Kinh Trung Bộ (Majjhima Nikāya) »» 94. Kinh Ghoṭamukha - 94. To Ghoṭamukha »»

Kinh Trung Bộ (Majjhima Nikāya) »» 94. Kinh Ghoṭamukha - 94. To Ghoṭamukha


Ghotamukha sutta

Quay lại bản Việt dịch || Tải về bảng song ngữ

Xem đối chiếu:

Font chữ:
Nghe đọc phần này hoặc tải về.
Listen to this chapter or download.

94. Kinh Ghoṭamukha

94. To Ghoṭamukha

Dịch từ Pāli sang Việt: Thích Minh Châu
Translated from Pāli to English: Bhikkhu Ñāṇamoli & Bhikkhu Bodhi
Như vầy tôi nghe.
Một thời Tôn giả Udena trú ở Baranasi (Ba-la-nại), tại rừng xoài Khemiya.
1. THUS HAVE I HEARD. On one occasion the venerable Udena was living at Benares in the Khemiya Mango Grove.
Lúc bấy giờ Bà-la-môn Ghoṭamukha đến tại Baranasi có một vài công việc. Rồi Bà-la-môn Ghoṭamukha tản bộ du hành và đi đến rừng xoài Khemiya. Lúc bấy giờ Tôn giả Udena đang đi kinh hành ở giữa trời. Rồi Bà-la-môn Ghotamakha đi đến Tôn giả Udena, sau khi đến nói lên những lời chào đón hỏi thăm với Tôn giả Udena, sau khi nói lên những lời chào đón hỏi thăm thân hữu liền nói với Tôn giả Udena đang đi kinh hành:
2. Now on that occasion the brahmin Ghoṭamukha had arrived in Benares for some business or other. As he was [158] walking and wandering for exercise, he came to the Khemiya Mango Grove. At the time the venerable Udena was walking up and down in the open. Then the brahmin Ghoṭamukha went up to the venerable Udena and exchanged greetings with him. When this courteous and amiable talk was finished, still walking up and down with the venerable Udena, he said this:
-- Thưa Tôn giả Sa-môn, không có một sự xuất gia đúng pháp. Hình như đối với con: vì không thấy một Tôn giả như Ngài, hay ở đây pháp ấy là gì?
“Worthy recluse, there is no wanderers’ life that accords with the Dhamma: so it seems to me here, and that may be because I have not seen such venerable ones as yourself or [because I have not seen] the Dhamma here.”
Khi nghe nói vậy, Tôn giả Udena từ chỗ kinh hành bước xuống, đi vào trong tinh xá (vihara), rồi ngồi xuống trên chỗ đã soạn sẵn. Bà-la-môn Ghoṭamukha cũng từ chỗ kinh hành bước xuống, vào trong tinh xá rồi đứng một bên. Tôn giả Udena nói với Bà-la-môn Ghoṭamukha đang đứng một bên: -- Này Bà-la-môn, đây có những ghế ngồi. Nếu muốn, hãy ngồi xuống.
3. When this was said, the venerable Udena stepped down from the walk and went into his dwelling, where he sat down on a seat made ready.877 And Ghoṭamukha too stepped down from the walk and went into the dwelling, where he stood at one side. Then the venerable Udena said to him: “There are seats, brahmin, sit down if you wish.”
-- Trong khi chúng con đến với Tôn giả Udena, chúng con không ngồi. Làm sao người như con lại nghĩ đến ngồi xuống, trước khi được mời.
“We did not sit down because we were waiting for Master Udena [to speak]. For how could one like myself presume to sit down on a seat without first being invited to do so?”
Rồi Ba La Môn Ghoṭamukha lấy một ghế thấp khác rồi ngồi xuống một bên. Ngồi xuống một bên, Bà-la-môn Ghoṭamukha nói với Tôn giả Udena:
4. Then the brahmin Ghoṭamukha took a low seat, sat down at one side, and said to the venerable Udena:
-- Thưa Tôn giả Sa-môn, không có sự xuất gia đúng pháp. Hình như đối với con: vì không thấy một Tôn giả như Ngài, hay ở đây pháp ấy là gì?
“Worthy recluse, there is no wanderers’ life that accords with the Dhamma: so it seems to me here, and that may be because I have not seen such venerable ones as yourself or [because I have not seen] the Dhamma here.”
-- Này Bà-la-môn, nếu Ông tán đồng những gì ta tán đồng, và bài bác những gì cần phải bài bác, và có điều gì ta nói mà Ông không biết. Ở đây, Ông có thể hỏi thêm ta: "Thưa Tôn giả Udena, cái này là thế nào? Ý nghĩa cái này là gì?" Sau khi sắp đặt như vậy, ở đây sẽ có cuộc nói chuyện giữa chúng ta.
“Brahmin, if you think any statement of mine is to be agreed with, then agree with it; if you think any statement of mine is to be argued against, then argue against it; and if you do not understand the meaning of any statement of mine, ask me to clarify it thus: ‘How is this, Master Udena? What is the meaning of this?’ In this way we can discuss this matter.”
-- Con sẽ tán đồng những gì Tôn giả Udena tán đồng, và bài bác những gì cần phải bài bác. Và có điều gì Tôn giả Udena nói mà con không biết. Ở đây, con có thể hỏi thêm Tôn giả Udena: "Tôn giả Udena, cái này là thế nào? Ý nghĩa cái này là gì?" Sau khi sắp đặt như vậy, ở đây mong sẽ có cuộc nói chuyện giữa chúng ta.
“Master Udena, if I think any statement of Master Udena’s is to be agreed with, I shall agree with it; if I think any statement of his is to be argued against, I shall argue against it; and if I [159] do not understand the meaning of any statement of Master Udena’s, then I shall ask Master Udena to clarify it thus: ‘How is this Master Udena? What is the meaning of this?’ In this way let us discuss this matter.”
-- Này Bà-la-môn, ở đây có bốn hạng người này có mặt ở trên đời. Thế nào là bốn?
5–6. “Brahmin, there are four kinds of persons to be found existing in the world. What four?”… (as Sutta 51, §§5–6) [160]…
Ở đây, này Bà-la-môn, có người tự hành khổ mình, chuyên tâm tự hành khổ mình.
Ở đây, này Bà-la-môn, có người hành khổ người, chuyên tâm hành khổ người.
Ở đây, này Bà-la-môn, có người vừa tự hành khổ mình, chuyên tâm tự hành khổ mình, vừa hành khổ người, chuyên tâm hành khổ người.
Ở đây, này Bà-la-môn, có người vừa không tự hành khổ mình, không chuyên tâm tự hành khổ mình, vừa không hành khổ người, không chuyên tâm hành khổ người. Người ấy không tự hành khổ mình, không chuyên tâm tự hành khổ mình, không hành khổ người, không chuyên tâm hành khổ người, ngay trong hiện tại không tham dục, tịch tịnh, cảm thấy mát lạnh, cảm giác lạc thọ, tự ngã trú vào Phạm thể.
Này Bà-la-môn, bốn hạng người này, hạng người nào được tâm Ông thích ý nhất?
-- Thưa Tôn giả Udena, hạng người tự hành khổ mình, chuyên tâm tự hành khổ mình; hạng người này, tâm con không thích ý. Thưa Tôn giả Udena, hạng người hành khổ người, chuyên tâm hành khổ người, hạng người này, tâm con không thích ý. Thưa Tôn giả Udena, hạng người vừa tự hành khổ mình, chuyên tâm tự hành khổ mình, vừa hành khổ người, chuyên tâm hành khổ người; hạng người này, tâm con không thích ý.
Thưa Tôn giả Udena, hạng người vừa không tự hành khổ mình, không chuyên tâm tự hành khổ mình, vừa không hành khổ người, không chuyên tâm hành khổ người; hạng người không tự hành khổ mình, không hành khổ người, ngay trong hiện tại, không có tham dục, tịch tịnh, cảm thấy mát lạnh, cảm giác lạc thọ, tự ngã trú vào Phạm thể, hạng người này, tâm con thích ý.
“But, Master Udena, the kind of person who does not torment himself or pursue the practice of torturing himself and who does not torment others or pursue the practice of torturing others; who, since he torments neither himself nor others, is here and now hungerless, extinguished, and cooled, and abides experiencing bliss, having himself become holy — he does not torment and torture either himself or others, both of whom desire pleasure and recoil from pain. That is why this kind of person satisfies my mind.”
-- Này Bà-la-môn, vì sao tâm Ông không thích ý ba hạng người này?
-- Thưa tôn giả Udena, hạng người tự hành khổ mình, chuyên tâm tự hành khổ mình, hạng người này tự hành khổ mình, tự hành hạ mình, trong khi tự ao ước lạc, yểm ly khổ. Do vậy, tâm con không thích ý hạng người này.
Thưa Tôn giả Udena, hạng người hành khổ người, chuyên tâm hành khổ người; hạng người này hành khổ người khác, hành hạ người khác, trong khi người khác ao ước lạc, yểm ly khổ. Do vậy, tâm con không thích ý hạng người này.
Thưa Tôn giả Udena, hạng người vừa tự hành khổ mình, chuyên tâm tự hành khổ mình, vừa hành khổ người, chuyên tâm hành khổ người; hạng người này hành khổ, hành hạ mình và người khác, trong khi mình và người khác ao ước lạc, yểm ly khổ. Do vậy, tâm con không thích ý hạng người này.
Nhưng thưa Tôn giả Udena, hạng người vừa không tự hành khổ mình, không chuyên tâm tự hành khổ mình, vừa không hành khổ người, không chuyên tâm hành khổ người, hạng người này không tự hành khổ mình, không hành khổ người, ngay trong hiện tại không tham dục, tịch tịnh, cảm thấy mát lạnh, cảm giác lạc thọ, tự ngã trú vào Phạm thể. Do vậy, tâm con thích ý hạng người này.
-- Này Bà-la-môn, có hai hội chúng này. Thế nào là hai?
7. “Brahmin, there are two kinds of assembly. What two?
Ở đây, này Bà-la-môn có hội chúng vì tham đắm châu báu và đồ trang sức, tìm cầu vợ con, tìm cầu đầy tớ nam, đầy tớ nữ, tìm cầu ruộng đất, tìm cầu vàng bạc.
Here a certain assembly lusts after jewels and earrings and seeks wives and children, men and women slaves, fields and land, gold and silver.
Ở đây, này Ba La Môn, lại có hội chúng, không tham đắm châu báu và đồ trang sức, từ bỏ vợ con, từ bỏ đầy tớ nam, đầy tớ nữ, từ bỏ ruộng đất, từ bỏ vàng bạc, xuất gia, từ bỏ gia đình, sống không gia đình.
But here a certain assembly does not lust after jewels and earrings, but having abandoned wives and children, men and women slaves, fields and land, gold and silver, has gone forth from the home life into homelessness.
Này Bà-la-môn, hạng người vừa không tự hành khổ mình, không chuyên tâm tự hành khổ mình, vừa không hành khổ người, không chuyên tâm hành khổ người, hạng người không tự hành khổ mình, không hành khổ người, ngay trong hiện tại không tham dục, tịch tịnh, cảm thấy mát lạnh, cảm giác lạc thọ, tự ngã trú vào Phạm thể.
Now there is this kind of person who does not torment himself or pursue the practice of torturing himself and who does not torment others or pursue the practice of torturing others; who, since he torments neither himself nor others, is here and now hungerless, extinguished, and cooled, and abides experiencing bliss, having himself become holy.
Này Bà-la-môn, trong hội chúng nào Ông thấy phần lớn hạng người này: trong hội chúng tham đắm châu báu và đồ trang sức, tìm cầu vợ con, tìm cầu đầy tớ nam, đầy tớ nữ, tìm cầu ruộng đất, tìm cầu vàng bạc, hay là trong hội chúng không tham đắm châu báu và đồ trang sức, từ bỏ vợ con, từ bỏ đầy tớ nam, đầy tớ nữ, từ bỏ ruộng đất, từ bỏ vàng bạc, xuất gia, từ bỏ gia đình, sống không gia đình?
In which of the two kinds of assembly do you usually see this person, brahmin — in the assembly that lusts after jewels and earrings and seeks wives and children, men and women slaves, fields and land, gold and silver; or in the assembly that does not lust after jewels and earrings, but having abandoned wives and children… has gone forth from the home life into homelessness?”
-- Tôn giả Udena, hạng người vừa không tự hành khổ mình, không chuyên tâm tự hành khổ mình, vừa không hành khổ người, không chuyện tâm hành khổ người; hạng người không tự hành khổ mình, không hành khổ người, ngay trong hiện tại không tham dục, tịch tịnh, cảm thấy mát lạnh, cảm giác lạc thọ, tự ngã trú vào Phạm thể; hạng người này, trong hội chúng không tham đắm châu báu, và đồ trang sức, từ bỏ vợ con, từ bỏ đầy tớ nam, đầy tớ nữ, từ bỏ ruộng đất, từ bỏ vàng bạc, xuất gia, từ bỏ gia đình, sống không gia đình, trong hội chúng ấy con thấy phần lớn hạng người này.
[161] “I usually see this kind of person, Master Udena, in the assembly that does not lust after jewels and earrings, but having abandoned wives and children… has gone forth from the home life into homelessness.”
-- Nhưng này Bà-la-môn, nay Ông vừa mới nói: "Chúng con biết như sau, thưa Tôn giả Sa-môn, không có một sự xuất gia đúng pháp. Hình như đối với con: vì không thấy một Tôn giả như Ngài hay ở đây pháp ấy là gì?"
8. “But only just now, brahmin, we understood you to say: ‘Worthy recluse, there is no wanderers’ life that accords with the Dhamma: so it seems to me here, and that may be because I have not seen such venerable ones as yourself or [because I have not seen] the Dhamma here.’”
-- Thưa Tôn giả Udena, thật sự lời nói ấy có lợi ích cho con. Có một sự xuất gia đúng pháp. Ở đây, đối với con là như vậy, và mong Tôn giả Udena chấp trì con là như vậy. Bốn hạng người được Tôn giả Udena nói một cách vắn tắt, không giải thích rộng ra, lành thay, nếu được Tôn giả Udena khởi lòng từ phân tích rộng rãi cho con bốn hạng người này.
“Certainly, Master Udena, it was in order to learn that I spoke those words. There is a wanderers’ life that accords with the Dhamma; so it seems to me here, and may Master Udena remember me [to have spoken] thus. It would be good if, out of compassion, Master Udena would expound to me in detail those four kinds of persons he mentioned in brief.”
-- Này Bà-la-môn, vậy hãy nghe và suy nghiệm kỹ, Ta sẽ nói. -- Thưa vâng, Tôn giả.
Bà-la-môn Ghoṭamukha vâng đáp Tôn giả Udena.
Tôn giả Udena nói như sau:
9. “Then, brahmin, listen and attend closely to what I shall say.” — ”Yes, sir,” the brahmin Ghoṭamukha replied. The venerable Udena said this:
-- Này Bà-la-môn, thế nào là hạng người tự hành khổ mình, chuyên tâm tự hành khổ mình?
10–30. “Brahmin, what kind of person torments himself and pursues the practice of torturing himself? Here a certain person goes naked… (as Sutta 51, §§8–28) [162]… and abides experiencing bliss, having himself become holy.”
Ở đây, này Bà-la-môn, có người sống lõa thể sống phóng túng không theo lễ nghi, liếm tay cho sạch, đi khất thực không chịu bước tới, đi khất thực không chịu đứng một chỗ, không nhận đồ ăn mang đến, không nhận đồ ăn dành riêng, không nhận mời đi ăn, không nhận từ nơi miệng nồi, không nhận từ nơi miệng chảo, không nhận tại ngưỡng cửa, không nhận giữa những cây gậy, không nhận giữa những cối giã gạo, không nhận từ hai người đang ăn, không nhận từ người đàn bà có thai, không nhận từ người đàn bà đang cho con bú, không nhận từ người đàn bà đang giao cấu người đàn ông, không nhận đồ ăn đi quyên, không nhận tại chỗ có chó đứng, không nhận tại chỗ có ruồi bu, không ăn cá, ăn thịt, không uống rượu nấu, rượu men.
Vị ấy chỉ nhận ăn tại một nhà, hay chỉ nhận ăn một miếng, hay vị ấy chỉ nhận ăn tại hai nhà, hay chỉ nhận ăn hai miếng... hay vị ấy chỉ nhận ăn bảy nhà, hay vị ấy chỉ nhận ăn bảy miếng. Vị ấy nuôi sống chỉ với một bát, nuôi sống chỉ với hai bát,... nuôi sống chỉ với bảy bát. Vị ấy chỉ ăn một ngày một bữa, hai ngày một bữa,... bảy ngày một bữa. Như vậy vị ấy sống theo hạnh tiết chế ăn uống cho đến nửa tháng mới ăn một lần. Vị ấy chỉ ăn cỏ hoang, ăn lúa tắc, ăn lúa hoang, ăn da vụn, ăn rong nước, ăn bột tấm, ăn váng gạo, ăn bột vừng, ăn cỏ hay ăn phân bò. Vị ấy ăn trái cây, ăn rễ cây trong rừng, ăn trái cây rụng để sống.
Vị ấy mặc vải gai thô, mặc vải gai thô lẫn với các vải khác, mặc vải tẩm liệm rồi quăng đi, mặc vải phấn tảo y, mặc vỏ cây tirita làm áo, mặc da con sơn dương đen, mặc áo bện bằng từng mảnh da con sơn dương đen, mặc áo bằng cỏ cát tường, mặc áo vỏ cây, mặc áo bằng tấm gỗ nhỏ, mặc áo bằng tóc bện lại thành mền, mặc áo bằng đuôi ngựa bện lại, mặc áo bằng lông cừu.
Vị ấy là người sống nhổ râu tóc, là người chuyên sống theo hạnh nhổ râu tóc, là người theo hạnh thường đứng, từ bỏ chỗ ngồi, là người ngồi chõ hỏ, chuyên sống theo hạnh ngồi chõ hỏ, một cách tinh tấn, là người dùng gai làm giường, thường ngủ nằm trên giường gai, sống một đêm tắm ba lần, theo hạnh xuống nước tắm (để gột sạch tội lỗi).
Như vậy dưới nhiều hình thức, vị ấy sống tự hành khổ mình, chuyên tâm tự hành khổ mình. Như vậy, này Bà-la-môn, được gọi là hạng người tự hành khổ mình, chuyên tâm tự hành khổ mình.
Và này Bà-la-môn, thế nào là hạng người hành khổ người, chuyên tâm hành khổ người?
Ở đây, Bà-la-môn, có người giết trâu bò, là người giết heo, là người giết vịt, săn thú, là thợ săn, thợ đánh cá, ăn trộm, người xử tử các người ăn trộm, cai ngục và những người làm các nghề độc ác khác. Như vậy, này Bà-la-môn, được gọi là hạng người hành khổ người, chuyên tâm hành khổ người.
Và này Bà-la-môn, thế nào là hạng người vừa tự hành khổ mình, chuyên tâm tự hành khổ mình, vừa hành khổ người, chuyên tâm hành khổ người?
Ở đây, này Bà-la-môn, có người làm vua, thuộc giai cấp Sát-đế-lị, đã làm lễ quán đảnh, hay một Bà-la-môn triệu phú. Vị này cho xây dựng một giảng đường mới về phía Ðông thành phố, cạo bỏ râu tóc, đắp áo da thô, toàn thân bôi thục tô và dầu, gãi lưng với một sừng nai, đi vào giảng đường với người vợ chính và một Bà-la-môn tế tự. Rồi vị ấy nằm xuống dưới đất trống trơn chỉ có lát cỏ.
Vị vua sống với sữa từ vú một con bò cái, có con bò con cùng một mầu sắc; bà vợ chính sống với sữa từ vú thứ hai; và vị Bà-la-môn tế tự sống với sữa từ vú thứ ba. Sữa từ vú thứ tư dùng để tế lửa. Còn con nghé con thì sống với đồ còn lại. Vị vua nói như sau: "Hãy giết một số bò đực để tế lễ, hãy giết một số nghé đực để tế lễ, hãy giết một số nghé cái để tế lễ, hãy giết một số dê để tế lễ, hãy giết một số cừu để tế lễ, hãy chặt một số cây để làm cột tế lễ, hãy thâu lượm một số cỏ dabbha để làm chỗ tế lễ.
Và những người nô tỳ, những người phục vụ, những người làm công, những người này vì sợ đòn gậy, vì sợ nguy hiểm, với mặt tràn đầy nước mắt, khóc lóc làm các công việc.
Như vậy, này Bà-la-môn, được gọi là hạng người vừa tự hành khổ mình, chuyên tâm tự hành khổ mình, vừa hành khổ người, chuyên tâm hành khổ người.
Và này Bà-la-môn, thế nào là hạng người vừa không tự hành khổ mình, không chuyên tâm tự hành khổ mình, vừa không hành khổ người, không chuyên tâm hành khổ người, hạng người này không tự hành khổ mình, không hành khổ người, hiện tại sống không tham dục, tịch tịnh, cảm thấy mát lạnh, cảm thấy lạc thọ, tự ngã trú vào Phạm thể?
Ở đây, này Bà-la-môn, Như Lai xuất hiện ở đời là bậc A-la-hán, Chánh Biến Tri, Minh Hạnh Túc, Thiện Thệ, Thế Gian Giải, Vô Thượng Sĩ, Ðiều Ngự Trượng Phu, Thiên Nhân Sư, Phật, Thế Tôn. Như Lai sau khi riêng tự chứng ngộ với thượng trí, thế giới này là Thiên giới, Ma giới, Phạm thiên giới, gồm cả thế giới này với Sa-môn, Bà-la-môn, Thiên, Nhơn, lại tuyên bố điều Ngài đã chứng ngộ. Ngài thuyết pháp sơ thiện, trung thiện, hậu thiện, đầy đủ văn nghĩa, Ngài truyền dạy Phạm hạnh hoàn toàn đầy đủ thanh tịnh.
Người gia trưởng hay con người gia trưởng, hay một người sanh ở giai cấp hạ tiện nghe pháp ấy, sau khi nghe pháp, người ấy sanh lòng tín ngưỡng Như Lai. Khi có lòng tín ngưỡng ấy, người ấy suy nghĩ: "Ðời sống gia đình đầy những triền phược, con đường đầy những bụi đời. Ðời sống xuất gia phóng khoáng như hư không.
Thật không dễ gì cho một người sống ở gia đình có thể sống theo Phạm hạnh hoàn toàn đầy đủ, hoàn toàn thanh tịnh, trắng bạch như vỏ ốc. Vậy ta nên cạo bỏ râu tóc, đắp áo cà-sa, xuất gia, từ bỏ gia đình, sống không gia đình". Một thời gian sau, người ấy bỏ tài sản nhỏ, hay bỏ tài sản lớn, bỏ bà con quyến thuộc nhỏ, hay bỏ bà con quyến thuộc lớn, cạo bỏ râu tóc, đắp áo cà-sa, và xuất gia, từ bỏ gia đình, sống không gia đình.
Vị ấy xuất gia như vậy, hành trì các học giới và hạnh sống Bà-la-môn, từ bỏ sát sanh, tránh xa sát sanh, bỏ trượng, bỏ kiếm, biết xấu hổ, sợ hãi, có lòng từ, sống thương xót đến hạnh phúc tất cả chúng sanh và loài hữu tình. Vị ấy từ bỏ lấy của không cho, tránh xa lấy của không cho, chỉ mong những vật đã cho, tự sống thanh tịnh, không có trộm cướp. Vị ấy từ bỏ đời sống không Phạm hạnh, sống theo Phạm hạnh, sống đời sống viễn ly, tránh xa dâm dục hạ liệt.
Vị ấy từ bỏ nói láo, nói những lời chân thật, liên hệ đến sự thật, chắc chắn, đáng tin cậy, không lường gạt đời. Vị ấy từ bỏ nói hai lưỡi, tránh xa nói hai lưỡi, nghe điều gì ở chỗ này, không đến chỗ kia nói để sanh chia rẽ ở những người này; nghe điều gì ở chỗ kia, không đi nói với những người này để sanh chuyện chia rẽ ở những người kia. Như vậy, vị ấy sống hòa hợp những kẻ ly gián, khuyến khích những kẻ hòa hợp, hoan hỷ trong hòa hợp, thích thú trong hòa hợp, hân hoan trong hòa hợp, nói những lời đưa đến hòa hợp.
Vị ấy từ bỏ nói độc ác, tránh xa lời nói độc ác, nói những lời nói dịu hiền, đẹp tai, dễ thương, thông cảm đến tâm, tao nhã, đẹp lòng nhiều người; vị ấy nói những lời nói như vậy. Vị ấy từ bỏ lời nói phù phiếm, tránh xa lời nói phù phiếm, nói đúng thời, nói chân thật, nói có ý nghĩa, nói pháp, nói luật, nói những lời đáng được gìn giữ, những lời hợp thời, hợp lý có mạch lạc hệ thống, có ích lợi.
Vị ấy từ bỏ không làm hại đến các hạt giống và các loại cây cỏ, dùng một ngày một bữa, không ăn ban đêm; từ bỏ các món ăn phi thời; từ bỏ không đi xem múa, hát, nhạc, các cuộc trình diễn; từ bỏ không dùng vòng hoa, hương liệu, dầu thoa, trang sức, và các thời trang; từ bỏ không dùng giường cao và giường lớn; từ bỏ không nhận vàng và bạc; từ bỏ không nhận các hạt sống; từ bỏ không nhận thịt sống, từ bỏ không nhận đàn bà con gái; từ bỏ không nhận nô tỳ gái và trai; từ bỏ không nhận cừu và dê; từ bỏ không nhận gia cầm và heo; từ bỏ không nhận voi, bò, ngựa và ngựa cái;
từ bỏ không nhận ruộng nương đất đai; từ bỏ không dùng người làm môi giới hoặc tự mình làm môi giới; từ bỏ không buôn bán; từ bỏ các sự gian lận bằng cân, tiền bạc và đo lường; từ bỏ các tà hạnh như hối lộ, gian trá, lừa đảo; từ bỏ không làm thương tổn, sát hại, câu thúc, bức đoạt, trộm cắp, cướp phá.
Vị ấy sống biết đủ, bằng lòng với tấm y để che thân với đồ ăn khất thực để nuôi bụng, đi tại chỗ nào cũng mang theo y và bình bát. Như con chim bay đến chỗ nào cũng mang theo hai cánh, cũng vậy, Tỷ-kheo bằng lòng với tấm y để che thân, với đồ ăn khất thực để nuôi bụng, đi tại chỗ nào cũng mang theo. Vị ấy thành tựu Thánh giới uẩn này, nội tâm hưởng lạc thọ không khuyết phạm.
Khi mắt thấy sắc, vị ấy không nắm giữ tướng chung, không nắm giữ tướng riêng. Những nguyên nhân gì, vì con mắt không được chế ngự, khiến tham ái, ưu bi, các ác, bất thiện pháp khởi lên, vị ấy tự chế ngự các nguyên nhân ấy, hộ trì con mắt, thực hành sự hộ trì con mắt. Khi tai nghe tiếng... mũi ngửi hương... lưỡi nếm vị... thân cảm xúc...
ý nhận thức các pháp, vị ấy không nắm giữ tướng chung, không nắm giữ tướng riêng, những nguyên nhân gì, vì ý căn không được chế ngự, khiến tham ái, ưu bi, các ác bất thiện pháp khởi lên, vị ấy chế ngự nguyên nhân ấy, hộ trì ý căn, thực hành sự hộ trì ý căn. Vị ấy thành tựu Thánh hộ trì các căn này, nội tâm hưởng lạc thọ không uế nhiễm.
Vị ấy khi đi tới, khi đi lui đều tỉnh giác; khi nhìn thẳng, khi nhìn quanh đều tỉnh giác; khi co tay, khi duỗi tay đều tỉnh giác; khi mang y kép, bình bát, thượng y đều tỉnh giác; khi ăn, uống, nhai, nuốt đều tỉnh giác; khi đi đại tiện, tiểu tiện đều tỉnh giác; khi đi, đứng, ngồi, nằm, thức, nói, yên lặng đều tỉnh giác.
Vị ấy thành tựu Thánh giới uẩn này, thành tựu Thánh hộ trì các căn này, thành tựu Thánh chánh niệm tỉnh giác này, lựa một trú xứ thanh vắng, như khu rừng, gốc cây, khe núi, hang đá, bãi tha ma, lùm cây ngoài trời, đống rơm.
Sau khi ăn xong và đi khất thực trở về, vị ấy ngồi kiết-già, lưng thẳng tại chỗ nói trên, và an trú chánh niệm trước mặt. Vị ấy từ bỏ dục tham ở đời, sống với tâm thoát ly dục tham, gột rửa tâm hết dục tham. Từ bỏ sân hận, vị ấy sống với tâm không sân hận, lòng từ mẫn thương xót tất cả chúng sanh hữu tình, gột rửa tâm hết sân hận. Từ bỏ hôn trầm thụy miên, vị ấy sống thoát ly hôn trầm thụy miên, với tâm tưởng hướng về ánh sáng chánh niệm tỉnh giác, gột rửa tâm hết hôn trầm thụy miên. Từ bỏ trạo cử, hối quá, vị ấy sống không trạo cử, nội tâm trầm lặng, gột rửa tâm hết trạo cử, hối quá. Từ bỏ nghi ngờ, vị ấy sống thoát khỏi nghi ngờ, không phân vân lưỡng lự, gột rửa tâm hết nghi ngờ đối với thiện pháp.
Vị ấy sau khi từ bỏ năm triền cái này, các pháp làm tâm cấu uế, làm trí tuệ trở thành yếu ớt, vị ấy ly dục, ly pháp bất thiện, chứng và trú Thiền thứ nhất, một trạng thái hỷ lạc do ly dục sanh, với tầm với tứ.
Vị ấy diệt tầm và tứ, chứng và trú Thiền thứ hai, một trạng thái hỷ lạc do định sanh, không tầm không tứ, nội tĩnh nhất tâm.
Vị ấy ly hỷ trú xả, chánh niệm tỉnh giác, thân cảm sự lạc thọ mà các bậc Thánh gọi là xả niệm lạc trú, chứng và an trú Thiền thứ ba.
Vị ấy xả lạc, xả khổ, diệt hỷ ưu đã cảm thọ trước, chứng và trú Thiền thứ tư, không khổ, không lạc, xả niệm thanh tịnh.
Với tâm định tĩnh, thanh tịnh, trong sáng, không cấu nhiễm, không phiền não, nhu nhuyến, dễ sử dụng, vững chắc, bất động như vậy, vị ấy hướng tâm đến túc mạng trí. Vị ấy nhớ đến các đời sống quá khứ, như một đời, hai đời, ba đời, bốn đời, năm đời, hai mươi đời, bốn mươi đời, năm mươi đời, một trăm đời, một ngàn đời, một trăm ngàn đời, nhiều hoại kiếp, nhiều thành kiếp.
Vị ấy nhớ rằng: "Tại chỗ kia, ta có tên như thế này, dòng họ như thế này, giai cấp như thế này, ăn uống như thế này, thọ khổ lạc như thế này, tuổi thọ đến mức như thế này. Sau khi chết tại chỗ kia, ta được sanh ra tại chỗ nọ. Tại chỗ ấy, ta có tên như thế này, dòng họ như thế này, giai cấp như thế này, ăn uống như thế này, thọ khổ lạc như thế này, tuổi thọ đến mức như thế này. Sau khi chết tại chỗ nọ, ta được sanh ra ở đây". Như vậy vị ấy nhớ đến những đời sống quá khứ, cùng với các nét đại cương và các chi tiết.
Với tâm định tĩnh, thanh tịnh, trong sáng, không cấu nhiễm, không phiền não, nhu nhuyến, dễ sử dụng, vững chắc, bất động như vậy, vị ấy hướng tâm đến sanh tử trí của chúng sanh. Vị ấy với thiên nhãn thuần tịnh, siêu nhân, thấy sự sống và chết của chúng sanh. Vị ấy tuệ tri rõ rằng chúng sanh người hạ liệt kẻ cao sang, người đẹp đẽ kẻ thô xấu, người may mắn kẻ bất hạnh đều do hạnh nghiệp của họ.
Vị ấy nghĩ rằng: "Thật sự những vị chúng sanh này thành tựu những ác hạnh về thân, thành tựu những ác hạnh về lời nói, thành tựu những ác hạnh về ý, phỉ báng các bậc Thánh, theo tà kiến, tạo các nghiệp theo tà kiến. Những người này, sau khi thân hoại mạng chung, phải sanh vào cõi dữ, ác thú, đọa xứ, địa ngục.
Còn những vị chúng sanh này thành tựu những thiện hạnh về thân, thành tựu những thiện hạnh về lời nói, thành tựu những thiện hạnh về ý, không phỉ báng các bậc Thánh, theo chánh kiến, tạo các nghiệp theo chánh kiến, những người này, sau khi thân hoại mạng chung, được sanh lên các thiện thú, Thiên giới, trên đời này".
Như vậy, vị ấy với thiên nhãn thuần tịnh, siêu nhân, thấy sự sống chết của chúng sanh. Vị ấy tuệ tri rõ rằng chúng sanh, người hạ liệt kẻ cao sang, người đẹp đẽ kẻ thô xấu, người may mắn kẻ bất hạnh đều do hạnh nghiệp của họ.
Với tâm định tĩnh, thanh tịnh, trong sáng, không cấu nhiễm, không phiền não, nhu nhuyến, dễ sử dụng, vững chắc, bất động như vậy, vị ấy hướng tâm đến lậu tận trí. Vị ấy tuệ tri như thật: "Ðây là Khổ", tuệ tri như thật: "Ðây là Khổ tập", tuệ tri như thật: "Ðây là Khổ diệt", tuệ tri như thật: "Ðây là Con Ðường đưa đến Khổ diệt"
tuệ tri như thật: "Ðây là những lậu hoặc", tuệ tri như thật: "Ðây là nguyên nhân của các lậu hoặc", tuệ tri như thật: "Ðây là sự diệt trừ các lậu hoặc", tuệ tri như thật: "Ðây là Con Ðường đưa đến sự diệt trừ các lậu hoặc".
Nhờ biết như vậy, thấy như vậy, tâm vị ấy thoát khỏi dục lậu, thoát khỏi hữu lậu, thoát khỏi vô minh lậu. Ðối với tự thân đã giải thoát như vậy khởi lên sự hiểu biết: "Ta đã giải thoát". Vị ấy tuệ tri: "Sanh đã tận, Phạm hạnh đã thành, việc cần làm đã làm; sau đời hiện tại, không có trở lui đời sống này nữa".
Như vậy, này Bà-la-môn, được gọi là hạng người vừa không tự hành khổ mình, không chuyên tâm tự hành khổ mình, vừa không hành khổ người, không chuyên tâm hành khổ người. Vị ấy không tự hành khổ mình, không hành khổ người, ngay trong hiện tại không tham dục, tịch tịnh, cảm thấy mát lạnh, cảm thấy lạc thọ, tự ngã trú vào Phạm thể. "
Khi được nói vậy, Bà-la-môn Ghoṭamukha nói với Tôn giả Udena:
31. When this was said, the brahmin Ghoṭamukha said to the venerable Udena:
-- Thật vi diệu thay, Tôn giả Udena! Thật vi diệu thay, Tôn giả Udena! Thưa Tôn giả Udena, như người dựng đứng lại những gì bị quăng ngã xuống, phơi bày ra những gì bị che kín, chỉ đường cho những người đi lạc hướng, đem đèn sáng vào trong bóng tối để những ai có mắt có thể thấy sắc; cũng vậy, (Chánh) pháp đã được Tôn giả Udena dùng nhiều phương tiện trình bày giải thích.
“Magnificent, Master Udena! Magnificent, Master Udena! Master Udena has made the Dhamma clear in many ways, as though he were turning upright what had been overthrown, revealing what was hidden, showing the way to one who was lost, or holding up a lamp in the dark for those with eyesight to see forms.
Con xin quy y Tôn giả Udena, quy y Pháp và quy y chúng Tỷ-kheo. Mong Tôn giả Udena nhận còn làm cư sĩ, từ này cho đến mạng chung, con trọn đời quy ngưỡng.
I go to Master Udena for refuge and to the Dhamma and to the Sangha of bhikkhus. From today let Master Udena remember me as a lay follower who has gone to him for refuge for life.”
-- Này Bà-la-môn, chớ có quy y với ta. Hãy quy y với Thế Tôn, bậc mà ta đã quy y.
32. “Do not go to me for refuge, brahmin. Go for refuge to that same Blessed One to whom I have gone for refuge.”
-- Thưa Tôn giả Udena, nay Tôn giả Gotama, bậc A-la-hán, Chánh Ðẳng Giác ở tại đâu?
“Where is he living now, that Master Gotama, accomplished and fully enlightened, Master Udena?”
-- Này Bà-la-môn, nay Thế Tôn, bậc A-la-hán, Chánh Ðẳng Giác đã nhập Niết-bàn.
“That Blessed One, accomplished and fully enlightened, has attained final Nibbāna, brahmin.”
-- Thưa Tôn giả Udena, nếu chúng con được nghe Tôn giả Gotama ở cách mười do-tuần (yojana), chúng con sẽ đi mười do-tuần ấy để được yết kiến Tôn giả Gotama, bậc A-la-hán, Chánh Ðẳng Giác. Thưa Tôn giả Udena, nếu chúng con được nghe Tôn giả Gotama ở cách hai mươi do-tuần... ba mươi do-tuần... bốn mươi do-tuần... năm mươi do-tuần, chúng con sẽ đi năm mươi do-tuần để được yết kiến Thế Tôn, bậc A-la-hán, Chánh Ðẳng Giác. Thưa Tôn giả Udena, nếu chúng con được nghe Tôn giả Gotama ở cách một trăm do-tuần (yojana), chúng con sẽ đi một trăm do tuần để được yết kiến Tôn giả Gatama, bậc A-la-hán, Chánh Ðẳng Giác.
“If we heard that Master Gotama was within ten leagues, we would go ten leagues in order to see that Master Gotama, accomplished and fully enlightened. If we heard that Master Gotama was within twenty leagues… thirty leagues… forty leagues… fifty leagues… a hundred leagues, [163] we would go a hundred leagues in order to see that Master Gotama, accomplished and fully enlightened.
Thưa Tôn giả Udena, vì Tôn giả Gotama đã nhập Niết-bàn, chúng con xin quy y Tôn giả Gotama đã nhập Niết-bàn, quy y Pháp và quy y chúng Tỷ-kheo. Mong Tôn giả Udena nhận con làm cư sĩ, từ nay cho đến mạng chung, con trọn đời quy ngưỡng.
But since that Master Gotama has attained to final Nibbāna, we go to that Master Gotama for refuge and to the Dhamma and to the Sangha of bhikkhus. From today let Master Udena remember me as a lay follower who has gone for refuge for life.
Thưa Tôn giả Udena, vua nước Anga có cúng dường cho con một bố thí thường xuyên hằng ngày, nay con xin cúng dường Tôn giả Udena bố thí thường xuyên ấy.
33. “Now, Master Udena, the king of Anga gives me a daily donation. Let me give Master Udena one regular donation from that.”
-- Này Bà-la-môn, vua nước Anga cúng dường thường xuyên hằng ngày cho Ông là bao nhiêu?
“What kind of regular daily donation does the king of Anga give you, brahmin?”
-- Thưa Tôn giả Udena, năm trăm Kahapana (đồng tiền vàng).
“Five hundred kahāpaṇas, Master Udena.”878
-- Này Bà-la-môn, ta không được phép nhận vàng và bạc.
“It is not allowable for us to accept gold and silver, brahmin.”
-- Nếu Tôn giả Udena không được phép nhận vàng và bạc, con sẽ cho làm một tinh xá cho Tôn giả Udena.
“If it is not allowable for Master Udena, I will have a monastery built for Master Udena.”
-- Này Bà-la-môn, nếu ông muốn xây dựng một tinh xá cho ta, thì hãy xây dựng một giảng đường cho chúng Tăng ở Pāṭaliputta.
“If you desire to have a monastery built for me, brahmin, have an assembly hall built for the Sangha at Pāṭaliputta.”879
-- Con lại càng bội phần hân hoan, hoan hỷ, thỏa mãn với Tôn giả Udena, khi Tôn giả khuyến khích con cúng dường chúng Tăng. Thưa Tôn giả Udena, với bố thí thường xuyên này và với bố thí thường xuyên khác về sau, con sẽ cho xây dựng một giảng đường cho chúng Tăng ở Pāṭaliputta.
“I am still more satisfied and pleased that Master Udena suggests that I give a gift to the Sangha. So with this regular donation and another regular donation, I shall have an assembly hall built for the Sangha at Pāṭaliputta.”
Rồi Bà-la-môn Ghoṭamukha với bố thí thường xuyên này và với bố thí thường xuyên khác về sau, cho xây dựng một giảng đường cho chúng Tăng ở Pāṭaliputta. Nay giảng đường ấy được gọi là Ghotamukhi.
Then with that regular donation [which he offered to Master Udena] and another regular donation [added to it], the brahmin Ghoṭamukha had an assembly hall built for the Sangha at Pāṭaliputta. And that is now known as the Ghoṭamukhī.





_______________

MUA THỈNH KINH SÁCH PHẬT HỌC

DO NXB LIÊN PHẬT HỘI PHÁT HÀNH




Sống và chết theo quan niệm Phật giáo


Giai nhân và Hòa thượng


Quy Sơn cảnh sách văn


Những Đêm Mưa

Mua sách qua Amazon sẽ được gửi đến tận nhà - trên toàn nước Mỹ, Canada, Âu châu và Úc châu.

XEM TRANG GIỚI THIỆU.





Quý vị đang truy cập từ IP 3.128.205.109 và chưa ghi danh hoặc đăng nhập trên máy tính này. Nếu là thành viên, quý vị chỉ cần đăng nhập một lần duy nhất trên thiết bị truy cập, bằng email và mật khẩu đã chọn.
Chúng tôi khuyến khích việc ghi danh thành viên ,để thuận tiện trong việc chia sẻ thông tin, chia sẻ kinh nghiệm sống giữa các thành viên, đồng thời quý vị cũng sẽ nhận được sự hỗ trợ kỹ thuật từ Ban Quản Trị trong quá trình sử dụng website này.
Việc ghi danh là hoàn toàn miễn phí và tự nguyện.

Ghi danh hoặc đăng nhập

Thành viên đang online:
Rộng Mở Tâm Hồn Phan Huy Triều Rộng Mở Tâm Hồn Tam Thien Tam Rộng Mở Tâm Hồn Pascal Bui Rộng Mở Tâm Hồn Tri Huynh Rộng Mở Tâm Hồn caokiem Rộng Mở Tâm Hồn hoangquycong Rộng Mở Tâm Hồn Lãn Tử Rộng Mở Tâm Hồn Ton That Nguyen Rộng Mở Tâm Hồn Nguyễn Sĩ Long Rộng Mở Tâm Hồn ngtieudao Rộng Mở Tâm Hồn Viên Hiếu Thành Rộng Mở Tâm Hồn Phạm Thiên Rộng Mở Tâm Hồn Chúc Huy Rộng Mở Tâm Hồn Trương Quang Quý Rộng Mở Tâm Hồn Lê Quốc Việt Rộng Mở Tâm Hồn Du Miên Rộng Mở Tâm Hồn Quang-Tu Vu Rộng Mở Tâm Hồn phamthanh210 Rộng Mở Tâm Hồn An Khang 63 Rộng Mở Tâm Hồn Vạn Phúc Rộng Mở Tâm Hồn zeus7777 Rộng Mở Tâm Hồn Trương Ngọc Trân Rộng Mở Tâm Hồn Diệu Tiến Rộng Mở Tâm Hồn Nguyên Ngọc Rộng Mở Tâm Hồn Trần Thị Huyền Rộng Mở Tâm Hồn Thiện Diệu Rộng Mở Tâm Hồn Nguyễn Văn Minh Rộng Mở Tâm Hồn Diệu Âm Phúc Thành Rộng Mở Tâm Hồn Thiền Khách Rộng Mở Tâm Hồn nước Rộng Mở Tâm Hồn Bui Tuyet Lan Rộng Mở Tâm Hồn Xuân Thôn Rộng Mở Tâm Hồn Nguyên Độ Rộng Mở Tâm Hồn Thích Quảng Ba Rộng Mở Tâm Hồn Pháp Tâm Rộng Mở Tâm Hồn Dinhvinh1964 Rộng Mở Tâm Hồn Yduongvan Rộng Mở Tâm Hồn Trí Tuệ Từ Bi Rộng Mở Tâm Hồn Tiến Mạnh Rộng Mở Tâm Hồn Hoat Khong ... ...

Việt Nam (71 lượt xem) - Hoa Kỳ (56 lượt xem) - French Southern Territories (5 lượt xem) - Philippines (2 lượt xem) - Saudi Arabia (2 lượt xem) - Uzbekistan (1 lượt xem) - Hà Lan (1 lượt xem) - Nga (1 lượt xem) - Anh quốc (1 lượt xem) - Mauritius (1 lượt xem) - Algeria (1 lượt xem) - Kenya (1 lượt xem) - ... ...


Copyright © Liên Phật Hội 2020 - United Buddhist Foundation - Rộng Mở Tâm Hồn
Hoan nghênh mọi hình thức góp sức phổ biến rộng rãi thông tin trên trang này, nhưng vui lòng ghi rõ xuất xứ và không tùy tiện thêm bớt.

Sách được đăng tải trên trang này là do chúng tôi giữ bản quyền hoặc được sự ủy nhiệm hợp pháp của người giữ bản quyền.
We are the copyright holder of all books published here or have the rights to publish them on behalf of the authors / translators.

Website này có sử dụng cookie để hiển thị nội dung phù hợp với từng người xem. Quý độc giả nên bật cookie (enable) để có thể xem được những nội dung tốt nhất.
Phiên bản cập nhật năm 2016, đã thử nghiệm hoạt động tốt trên nhiều trình duyệt và hệ điều hành khác nhau.
Để tận dụng tốt nhất mọi ưu điểm của website, chúng tôi khuyến nghị sử dụng Google Chrome - phiên bản mới nhất.


Rộng Mở Tâm Hồn Liên hệ thỉnh Kinh sách Phật học