Dầu giữa bãi chiến trường, thắng ngàn ngàn quân địch, không bằng tự thắng mình, thật chiến thắng tối thượng.Kinh Pháp cú (Kệ số 103)
Ai sống một trăm năm, lười nhác không tinh tấn, tốt hơn sống một ngày, tinh tấn tận sức mình.Kinh Pháp cú (Kệ số 112)
Kẻ thù hại kẻ thù, oan gia hại oan gia, không bằng tâm hướng tà, gây ác cho tự thân.Kinh Pháp Cú (Kệ số 42)
Nhẫn nhục có nhiều sức mạnh vì chẳng mang lòng hung dữ, lại thêm được an lành, khỏe mạnh.Kinh Bốn mươi hai chương
Người có trí luôn thận trọng trong cả ý nghĩ, lời nói cũng như việc làm. Kinh Pháp cú
Như bông hoa tươi đẹp, có sắc nhưng không hương. Cũng vậy, lời khéo nói, không làm, không kết quả.Kinh Pháp cú (Kệ số 51)
Với kẻ kiên trì thì không có gì là khó, như dòng nước chảy mãi cũng làm mòn tảng đá.Kinh Lời dạy cuối cùng
Chớ khinh tội nhỏ, cho rằng không hại; giọt nước tuy nhỏ, dần đầy hồ to! (Do not belittle any small evil and say that no ill comes about therefrom. Small is a drop of water, yet it fills a big vessel.)Kinh Đại Bát Niết-bàn
Ai dùng các hạnh lành, làm xóa mờ nghiệp ác, chói sáng rực đời này, như trăng thoát mây che.Kinh Pháp cú (Kệ số 173)
Người nhiều lòng tham giống như cầm đuốc đi ngược gió, thế nào cũng bị lửa táp vào tay. Kinh Bốn mươi hai chương

Trang chủ »» Kinh Nam truyền »» Kinh Trung Bộ (Majjhima Nikāya) »» 64. Ðại Kinh Māluṅkyā - 64. The Greater Discourse to Mālunkyāputta »»

Kinh Trung Bộ (Majjhima Nikāya) »» 64. Ðại Kinh Māluṅkyā - 64. The Greater Discourse to Mālunkyāputta


Mahā Mālunkyā sutta

Quay lại bản Việt dịch || Tải về bảng song ngữ

Xem đối chiếu:

Font chữ:
Nghe đọc phần này hoặc tải về.
Listen to this chapter or download.

64. Ðại Kinh Māluṅkyā

64. The Greater Discourse to Mālunkyāputta

Dịch từ Pāli sang Việt: Thích Minh Châu
Translated from Pāli to English: Bhikkhu Ñāṇamoli & Bhikkhu Bodhi
Như vầy tôi nghe.
Một thời Thế Tôn trú ở Sāvatthī, Jetavana, tại tịnh xá ông Anāthapiṇḍika (Cấp Cô Ðộc).
Ở đây, Thế Tôn gọi các Tỷ-kheo: "Này các Tỷ-kheo". --"Bạch Thế Tôn". Những vị Tỷ-kheo ấy vâng đáp Thế Tôn. Thế Tôn nói như sau:
1. THUS HAVE I HEARD. On one occasion the Blessed One was living at Sāvatthī in Jeta’s Grove, Anāthapiṇḍika’s Park. There he addressed the bhikkhus thus: “Bhikkhus.” — “Venerable sir,” they replied. The Blessed One said this:
-- Này các Tỷ-kheo, các Ông có thọ trì năm hạ phần kiết sử do Ta giảng dạy không?
2. “Bhikkhus, do you remember the five lower fetters as taught by me?”
Ðược nghe nói vậy, Tôn giả Māluṅkyāputta bạch Thế Tôn: -- Con có thọ trì năm hạ phần kiết sử do Thế Tôn giảng dạy.
When this was said, the venerable Mālunkyāputta replied: “Venerable sir, I remember the five lower fetters as taught by the Blessed One.”649
-- Năm hạ phần kiết sử do Ta giảng dạy, này Māluṅkyāputta, Ông thọ trì như thế nào?
“But, Mālunkyāputta, in what way do you remember the five lower fetters as taught by me?”
-- Bạch Thế Tôn, con thọ trì thân kiến là hạ phần kiết sử do Thế Tôn giảng dạy.
“Venerable sir, I remember identity view as a lower fetter taught by the Blessed One.
Bạch Thế Tôn con thọ trì nghi là hạ phần kiết sử do Thế Tôn giảng dạy.
I remember doubt as a lower fetter taught by the Blessed One.
Bạch Thế Tôn, con thọ trì giới cấm thủ là hạ phần kiết sử do Thế Tôn giảng dạy.
I remember adherence to rules and observances as a lower fetter taught by the Blessed One.
Bạch Thế Tôn, con thọ trì dục tham là hạ phần kiết sử do Thế Tôn giảng dạy.
I remember sensual desire as a lower fetter taught by the Blessed One.
Bạch Thế Tôn, con thọ trì sân là hạ phần kiết sử do Thế Tôn giảng dạy.
I remember ill will as a lower fetter taught by the Blessed One.
Như vậy, bạch Thế Tôn, con thọ trì năm hạ phần kiết sử do Thế Tôn giảng dạy.
It is in this way, venerable sir, that I remember the five lower fetters as taught by the Blessed One.”
-- Này Māluṅkyāputta, vì vấn đề gì (hay vì ai) Ông thọ trì năm hạ phần kiết này do Ta giảng dạy? Này Māluṅkyāputta, có phải các tu sĩ ngoại đạo cật vấn Ông với ví dụ này về đứa con nít?
3. “Mālunkyāputta, to whom do you remember my having taught these five lower fetters in that way?650 Would not the wanderers of other sects confute you with the simile of the infant?
Này Māluṅkyāputta, nếu một đứa con nít ngây thơ đang nằm ngủ không có tự thân, thời đâu nó có thể khởi lên thân kiến? Thân kiến tùy miên thật sự sống tiềm tàng trong nó.
For a young tender infant lying prone does not even have the notion ‘identity,’ [433] so how could identity view arise in him? Yet the underlying tendency to identity view lies within him.651
Này Māluṅkyāputta, nếu một đứa con nít ngây thơ, đang nằm ngửa không có các pháp, thời từ đâu nó có thể khởi lên nghi hoặc đối với các pháp? Nghi tùy miên thật sự sống tiềm tàng trong nó.
A young tender infant lying prone does not even have the notion ‘teachings,’652 so how could doubt about the teachings arise in him? Yet the underlying tendency to doubt lies within him.
Này Māluṅkyāputta, nếu một đứa con nít ngây thơ đang nằm ngửa không có giới, thời từ đâu nó có thể khởi lên giới cấm thủ trong các giới? Giới cấm thủ tùy miên thật sự sống tiềm tàng trong nó.
A young tender infant lying prone does not even have the notion ‘rules,’ so how could adherence to rules and observances arise in him? Yet the underlying tendency to adhere to rules and observances lies within him.
Này Māluṅkyāputta, nếu một đứa con nít ngây thơ đang nằm ngửa không có những dục, thời từ đâu nó có thể khởi lên lòng dục tham trong các dục? Dục tham, tùy miên thật sự sống tiềm tàng trong nó.
A young tender infant lying prone does not even have the notion ‘sensual pleasures,’ so how could sensual desire arise in him? Yet the underlying tendency to sensual lust lies within him.
Này Māluṅkyāputta, nếu một đứa con nít ngây thơ đang nằm ngửa không có các loài hữu tình, thời từ đâu nó có thể khởi lên lòng sân đối với các loài hữu tình? Sân tùy miên thật sự sống tiềm tàng trong nó.
A young tender infant lying prone does not even have the notion ‘beings,’ so how could ill will towards beings arise in him? Yet the underlying tendency to ill will lies within him.
Này Māluṅkyāputta, có phải các tu sĩ ngoại đạo cật vấn Ông với ví dụ này về đứa con nít?
Would not the wanderers of other sects confute you with this simile of the infant?”
Ðược nghe nói vậy, Tôn giả Ānanda bạch Thế Tôn: -- Bạch Thế Tôn, nay đã đến thời, Bạch Thiện Thệ, nay đã đến thời để Thế Tôn thuyết giảng năm hạ phần kiết sử. Sau khi nghe Thế Tôn, các Tỷ-kheo sẽ thọ trì.
4. Thereupon, the venerable Ānanda said: “It is the time, Blessed One, it is the time, Sublime One, for the Blessed One to teach the five lower fetters. Having heard it from the Blessed One, the bhikkhus will remember it.”
-- Vậy Ānanda, hãy nghe và khéo tác ý, Ta sẽ giảng.
“Then listen, Ānanda, and attend closely to what I shall say.”
-- Thưa vâng, bạch Thế Tôn.
“Yes, venerable sir,” the venerable Ānanda replied.
Tôn giả Ānanda vâng đáp Thế Tôn. Thế Tôn giảng như sau:
The Blessed One said this:
-- Ở đây, này Ānanda, có kẻ vô văn phàm phu, không đến yết kiến các bậc Thánh, không thuần thục pháp các bậc Thánh, không tu tập pháp các bậc Thánh, không đến yết kiến các bậc Chân nhân, không thuần thục pháp các bậc Chân nhân, không tu tập pháp các bậc Chân nhân, sống với tâm bị triền phược bởi thân kiến, bị chi phối bởi thân kiến, và không như thật tuệ tri sự xuất ly thân kiến đã khởi lên.
5. “Here, Ānanda, an untaught ordinary person who has no regard for noble ones and is unskilled and undisciplined in their Dhamma, who has no regard for true men and is unskilled and undisciplined in their Dhamma, abides with a mind obsessed and enslaved by identity view, and he does not understand as it actually is the escape from the arisen identity view;
Thân kiến này của vị ấy kiên cố, không được nhiếp phục, trở thành một hạ phần kiết sử.
and when that identity view has become habitual and is uneradicated in him, it is a lower fetter.
Vị ấy sống với tâm bị nghi hoặc triền phược, bị nghi hoặc chi phối, và không như thật tuệ tri sự xuất ly nghi hoặc đã khởi lên. Nghi hoặc này của vị ấy kiên cố, không được nhiếp phục, trở thành một hạ phần kiết sử.
He abides with a mind obsessed and enslaved by doubt…
Vị ấy sống với tâm bị giới cấm thủ triền phược, bị giới cấm thủ chi phối và không như thật tuệ tri sự xuất ly giới cấm thủ đã khởi lên. Giới cấm thủ này của vị ấy kiên cố, không được nhiếp phục, trở thành một hạ phần kiết sử.
by adherence to rules and observances …
Vị ấy sống với tâm bị dục tham triền phược, bị dục tham chi phối và không như thật biết sự xuất ly dục tham đã khởi lên, dục tham này của vị ấy kiên cố, không được nhiếp phục, trở thành một hạ phần kiết sử.
by sensual lust [434]…
Vị ấy sống với tâm bị sân triền phược, bị sân chi phối và không như thật tuệ tri, sự xuất ly sân đã khởi lên. Sân này của vị ấy kiên cố, không được nhiếp phục, trở thành một hạ phần kiết sử.
by ill will, and he does not understand as it actually is the escape from arisen ill will; and when that ill will has become habitual and is uneradicated in him, it is a lower fetter.
Và này Ānanda, có vị Ða văn Thánh đệ tử, đến yết kiến các bậc Thánh, thuần thục pháp các bậc Thánh, tu tập pháp các bậc Thánh, đến yết kiến các bậc Chân nhân, thuần thục pháp các bậc Chân nhân, tu tập pháp các bậc Chân nhân, sống với tâm không bị thân kiến triền phược, không bị thân kiến chi phối,
6. “A well-taught noble disciple who has regard for noble ones and is skilled and disciplined in their Dhamma, who has regard for true men and is skilled and disciplined in their Dhamma, does not abide with a mind obsessed and enslaved by identity view;
và vị này như thật tuệ tri sự xuất ly dục tham đã khởi lên. Thân kiến này của vị ấy với tùy miên được đoạn trừ.
he understands as it actually is the escape from the arisen identity view, and identity view together with the underlying tendency to it is abandoned in him.653
Vị này sống với tâm không bị nghi hoặc triền phược, không bị nghi hoặc chi phối, và vị này như thật tuệ tri sự xuất ly nghi hoặc đã khởi lên. Nghi hoặc này của vị ấy với tùy miên được đoạn trừ.
He does not abide with a mind obsessed and enslaved by doubt…
Vị ấy sống với tâm không bị giới cấm thủ triền phược, không bị giới cấm thủ chi phối và vị này như thật tuệ tri sự xuất ly giới cấm thủ đã khởi lên, giới cấm thủ của vị ấy với tùy miên được đoạn trừ.
by adherence to rules and observances…
Vị này sống với tâm không bị dục tham triền phược, không bị dục tham chi phối, và vị này như thật tuệ tri sự xuất ly dục tham đã khởi lên. Dục tham này của vị ấy với tùy miên được đoạn trừ.
by sensual lust…
Vị này sống với tâm không bị sân triền phược, không bị sân chi phối, và vị này như thật tuệ tri sự xuất ly sân đã khởi lên. Sân này của vị ấy với tùy miên được đoạn trừ.
by ill will; he understands as it actually is the escape from the arisen ill will, and ill will together with the underlying tendency to it is abandoned in him.
Này Ānanda, con đường nào, lộ trình nào đưa đến sự đoạn trừ năm hạ phần kiết sử, nếu không thực hành con đường ấy, lộ trình ấy, nhưng năm hạ phần kiết sử được biết rõ, hay được thấy rõ, hay được đoạn trừ, sự tình như vậy không xảy ra.
7. “There is a path, Ānanda, a way to the abandoning of the five lower fetters; that anyone, without relying on that path, on that way, shall know or see or abandon the five lower fetters — this is not possible.
Ví như, này Ānanda, đối với một cây lớn đứng thẳng có lõi cây, nếu người ấy không đẽo vỏ trong, không đẽo giác cây, nhưng vẫn có thể đẽo được lõi cây, sự tình này không xảy ra.
Just as when there is a great tree standing possessed of heartwood, it is not possible that anyone shall cut out its heartwood without cutting through its bark and sapwood,
Cũng vậy, này Ānanda, con đường nào, lộ trình nào đưa đến sự đoạn trừ năm hạ phần kiết sử, nếu không thực hành con đường ấy, lộ trình ấy, nhưng năm hạ phần kiết sử sẽ được biết rõ, hay sẽ được thấy rõ, hay sẽ được đoạn trừ, sự tình như vậy không xảy ra.
so too, there is a path… this is not possible.
Và này Ānanda, con đường nào, lộ trình nào đưa đến đoạn trừ năm hạ phần kiết sử, nếu thực hành con đường ấy, lộ trình ấy, thời năm hạ phần kiết sử sẽ được biết rõ, hay sẽ được thấy rõ, hay sẽ được đoạn trừ, sự tình như vậy xảy ra.
“There is a path, Ānanda, a way to the abandoning of the five lower fetters; [435] that someone, by relying on that path, on that way, shall know and see and abandon the five lower fetters — this is possible.
Ví như, này Ānanda, đối với một cây lớn, đứng thẳng, có lõi cây, nếu người ấy sau khi đẽo vỏ trong, sau khi đẽo giác cây, thời sẽ đẽo được lõi cây, sự tình này xảy ra.
Just as, when there is a great tree standing possessed of heartwood, it is possible that someone shall cut out its heartwood by cutting through its bark and sapwood,
Cũng vậy, này Ānanda, con đường nào, lộ trình nào đưa đến sự đoạn trừ năm hạ phần kiết sử, nếu thực hành con đường ấy, đạo lộ ấy, thời năm hạ phần kiết sử sẽ được biết rõ, hay sẽ được thấy rõ, hay sẽ được đoạn diệt, sự tình như vậy xảy ra.
so too, there is a path… this is possible.
Này Ānanda, ví như sông Hằng, nước đầy tràn, con quạ có thể uống được. Rồi một người ốm yếu đi đến và nghĩ như sau: "Sau khi lội cắt ngang dòng sông Hằng, với tay của ta, ta sẽ đến bờ bên kia an toàn". Nhưng người ấy không thể sau khi lội cắt ngang dòng sông Hằng, với tay của người ấy, đến được bờ bên kia an toàn.
8. “Suppose, Ānanda, the river Ganges were full of water right up to the brim so that crows could drink from it, and then a feeble man came thinking: ‘By swimming across the stream with my arms, I shall get safely across to the further shore of this river Ganges’; yet he would not be able to get safely across.
Cũng vậy, này Ānanda, bất cứ ai, khi được giảng pháp để đoạn trừ thân kiến, nếu tâm của vị ấy không thích thú, không hoan hỷ, không có định tĩnh, không có giải thoát, thời vị ấy cần phải được xem là giống người ốm yếu kia.
So too, when the Dhamma is being taught to someone for the cessation of personality, if his mind does not enter into it and acquire confidence, steadiness, and resolution, then he can be regarded as like the feeble man.
Này Ānanda, ví như sông Hằng, nước lớn, đầy tràn, con quạ có thể uống được. Rồi một người lực sĩ đi đến và nghĩ như sau: "Sau khi lội cắt ngang dòng sông Hằng, với tay của ta, ta sẽ đến bờ bên kia an toàn". Người ấy có thể sau khi lội cắt ngang dòng sông Hằng với tay của người ấy, đến được bờ bên kia an toàn.
“Suppose, Ānanda, the river Ganges were full of water right up to the brim so that crows could drink from it, and then a strong man came thinking: ‘By swimming across the stream with my arms, I shall get safely across to the further shore of this river Ganges’; and he would be able to get safely across.
Cũng vậy, này Ānanda, bất cứ ai, khi được giảng pháp để được đoạn trừ thân kiến, nếu tâm của vị ấy thích thú, hoan hỷ, có định tĩnh, có giải thoát, thời vị ấy được xem là giống như người lực sĩ kia.
So too, when the Dhamma is being taught to someone for the cessation of personality, if his mind enters into it and acquires confidence, steadiness, and resolution, then he can be regarded as like the strong man.
Và này Ānanda, thế nào là con đường, thế nào là lộ trình đưa đến sự đoạn trừ năm hạ phần kiết sử?
9. “And what, Ānanda, is the path, the way to the abandoning of the five lower fetters?
Ở đây, này Ānanda, Tỷ-kheo do viễn ly các sanh y (Upadhiviveka), do đoạn trừ các bất thiện pháp, do làm cho an tịnh thân thô ác hành một cách toàn diện, ly dục, ly bất thiện pháp, chứng và trú Thiền thứ nhất, một trạng thái hỷ lạc do ly dục sanh, có tầm, có tứ.
Here, with seclusion from the acquisitions,654 with the abandoning of unwholesome states, with the complete tranquillization of bodily inertia, quite secluded from sensual pleasures, secluded from unwholesome states, a bhikkhu enters upon and abides in the first jhāna, which is accompanied by applied and sustained thought, with rapture and pleasure born of seclusion.
Vị này chánh quán mọi sắc pháp, thọ pháp, tưởng pháp, hành pháp, thức pháp là vô thường, khổ, như bệnh, như cục bướu, như mũi tên, như điều bất hạnh, như bệnh chướng, như kẻ địch, như phá hoại, là không, là vô ngã.
“Whatever exists therein of material form, feeling, perception, formations, and consciousness, he sees those states as impermanent, as suffering, as a disease, as a tumour, as a barb, as a calamity, as an affliction, as alien, as disintegrating, as void, as not self.655
Vị này giải thoát tâm khỏi các pháp ấy. Sau khi giải thoát tâm khỏi các pháp ấy, vị ấy tập trung tâm vào bất tử giới (Amatadhatu) và nghĩ rằng: "Ðây là tịch tịnh, đây là vi diệu, tức là sự an chỉ tất cả hành, sự xả ly tất cả sanh y, sự ái diệt, vô tham, đoạn diệt, Niết-bàn".
He turns his mind away from those states [436] and directs it towards the deathless element thus: ‘This is the peaceful, this is the sublime, that is, the stilling of all formations, the relinquishing of all attachments, the destruction of craving, dispassion, cessation, Nibbāna.’656
Nếu an trú vững chắc ở đây, vị này đạt đến sự đoạn tận các lậu hoặc. Nếu vị ấy không đạt đến sự đoạn tận các lậu hoặc, thời do sự tham pháp, hỷ pháp của mình, thời do sự đoạn tận năm hạ phần kiết sử, vị ấy được hóa sanh, nhập Niết-bàn ở đấy, không phải trở lui đời này nữa.
If he is steady in that, he attains the destruction of the taints. But if he does not attain the destruction of the taints because of that desire for the Dhamma, that delight in the Dhamma,657 then with the destruction of the five lower fetters he becomes one due to reappear spontaneously [in the Pure Abodes] and there attain final Nibbāna without ever returning from that world.
Này Ānanda, đây là con đường, đây là lộ trình đưa đến sự đoạn trừ năm hạ phần kiết sử.
This is the path, the way to the abandoning of the five lower fetters.
Lại nữa, này Ānanda, Tỷ-kheo diệt tầm và tứ, chứng và trú Thiền thứ hai, một trạng thái hỷ lạc do định sanh, không tầm, không tứ, nội tĩnh nhứt tâm...
10–12. “Again, with the stilling of applied and sustained thought, a bhikkhu enters upon and abides in the second jhāna…
ly hỷ trú xả, chánh niệm tỉnh giác, thân cảm sự lạc thọ mà các bậc Thánh gọi là xả niệm lạc trú, chứng và an trú Thiền thứ ba...
Again, with the fading away as well of rapture, a bhikkhu… enters upon and abides in the third jhāna…
xả lạc, xả khổ, diệt hỷ ưu đã cảm thọ từ trước, chứng và trú Thiền thứ tư không khổ không lạc, xả niệm thanh tịnh.
Again, with the abandoning of pleasure and pain… a bhikkhu enters upon and abides in the fourth jhāna, which has neither-pain-nor-pleasure and purity of mindfulness due to equanimity.
Vị này chánh quán mọi sắc pháp, thọ pháp, tưởng pháp, hành pháp, thức pháp là vô thường, khổ, như bệnh, như cục bướu, như mũi tên, như điều bất hạnh, như bệnh chướng, như kẻ địch, như phá hoại, là không, là vô ngã. Vị này giải thoát tâm khỏi các pháp ấy. Sau khi giải thoát tâm khỏi các pháp ấy, vị ấy tập trung tâm vào bất tử giới (Amatadhatu)
“Whatever exists therein of material form, feeling, perception, formations, and consciousness, he sees those states as impermanent… as not self. He turns his mind away from those states and directs it towards the deathless element…
và nghĩ rằng: "Ðây là tịch tịnh, đây là vi diệu, tức là sự an chỉ tất cả hành, sự xả ly tất cả sanh y, sự ái diệt, vô tham, đoạn diệt, Niết-bàn".
Nếu an trú vững chắc ở đây, vị này đạt đến sự đoạn tận các lậu hoặc. Nếu vị ấy không đạt đến sự đoạn tận các lậu hoặc, thời do sự tham pháp, hỷ pháp của mình, thời do sự đoạn tận năm hạ phần kiết sử, vị ấy được hóa sanh, nhập Niết-bàn ở đấy, không phải trở lui đời này nữa.
This is the path, the way to the abandoning of the five lower fetters.
13. “Again, with the complete surmounting of perceptions of form, with the disappearance of perceptions of sensory impact, with non-attention to perceptions of diversity, aware that ‘space is infinite,’ a bhikkhu enters upon and abides in the base of infinite space.
“Whatever exists therein of feeling, perception, formations, and consciousness,658 he sees those states as impermanent… as not self. He turns his mind away from those states and directs it towards the deathless element…
Này Ānanda, đây là con đường, đây là lộ trình đưa đến sự đoạn trừ năm hạ phần kiết sử.
This is the path, the way to the abandoning of the five lower fetters.
Lại nữa, này Ānanda, Tỷ-kheo vượt lên mọi sắc tưởng, diệt trừ mọi chướng ngại tưởng, không tác ý đối với dị tưởng, vị Tỷ-kheo nghĩ rằng: "Hư không là vô biên", chứng và trú Hư không vô biên xứ.
14. “Again, by completely surmounting the base of infinite space, aware that ‘consciousness is infinite,’ a bhikkhu enters upon and abides in the base of infinite consciousness.
Vị này chánh quán mọi sắc pháp, thọ pháp, tưởng pháp, hành pháp, thức pháp là vô thường... (như trên)... không phải trở lui đời này nữa. Này Ānanda, đây là con đường, đây là lộ trình đưa đến sự đoạn trừ năm hạ phần kiết sử.
“Whatever exists therein of feeling, perception, formations, and consciousness, he sees those states as impermanent… as not self. He turns his mind away from those states and directs it towards the deathless element… This is the path, the way to the abandoning of the five lower fetters.
Lại nữa, này Ānanda, Tỷ-kheo vượt lên mọi Hư không vô biên xứ, nghĩ rằng: "Thức là vô biên", chứng và trú Thức vô biên xứ... (như trên)... vượt lên mọi Thức vô biên xứ, nghĩ rằng: "Không có vật gì", chứng và trú Vô sở hữu xứ.
15. “Again, by completely surmounting the base of infinite consciousness, aware that ‘there is nothing,’ a bhikkhu enters upon and abides in the base of nothingness.
Vị này chánh quán mọi sắc pháp, thọ pháp, tưởng pháp, hành pháp, thức pháp là vô thường, khổ, như bệnh, như cục bướu, như mũi tên, như điều bất hạnh, như bệnh chướng, như kẻ địch, như phá hoại, là không, là vô ngã.
“Whatever exists therein of feeling, perception, formations, and consciousness, he sees those states as impermanent, as suffering, as a disease, as a tumour, as a barb, as a calamity, as an affliction, as alien, as disintegrating, as void, as not self.
Vị này giải thoát tâm khỏi các pháp ấy. Sau khi giải thoát tâm khỏi các pháp ấy, vị ấy tập trung vào bất tử giới và nghĩ rằng: "Ðây là tịch tịnh, đây là vi diệu, tức là sự an chỉ tất cả hành, sự xả ly tất cả sanh y, sự ái diệt, vô tham, đoạn diệt, Niết-bàn".
He turns his mind away from those states and directs it towards the deathless element thus: ‘This is the peaceful, this is the sublime, that is, the stilling of all formations, the relinquishing of all attachments, the destruction of craving, dispassion, cessation, Nibbāna.’
Nếu an trú vững chắc ở đây, vị này đạt đến sự đoạn tận các lậu hoặc. Nếu vị ấy không đạt đến sự đoạn tận các lậu hoặc, thời do sự tham pháp, hỷ pháp của mình, do sự đoạn tận năm hạ phần kiết sử, vị ấy được hóa sanh, nhập Niết-bàn ở đấy, không phải trở lui đời này nữa.
If he is steady in that, [437] he attains the destruction of the taints. But if he does not attain the destruction of the taints because of that desire for the Dhamma, that delight in the Dhamma, then with the destruction of the five lower fetters he becomes one due to reappear spontaneously [in the Pure Abodes] and there attain final Nibbāna without ever returning from that world.
Này Ānanda, đây là con đường, đây là lộ trình đưa đến sự đoạn trừ năm hạ phần kiết sử.
This is the path, the way to the abandoning of the five lower fetters.”
-- Bạch Thế Tôn, nếu đây là con đường, đây là lộ trình đưa đến sự đoạn trừ năm hạ phần kiết sử thời do hành trì như thế nào mà một số vị Tỷ-kheo chứng tâm giải thoát, một số chứng tuệ giải thoát?
16. “Venerable sir, if this is the path, the way to the abandoning of the five lower fetters, then how is it that some bhikkhus here [are said to] gain deliverance of mind and some [are said to] gain deliverance by wisdom?”
-- Ở đây, này Ānanda, Ta nói rằng do sự sai khác về căn tánh.
“The difference here, Ānanda, is in their faculties, I say.”659
Thế Tôn thuyết giảng như vậy. Tôn giả Ānanda hoan hỷ tín thọ lời Thế Tôn dạy.
That is what the Blessed One said. The venerable Ānanda was satisfied and delighted in the Blessed One’s words.





_______________

TỪ ĐIỂN HỮU ÍCH CHO NGƯỜI HỌC TIẾNG ANH

DO NXB LIÊN PHẬT HỘI PHÁT HÀNH




BẢN BÌA CỨNG (HARDCOVER)
1200 trang - 54.99 USD



BẢN BÌA THƯỜNG (PAPERBACK)
1200 trang - 45.99 USD



BẢN BÌA CỨNG (HARDCOVER)
728 trang - 29.99 USD



BẢN BÌA THƯỜNG (PAPERBACK)
728 trang - 22.99 USD

Mua sách qua Amazon sẽ được gửi đến tận nhà - trên toàn nước Mỹ, Canada, Âu châu và Úc châu.

XEM TRANG GIỚI THIỆU.





Quý vị đang truy cập từ IP 18.191.176.66 và chưa ghi danh hoặc đăng nhập trên máy tính này. Nếu là thành viên, quý vị chỉ cần đăng nhập một lần duy nhất trên thiết bị truy cập, bằng email và mật khẩu đã chọn.
Chúng tôi khuyến khích việc ghi danh thành viên ,để thuận tiện trong việc chia sẻ thông tin, chia sẻ kinh nghiệm sống giữa các thành viên, đồng thời quý vị cũng sẽ nhận được sự hỗ trợ kỹ thuật từ Ban Quản Trị trong quá trình sử dụng website này.
Việc ghi danh là hoàn toàn miễn phí và tự nguyện.

Ghi danh hoặc đăng nhập

Thành viên đang online:
Rộng Mở Tâm Hồn Nguyễn Sĩ Long Rộng Mở Tâm Hồn Phạm Thiên Rộng Mở Tâm Hồn Phan Huy Triều Rộng Mở Tâm Hồn Tam Thien Tam Rộng Mở Tâm Hồn Pascal Bui Rộng Mở Tâm Hồn Tri Huynh Rộng Mở Tâm Hồn caokiem Rộng Mở Tâm Hồn hoangquycong Rộng Mở Tâm Hồn Lãn Tử Rộng Mở Tâm Hồn Ton That Nguyen Rộng Mở Tâm Hồn ngtieudao Rộng Mở Tâm Hồn Viên Hiếu Thành Rộng Mở Tâm Hồn Chúc Huy Rộng Mở Tâm Hồn Trương Quang Quý Rộng Mở Tâm Hồn Lê Quốc Việt Rộng Mở Tâm Hồn Du Miên Rộng Mở Tâm Hồn Quang-Tu Vu Rộng Mở Tâm Hồn phamthanh210 Rộng Mở Tâm Hồn An Khang 63 Rộng Mở Tâm Hồn Vạn Phúc Rộng Mở Tâm Hồn zeus7777 Rộng Mở Tâm Hồn Trương Ngọc Trân Rộng Mở Tâm Hồn Diệu Tiến Rộng Mở Tâm Hồn Nguyên Ngọc Rộng Mở Tâm Hồn Trần Thị Huyền Rộng Mở Tâm Hồn Thiện Diệu Rộng Mở Tâm Hồn Nguyễn Văn Minh Rộng Mở Tâm Hồn Diệu Âm Phúc Thành Rộng Mở Tâm Hồn Thiền Khách Rộng Mở Tâm Hồn nước Rộng Mở Tâm Hồn Bui Tuyet Lan Rộng Mở Tâm Hồn Xuân Thôn Rộng Mở Tâm Hồn Nguyên Độ Rộng Mở Tâm Hồn Thích Quảng Ba Rộng Mở Tâm Hồn Pháp Tâm Rộng Mở Tâm Hồn Dinhvinh1964 Rộng Mở Tâm Hồn Yduongvan Rộng Mở Tâm Hồn Trí Tuệ Từ Bi Rộng Mở Tâm Hồn Tiến Mạnh Rộng Mở Tâm Hồn Hoat Khong ... ...

Hoa Kỳ (74 lượt xem) - Việt Nam (71 lượt xem) - French Southern Territories (14 lượt xem) - Saudi Arabia (2 lượt xem) - Kenya (1 lượt xem) - Nga (1 lượt xem) - Hà Lan (1 lượt xem) - Algeria (1 lượt xem) - ... ...


Copyright © Liên Phật Hội 2020 - United Buddhist Foundation - Rộng Mở Tâm Hồn
Hoan nghênh mọi hình thức góp sức phổ biến rộng rãi thông tin trên trang này, nhưng vui lòng ghi rõ xuất xứ và không tùy tiện thêm bớt.

Sách được đăng tải trên trang này là do chúng tôi giữ bản quyền hoặc được sự ủy nhiệm hợp pháp của người giữ bản quyền.
We are the copyright holder of all books published here or have the rights to publish them on behalf of the authors / translators.

Website này có sử dụng cookie để hiển thị nội dung phù hợp với từng người xem. Quý độc giả nên bật cookie (enable) để có thể xem được những nội dung tốt nhất.
Phiên bản cập nhật năm 2016, đã thử nghiệm hoạt động tốt trên nhiều trình duyệt và hệ điều hành khác nhau.
Để tận dụng tốt nhất mọi ưu điểm của website, chúng tôi khuyến nghị sử dụng Google Chrome - phiên bản mới nhất.


Rộng Mở Tâm Hồn Liên hệ thỉnh Kinh sách Phật học