Kẻ hung dữ hại người cũng như ngửa mặt lên trời mà phun nước bọt. Nước bọt ấy chẳng lên đến trời, lại rơi xuống chính mình.Kinh Bốn mươi hai chương
Ý dẫn đầu các pháp, ý làm chủ, ý tạo; nếu với ý ô nhiễm, nói lên hay hành động, khổ não bước theo sau, như xe, chân vật kéo.Kinh Pháp Cú (Kệ số 1)
Ai sống một trăm năm, lười nhác không tinh tấn, tốt hơn sống một ngày, tinh tấn tận sức mình.Kinh Pháp cú (Kệ số 112)
Rời bỏ uế trược, khéo nghiêm trì giới luật, sống khắc kỷ và chân thật, người như thế mới xứng đáng mặc áo cà-sa.Kinh Pháp cú (Kệ số 10)
Không làm các việc ác, thành tựu các hạnh lành, giữ tâm ý trong sạch, chính lời chư Phật dạy.Kinh Đại Bát Niết-bàn
Dầu giữa bãi chiến trường, thắng ngàn ngàn quân địch, không bằng tự thắng mình, thật chiến thắng tối thượng.Kinh Pháp cú (Kệ số 103)
Cỏ làm hại ruộng vườn, sân làm hại người đời. Bố thí người ly sân, do vậy được quả lớn.Kinh Pháp Cú (Kệ số 357)
Người ta thuận theo sự mong ước tầm thường, cầu lấy danh tiếng. Khi được danh tiếng thì thân không còn nữa.Kinh Bốn mươi hai chương
Như đá tảng kiên cố, không gió nào lay động, cũng vậy, giữa khen chê, người trí không dao động.Kinh Pháp cú (Kệ số 81)
Nếu chuyên cần tinh tấn thì không có việc chi là khó. Ví như dòng nước nhỏ mà chảy mãi thì cũng làm mòn được hòn đá.Kinh Lời dạy cuối cùng

Trang chủ »» Kinh Nam truyền »» Kinh Trung Bộ (Majjhima Nikāya) »» 147. Tiểu Kinh Giáo Giới La-hầu-la - 147. The Shorter Discourse of Advice to Rāhula »»

Kinh Trung Bộ (Majjhima Nikāya) »» 147. Tiểu Kinh Giáo Giới La-hầu-la - 147. The Shorter Discourse of Advice to Rāhula


Cūlarāhulovāda sutta

Quay lại bản Việt dịch || Tải về bảng song ngữ

Xem đối chiếu:

Font chữ:
Nghe đọc phần này hoặc tải về.
Listen to this chapter or download.

147. Tiểu Kinh Giáo Giới La-hầu-la

147. The Shorter Discourse of Advice to Rāhula

Dịch từ Pāli sang Việt: Thích Minh Châu
Translated from Pāli to English: Bhikkhu Ñāṇamoli & Bhikkhu Bodhi
Như vầy tôi nghe.
Một thời, Thế Tôn ở Sāvatthī (Xá-vệ), Jetavana (Kỳ-đà lâm) tại tinh xá ông Anāthapiṇḍika.
1. THUS HAVE I HEARD. On one occasion the Blessed One was living at Sāvatthī in Jeta’s Grove, Anāthapiṇḍika’s Park.1323
Rồi Thế Tôn trong khi nhàn tịnh độc cư, khởi lên tư niệm sau đây: "Ðã thuần thục là những pháp đã đưa đến giải thoát cho Rāhula. Vậy Ta hãy huấn luyện Rāhula hơn nữa trong sự đoạn tận các lậu hoặc".
2. Then, while the Blessed One was alone in meditation, a thought arose in his mind thus: “The states that ripen in deliverance have ripened in Rāhula.1324 Suppose I were to lead him on further to the destruction of the taints.”
Rồi Thế Tôn vào buổi sáng đắp y, cầm y bát, đi vào Sāvatthī để khất thực. Sau khi đi khất thực ở Sāvatthī, sau buổi ăn, trên con đường đi khất thực trở về, Thế Tôn cho gọi Tôn giả Rāhula và nói:
Then, when it was morning, the Blessed One dressed, and taking his bowl and outer robe, went into Sāvatthī for alms. When he had walked for alms in Sāvatthī and had returned from his almsround, after his meal he addressed the venerable Rāhula thus:
-- Này Rāhula, hãy cầm tọa cụ, chúng ta sẽ đi đến Andhavana để nghỉ ban ngày.
“Take your sitting cloth with you, Rāhula; let us go to the Blind Men’s Grove [278] to pass the day.”
-- Thưa vâng, bạch Thế Tôn.
Tôn giả Rāhula vâng đáp Thế Tôn, cầm lấy tọa cụ và đi theo sau lưng Thế Tôn.
“Yes, venerable sir,” the venerable Rāhula replied, and taking his sitting cloth with him, he followed close behind the Blessed One.
Lúc bấy giờ, hàng ngàn chư Thiên đi theo Thế Tôn và nghĩ rằng: "Hôm nay, Thế Tôn sẽ huấn luyện cho Tôn giả Rāhula hơn nữa trong sự đoạn tận các lậu hoặc".
Now on that occasion many thousands of deities followed the Blessed One, thinking: “Today the Blessed One will lead the venerable Rāhula further to the destruction of the taints.”1325
Rồi Thế Tôn đi sâu vào rừng Andhavana và ngồi xuống trên chỗ đã soạn sẵn dưới một gốc cây. Tôn giả Rāhula đảnh lễ Thế Tôn, rồi ngồi xuống một bên. Thế Tôn nói với Tôn giả Rāhula đang ngồi một bên:
Then the Blessed One went into the Blind Men’s Grove and sat down at the root of a certain tree on a seat made ready. And the venerable Rāhula paid homage to the Blessed One and sat down at one side. The Blessed One then said to the venerable Rāhula:
-- Này Rāhula, Ông nghĩ thế nào? Con mắt là thường hay vô thường?
3. “Rāhula, what do you think? Is the eye permanent or impermanent?
-- Bạch Thế Tôn, là vô thường.
— “Impermanent, venerable sir.”
-- Cái gì vô thường là khổ hay lạc?
— “Is what is impermanent suffering or happiness?
-- Bạch Thế Tôn, là khổ.
— “Suffering, venerable sir.”
-- Cái gì vô thường, khổ, chịu sự biến hoại, thời có hợp lý chăng khi quán cái ấy: "Cái này là của tôi, cái này là tôi, cái này là tự ngã của tôi"?
— “Is what is impermanent, suffering, and subject to change fit to be regarded thus: ‘This is mine, this I am, this is my self’?”
-- Thưa không vậy, bạch Thế Tôn.
— “No, venerable sir.”
Này Rāhula. Ông nghĩ thế nào? Sắc là thường hay vô thường?... Nhãn thức là thường hay vô thường?... Nhãn xúc là thường hay vô thường?... ? Do duyên nhãn xúc này, được khởi lên thọ, tưởng, hành, thức; các pháp được khởi lên ấy là thường hay vô thường?
“Rāhula, what do you think? Are forms… Is eye-consciousness … [279]… Is eye-contact… Is anything comprised within the feeling, perception, formations, and consciousness that arise with eye-contact as condition permanent or impermanent?”1326
-- Bạch Thế Tôn, là vô thường.
— “Impermanent, venerable sir.”
-- Cái gì vô thường là khổ hay lạc?
— “Is what is impermanent suffering or happiness?”
-- Bạch Thế Tôn, là khổ.
— “Suffering, venerable sir.”
-- Cái gì vô thường, khổ, chịu sự biến hoại, thời có hợp lý chăng khi quán cái ấy: "Cái này là của tôi, cái này là tôi, cái này là tự ngã của tôi?"
— “Is what is impermanent, suffering, and subject to change fit to be regarded thus: ‘This is mine, this I am, this is my self’?”
-- Thưa không vậy, bạch Thế Tôn.
— “No, venerable sir.”
-- Này Rāhula, Ông nghĩ thế nào? Tai là thường hay vô thường? ... Mũi là thường hay vô thường?... Lưỡi là thường hay vô thường?... Thân là thường hay vô thường... Ý là thường hay vô thường?... Pháp là thường hay vô thường?... Ý thức là thường hay vô thường?... Ý xúc là thường hay vô thường?... Do duyên ý xúc này, được khởi lên thọ, tưởng, hành, thức; các pháp được khởi lên ấy là thường hay vô thường?
4–8. “Rāhula, what do you think? Is the ear permanent or impermanent?… Is the nose permanent or impermanent?… Is the tongue permanent or impermanent?… Is the body permanent or impermanent?… Is the mind permanent or impermanent?… Are mind-objects… Is mind-consciousness… Is mind-contact… Is anything comprised within the feeling, perception, formations, and consciousness that arise with mind-contact as condition permanent or impermanent?”
-- Bạch Thế Tôn, là vô thường.
— “Impermanent, venerable sir.”
-- Cái gì vô thường là khổ hay lạc?
— “Is what is impermanent suffering or happiness?”
-- Bạch Thế Tôn, là khổ.
— “Suffering, venerable sir.”
-- Cái gì vô thường, khổ, chịu sự biến hoại, thời có hợp lý chăng khi quán cái ấy: "Cái này là của tôi, cái này là tôi, cái này là tự ngã của tôi"?
— “Is what is impermanent, suffering, and subject to change fit to be regarded thus: ‘This is mine, this I am, this is my self’?”
-- Thưa không vậy, bạch Thế Tôn.
— “No, venerable sir.”
-- Này Rāhula, do thấy vậy, vị Ða văn Thánh đệ tử yếm ly con mắt, yếm ly các sắc, yếm ly nhãn thức, yếm ly nhãn xúc, do duyên nhãn xúc này, được khởi lên thọ, tưởng, hành, thức. Vị ấy yếm ly pháp được khởi lên ấy.
9. “Seeing thus, Rāhula, a well-taught noble disciple becomes disenchanted with the eye, disenchanted with forms, disenchanted with eye-consciousness, disenchanted with eye-contact, and disenchanted with anything comprised within the feeling, perception, formations, and consciousness that arise with eye-contact as condition.
Vị ấy yếm ly tai, yếm ly các tiếng... yếm ly mũi, yếm ly các hương... yếm ly các hương... yếm ly lưỡi, yếm ly các vị... yếm ly thân, yếm ly các xúc,... yếm ly ý, yếm ly các pháp, yếm ly ý thức, yếm ly ý xúc. Do duyên ý xúc này, được khởi lên thọ, tưởng, hành, thức.
“He becomes disenchanted with the ear… He becomes disenchanted with the nose… He becomes disenchanted with the tongue… He becomes disenchanted with the body… He becomes disenchanted with the mind, disenchanted with mind-objects, disenchanted with mind-consciousness, disenchanted with mind-contact, [280] and disenchanted with anything comprised within the feeling, perception, formations, and consciousness that arise with mind-contact as condition.
Vị ấy yếm ly các pháp được khởi lên ấy. Do yếm ly, vị ấy ly tham. Do ly tham, vị ấy giải thoát. Trong sự giải thoát là sự hiểu biết: "Ta đã được giải thoát ". Và vị ấy biết: "Sanh đã tận, Phạm hạnh đã thành, các việc nên làm đã làm, không còn trở lui trạng thái này nữa".
10. “Being disenchanted, he becomes dispassionate. Through dispassion [his mind] is liberated. When it is liberated there comes the knowledge: ‘It is liberated.’ He understands: ‘Birth is destroyed, the holy life has been lived, what had to be done has been done, there is no more coming to any state of being.’”
Thế Tôn thuyết giảng như vậy. Tôn giả Rāhula, hoan hỷ tín thọ lời Thế Tôn dạy. Trong khi sự thuyết giảng này được nói lên, tâm của Tôn giả Rāhula được giải thoát khỏi các lậu hoặc, không có chấp thủ. Và đối với hàng ngàn chư Thiên ấy, được khởi lên pháp nhãn ly trần, vô cấu: "Phàm cái gì được khởi lên, tất cả đều bị diệt tận".
That is what the Blessed One said. The venerable Rāhula was satisfied and delighted in the Blessed One’s words. Now while this discourse was being spoken, through not clinging the venerable Rāhula’s mind was liberated from the taints. And in those many thousands of deities there arose the spotless immaculate vision of the Dhamma: “All that is subject to arising is subject to cessation.”1327



_______________

MUA THỈNH KINH SÁCH PHẬT HỌC

DO NXB LIÊN PHẬT HỘI PHÁT HÀNH




Bát-nhã Tâm kinh Khảo luận


Rộng mở tâm hồn và phát triển trí tuệ


Chuyện Vãng Sanh - Tập 2


Chuyển họa thành phúc

Mua sách qua Amazon sẽ được gửi đến tận nhà - trên toàn nước Mỹ, Canada, Âu châu và Úc châu.

XEM TRANG GIỚI THIỆU.





Quý vị đang truy cập từ IP 3.137.185.180 và chưa ghi danh hoặc đăng nhập trên máy tính này. Nếu là thành viên, quý vị chỉ cần đăng nhập một lần duy nhất trên thiết bị truy cập, bằng email và mật khẩu đã chọn.
Chúng tôi khuyến khích việc ghi danh thành viên ,để thuận tiện trong việc chia sẻ thông tin, chia sẻ kinh nghiệm sống giữa các thành viên, đồng thời quý vị cũng sẽ nhận được sự hỗ trợ kỹ thuật từ Ban Quản Trị trong quá trình sử dụng website này.
Việc ghi danh là hoàn toàn miễn phí và tự nguyện.

Ghi danh hoặc đăng nhập

Thành viên đang online:
Rộng Mở Tâm Hồn Phạm Thiên Rộng Mở Tâm Hồn Nguyễn Sĩ Long Rộng Mở Tâm Hồn Phan Huy Triều Rộng Mở Tâm Hồn Tam Thien Tam Rộng Mở Tâm Hồn Pascal Bui Rộng Mở Tâm Hồn Tri Huynh Rộng Mở Tâm Hồn caokiem Rộng Mở Tâm Hồn hoangquycong Rộng Mở Tâm Hồn Lãn Tử Rộng Mở Tâm Hồn Ton That Nguyen Rộng Mở Tâm Hồn ngtieudao Rộng Mở Tâm Hồn Viên Hiếu Thành Rộng Mở Tâm Hồn Chúc Huy Rộng Mở Tâm Hồn Trương Quang Quý Rộng Mở Tâm Hồn Lê Quốc Việt Rộng Mở Tâm Hồn Du Miên Rộng Mở Tâm Hồn Quang-Tu Vu Rộng Mở Tâm Hồn phamthanh210 Rộng Mở Tâm Hồn An Khang 63 Rộng Mở Tâm Hồn Vạn Phúc Rộng Mở Tâm Hồn zeus7777 Rộng Mở Tâm Hồn Trương Ngọc Trân Rộng Mở Tâm Hồn Diệu Tiến Rộng Mở Tâm Hồn Nguyên Ngọc Rộng Mở Tâm Hồn Trần Thị Huyền Rộng Mở Tâm Hồn Thiện Diệu Rộng Mở Tâm Hồn Nguyễn Văn Minh Rộng Mở Tâm Hồn Diệu Âm Phúc Thành Rộng Mở Tâm Hồn Thiền Khách Rộng Mở Tâm Hồn nước Rộng Mở Tâm Hồn Bui Tuyet Lan Rộng Mở Tâm Hồn Xuân Thôn Rộng Mở Tâm Hồn Nguyên Độ Rộng Mở Tâm Hồn Thích Quảng Ba Rộng Mở Tâm Hồn Pháp Tâm Rộng Mở Tâm Hồn Dinhvinh1964 Rộng Mở Tâm Hồn Yduongvan Rộng Mở Tâm Hồn Trí Tuệ Từ Bi Rộng Mở Tâm Hồn Tiến Mạnh Rộng Mở Tâm Hồn Hoat Khong ... ...

Việt Nam (71 lượt xem) - Hoa Kỳ (66 lượt xem) - French Southern Territories (10 lượt xem) - Philippines (2 lượt xem) - Saudi Arabia (2 lượt xem) - Hà Lan (1 lượt xem) - Nga (1 lượt xem) - Mauritius (1 lượt xem) - Algeria (1 lượt xem) - Kenya (1 lượt xem) - ... ...


Copyright © Liên Phật Hội 2020 - United Buddhist Foundation - Rộng Mở Tâm Hồn
Hoan nghênh mọi hình thức góp sức phổ biến rộng rãi thông tin trên trang này, nhưng vui lòng ghi rõ xuất xứ và không tùy tiện thêm bớt.

Sách được đăng tải trên trang này là do chúng tôi giữ bản quyền hoặc được sự ủy nhiệm hợp pháp của người giữ bản quyền.
We are the copyright holder of all books published here or have the rights to publish them on behalf of the authors / translators.

Website này có sử dụng cookie để hiển thị nội dung phù hợp với từng người xem. Quý độc giả nên bật cookie (enable) để có thể xem được những nội dung tốt nhất.
Phiên bản cập nhật năm 2016, đã thử nghiệm hoạt động tốt trên nhiều trình duyệt và hệ điều hành khác nhau.
Để tận dụng tốt nhất mọi ưu điểm của website, chúng tôi khuyến nghị sử dụng Google Chrome - phiên bản mới nhất.


Rộng Mở Tâm Hồn Liên hệ thỉnh Kinh sách Phật học