Sống chạy theo vẻ đẹp, không hộ trì các căn, ăn uống thiếu tiết độ, biếng nhác, chẳng tinh cần; ma uy hiếp kẻ ấy, như cây yếu trước gió.Kinh Pháp cú (Kệ số 7)
Với kẻ kiên trì thì không có gì là khó, như dòng nước chảy mãi cũng làm mòn tảng đá.Kinh Lời dạy cuối cùng
Người nhiều lòng tham giống như cầm đuốc đi ngược gió, thế nào cũng bị lửa táp vào tay. Kinh Bốn mươi hai chương
Cỏ làm hại ruộng vườn, tham làm hại người đời. Bố thí người ly tham, do vậy được quả lớn.Kinh Pháp Cú (Kệ số 356)
Như bông hoa tươi đẹp, có sắc nhưng không hương. Cũng vậy, lời khéo nói, không làm, không kết quả.Kinh Pháp cú (Kệ số 51)
Dầu mưa bằng tiền vàng, Các dục khó thỏa mãn. Dục đắng nhiều ngọt ít, Biết vậy là bậc trí.Kinh Pháp cú (Kệ số 186)
Ai bác bỏ đời sau, không ác nào không làm.Kinh Pháp cú (Kệ số 176)
Cái hại của sự nóng giận là phá hoại các pháp lành, làm mất danh tiếng tốt, khiến cho đời này và đời sau chẳng ai muốn gặp gỡ mình.Kinh Lời dạy cuối cùng
Tinh cần giữa phóng dật, tỉnh thức giữa quần mê. Người trí như ngựa phi, bỏ sau con ngựa hènKinh Pháp cú (Kệ số 29)
Kẻ thù hại kẻ thù, oan gia hại oan gia, không bằng tâm hướng tà, gây ác cho tự thân.Kinh Pháp Cú (Kệ số 42)

Trang chủ »» Kinh Nam truyền »» Vi Diệu Pháp (Abhidhamma) »» Chương XXI »»

Vi Diệu Pháp (Abhidhamma) »» Chương XXI


Abhidhammatthasangaha

Xem đối chiếu:

Dịch giả: Tâm An - Minh Tuệ

Đại Tạng Kinh Việt NamKính mong quý độc giả xem kinh cùng góp sức hoàn thiện bằng cách gửi email về admin@rongmotamhon.net để báo cho chúng tôi biết những chỗ còn có lỗi.

Font chữ:

1. VẤN ÐỀ GIÁO PHÁP
(Sasanakathā)

Ðiểm tranh luận: Giáo pháp của chúng ta có thể được sửa đổi.
Theo chú giải: Vì sau cuộc kết tập Tam tạng lần thứ ba, phái Uttarāpathakas cho rằng giáo pháp có thể sửa đổi, vấn đề này đặt ra là ai là người có khả năng sửa đổi giáo pháp và những pháp nào có thể được sửa đổi.
(1) Th.: - Những pháp nào có thể được sửa đổi? Tứ Chánh cần? Tứ như ý túc? Ngũ quyền? Ngũ lực, Thất giác chi? Hay những pháp thiện có thể sửa đổi thành bất thiện? Hay là pháp này là lậu, Triền, phược, ... Phiền não được sửa đổi thành phi lậu ... phi phiền não? Ngài khước từ tất cả những điều này: Nhưng luận điểm Ngài đưa ra lại bao hàm một trong những điều đó.
(2) Hay là Ngài cho rằng bất cứ người nào cũng có thể sửa đổi được giáo pháp mà Ðức Thế tôn đã tìm ra? Nếu như thế trong giáo pháp này, pháp nào được sửa đổi? Ngài lại từ khước ...
(3) Nếu Ngài cho rằng giáo pháp có thể sửa đổi. Vậy Ngài chấp nhận sự sửa đổi pháp gì trong giáo pháp của Như lai?
2. VẤN ÐỀ ÐỊNH NGHIỆP
(Avirittathākathā)

Ðiểm tranh luận: Người phàm phu không thể thoát khỏi định nghiệp trong tam giới.
Theo chú giải: Theo Chú giải, một người trong một thời điểm có thể nhận biết được các hiện tượng danh pháp hiện hữu ngay chính lúc đó.
(1) Th.- Ngài bao hàm rằng người phàm phu vẫn không tách rời được Xúc, Thọ, Tưởng, Tư, Tầm, Tín, Cần, Niệm, Ðịnh, Tuệ thuộc về 3 cõi? Ngài từ khước. Nhưng Ngài có thể giải thích thêm về những pháp khác với những pháp trên không?
(2) Lại nữa, Ngài bao hàm rằng khi một người bố thí y phục, tọa cụ, thuốc men trị bệnh, trong sát na đó người ấy không những có tâm của người bố thí mà cũng có tâm thiền sắc giới và vô sắc giới.
(3) Phái đối lập: - Nhưng có phải người phàm phu có khả năng phân biệt nghiệp nào dẫn dắt họ tái sanh vào cõi sắc giới hay vô sắc giới? Nếu không, thì chắc chắn rằng người phàm phu không thể nào bị đoạn tuyệt với những nghiệp dẫn dắt tái sanh trong tất cả 3 cõi.
3. VẤN ÐỀ TRIỀN
(Sannojanakathā)

Ðiểm tranh luận: Chứng ngộ A-la-hán mà không đoạn tận triền.
Theo chú giải: Phái Mahāsanghikas có quan niệm này về phương diện vô minh triền và hoài nghi triền, cho rằng dầu là một vị A-la-hán cũng không biết được Tuệ của chư Phật.
(1) Th: - Có phải Ngài bao hàm rằng chứng ngộ A-la-hán không cần đoạn tận Thân kiến, Hoài Nghi, Giới cấm thủ, Ái, sân, si, Phóng dật? Ngài từ khước. Do vậy quan điểm Ngài đưa ra không thể nào duy trì được.
(2) Hay có phải Ngài bao hàm rằng bậc A-la-hán vẫn còn ái, sân, si, ngã mạn ... Có phải sự thật về bậc này thì ngược lại? Do đó, làm thế nào Ngài có thể nói rằng vẫn còn triền mà bậc A-la-hán chưa đoạn tận được?
(3) M.: - Nếu tôi sai lầm, có phải một bậc A-la-hán với kiến thanh tịnh giải thoát của mình biết rõ một vị Phật chăng? Ngài đồng ý rằng, vị ấy không thể biết được. Do vậy, tôi rất hữu lý.
4. VẤN ÐỀ THẦN THÔNG
(Iddbikathā)

Ðiểm tranh luận: Ðức Phật hay Ðệ tử của Ngài có thần thông tối thượng để thị hiện những gì mà các Ngài muốn .
Theo chú giải: Quan niệm này của phái Andhakas.
(1) Th: - Có phải Ngài bao hàm rằng Ðức Phật hay các Thánh Ðệ tử có thể làm cho những ý muốn được thành tựu, chẳng hạn như cây mãi mãi xanh, mãi mãi trổ hoa, mãi mãi cho quả; trăng mãi bất diệt ...?
(2) Hay là mong muốn "Xin cho xúc đã phát sanh đừng cho diệt, xin cho Thọ, Tưởng .... đã phát sanh đừng cho diệt"?
(3) Hay là mong muốn "Xin cho thân này, tâm này trở nên trường cửu"
(4) Hay là mong muốn "Tất cả chúng sanh, sanh, già, bệnh, chết xin đừng sanh, đừng già, đừng bệnh, đừng chết". Tất cả những điều này Ngài từ khước. do vậy, đâu là luận điểm của Ngài?
(5) A.: - Nếu tôi sai lầm, có phải Ðại đức Pilindavaccha đã cầu nguyện rằng "Xin cho hoàng cung của vua Bình Sa Vương thành vàng và hoàng cung ấy đã thành vàng thật"? ...
5. VẤN ÐỀ CHƯ PHẬT
(Buddhakathā)

Ðiểm tranh luận: Chư Phật khác nhau về trình độ.
Theo chú giải: Chúng ta quan niệm rằng, ngoại trừ khác nhau về hình dáng, tuổi thọ, ở bất cứ thời kỳ nào, Chư Phật không có sự khác nhau về những phương diện khác. Tuy nhiên, một vài bộ phái như Andhakas, đã cho rằng Ngài có những năng lực khác nhau.
Quan niệm này của phái Andhakas.
(1) Th.: - Nếu quan niệm như vậy, có phải các Ngài khác nhau về sự giác ngộ? về năng lực thần thông? Về tri kiến toàn giác? về tuệ nhãn? ...
6. VẤN ÐỀ PHẬT THỊ HIỆN MƯỜI PHƯƠNG
(Sabbadisa kathā)

Ðiểm tranh luận: Chư Phật ngự trong tất cả các hướng. Chư Phật thị hiện 10 phương.
Theo chú giải: Một vài bộ phái như Mahāsanghikas cho rằng một vị Phật ngự trong tất cả các phương hướng. Ngài có thể thay đổi hình tướng để đi vào các cảnh giới.
(1) Th.: - Có phải các Ngài cho rằng Chư Phật ngự ở hướng Ðông? Ngài từ khước, như vậy, Ngài đã tự mâu thuẫn. Ngài đồng ý. Tôi xin hỏi Ngài trong hướng đông đó, Ðức Phật tên hiệu là chi? Gia đình Ngài như thế nào? Giòng họ ra sao? Tên của cha mẹ, Tên của hai vị đại Ðệ tử? Tên của vị thị giả Ðức Phật ấy mặc y và mang bát ra sao? Ngài ở làng nào, tỉnh nào, vương quốc nào, đất nước nào?
(2) Có phải Ðức Phật ngự ở hướng bắc, Nam, Tây, hướng trên, hướng dưới? (với những câu hỏi giống như trên). Hay là Ngài ngự ở Tứ đại thiên vương? Ðạo lợi? Dạ ma? Ðâu suất? Tha hóa tự tại? ... cõi Phạm thiên? Nếu Ngài đồng ý, tôi sẽ hỏi thêm Ngài những điểm khác nữa ...
7. VẤN ÐỀ PHÁP
(Dhammakathā)

Ðiểm tranh luận: Tất cả các pháp cố nhiên là không thay đổi
Theo chú giải: Quan niệm này của hai bộ phái Andhakas và Uttarāpathakas vì họ không phân biệt được tà cố nhiên (micchattaniyā) và chánh cố nhiên (sammatta niyata).
(1) Th.: - Có phải Ngài cho rằng, tất cả tùy thuộc vào trật tự của các pháp như người ác thì nhất định sẽ tái sanh vào địa ngục vô gián hay người đắc đạo sẽ thành đạt sự giải thoát tối thượng? Có phải không có một trường hợp thứ 3? Ngài từ khước, nhưng hãy suy nghĩ lại. Chắc chắn là có chứ gì? Ngài đồng ý. Do đó, Ngài đã tự mâu thuẫn với luận điểm mà Ngài đưa ra.
(2) Và Ngài phải chấp nhận như vậy, vì có phải Ðức Thế tôn đã từng tuyên bố rằng về 3 pháp đó hay sao? (Pháp tà cho quả nhất định đời sau kế tiếp, pháp chánh cho quả liên tiếp sát na, và pháp bất định cho cả hai)
(3) Ngài thừa nhận rằng sắc pháp được chỉ định như là sắc và danh? (hay mỗi danh uẩn nào) được chỉ định là danh? Vậy thì ngoài hai trường hợp trên, các pháp ở trường hợp thứ 3 được chỉ định như thế nào?
(4) A.U.: - Nhưng nếu tôi không thể nói rằng sắc hay danh được chỉ định là sắc hay danh, thì có thể nào sắc trở thành danh, có thể nào trở thành một trong tứ danh uẩn, hay ngược lại? Dĩ nhiên là không? Như vậy, chắc chắn tôi rất hữu lý.
8. VẤN ÐỀ NGHIỆP
(Kamma kathā)

Ðiểm tranh luận: Tất cả nghiệp là cố định (không thay đổi).
Theo chú giải: Quan điểm này của hai bộ phái Andhakas và Uttarāpathakas vì họ không phân biệt được tà cố nhiên (micchata niyāta) và chánh cố nhiên (sammatta niyāta).
(1) Lý luận như trên 1 và 2.
(3) Th.: - Ngài cho rằng nghiệp xảy ra trong đời sống là những sự kiên cố định. Ngài đồng ý. như vậy có phải nghiệp tùy thuộc vào một định luật cố nhiên nào đó? Ngài từ khước. Nó không thuộc vào một định luật nào là nhất định. Tương tự như thế đối với quả của nghiệp - hiện nghiệp, hậu nghiệp, hậu hậu nghiệp.
(4) A.U.: - Nhưng cóphải Ngài thừa nhận rằng không có loại nghiệp nào trong ba loại nghiệp này có thề bị thay đổi đối với hai loại nghiệp khác? Như vậy, quan niệm của chúng tôi sai lầm như thế nào?
Hết phần Chương XXI (Abhidhammatthasangaha)

(Lên đầu trang)


Bộ Ngữ Tông có tổng cộng 25 phần.
Xem phần trước           ||||           Xem phần tiếp theo


Tải về dạng file RTF
_______________

MUA THỈNH KINH SÁCH PHẬT HỌC

DO NXB LIÊN PHẬT HỘI PHÁT HÀNH




Vô niệm (Pháp bảo Đàn kinh)


Sen búp dâng đời


Nghệ thuật chết


Lục tổ Đại sư - Con người và huyền thoại

Mua sách qua Amazon sẽ được gửi đến tận nhà - trên toàn nước Mỹ, Canada, Âu châu và Úc châu.

XEM TRANG GIỚI THIỆU.





Quý vị đang truy cập từ IP 3.15.10.137 và chưa ghi danh hoặc đăng nhập trên máy tính này. Nếu là thành viên, quý vị chỉ cần đăng nhập một lần duy nhất trên thiết bị truy cập, bằng email và mật khẩu đã chọn.
Chúng tôi khuyến khích việc ghi danh thành viên ,để thuận tiện trong việc chia sẻ thông tin, chia sẻ kinh nghiệm sống giữa các thành viên, đồng thời quý vị cũng sẽ nhận được sự hỗ trợ kỹ thuật từ Ban Quản Trị trong quá trình sử dụng website này.
Việc ghi danh là hoàn toàn miễn phí và tự nguyện.

Ghi danh hoặc đăng nhập

Thành viên đang online:
Rộng Mở Tâm Hồn Phan Huy Triều Rộng Mở Tâm Hồn Tam Thien Tam Rộng Mở Tâm Hồn Pascal Bui Rộng Mở Tâm Hồn Tri Huynh Rộng Mở Tâm Hồn caokiem Rộng Mở Tâm Hồn hoangquycong Rộng Mở Tâm Hồn Lãn Tử Rộng Mở Tâm Hồn Ton That Nguyen Rộng Mở Tâm Hồn Nguyễn Sĩ Long Rộng Mở Tâm Hồn ngtieudao Rộng Mở Tâm Hồn Viên Hiếu Thành Rộng Mở Tâm Hồn Phạm Thiên Rộng Mở Tâm Hồn Chúc Huy Rộng Mở Tâm Hồn Trương Quang Quý Rộng Mở Tâm Hồn Lê Quốc Việt Rộng Mở Tâm Hồn Du Miên Rộng Mở Tâm Hồn Quang-Tu Vu Rộng Mở Tâm Hồn phamthanh210 Rộng Mở Tâm Hồn An Khang 63 Rộng Mở Tâm Hồn Vạn Phúc Rộng Mở Tâm Hồn zeus7777 Rộng Mở Tâm Hồn Trương Ngọc Trân Rộng Mở Tâm Hồn Diệu Tiến Rộng Mở Tâm Hồn Nguyên Ngọc Rộng Mở Tâm Hồn Trần Thị Huyền Rộng Mở Tâm Hồn Thiện Diệu Rộng Mở Tâm Hồn Nguyễn Văn Minh Rộng Mở Tâm Hồn Diệu Âm Phúc Thành Rộng Mở Tâm Hồn Thiền Khách Rộng Mở Tâm Hồn nước Rộng Mở Tâm Hồn Bui Tuyet Lan Rộng Mở Tâm Hồn Xuân Thôn Rộng Mở Tâm Hồn Nguyên Độ Rộng Mở Tâm Hồn Thích Quảng Ba Rộng Mở Tâm Hồn Pháp Tâm Rộng Mở Tâm Hồn Dinhvinh1964 Rộng Mở Tâm Hồn Yduongvan Rộng Mở Tâm Hồn Trí Tuệ Từ Bi Rộng Mở Tâm Hồn Tiến Mạnh Rộng Mở Tâm Hồn Hoat Khong ... ...

Việt Nam (71 lượt xem) - Hoa Kỳ (55 lượt xem) - French Southern Territories (5 lượt xem) - Philippines (2 lượt xem) - Saudi Arabia (2 lượt xem) - Anh quốc (1 lượt xem) - Mauritius (1 lượt xem) - Algeria (1 lượt xem) - Kenya (1 lượt xem) - Uzbekistan (1 lượt xem) - Hà Lan (1 lượt xem) - Nga (1 lượt xem) - ... ...