Chớ khinh tội nhỏ, cho rằng không hại; giọt nước tuy nhỏ, dần đầy hồ to! (Do not belittle any small evil and say that no ill comes about therefrom. Small is a drop of water, yet it fills a big vessel.)Kinh Đại Bát Niết-bàn
Người biết xấu hổ thì mới làm được điều lành. Kẻ không biết xấu hổ chẳng khác chi loài cầm thú.Kinh Lời dạy cuối cùng
Giặc phiền não thường luôn rình rập giết hại người, độc hại hơn kẻ oán thù. Sao còn ham ngủ mà chẳng chịu tỉnh thức?Kinh Lời dạy cuối cùng
Như bông hoa tươi đẹp, có sắc lại thêm hương; cũng vậy, lời khéo nói, có làm, có kết quả.Kinh Pháp cú (Kệ số 52)
Người hiền lìa bỏ không bàn đến những điều tham dục.Kẻ trí không còn niệm mừng lo, nên chẳng bị lay động vì sự khổ hay vui.Kinh Pháp cú (Kệ số 83)
Nên biết rằng tâm nóng giận còn hơn cả lửa dữ, phải thường phòng hộ không để cho nhập vào. Giặc cướp công đức không gì hơn tâm nóng giận.Kinh Lời dạy cuối cùng
Tinh cần giữa phóng dật, tỉnh thức giữa quần mê.Người trí như ngựa phi, bỏ sau con ngựa hèn.Kính Pháp Cú (Kệ số 29)
Cỏ làm hại ruộng vườn, si làm hại người đời. Bố thí người ly si, do vậy được quả lớn.Kinh Pháp Cú (Kệ số 358)
Bậc trí bảo vệ thân, bảo vệ luôn lời nói, bảo vệ cả tâm tư, ba nghiệp khéo bảo vệ.Kinh Pháp Cú (Kệ số 234)
Nếu người nói nhiều kinh, không hành trì, phóng dật; như kẻ chăn bò người, không phần Sa-môn hạnh.Kinh Pháp cú (Kệ số 19)

Trang chủ »» Kinh Nam truyền »» Hạnh Tạng (Cariyāpiṭaka) »» Phẩm III - Từ Tâm Độ »»

Hạnh Tạng (Cariyāpiṭaka) »» Phẩm III - Từ Tâm Độ


Mettāpāramitā

Xem đối chiếu:

Dịch giả: Tỳ kheo Thiện Minh

Đại Tạng Kinh Việt NamKính mong quý độc giả xem kinh cùng góp sức hoàn thiện bằng cách gửi email về admin@rongmotamhon.net để báo cho chúng tôi biết những chỗ còn có lỗi.

Font chữ:

III.13 Hạnh Bồ-tát Suvannasàma[97]
(Suvannasàmacariyam)
[98]
1- Khi ở trong rừng Như Lai có tên là Sàma do lời khuyên của trời Ðế Thích[99], Như Lai rải tâm từ cho loài sư tử, cọp ở trong rừng.
2- Như Lai sống ở trong rừng, ở xung quanh có sư tử, cọp, beo[100], gấu, trâu rừng, nai và lợn rừng.
3- Không loài thú nào sợ[101] Như Lai và Như Lai cũng không làm[102] cho bất cứ loài thú[103] nào sợ; Như Lai sống nhờ năng lực của tâm từ cho nên rất thỏa thích ở trong rừng[104].
III.14 Hạnh của Bồ-tát Ekaràja[105]
(Ekaràjacariyam)

1- Lại nữa, khi Như Lai có tên là Ekaràja, rất nổi tiếng đang hết sức gìn giữ giới hạnh cao quí[106], Như Lai cai trị[107] một nước hùng mạnh
2- Không kể đến việc Như Lai đã tu tập thập thiện[108], Như Lai đối xử với thần dân tử tế bằng tứ vô lượng tâm[109]
3- Trong lúc Như Lai đang tinh tấn như vậy vì lợi ích của thế gian này và rồi vua xứ Kosala[110] đã xuất hiện chinh phục thành trì của Như Lai[111]
4- Thu gom toàn bộ tài sản của nhà vua, dân chúng cùng với quân đội và chôn[112] Như Lai vào trong một cái hố[113]
5- Trong khi vua xứ Kosala bắt giữ toàn bộ quần thần, vương quốc thịnh vượng, hoàng cung của Như Lai[114], thậm chí Như Lai cũng trông thấy đứa con trai yêu dấu của mình bị bắt đi. Không ai có tâm từ bằng Như Lai - đây là độ tâm từ của Như Lai.


Chú thích:
[97] Túc sanh truyện Sàma số 540, đối chiếu Phật bản hạnh tập kinh ii 209, và Jàtakastava, câu chuyện 44, Sàma được đề cập ở Mi Tiên vấn đáp 123, 198.
[98] Bản chú giải Hạnh Tạng 258 Sàmapanditacariyam.
[99] Nghĩa là tạo ra do lời khuyên của ông ta.
[100] Bản Hạnh Tạng La tinh viết dìpehi, các bản Hạnh Tạng in ở Colombo, Rangoon viết dìpìhi.
[101] Bản Hạnh Tạng La tinh viết uttassati, bản chú giải Hạnh Tạng 260. Các bản Hạnh Tạng ở Rangoon, Colombo viết là uttassi.
[102] Bản Hạnh Tạng La tinh, bản Hạnh Tạng Rangoon viết là napi, bản Hạnh Tạng Colombo viết napi'ham.
[103] Bản chú giải Hạnh Tạng 260, súc sinh, ngạ quỉ, phi nhân, con người là những thợ săn.
[104] Lời kệ này được trích dẫn ở Túc sanh truyện I, 47. Bản chú giải Phật Tông 61 mô tả sự cao cả của độ từ bi, được qui cho ở đó đối với Túc sanh truyện Ekaraja; cũng được trích dẫn ở bản chú giải Apàdàna 51, cũng như Túc sanh truyện Sàma, với Túc sanh truyện Ekaràja. Xem phẩm III. 14. n. 1.
[105] Túc sanh truyện Ekaràja số 303 ở DPPN, Túc sanh truyện i. 47. Bản chú giải Phật Tông 61, được đưa ra như một ví dụ của một kiếp ở đó Bồ-tát thực hành tâm từ đi đến hạnh cao quí nhất. Tuy nhiên lời kệ được trích dẫn là câu kệ cuối cùng ở trong câu chuyện Hạnh Tạng trước đó (phẩm III. 13) không phải là một câu chuyện liên quan đến độ này (hạnh này) ở mức độ cao nhất của nó. Ở bản chú giải Apàdàna 51 thì nó cao quí được mô tả với Túc sanh truyện Sàma.
[106] Như được đặt tên ở câu kệ tiếp.
[107] Bản chú giải Hạnh Tạng 264 giải thích pasàsàmi như là anusàsàmi. Như Lai cai quản, và rajjam kàremi, Như Lai cai trị, trị vì đặc biệt toàn vương quốc Kàsi.
[108] Như ở phẩm I. 3, 1; phẩm II. 8, 2.
[109] Xem phẩm II. 9. 2.n.
[110] Vua Kosala.
[111] Bàrànasi, cũng gọi là Kàsi
[112] Hạnh Tạng La tinh viết nikkhani, bản chú giải Hạnh Tạng 266 viết nikhanì, bản ở Colombo viết nikhani, bản ở Rangoon nikhanì.
[113] Kàsu được giải thích bằng àvàta ở bản chú giải Hạnh Tạng bổ sung thêm "cao đến cổ" -Kàsu cùng ở phẩm II. I. 30.
[114] Antepura là nội ô, nghĩa là hoàng cung, chắc hẳn sẽ có cung phi mỹ nữ của nhà vua con cái và quản gia.
Hết phần Phẩm III - Từ Tâm Độ (Mettāpāramitā)

(Lên đầu trang)


Hạnh Tạng dịch từ tiếng Anh có tổng cộng 8 phần.
Xem phần trước           ||||           Xem phần tiếp theo


Tải về dạng file RTF
_______________

MUA THỈNH KINH SÁCH PHẬT HỌC

DO NXB LIÊN PHẬT HỘI PHÁT HÀNH




Kinh Duy-ma-cật (Hán-Việt)


Phù trợ người lâm chung


Truyện tích Vu Lan Phật Giáo


Bát-nhã Tâm kinh Khảo luận

Mua sách qua Amazon sẽ được gửi đến tận nhà - trên toàn nước Mỹ, Canada, Âu châu và Úc châu.

XEM TRANG GIỚI THIỆU.





Quý vị đang truy cập từ IP 3.128.199.162 và chưa ghi danh hoặc đăng nhập trên máy tính này. Nếu là thành viên, quý vị chỉ cần đăng nhập một lần duy nhất trên thiết bị truy cập, bằng email và mật khẩu đã chọn.
Chúng tôi khuyến khích việc ghi danh thành viên ,để thuận tiện trong việc chia sẻ thông tin, chia sẻ kinh nghiệm sống giữa các thành viên, đồng thời quý vị cũng sẽ nhận được sự hỗ trợ kỹ thuật từ Ban Quản Trị trong quá trình sử dụng website này.
Việc ghi danh là hoàn toàn miễn phí và tự nguyện.

Ghi danh hoặc đăng nhập

Thành viên đang online:
Rộng Mở Tâm Hồn Phạm Thiên Rộng Mở Tâm Hồn Pascal Bui Rộng Mở Tâm Hồn Nguyễn Sĩ Long Rộng Mở Tâm Hồn Phan Huy Triều Rộng Mở Tâm Hồn Tam Thien Tam Rộng Mở Tâm Hồn Tri Huynh Rộng Mở Tâm Hồn caokiem Rộng Mở Tâm Hồn hoangquycong Rộng Mở Tâm Hồn Lãn Tử Rộng Mở Tâm Hồn Ton That Nguyen Rộng Mở Tâm Hồn ngtieudao Rộng Mở Tâm Hồn Viên Hiếu Thành Rộng Mở Tâm Hồn Chúc Huy Rộng Mở Tâm Hồn Trương Quang Quý Rộng Mở Tâm Hồn Lê Quốc Việt Rộng Mở Tâm Hồn Du Miên Rộng Mở Tâm Hồn Quang-Tu Vu Rộng Mở Tâm Hồn phamthanh210 Rộng Mở Tâm Hồn An Khang 63 Rộng Mở Tâm Hồn Vạn Phúc Rộng Mở Tâm Hồn zeus7777 Rộng Mở Tâm Hồn Trương Ngọc Trân Rộng Mở Tâm Hồn Diệu Tiến Rộng Mở Tâm Hồn Nguyên Ngọc Rộng Mở Tâm Hồn Trần Thị Huyền Rộng Mở Tâm Hồn Thiện Diệu Rộng Mở Tâm Hồn Nguyễn Văn Minh Rộng Mở Tâm Hồn Diệu Âm Phúc Thành Rộng Mở Tâm Hồn Thiền Khách Rộng Mở Tâm Hồn nước Rộng Mở Tâm Hồn Bui Tuyet Lan Rộng Mở Tâm Hồn Xuân Thôn Rộng Mở Tâm Hồn Nguyên Độ Rộng Mở Tâm Hồn Thích Quảng Ba Rộng Mở Tâm Hồn Pháp Tâm Rộng Mở Tâm Hồn Dinhvinh1964 Rộng Mở Tâm Hồn Yduongvan Rộng Mở Tâm Hồn Trí Tuệ Từ Bi Rộng Mở Tâm Hồn Tiến Mạnh Rộng Mở Tâm Hồn Hoat Khong ... ...

Hoa Kỳ (126 lượt xem) - Việt Nam (75 lượt xem) - French Southern Territories (14 lượt xem) - Saudi Arabia (2 lượt xem) - Nga (1 lượt xem) - ... ...