Trở về

VÔ MÔN QUAN  -  無門関

Chữ Vô của Phương Đông

Nguyên tác Vô Môn Quan: Vô Môn Huệ Khai
Dẫn nhập và chú giải: Nishimura Eshin
Bình luận: Giáo sư Akizuki Ryômin


Biên dịch: Nguyễn Nam Trân

 

Tựa của Tập Am[1]

:習庵

Nếu bảo lối vào đạo Phật không có cửa thì người trên đời ai vào mà chẳng được. Còn như bảo muốn vào đạo bắt buộc phải qua cửa thì chả có anh chàng nào muốn bỏ nhà đi tu !Nếu Tập Am tôi cố tình thêm thắt mấy lời cước chú nơi đây thì chẳng khác nào đội thêm một lần nón cho người đã đội nón. Tôi hò reo tán dương nó đấy nhưng việc thật khó khăn như muốn vắt lấy nước từ bó lá tre khô. Quyển sách này tựa như món đồ đưa ra để phỉnh trẻ con, nếu có đem vứt đi chắc không oan. Xin chớ để lọt một chữ nào của bài tựa ra cho thiên hạ nhé. Bởi vì sau khi lời nói đã thốt ra thì dù có ngựa thiên lý như Ô Chuy cũng khó lòng bắt lại.

 

Ngày 30 tháng 7 năm Thiệu Định cải nguyên (1228)

Tập Am Trần Huân đề.


 


[1] Tập Am là hiệu của Trần Huân (1197-1241) tiểu truyện có ghi lại trong nhiều sách kể cả Tống Sử. Ông đỗ tiến sĩ trong năm Gia Định (1208-1224) đời Cảnh Tông, làm đến chức Thái Thường Bác Sĩ, Xu Mật Viện Biên Tu, Quốc Tử Tư Nghiệp.

 

 Trở về

 



Trở về

VÔ MÔN QUAN  -  無門関

Chữ Vô của Phương Đông

Nguyên tác Vô Môn Quan: Vô Môn Huệ Khai
Dẫn nhập và chú giải: Nishimura Eshin
Bình luận: Giáo sư Akizuki Ryômin


Biên dịch: Nguyễn Nam Trân

 

Tựa của Tập Am[1]

:習庵

Nếu bảo lối vào đạo Phật không có cửa thì người trên đời ai vào mà chẳng được. Còn như bảo muốn vào đạo bắt buộc phải qua cửa thì chả có anh chàng nào muốn bỏ nhà đi tu !Nếu Tập Am tôi cố tình thêm thắt mấy lời cước chú nơi đây thì chẳng khác nào đội thêm một lần nón cho người đã đội nón. Tôi hò reo tán dương nó đấy nhưng việc thật khó khăn như muốn vắt lấy nước từ bó lá tre khô. Quyển sách này tựa như món đồ đưa ra để phỉnh trẻ con, nếu có đem vứt đi chắc không oan. Xin chớ để lọt một chữ nào của bài tựa ra cho thiên hạ nhé. Bởi vì sau khi lời nói đã thốt ra thì dù có ngựa thiên lý như Ô Chuy cũng khó lòng bắt lại.

 

Ngày 30 tháng 7 năm Thiệu Định cải nguyên (1228)

Tập Am Trần Huân đề.


 


[1] Tập Am là hiệu của Trần Huân (1197-1241) tiểu truyện có ghi lại trong nhiều sách kể cả Tống Sử. Ông đỗ tiến sĩ trong năm Gia Định (1208-1224) đời Cảnh Tông, làm đến chức Thái Thường Bác Sĩ, Xu Mật Viện Biên Tu, Quốc Tử Tư Nghiệp.

 

 Trở về