BuddhaSasana Home Page

Vietnamese, with Unicode Times font


Phật Giáo Nam Tông Việt Nam

Nét đẹp tinh túy nhà Phật

NGHI LỄ VÀ TỰ VIỆN

Tỳ kheo Thiện Minh
PL 2545 - TL 2001


Kính dâng Thầy:

- Cố Hòa thượng Siêu Việt
- Thượng tọa Thiện Nhân
- Thượng tọa Bửu Ðức
- Thiền sư Tăng Ðịnh

Kính dâng Song Thân:

- Nguyễn Văn Ba
- Nguyễn Thị Tại

-ooOoo-

MỤC LỤC

Lời giới thiệu
Lời nói đầu

Chương 1. NGHI THỨC

Nghi thức Quy y và thọ giới.
Nghi thức Thờ Phật.
Nghi thức Tụng kinh.
Nghi thức Sám hối.
Nghi thức Trai tăng.
Nghi thức Thuyết pháp.
Nghi thức Hành thiền.
Nghi thức Khất thực.
Nghi thức Hôn nhân.

Chương 2. LỄ HỘI

Ý nghĩa lễ hội rằm tháng giêng.
Ý nghĩa lễ hội rằm tháng tư.
Ý nghĩa lễ hội rằm tháng sáu.
Ý nghĩa lễ hội rằm tháng bảy.
Ý nghĩa lễ hội rằm tháng chín.

Chương 3. NĂM TỰ VIỆN

Chùa Sùng Phước.
Chùa Bửu Quang.
Chùa Giác Quang.
Chùa Kỳ Viên.
Chùa Bửu Long.

-ooOoo-

Xem thêm: Giới thiệu Phật giáo Nguyên thủy Việt Nam

Lời giới thiệu

Phật Giáo Nguyên Thủy chính thức du nhập vào Việt Nam khoảng thập niên 30 và từ đó những ngôi tự viện đầu tiên được thành lập như: Chùa Sùng Phước, chùa Bửu Quang, chùa Giác Quang, chùa Kỳ Viên và chùa Bửu Long ... Ngày nay Tổ Ðình Bửu Long vinh dự có mặt trong khu quy hoạch Công Viên Lịch Sử Và Văn Hóa Dân Tộc có tầm cỡ quốc gia trên địa bàn Quận 9, Thành Phố Hồ Chí Minh. Với vị trí đặc biệt này chúng ta cần có những tài liệu viết về lịch sử sự hình thành, phát triển và những sinh họat văn hóa của Phật Giáo Nguyên Thủy Việt Nam để giới thiệu với khách tham quan muốn tìm hiểu lịch sử, văn hóa Phật giáo Nguyên Thủy nói riêng trong bối cảnh chung của lịch sử văn hóa dân tộc Việt Nam.

Vì vậy tôi vô cùng hoan hỷ khi đọc cuốn Nghi Lễ và Tự Viện Phật giáo Nam tông Việt Nam mà sư Thiện Minh đã dày công sưu tập và nghiên cứu tài liệu để viết về những nghi lễ và sự hình thành phát triển của những ngôi chùa đầu tiên trên bước đường hoằng pháp của chư tổ khai sơn Phật Giáo Nguyên Thủy Việt Nam. Tôi hy vọng tác giả sẽ tiếp tục biên soạn thêm nhiều cuốn sách nữa về chuyên đề này để cống hiến vào kho tàng lịch sử văn hóa phong phú của dân tộc Việt chúng ta.

Trân trọng giới thiệu cuốn sách này đến chư độc giả và mong rằng quí vị quan tâm góp ý, cung cấp tài liệu cho tác giả để bổ khuyết những chỗ còn thiếu sót hầu đảm bảo tính trung thực và chính xác rất quan trọng trong lãnh vực lịch sử và văn hóa.

Tổ Ðình Bửu Long, ngày 1.12.2001
Tỳ Kheo Viên Minh

-ooOoo-

Lời nói đầu

Nghi lễ và Tự viện Phật giáo Nam tông là một phần nhỏ trong quyển Lịch sử Phật Giáo Nam tông Việt Nam sẽ xuất bản. Nhận thấy hai phần trên cần thiết phổ biến trước đến độc giả để hiểu khái quát về Nghi lễ và những ngôi Tự viện có niên đại lâu đời nhất của Phật giáo Nam tông Việt Nam. Cách đây bốn năm, quyển lịch sử Phật giáo Nam tông Việt Nam chúng tôi viết dưới dạng luận văn tốt nghiệp nên còn nhiều hạn chế. Từ đó đến nay chúng tôi nỗ lực triển khai luận văn tốt nghiệp trên và thu thập nhiều tài liệu quý giá của Giáo hội Tăng già nguyên thủy Việt Nam để viết thành quyển Lịch sử Phật giáo Nam tông Việt nam đầy đủ hơn. Tuy nhiên vẫn chưa được hoàn chỉnh vì tài liệu lưu trữ bị thất lạc quá nhiều.

Tôn giáo gắn liền với nghi lễ. Với đạo Phật, nghi lễ sẽ tô điểm cho sự tôn nghiêm và sự thanh nhã. Nghi lễ là chất liệu tinh thần của những người Phật tử đã và đang tiến bước trên con đường giải thoát. Nghi lễ ở đây chúng ta hiểu Nghi là nghi thức, lễ là lễ hội. Ðọc phần này giúp người Phật tử sẽ hiểu một số nghi thức chính và sẽ ý thức được những ngày lễ hội đặc thù của Phật giáo Nam tông Việt nam mà quý vị ít được nghe và biết trước đây.

Phần Tự viện, chúng tôi giới thiệu năm trung tâm hoằng pháp đầu tiên của Phật giáo Nguyên thủy. Tại sao không giới thiệu sáu, bảy mà lại giới thiệu năm? Vì năm trung tâm này có niên đại tương đối lâu đời nhất trong bộ phái Phật giáo Nam tông. Tuy nhiên chùa Phổ Minh, chùa Pháp Quang và Thắng tích Thích Ca Phật Ðài cũng có niên đại tương đối khá sớm và những di tích này đóng góp không nhỏ trong việc xây dựng Phật giáo Nam tông tại Việt Nam, nhưng điều đó chúng tôi sẽ trình bày trong quyển lịch sử Phật giáo Nam tông Việt Nam sẽ ấn hành trong năm tới.

Là một lãnh vực tương đối mới mẻ và mang tính chất lịch sử nên chắc chắn không sao tránh khỏi những khuyết điểm. Người viết hoan hỷ đón nhận ý kiến đóng góp của độc giả để kỳ tái bản được hoàn chỉnh hơn.

Hy vọng quyển Nghi Lễ và Tự viện Phật giáo Nam tông sẽ cống hiến cho người Phật tử hiểu biết thêm về nghi thức và lễ hội biệt truyền của Phật giáo Nam tông, cũng như khẳng định những mốc lịch sử đã thành công trong phái đoàn truyền giáo của Hòa thượng Hộ Tông tại quê hương Việt Nam thân yêu.

Kỳ Viên Tự, cuối đông, 2001
Tỳ kheo Thiện Minh

-ooOoo-

Ðầu trang | Mục lục | Phần I | Phần II | Phần III

Chân thành cám ơn Tỳ kheo Thiện Minh đã gửi tặng bản vi tính - (Bình Anson, 02-2002)


[Trở về trang Thư Mục]
updated: 02-02-2002