Kẻ yếu ớt không bao giờ có thể tha thứ. Tha thứ là phẩm chất của người mạnh mẽ. (The weak can never forgive. Forgiveness is the attribute of the strong.)Mahatma Gandhi
Nhẫn nhục có nhiều sức mạnh vì chẳng mang lòng hung dữ, lại thêm được an lành, khỏe mạnh.Kinh Bốn mươi hai chương
Chúng ta không làm gì được với quá khứ, và cũng không có khả năng nắm chắc tương lai, nhưng chúng ta có trọn quyền hành động trong hiện tại.Tủ sách Rộng Mở Tâm Hồn
Cơ học lượng tử cho biết rằng không một đối tượng quan sát nào không chịu ảnh hưởng bởi người quan sát. Từ góc độ khoa học, điều này hàm chứa một tri kiến lớn lao và có tác động mạnh mẽ. Nó có nghĩa là mỗi người luôn nhận thức một chân lý khác biệt, bởi mỗi người tự tạo ra những gì họ nhận thức. (Quantum physics tells us that nothing that is observed is unaffected by the observer. That statement, from science, holds an enormous and powerful insight. It means that everyone sees a different truth, because everyone is creating what they see.)Neale Donald Walsch
Lo lắng không xua tan bất ổn của ngày mai nhưng hủy hoại bình an trong hiện tại. (Worrying doesn’t take away tomorrow’s trouble, it takes away today’s peace.)Unknown
Để có thể hành động tích cực, chúng ta cần phát triển một quan điểm tích cực. (In order to carry a positive action we must develop here a positive vision.)Đức Đạt-lai Lạt-ma XIV
Tôi biết ơn những người đã từ chối giúp đỡ tôi, vì nhờ có họ mà tôi đã tự mình làm được. (I am thankful for all of those who said NO to me. Its because of them I’m doing it myself. )Albert Einstein
Người khôn ngoan chỉ nói khi có điều cần nói, kẻ ngu ngốc thì nói ra vì họ buộc phải nói. (Wise men speak because they have something to say; fools because they have to say something. )Plato
Tài năng là do bẩm sinh, hãy khiêm tốn. Danh vọng là do xã hội ban cho, hãy biết ơn. Kiêu căng là do ta tự tạo, hãy cẩn thận. (Talent is God-given. Be humble. Fame is man-given. Be grateful. Conceit is self-given. Be careful.)John Wooden
Thật không dễ dàng để tìm được hạnh phúc trong chính bản thân ta, nhưng truy tìm hạnh phúc ở bất kỳ nơi nào khác lại là điều không thể. (It is not easy to find happiness in ourselves, and it is not possible to find it elsewhere.)Agnes Repplier

Trang chủ »» Danh mục »» THUYẾT GIẢNG GIÁO PHÁP »» Các tông phái đạo Phật »» TỊNH ĐỘ TÔNG »»

Các tông phái đạo Phật
»» TỊNH ĐỘ TÔNG

(Lượt xem: 4.750)
Xem trong Thư phòng    Xem định dạng khác    Xem Mục lục 

       

Các tông phái đạo Phật - TỊNH ĐỘ TÔNG

Font chữ:

Khai tổ: Ngài Đạo Xước vào thế kỷ 6, ngài Thiện Đạo vào thế kỷ 7.
             Nguyên Không Đại sư (tức Pháp Nhiên Thượng nhân) truyền sang Nhật vào thế kỷ 12.
Giáo lý căn bản: Kinh A-di-đà, kinh Vô Lượng Thọ, kinh Quán Vô Lượng Thọ, và bộ Vãng sinh Tịnh độ luận của Bồ Tát Thế Thân.
Tông chỉ: Nhờ sự nhất tâm khi niệm danh hiệu đức Phật A-di-đà và tha lực tiếp dẫn của đức Phật, người niệm Phật khi lâm chung sẽ được vãng sinh về cõi Cực lạc phương Tây, nhờ đó có thể dễ dàng tiếp tục tiến tu cho đến khi đạt được sự giải thoát rốt ráo.

LỊCH SỬ

A. Lược sử: Những kinh sách thuộc về giáo lý của Tịnh độ tông đã được chuyển dịch sang Hán văn từ rất sớm. Vào năm 185, một tăng sĩ người Ấn Độ là Khang Tăng Khải đã đến Trung Hoa và dịch kinh Vô Lượng Thọ, 2 quyển. Đây là một trong ba bộ kinh căn bản của Tịnh độ tông.

Đến năm 401, ngài Cưu-ma-la-thập đến Trung Hoa và sau đó tiến hành việc dịch kinh điển sang Hán văn kể từ năm 403. Trong số các kinh ngài dịch, có kinh A-di-đà, sau cũng trở thành kinh căn bản của Tịnh độ tông.

Khoảng năm 424 thì có một vị tăng sĩ Ấn Độ khác là ngài Cương-lương-gia-xá đến Trung Hoa. Vị này đã dịch sang Hán văn kinh Quán Vô Lượng Thọ, bộ kinh căn bản thứ ba của Tịnh độ tông. 

Như vậy, cho đến đầu thế kỷ 5 thì tại Trung Hoa đã có đủ bản dịch Hán văn 3 bộ kinh căn bản của Tịnh độ tông. Tuy nhiên, phải đợi đến ngài Đạo Xước (562-645) thì niềm tin vào thuyết Tịnh độ mới bắt đầu phát triển. Rồi sự phát triển này được củng cố và hoàn chỉnh bởi ngài Thiện Đạo (613-681) mới trở thành một tông phái độc lập. Vì thế, người ta thường xem ngài Thiện Đạo như là vị tổ sư khai sáng Tịnh độ tông. Ngài có soạn bộ Quán Vô Lượng Thọ Phật kinh sớ, chỉ rõ những quan điểm sai lầm xưa nay về thuyết Tịnh độ, đồng thời giảng rõ những ý nghĩa chân chánh, khuyến khích người tu Tịnh độ.

Tiếp theo sau đó, tông này liên tục được truyền nối cho đến ngài Thiếu Khang, người đã thành lập Tịnh độ Đạo tràng ở Mục Châu, thuộc tỉnh Triết Giang và làm cho Tịnh độ tông trở nên rất hưng thịnh. Ngài Thiếu Khang có trước tác bộ Tịnh độ quần nghi luận, giảng rõ những chỗ tinh yếu trong giáo pháp Tịnh độ. Ngài mất năm 805 nhưng không rõ đã sinh vào năm nào.

Tịnh độ tông phát triển rất nhanh chóng và lan rộng ra khắp nơi. Tuy nhiên, cũng chính vì sự phát triển lan rộng này mà đến sau thế kỷ 9 thì Tịnh độ tông hầu như không còn tồn tại như một tông phái độc lập nữa, mà đã thâm nhập, hòa trộn vào những tông phái khác. Đặc biệt là chủ trương Thiền tịnh song tu vẫn còn được thịnh hành cho đến tận ngày nay.

B. Tịnh độ tông truyền sang Nhật Bản: Tịnh độ tông lần đầu tiên được truyền sang Nhật Bản bởi một vị tăng sĩ người Nhật tên là Ryonin, từ trước năm 1124. Khi ấy, tông này lấy tên Yuzu Nembutsu. Ngài Ryonin tự mình nêu gương niệm Phật mỗi ngày đến hơn 60.000 lần, và khuyến khích mọi người làm theo. Tuy nhiên, khi ấy phần giáo lý của Tịnh độ tông chưa được truyền rộng rãi ở Nhật, và số môn đồ tin theo ngài chưa được đông đảo lắm.

Người tiếp theo sau đó truyền bá Tịnh độ tông ở Nhật là ngài Nguyên Không, và chính ngài mới thật sự sáng lập được một Tịnh độ tông với số môn đồ rất đông. Ngài còn được tôn xưng một số danh hiệu khác như Pháp Nhiên Thượng nhân, Cát Thủy Đại sư, Cát Thủy Thánh nhân và Hắc Cốc Thượng nhân.

Đại sư tên tiếng Nhật là Hơnen, nhưng người Trung Hoa thường biết ngài hơn với tên gọi Nguyên Không. Ngài sinh ngày 7 tháng 4 năm 1133 trong một gia đình quan chức ở tỉnh Mimasaka. Năm ngài vừa lên 8 tuổi (1141) thì cha ngài đã bị kẻ cướp giết hại. Trước khi chết ông có để lại lời di ngôn khuyên ngài xuất gia học đạo. Ngay năm sau đó, ngài xuống tóc xuất gia với ngài Quán Giác ở một ngôi chùa trong cùng tỉnh. 

Năm 15 tuổi, ngài lên núi Tỉ-duệ theo các ngài Nguyên Quang, Hoàng Viên học tập giáo lý Thiên Thai tông. Tháng 9 năm 1151, ngài rời chỗ Hoàng Viên, đến Hắc Cốc tham học với ngài Duệ Không. Sau đó, ngài tiếp tục tham học với nhiều bậc danh sư đương thời, tinh thông giáo lý của hết thảy các tông phái. Chẳng hạn, ngài đến chùa Hưng Phước học với ngài Tạng Tuấn, bậc thầy của Pháp tướng tông; đến chùa Đề Hồ học với Khoan Nhã, là bậc danh sư của Tam luận tông; đến Trung Xuyên học với ngài Thật Phạm thuộc Chân ngôn tông; đến chùa Nhân Hòa học với ngài Khánh Nhã, bậc thầy của Hoa nghiêm tông...

Nhưng đến năm 1175 ngài mới có dịp đọc qua những trước tác của ngài Thiện Đạo, người đã khai sáng Tịnh độ tông ở Trung Hoa. Ngài rất tâm đắc với những gì được ngài Thiện Đạo giảng giải, và kết luận rằng giáo lý Tịnh độ tông là thích hợp nhất trong thời kỳ mạt pháp, khi mà căn lành của con người đã sa sút, trí tuệ cạn cợt.

Từ đó ngài liền dời đến ở núi Cát Thủy, hoằng truyền giáo lý Tịnh độ, hết lòng khuyên người niệm Phật cầu vãng sinh. Công cuộc hoằng pháp của ngài đã nhanh chóng thiết lập được nền móng vững chắc cho Tịnh độ tông tại Nhật Bản. Về sau, hoàng hậu đương triều có thỉnh ngài vào cung truyền giới.

Cách truyền pháp của ngài phá bỏ truyền thống phân biệt giai cấp đã có từ xa xưa trong xã hội. Đối với người đến cầu đạo, ngài không phân biệt giàu, nghèo, sang, hèn, hết thảy đều đối xử như nhau, đều khuyên họ cùng tham gia việc niệm Phật và đoan chắc là chỉ cần hết lòng niệm Phật thì bất cứ ai cũng sẽ được vãng sinh về cõi Phật. Nhờ vậy, pháp môn niệm Phật của ngài không bao lâu đã lan rộng trong khắp mọi tầng lớp xã hội. Tịnh độ tông trở nên cực kỳ hưng thịnh.

Sự hưng thịnh của Tịnh độ tông cũng không khỏi khơi dậy lòng ganh ghét của một số kẻ xấu. Bọn chúng dâng sớ tấu lên triều đình, nói rằng Tịnh độ tông dạy người hủy báng giới luật, cần phải bị cấm chỉ không cho hoạt động. Khi ấy lại có hai môn đồ của ngài là An Lạc và Trụ Liên cùng sáng lập Biệt Thời Niệm Phật Hội ở Lộc Cốc, có người cung nữ của thượng hoàng gặp việc ức chế, chán lìa trần thế, tự tìm đến Biệt Thời Niệm Phật Hội xuống tóc xuất gia.  Những kẻ ganh ghét ngài nhân dịp đó liền sàm tấu lên thượng hoàng rằng môn đồ của Pháp Nhiên khuyến dụ cung nữ xuất gia. Thượng hoàng nổi giận, hạ lệnh xử An Lạc và Trụ Liên tội chết, và đày Pháp Nhiên ra một vùng biên giới, nay thuộc huyện Cao Tri.

Khi ấy là vào tháng 2 năm 1207, ngài đã được 74 tuổi nhưng vẫn nói với môn đồ rằng đây là một cơ hội tốt để truyền đạo ở những vùng hoang vu nơi biên giới. Ngài chịu lưu đày qua 10 tháng thì có lệnh xá miễn vào tháng 12 cùng năm ấy, nhưng không cho phép ngài về kinh. Ngài liền đến ở chùa Thắng Vĩ thuộc phủ Đại Phản, tiếp tục truyền dạy pháp môn niệm Phật.

Năm 1211, triều đình ban lệnh ân xá, cho phép ngài về kinh đô. Ngài đến ở một thiền phòng ở núi Đại Cốc. Sang năm sau, vào ngày 25 tháng giêng, ngài nằm ngay ngắn quay đầu về phương bắc, mặt hướng về phương tây, niệm danh hiệu Phật A-di-đà rồi an nhiên thị tịch, thọ 79 tuổi.

Sau đó, thiên hoàng Nhật Bản truy phong cho ngài các danh hiệu như Viên Quang Đại sư, Đông Tiệm Đại sư, Huệ Thành Đại sư, Hoằng Giác Đại sư, và Từ Giáo Đại sư.


    « Xem chương trước «      « Sách này có 22 chương »       » Xem chương tiếp theo »
» Tải file Word về máy » - In chương sách này

_______________

TỪ ĐIỂN HỮU ÍCH CHO NGƯỜI HỌC TIẾNG ANH

DO NXB LIÊN PHẬT HỘI PHÁT HÀNH




BẢN BÌA CỨNG (HARDCOVER)
1200 trang - 54.99 USD



BẢN BÌA THƯỜNG (PAPERBACK)
1200 trang - 45.99 USD



BẢN BÌA CỨNG (HARDCOVER)
728 trang - 29.99 USD



BẢN BÌA THƯỜNG (PAPERBACK)
728 trang - 22.99 USD

Mua sách qua Amazon sẽ được gửi đến tận nhà - trên toàn nước Mỹ, Canada, Âu châu và Úc châu.

XEM TRANG GIỚI THIỆU.





Quý vị đang truy cập từ IP 44.200.77.59 và chưa ghi danh hoặc đăng nhập trên máy tính này. Nếu là thành viên, quý vị chỉ cần đăng nhập một lần duy nhất trên thiết bị truy cập, bằng email và mật khẩu đã chọn.
Chúng tôi khuyến khích việc ghi danh thành viên ,để thuận tiện trong việc chia sẻ thông tin, chia sẻ kinh nghiệm sống giữa các thành viên, đồng thời quý vị cũng sẽ nhận được sự hỗ trợ kỹ thuật từ Ban Quản Trị trong quá trình sử dụng website này.
Việc ghi danh là hoàn toàn miễn phí và tự nguyện.

Ghi danh hoặc đăng nhập

Thành viên đang online:
Rộng Mở Tâm Hồn Pascal Bui Rộng Mở Tâm Hồn Phan Huy Triều Rộng Mở Tâm Hồn caokiem Rộng Mở Tâm Hồn hoangquycong Rộng Mở Tâm Hồn Lãn Tử Rộng Mở Tâm Hồn Ton That Nguyen Rộng Mở Tâm Hồn Nguyễn Sĩ Long Rộng Mở Tâm Hồn ngtieudao Rộng Mở Tâm Hồn Viên Hiếu Thành Rộng Mở Tâm Hồn Phạm Thiên Rộng Mở Tâm Hồn Tri Huynh Rộng Mở Tâm Hồn Chúc Huy Rộng Mở Tâm Hồn Trương Quang Quý Rộng Mở Tâm Hồn Lê Quốc Việt Rộng Mở Tâm Hồn Du Miên Rộng Mở Tâm Hồn Quang-Tu Vu Rộng Mở Tâm Hồn phamthanh210 Rộng Mở Tâm Hồn An Khang 63 Rộng Mở Tâm Hồn Vạn Phúc Rộng Mở Tâm Hồn zeus7777 Rộng Mở Tâm Hồn Trương Ngọc Trân Rộng Mở Tâm Hồn Diệu Tiến Rộng Mở Tâm Hồn Tam Thien Tam Rộng Mở Tâm Hồn Nguyên Ngọc Rộng Mở Tâm Hồn Trần Thị Huyền Rộng Mở Tâm Hồn Thiện Diệu Rộng Mở Tâm Hồn Nguyễn Văn Minh Rộng Mở Tâm Hồn Diệu Âm Phúc Thành Rộng Mở Tâm Hồn Thiền Khách Rộng Mở Tâm Hồn nước Rộng Mở Tâm Hồn Bui Tuyet Lan Rộng Mở Tâm Hồn Xuân Thôn Rộng Mở Tâm Hồn Nguyên Độ Rộng Mở Tâm Hồn Thích Quảng Ba Rộng Mở Tâm Hồn Pháp Tâm Rộng Mở Tâm Hồn Dinhvinh1964 Rộng Mở Tâm Hồn Yduongvan Rộng Mở Tâm Hồn Trí Tuệ Từ Bi Rộng Mở Tâm Hồn Tiến Mạnh Rộng Mở Tâm Hồn Hoat Khong ... ...

Hoa Kỳ (400 lượt xem) - Việt Nam (119 lượt xem) - French Southern Territories (5 lượt xem) - Saudi Arabia (3 lượt xem) - Senegal (3 lượt xem) - Philippines (2 lượt xem) - Anh quốc (1 lượt xem) - Hà Lan (1 lượt xem) - Mauritius (1 lượt xem) - Nga (1 lượt xem) - Algeria (1 lượt xem) - Uzbekistan (1 lượt xem) - Kenya (1 lượt xem) - ... ...