Nếu không yêu thương chính mình, bạn không thể yêu thương người khác. Nếu bạn không có từ bi đối với mình, bạn không thể phát triển lòng từ bi đối với người khác.Đức Đạt-lai Lạt-ma XIV
Chúng ta sống bằng những gì kiếm được nhưng tạo ra cuộc đời bằng những gì cho đi. (We make a living by what we get, we make a life by what we give. )Winston Churchill
Hãy đặt hết tâm ý vào ngay cả những việc làm nhỏ nhặt nhất của bạn. Đó là bí quyết để thành công. (Put your heart, mind, and soul into even your smallest acts. This is the secret of success.)Swami Sivananda
Chỉ có cuộc sống vì người khác mới là đáng sống. (Only a life lived for others is a life worthwhile. )Albert Einstein
Hãy sống như thể bạn chỉ còn một ngày để sống và học hỏi như thể bạn sẽ không bao giờ chết. (Live as if you were to die tomorrow. Learn as if you were to live forever. )Mahatma Gandhi
Nụ cười biểu lộ niềm vui, và niềm vui là dấu hiệu tồn tại tích cực của cuộc sống.Tủ sách Rộng Mở Tâm Hồn
Dầu mưa bằng tiền vàng, Các dục khó thỏa mãn. Dục đắng nhiều ngọt ít, Biết vậy là bậc trí.Kinh Pháp cú (Kệ số 186)
Thành công có nghĩa là đóng góp nhiều hơn cho cuộc đời so với những gì cuộc đời mang đến cho bạn. (To do more for the world than the world does for you, that is success. )Henry Ford
Bạn đã từng cố gắng và đã từng thất bại. Điều đó không quan trọng. Hãy tiếp tục cố gắng, tiếp tục thất bại, nhưng hãy thất bại theo cách tốt hơn. (Ever tried. Ever failed. No matter. Try Again. Fail again. Fail better.)Samuel Beckett
Kẻ ngốc nghếch truy tìm hạnh phúc ở xa xôi, người khôn ngoan gieo trồng hạnh phúc ngay dưới chân mình. (The foolish man seeks happiness in the distance, the wise grows it under his feet. )James Oppenheim

Trang chủ »» Danh mục »» SÁCH TẠP BÚT - TRUYỆN KÝ »» Những suy nghĩ về nền giáo dục Việt Nam hiện nay »» Phỏng vấn Nhà phê bình Phạm Xuân Nguyên »»

Những suy nghĩ về nền giáo dục Việt Nam hiện nay
»» Phỏng vấn Nhà phê bình Phạm Xuân Nguyên

(Lượt xem: 7.376)
Xem trong Thư phòng    Xem định dạng khác    Xem Mục lục 

       

Những suy nghĩ về nền giáo dục Việt Nam hiện nay - Phỏng vấn Nhà phê bình Phạm Xuân Nguyên

Font chữ:

(GDVN) Clip "kẻ lười biếng" luận về giáo dục đã gây chấn động dư luận ngay từ khi xuất hiện. Một học sinh lớp 12 nói lên trăn trở với nền giáo dục của đất nước trong hơn 60 phút nhận được nhiều lời khen hơn là chê từ phía dư luận. Phóng viên Báo Giáo dục Việt Nam đã có cuộc trò chuyện cùng Nhà phê bình Phạm Xuân Nguyên về clip này.

- Thưa Nhà phê bình Phạm Xuân Nguyên, sau khi xem clip “Sự trăn trở của kẻ lười biếng” ông có nhận định như thế nào về khả năng hùng biện, về những vấn đề cậu học trò này đề cập đến trong clip?

NPB Phạm Xuân Nguyên: Với clip “Sự trăn trở của kẻ lười biếng”, ban đầu tôi chỉ định xem qua nhưng thái độ, dáng điệu, khả năng hùng biện của học sinh khiến tôi chăm chú nghe. Đặc biệt là khả năng lập luận, phân tích, lật đi lật lại những vấn đề của em đã bắt đầu thu hút, vì vậy tôi đã nghe hết toàn bộ clip này.


Xem clip “Sự trăn trở của một kẻ lười biếng” tôi thật sự bất ngờ vui mừng vì khả năng hùng biện hấp dẫn của một học sinh lớp 12 đã vạch ra đích đáng những lỗi hệ thống của cả nền giáo dục nước nhà bao nhiêu năm nay. Tôi tin em phải thương đau cho mình và bạn bè cùng thế hệ lắm mới nghĩ được và nói được như vậy.

Thứ nhất, em đã dám nói một cách hùng hồn, thuyết phục, những điều em nói đều có trăn trở, suy nghĩ. Để nói được như thế, cứ cho rằng chỉ là học thuộc và trình diễn đi thì khả năng của em cũng đã rất giỏi rồi. Phần hùng biện của em không hề vấp váp, khúc chiết, đặt ra từng vấn đề, vấn đề nào cũng lập luận, liên kết lô-gíc với nhau, phản biện với nhau để nêu ra được vấn đề.

Nói tóm lại, với clip ấy, cá nhân tôi rất vui mừng, phấn khởi và ủng hộ em. Clip đã đặt ra được nhiều câu hỏi lớn trước các vấn đề như: Thi cử, đạo đức, điểm số, học đối phó và cả đề xuất rất táo bạo của em: Chỉ cần học đến lớp 9.

Tôi luôn nghe với tâm thế tích cực và ủng hộ những ý kiến mới mẻ, khác lạ của các thày cô giáo, bậc phụ huynh và học sinh.

- Trong clip, vấn đề giáo dục nào học sinh này đặt ra khiến ông tâm đắc nhất?

NPB Phạm Xuân Nguyên: Ngoài chuyện cụ thể học hành đối phó, những điều cậu học sinh phân tích ở tầm vĩ mô hơn như biện luận về sự lười biếng rất hay. Không phải lười biếng là dở, khi anh lười biếng vào cái này vì anh đam mê vào một cái khác. Một nhà tiểu thuyết, nhà văn không cần chú ý vào tích phân và toán học.

Những vấn đề mang tính khái quát, trừu tượng như cách dạy đạo đức, cách quan niệm về đạo đức khiến tôi thích và tôi phục. Tôi là người làm việc về lý trí, những logic, những biện luận của mình không phải là kém cỏi nhưng khi xem clip thích thú trước khả năng tư duy khái quát, tư duy trừu tượng của em.

Điều đặc biệt là trong clip này, vấn đề em nêu lên không dừng lại ở sự kiện đơn lẻ mà nâng lên tầm vấn đề, từ kinh nghiệm bản thân em đồng vọng với nhiều người. Điều này buộc những người làm giáo dục cần suy nghĩ.

Em còn biết khái quát, nâng thành vấn đề lớn và đặt ra những câu hỏi “tại sao” cho cả nền giáo dục nước nhà. Tại sao phải học các kiến thức không cần thiết? Tại sao phải gây nên tình trạng dạy và học đối phó? Tại sao phải áp đặt môn học và cách học cho học sinh? Tại sao và tại sao, để em không thể không nói lên nỗi bức xúc của mình mà tôi chắc cũng là chung cho nhiều học sinh và các bậc cha mẹ, cho cả dư luận lâu nay đã rất lo âu và hoảng sợ về nền giáo dục hiện hành.

- Có ý kiến cho rằng, cậu học trò đã học đến lớp 12, như vậy cũng là sản phẩm của nhà trường, tức là sản phẩm của nơi nhiều bất cập mà cậu ta đề cập trong clip. Ông nghĩ sao về điều này?

NPB Phạm Xuân Nguyên: Đúng, em đã qua 12 năm ăn học nhưng tại sao nhà trường không tạo điều kiện cho em nói?

Tôi cho đây là màn hùng biện hay nhất từ trước đến nay mà kể cả những người lớn cũng chưa đạt được. Rõ ràng là vì em được thể hiện chính là mình, được nói lên thoải mái, tự do những suy nghĩ thực của mình, được bày tỏ thực sự những lập luận, đề nghị của riêng mình.

Tại sao những màn ứng xử của các cuộc thi hoa hậu thường làm người ta ngượng chín cả người lên? Vì họ toàn nói giả, họ không được nói thật, không được nói đúng theo ý của mình. Hầu hết những bài văn viết trong nhà trường đều là giả hết.

Nếu nói đây là học trò của nền giáo dục này thì khả năng hùng biện của em không phải là sản phẩm của nền giáo dục này.

- Từ clip “Sự trăn trở của kẻ lười biếng” ông có thể gợi ý: Làm thế nào để phát huy được tính chủ động, sáng tạo của học sinh trong nhà trường hiện nay?

NPB Phạm Xuân Nguyên: Đây là vấn đề tôi đã đề cập nhiều lần: Tại sao học trò ghét văn? Cũng con người ấy, nhưng khi về được viết tự do thoải mái, viết đúng mình trên facebook thì các em đã viết tốt, đọc rất thích. Nhưng đến khi làm văn thì các em lại không thích nên đọc gượng gạo và khô như cơm sống. Lâu nay ở trường các em là giả, bài vở cũng đều là giả. Có nhiều học sinh có thể làm được như cậu bạn trong clip nhưng môi trường không cho các em được nói.

- Trong clip “Sự trăn trở của kẻ lười biếng”, tư tưởng nào của học sinh khiến ông đồng tình và ủng hộ nhất?

NPB Phạm Xuân Nguyên: Vì một nền giáo dục khai phóng! Tôi đồng tình và ủng hộ tư tưởng này của em học sinh khi kết thúc bài hùng biện rất hay của mình kéo dài hơn một tiếng đồng hồ.

- Cảm ơn ông về cuộc trò chuyện này!




Quyên Quyên thực hiện

    « Xem chương trước «      « Sách này có 14 chương »
» Tải file Word về máy » - In chương sách này

_______________

MUA THỈNH KINH SÁCH PHẬT HỌC

DO NXB LIÊN PHẬT HỘI PHÁT HÀNH




Em Là Vì Sao Sáng


Đừng bận tâm chuyện vặt


Giảng giải Cảm ứng thiên - Tập 1


San sẻ yêu thương

Mua sách qua Amazon sẽ được gửi đến tận nhà - trên toàn nước Mỹ, Canada, Âu châu và Úc châu.

XEM TRANG GIỚI THIỆU.





Quý vị đang truy cập từ IP 3.238.87.31 và chưa ghi danh hoặc đăng nhập trên máy tính này. Nếu là thành viên, quý vị chỉ cần đăng nhập một lần duy nhất trên thiết bị truy cập, bằng email và mật khẩu đã chọn.
Chúng tôi khuyến khích việc ghi danh thành viên ,để thuận tiện trong việc chia sẻ thông tin, chia sẻ kinh nghiệm sống giữa các thành viên, đồng thời quý vị cũng sẽ nhận được sự hỗ trợ kỹ thuật từ Ban Quản Trị trong quá trình sử dụng website này.
Việc ghi danh là hoàn toàn miễn phí và tự nguyện.

Ghi danh hoặc đăng nhập

Thành viên đang online:
Rộng Mở Tâm Hồn Pascal Bui Rộng Mở Tâm Hồn Phan Huy Triều Rộng Mở Tâm Hồn caokiem Rộng Mở Tâm Hồn hoangquycong Rộng Mở Tâm Hồn Lãn Tử Rộng Mở Tâm Hồn Ton That Nguyen Rộng Mở Tâm Hồn Nguyễn Sĩ Long Rộng Mở Tâm Hồn ngtieudao Rộng Mở Tâm Hồn Viên Hiếu Thành Rộng Mở Tâm Hồn Phạm Thiên Rộng Mở Tâm Hồn Tri Huynh Rộng Mở Tâm Hồn Chúc Huy Rộng Mở Tâm Hồn Trương Quang Quý Rộng Mở Tâm Hồn Lê Quốc Việt Rộng Mở Tâm Hồn Du Miên Rộng Mở Tâm Hồn Quang-Tu Vu Rộng Mở Tâm Hồn phamthanh210 Rộng Mở Tâm Hồn An Khang 63 Rộng Mở Tâm Hồn Vạn Phúc Rộng Mở Tâm Hồn zeus7777 Rộng Mở Tâm Hồn Trương Ngọc Trân Rộng Mở Tâm Hồn Diệu Tiến Rộng Mở Tâm Hồn Tam Thien Tam Rộng Mở Tâm Hồn Nguyên Ngọc Rộng Mở Tâm Hồn Trần Thị Huyền Rộng Mở Tâm Hồn Thiện Diệu Rộng Mở Tâm Hồn Nguyễn Văn Minh Rộng Mở Tâm Hồn Diệu Âm Phúc Thành Rộng Mở Tâm Hồn Thiền Khách Rộng Mở Tâm Hồn nước Rộng Mở Tâm Hồn Bui Tuyet Lan Rộng Mở Tâm Hồn Xuân Thôn Rộng Mở Tâm Hồn Nguyên Độ Rộng Mở Tâm Hồn Thích Quảng Ba Rộng Mở Tâm Hồn Pháp Tâm Rộng Mở Tâm Hồn Dinhvinh1964 Rộng Mở Tâm Hồn Yduongvan Rộng Mở Tâm Hồn Trí Tuệ Từ Bi Rộng Mở Tâm Hồn Tiến Mạnh Rộng Mở Tâm Hồn Hoat Khong ... ...

Hoa Kỳ (395 lượt xem) - Việt Nam (119 lượt xem) - French Southern Territories (5 lượt xem) - Saudi Arabia (3 lượt xem) - Senegal (3 lượt xem) - Philippines (2 lượt xem) - Anh quốc (1 lượt xem) - Hà Lan (1 lượt xem) - Mauritius (1 lượt xem) - Nga (1 lượt xem) - Algeria (1 lượt xem) - Uzbekistan (1 lượt xem) - Kenya (1 lượt xem) - ... ...