Chúng ta không học đi bằng những quy tắc mà bằng cách bước đi và vấp ngã. (You don't learn to walk by following rules. You learn by doing, and by falling over. )Richard Branson
Như cái muỗng không thể nếm được vị của thức ăn mà nó tiếp xúc, người ngu cũng không thể hiểu được trí tuệ của người khôn ngoan, dù có được thân cận với bậc thánh.Đức Đạt-lai Lạt-ma XIV
Người nhiều lòng tham giống như cầm đuốc đi ngược gió, thế nào cũng bị lửa táp vào tay. Kinh Bốn mươi hai chương
Ai sống một trăm năm, lười nhác không tinh tấn, tốt hơn sống một ngày, tinh tấn tận sức mình.Kinh Pháp cú (Kệ số 112)
Nay vui, đời sau vui, làm phước, hai đời vui.Kinh Pháp Cú (Kệ số 16)
Kẻ không biết đủ, tuy giàu mà nghèo. Người biết đủ, tuy nghèo mà giàu. Kinh Lời dạy cuối cùng
Nếu muốn người khác được hạnh phúc, hãy thực tập từ bi. Nếu muốn chính mình được hạnh phúc, hãy thực tập từ bi.Đức Đạt-lai Lạt-ma XIV
Chúng ta không có khả năng giúp đỡ tất cả mọi người, nhưng mỗi người trong chúng ta đều có thể giúp đỡ một ai đó. (We can't help everyone, but everyone can help someone.)Ronald Reagan
Khi gặp chướng ngại ta có thể thay đổi phương cách để đạt mục tiêu nhưng đừng thay đổi quyết tâm đạt đến mục tiêu ấy. (When obstacles arise, you change your direction to reach your goal, you do not change your decision to get there. )Zig Ziglar
Hãy nhớ rằng, có đôi khi im lặng là câu trả lời tốt nhất.Đức Đạt-lai Lạt-ma XIV

Trang chủ »» Danh mục »» THUYẾT GIẢNG GIÁO PHÁP »» Đối thoại pháp »» Pháp hiện tại »»

Đối thoại pháp
»» Pháp hiện tại

(Lượt xem: 6.041)
Xem trong Thư phòng    Xem định dạng khác    Xem Mục lục 

       

Đối thoại pháp - Pháp hiện tại

Font chữ:


Giọng đọc: Trường Tân


Ghi nhận trong thiền là ghi nhận những gì sinh khởi trong thân và tâm. Đối tượng có thể là bên ngoài nhưng ta cần ghi nhận cái sinh khởi ở bên trong. Sự ghi nhận thông thường thì không đúng vì chỉ bắt vào khái niệm, đó là sự thêu dệt của tâm, chúng ta đừng tin vào điều đó.
Chánh Niệm là gì? Là không quên ghi nhận đối tượng đúng. Thế nào là đối tượng đúng – Đó là sự thật tuyệt đối.
Đối với các khái niệm, người ta đặt tên là: ly, bàn, xe, nhà … Bản chất của hiện tượng là vô thường còn cái tên người ta đặt cho nó thì bất biến. Những gì sinh khởi có đặc tính vô thường mới giúp chúng ta quan sát đúng.
Lúc mới thực hành, ta cần thiết lập định và trau dồi Chánh Niệm, khi Chánh Niệm mạnh dần lên thì các đối tượng khái niệm cũng mờ dần đi. Có những thời điểm định phát triển mạnh thì ngồi thiền không thấy tay, chân, toàn thân nữa, Chánh Niệm không còn ghi nhận các đối tượng tục đế mà ghi nhận được những hiện tượng sinh khởi rồi diệt đi rất nhanh. Những điều đó chỉ có thể thấy được khi ta thực hành thiền Vipassana.
Xác thân chúng ta cũng như chiếc xe trong Kinh Mi Tiên vấn đáp. Chiếc xe chỉ là một tập hợp các yếu tố lại với nhau mà thành.Ta nói cái gì là chiếc xe? Là bánh xe hay thùng xe …, khi tập hợp lại thì người ta quy ước gọi đó là chiếc xe.
Xác thân chúng ta cũng vậy. Nếu cắt rời mắt, tay, chân ra … liệu còn gọi là con người không? Nhưng tập hợp lại thì gọi là xác thân. Xác thân do tứ đại hợp lại mà ta có thể nhận biết được sự hiện diện của các yếu tố đất nước lửa gió này thông qua các đặc tính của nó. Mỗi đại có mỗi đặc tính riêng, thông qua đặc tính ta gọi tên đất, nước, lửa, gió, chỉ là gọi tên thôi.
Ví dụ, gió có đặc tính là nâng đỡ và chuyển động nên khi hành thiền, đến một lúc nào đó ta thấy cái tay mờ đi, chỉ còn lại là sự chuyển động. Thông thường ta để ý tới cái tay, nhưng lại ít khi thấy được yếu tố chuyển động. Nếu ta quá để ý đến cái tay thì ta sẽ không ghi nhận được đặc tính chuyển động của gió. Đất nước lửa gió có đặc tính của nó mà khi ta ngồi thiền những đặc tính này rất nổi trội. Có lúc ta cảm thấy nhẹ, người nhẹ như nhấc bổng trên sàn hoặc có lúc người nặng trĩu như có ai kéo xuống, có lúc nóng, có lúc mát. Đó là đặc tính của các đại. Thông thường các đại liên tục sinh khởi nhưng trong một thời điểm chỉ một đại nổi trội ta có thể ghi nhận được.
Và nếu ta quay trở vào bên trong của mình ta sẽ ghi nhận được qua mắt, tai, mũi, lưỡi, thân, ý. Khi chúng ta có con mắt lành lặn, gặp cảnh thì phát sinh ra cái nhìn (nhãn thức), người mù biết là đang nhìn nhưng họ không thể kinh nghiệm được cái thấy do con mắt không lành lặn, người bình thường có mắt lành lặn nhưng nếu trong bóng tối cũng không nhìn được. Có đối tượng, có ánh sáng, có con mắt nhưng vẫn chưa nhìn thấy nếu không có sự chú tâm. Tất cả những yếu tố này là do nhân duyên hội tụ lại, nếu không có thì không có cái thấy, không có nhãn thức. Nhĩ thức và các thức khác xảy ra trên các căn còn lại cũng vậy.
Khi một đối tượng sinh khởi, ta không nắm bắt đúng, thì sẽ có sự sinh khởi thích hay không thích. Thích cũng là dính mắc, không thích cũng là dính mắc. Giống như hai mặt của một đồng xu. Các pháp sinh khởi xuất phát từ dục (ham muốn) nhưng ta không thấy được điều đó. Chỉ khi nào ta không còn ham muốn thì làm chỉ để mà làm. Nhưng ta không thấy được hết tất cả nhân duyên nên ta thường cho rằng “tôi nhìn”. Nhưng đâu có tôi nhìn, chỉ là một tập hợp của các yếu tố mà thôi. Bất kể trong hành động nào ta cũng nhìn nhận sai lầm, tất cả pháp đều do nhân duyên tạo tác, hợp rồi tan, do nhân duyên tạo tác rồi tâm tạo tác, phóng tác tiếp. Cho nên chúng ta hãy thong thả ghi nhận cho đúng đối tượng, xác định đối tượng đúng.

    « Xem chương trước «      « Sách này có 25 chương »       » Xem chương tiếp theo »
» Tải file Word về máy » - In chương sách này

_______________

MUA THỈNH KINH SÁCH PHẬT HỌC

DO NXB LIÊN PHẬT HỘI PHÁT HÀNH




Hạnh phúc là điều có thật


Hai Gốc Cây


Nắng mới bên thềm xuân


Ba điểm tinh yếu trên đường tu tập

Mua sách qua Amazon sẽ được gửi đến tận nhà - trên toàn nước Mỹ, Canada, Âu châu và Úc châu.

XEM TRANG GIỚI THIỆU.





Quý vị đang truy cập từ IP 3.140.185.170 và chưa ghi danh hoặc đăng nhập trên máy tính này. Nếu là thành viên, quý vị chỉ cần đăng nhập một lần duy nhất trên thiết bị truy cập, bằng email và mật khẩu đã chọn.
Chúng tôi khuyến khích việc ghi danh thành viên ,để thuận tiện trong việc chia sẻ thông tin, chia sẻ kinh nghiệm sống giữa các thành viên, đồng thời quý vị cũng sẽ nhận được sự hỗ trợ kỹ thuật từ Ban Quản Trị trong quá trình sử dụng website này.
Việc ghi danh là hoàn toàn miễn phí và tự nguyện.

Ghi danh hoặc đăng nhập

Thành viên đang online:
Rộng Mở Tâm Hồn Nguyễn Sĩ Long Rộng Mở Tâm Hồn Phạm Thiên Rộng Mở Tâm Hồn Phan Huy Triều Rộng Mở Tâm Hồn Tam Thien Tam Rộng Mở Tâm Hồn Pascal Bui Rộng Mở Tâm Hồn Tri Huynh Rộng Mở Tâm Hồn caokiem Rộng Mở Tâm Hồn hoangquycong Rộng Mở Tâm Hồn Lãn Tử Rộng Mở Tâm Hồn Ton That Nguyen Rộng Mở Tâm Hồn ngtieudao Rộng Mở Tâm Hồn Viên Hiếu Thành Rộng Mở Tâm Hồn Chúc Huy Rộng Mở Tâm Hồn Trương Quang Quý Rộng Mở Tâm Hồn Lê Quốc Việt Rộng Mở Tâm Hồn Du Miên Rộng Mở Tâm Hồn Quang-Tu Vu Rộng Mở Tâm Hồn phamthanh210 Rộng Mở Tâm Hồn An Khang 63 Rộng Mở Tâm Hồn Vạn Phúc Rộng Mở Tâm Hồn zeus7777 Rộng Mở Tâm Hồn Trương Ngọc Trân Rộng Mở Tâm Hồn Diệu Tiến Rộng Mở Tâm Hồn Nguyên Ngọc Rộng Mở Tâm Hồn Trần Thị Huyền Rộng Mở Tâm Hồn Thiện Diệu Rộng Mở Tâm Hồn Nguyễn Văn Minh Rộng Mở Tâm Hồn Diệu Âm Phúc Thành Rộng Mở Tâm Hồn Thiền Khách Rộng Mở Tâm Hồn nước Rộng Mở Tâm Hồn Bui Tuyet Lan Rộng Mở Tâm Hồn Xuân Thôn Rộng Mở Tâm Hồn Nguyên Độ Rộng Mở Tâm Hồn Thích Quảng Ba Rộng Mở Tâm Hồn Pháp Tâm Rộng Mở Tâm Hồn Dinhvinh1964 Rộng Mở Tâm Hồn Yduongvan Rộng Mở Tâm Hồn Trí Tuệ Từ Bi Rộng Mở Tâm Hồn Tiến Mạnh Rộng Mở Tâm Hồn Hoat Khong ... ...

Hoa Kỳ (74 lượt xem) - Việt Nam (71 lượt xem) - French Southern Territories (14 lượt xem) - Philippines (2 lượt xem) - Saudi Arabia (2 lượt xem) - Kenya (1 lượt xem) - Nga (1 lượt xem) - Hà Lan (1 lượt xem) - Mauritius (1 lượt xem) - Algeria (1 lượt xem) - ... ...