Chỉ có hai thời điểm mà ta không bị ràng buộc bởi bất cứ điều gì. Đó là lúc ta sinh ra đời và lúc ta nhắm mắt xuôi tay.Tủ sách Rộng Mở Tâm Hồn
Mỗi ngày, hãy mang đến niềm vui cho ít nhất một người. Nếu không thể làm một điều tốt đẹp, hãy nói một lời tử tế. Nếu không nói được một lời tử tế, hãy nghĩ đến một việc tốt lành. (Try to make at least one person happy every day. If you cannot do a kind deed, speak a kind word. If you cannot speak a kind word, think a kind thought.)Lawrence G. Lovasik
Thành công là khi bạn đứng dậy nhiều hơn số lần vấp ngã. (Success is falling nine times and getting up ten.)Jon Bon Jovi
Hãy sống như thể bạn chỉ còn một ngày để sống và học hỏi như thể bạn sẽ không bao giờ chết. (Live as if you were to die tomorrow. Learn as if you were to live forever. )Mahatma Gandhi
Dầu giữa bãi chiến trường, thắng ngàn ngàn quân địch, không bằng tự thắng mình, thật chiến thắng tối thượng.Kinh Pháp cú (Kệ số 103)
Ta như thầy thuốc, biết bệnh cho thuốc. Người bệnh chịu uống thuốc ấy hay không, chẳng phải lỗi thầy thuốc. Lại cũng như người khéo chỉ đường, chỉ cho mọi người con đường tốt. Nghe rồi mà chẳng đi theo, thật chẳng phải lỗi người chỉ đường.Kinh Lời dạy cuối cùng
Khi ý thức được rằng giá trị của cuộc sống nằm ở chỗ là chúng ta đang sống, ta sẽ thấy tất cả những điều khác đều trở nên nhỏ nhặt, vụn vặt không đáng kể.Tủ sách Rộng Mở Tâm Hồn
Để có thể hành động tích cực, chúng ta cần phát triển một quan điểm tích cực. (In order to carry a positive action we must develop here a positive vision.)Đức Đạt-lai Lạt-ma XIV
Sự vắng mặt của yêu thương chính là điều kiện cần thiết cho sự hình thành của những tính xấu như giận hờn, ganh tỵ, tham lam, ích kỷ...Tủ sách Rộng Mở Tâm Hồn
Khi gặp phải thảm họa trong đời sống, ta có thể phản ứng theo hai cách. Hoặc là thất vọng và rơi vào thói xấu tự hủy hoại mình, hoặc vận dụng thách thức đó để tìm ra sức mạnh nội tại của mình. Nhờ vào những lời Phật dạy, tôi đã có thể chọn theo cách thứ hai. (When we meet real tragedy in life, we can react in two ways - either by losing hope and falling into self-destructive habits, or by using the challenge to find our inner strength. Thanks to the teachings of Buddha, I have been able to take this second way.)Đức Đạt-lai Lạt-ma XIV

Trang chủ »» Danh mục »» TỦ SÁCH RỘNG MỞ TÂM HỒN »» Lá thư hằng tuần năm 2017 »» Lá thư hằng tuần năm 2017 »»

Lá thư hằng tuần năm 2017
»» Lá thư hằng tuần năm 2017

(Lượt xem: 3.421)
Xem trong Thư phòng    Xem định dạng khác    Xem Mục lục 

       

Lá thư hằng tuần năm 2017 - Lá thư hằng tuần năm 2017

Font chữ:


SÁCH AMAZON



Mua bản sách in

Chủ đề chia sẻ của lá thư tuần này là điều tâm niệm thứ tư trong Mười điều tâm niệm được trích từ sách Bảo Vương Tam-muội Niệm Phật Trực Chỉ (寶王三昧念佛直指): Lập hạnh bất cầu vô ma (立行不求無魔). Nguyên bản Hán văn giải thích điều tâm niệm này là: Hạnh vô ma tắc nguyện bất kiên (行無魔則誓願不堅). Hòa thượng Trí Quang dịch trọn hai ý này trong một câu là: “Sự nghiệp đừng cầu không bị trở ngại, vì không bị trở ngại thì chí nguyện không kiên cường.”

Chữ 行 trong Hán văn có hai cách đọc gần nhau, nghĩa khác nhau. Đọc là hành mang nghĩa là đi, di chuyển, như hành quân, vi hành; hoặc thực hiện, làm điều gì, như trong hành động, hành vi... Đọc là hạnh mang nghĩa tính nết, phẩm hạnh, như trong chữ đức hạnh (德行). Khi điều tốt, nết tốt còn được nuôi dưỡng trong tâm ý thì gọi là đức, khi được thực hiện thì gọi là hạnh. Ví như có ý muốn giúp người thì đó là đức, thực sự bắt tay vào việc giúp đỡ thì đó là hạnh.

Trong câu này có vài khái niệm cần tìm hiểu trước khi có thể hiểu được trọn vẹn ý câu. Lập hạnh (立行) nghĩa là xác lập một khuynh hướng tốt đẹp nào đó mà mình sẽ kiên trì thực hiện theo, nhằm một mục đích nào đó. Như ngài Ca-diếp, đại đệ tử của đức Phật ngày xưa, được biết là người lập hạnh đầu-đà, tức là ngài chọn cách tu khổ hạnh, chấp nhận những điều kiện khó khăn, khổ nhọc để rèn luyện tu tập - nhưng xin lưu ý là hoàn toàn không phải cách tu chỉ biết khổ hạnh của ngoại đạo. Ví như một người lập hạnh bố thí, có nghĩa là người ấy chọn pháp bố thí làm khuynh hướng tu tập chính. Hòa thượng Trí Quang dịch hai chữ “lập hạnh” thành “sự nghiệp”, là cách dịch hoàn toàn thoát ý, để chỉ cho khuynh hướng hành động, phát triển tạo thành sự nghiệp của một người. Trong sự tu tập, chúng ta nên hiểu theo nghĩa phẩm hạnh như trên; trong đời sống thì nên hiểu việc lập hạnh là xác lập một khuynh hướng sống và làm việc như thế nào, còn sự nghiệp là nói đến kết quả của sự lập hạnh đó.

Hạnh (行) đi đôi với nguyện (願), vì hạnh là xác lập khuynh hướng, đường lối, còn nguyện là xác lập ý chí, quyết tâm sẽ thực hiện theo khuynh hướng, đường lối đó. Chẳng hạn như người lập hạnh bố thí là xác định khi có cơ hội sẽ sẵn sàng phân phát, chia sẻ, tài vật hiện có của mình đến với kẻ khó khăn, nghèo túng. Nhưng khi thực hiện việc bố thí ắt không tránh khỏi những khó khăn, cản trở, nếu không có quyết tâm, ý chí thì sẽ có nhiều trường hợp không thể vượt qua để thực hiện điều mình muốn. Vì thế, người ấy cần có một nguyện lực kiên cố, tức là một ý chí vững vàng, kiên quyết, cho dù có gặp bất kỳ sự khó khăn trở ngại nào cũng sẽ nỗ lực thực hiện cho bằng được việc bố thí. Cho nên, có thể nói việc lập hạnh có hiệu quả trong thực tế hay không là tùy thuộc vào nguyện có đủ kiên cố hay không. Bởi không có nguyện lực kiên cố thì khi gặp đôi chút khó khăn, trở ngại, hành giả tất yếu sẽ thối lui mà không hoàn tất được tâm hạnh của mình.

Chữ ma (魔) mang nghĩa ma chướng, ma quỷ... Trong ngữ cảnh này, chúng ta nên hiểu đó là những gì đi ngược lại hoặc gây trở ngại cho việc làm chân chánh. Vì thế, khi ta phát tâm làm một điều tốt đẹp cho cuộc sống, cho mọi người thì những khuynh hướng đi ngược lại, ngăn trở việc ấy đều được xem là ma chướng.

Chẳng hạn, quý vị nhận biết sức khỏe mình đang có vấn đề và muốn rèn luyện thể lực nhiều hơn bằng cách dậy sớm tập thể dục đều đặn. Ngay vào thời điểm thức giấc buổi sáng, trước khi bước chân xuống giường quý vị cảm thấy có một khuynh hướng trì kéo lại. Khuynh hướng ấy nói với quý vị: “Vẫn còn sớm chán, mình có thể nằm thêm mười phút nữa vẫn được mà...” Chính cái khuynh hướng uể oải, lười nhác hoặc trì trệ đó luôn có mặt trong mỗi người chúng ta, và nó chống lại sự siêng năng, tinh tấn, tích cực thực hiện những điều tốt đẹp. Khuynh hướng đó chính là ma được nói đến ở đây, chứ không phải những con ma mặc áo trắng xõa tóc dài như trong những câu chuyện ma ta vẫn thường nghe kể...

Như vậy, trọn câu trên có thể được dịch là: “Lập hạnh đừng cầu không ma chướng, vì không ma chướng thì chí nguyện không kiên cường.”

Lập hạnh là bước đầu tiên trên con đường tu tập, hay nói khái quát hơn là con đường hướng thượng. Chưa lập hạnh thì cũng giống như người bước lên đường mà chưa xác định sẽ đi đến đâu, hoặc chỉ biết tên đích đến nhưng chưa quyết định phải đi theo con đường nào. Tâm trạng lúc ấy là một tâm trạng mơ hồ, chưa dứt khoát, và do đó chưa thể có sự quyết chí lên đường. Và như trên đã nói, người đã lập hạnh và muốn thực hành hiệu quả trong thực tế thì trong tâm trước phải có đức. Không có đức trong tâm làm gốc thì hạnh ấy không do đâu mà thể hiện ra bên ngoài, hoặc có thể hiện thì cũng rơi vào sự lệch lạc như cầu mong danh lợi, tiếng tốt... mà không thực sự hướng đến ý nghĩa tốt đẹp nhất của tâm hạnh ban đầu.

Đức hạnh thì có rất nhiều, mỗi người có thể chọn một hoặc nhiều đức hạnh làm chí hướng noi theo. Như trong kinh điển thường nói, vị tỳ-kheo có đến ba ngàn oai nghi, tám muôn tế hạnh. Tế hạnh là những hạnh rất nhỏ nhặt, vi tế, ý muốn nói rằng bậc xuất gia phải tu tập rất nhiều các tế hạnh như vậy. Trong thực tế, người xuất gia trước hết là người tu hạnh (修行 - ta vẫn quen đọc là tu hành, không chính xác), tức là đặt nặng ở việc thực hiện và tu sửa những đức hạnh của mình, vì chưa tu hạnh thì có nghĩa là chưa thực sự bước chân lên con đường xuất gia.

Hiểu theo nghĩa rộng thì hạnh là tất cả những điều tốt đẹp mà ta muốn noi theo, muốn thực hiện, như hạnh nhẫn nhục, hạnh bố thí... Khi ta chọn một trong các hạnh để noi theo trên đường tu tập thì đó là lập hạnh, nghĩa là xác định con đường tốt đẹp dài lâu cho bản thân mình. Điều đó không có nghĩa rằng những hạnh khác là không tốt hoặc kém hơn, mà chỉ có nghĩa là tự thân ta cảm thấy thích hợp với con đường mình chọn. Chẳng hạn, có người lập hạnh bố thí thì trọn đời cố gắng làm tròn công hạnh này, không có nghĩa là người ấy chê bỏ hạnh nhẫn nhục v.v...

Như đã nói, hạnh và nguyện luôn đi đôi với nhau, nên người lập hạnh (xác lập công hạnh theo đuổi) cũng đồng thời phải lập nguyện (xác lập quyết tâm, ý chí thực hiện). Có đủ hạnh nguyện rồi thì những điều muốn làm mới có thể thực sự được làm, và nếu có gặp khó khăn trở ngại mới có đủ động lực, sức mạnh để vượt qua. Công hạnh càng lớn lao thì việc thực hiện càng khó khăn, nên nguyện lực phải càng mạnh mẽ mới có đủ quyết tâm, ý chí để thực hiện.

Nhưng nguyện lực cũng không thể tự nhiên mà có thể trở nên kiên cường, mạnh mẽ. Khi ta vừa phát nguyện thì đó chỉ đơn thuần là một ý nguyện mà thôi. Chỉ khi ý nguyện ấy được mang ra thực hiện trong thực tế, nó mới chứng minh được sự vững vàng hay kiên cố của nó, và cũng chính qua thực tế mà ý nguyện đó mới được nuôi dưỡng, vun bồi, rèn luyện để ngày càng lớn mạnh hơn, hay ngược lại sẽ thối thất, yếu ớt dần để rồi tan biến đi như chưa từng hiện hữu. Đây chính là ý nghĩa mà bản văn đã nói: “... vì không ma chướng thì chí nguyện không kiên cường.” Hay nói khác đi, theo ý nghĩa này thì những khó khăn trở ngại trong sự tu tập một công hạnh chính là điều kiện cần thiết để người lập hạnh có được một chí nguyện ngày càng kiên cường, mạnh mẽ hơn.

Vậy những gì có thể xem là ma chướng thường xảy ra đối với người tu tập?

Đó có thể là những nghịch duyên trở ngại từ môi trường bên ngoài, ngăn cản chúng ta thực hiện công hạnh của mình, nhưng thường gặp hơn và cũng quan trọng hơn lại chính là những khuynh hướng đối nghịch ngay trong lòng ta. Khi một người lập hạnh bố thí, mặc dù “ma chướng” có thể là hoàn cảnh kinh tế khó khăn, khả năng tài chánh hạn hẹp ngăn cản họ bố thí tài vật, nhưng thường xuyên hơn và quan trọng hơn lại chính là tâm niệm tham lam tiềm ẩn trong lòng người ấy. Ý niệm về sự “mất đi” khi bố thí giúp đỡ người khác, hoặc sự thôi thúc mong muốn hưởng thụ điều này điều khác cho bản thân, đều là những “ma chướng” ngăn cản một người thực hành sự bố thí. Và trong hầu hết các trường hợp, chính những ma chướng này mới thực sự đáng sợ và dễ dàng bẻ gãy mọi tâm nguyện thiếu kiên cường của chúng ta.

Khi đã biết rằng những ma chướng quan trọng nhất và nguy hiểm nhất luôn phát sinh từ trong bản thân ta, thì rõ ràng việc “cầu không ma chướng” là hoàn toàn vô lý và do đó không thể nào đạt được. Điều khôn ngoan và hợp lý hơn là phải đối mặt, nhận ra tất cả những ma chướng đó, phân tích cặn kẽ nguyên nhân khởi sinh của chúng và những sự nguy hại nếu ta không vượt qua được chúng. Với tất cả những nỗ lực này, chúng ta mới có thể khuất phục được những chướng ngại để tiếp tục thực hiện công hạnh mà mình đã chọn. Và do đó, điều tất nhiên có thể dễ dàng nhận ra là chính quá trình đối trị với các tâm niệm xấu ác như thế sẽ rèn luyện ý chí cũng như tri thức chân chánh của chúng ta, khiến cho chí nguyện ban đầu được trở nên ngày càng kiên cường và mạnh mẽ hơn.

Không chỉ là trên con đường tu tập đạo hạnh, ngay cả đối với những mục tiêu theo đuổi trong đời thường của chúng ta thì vấn đề cũng không khác biệt. Nếu thời niên thiếu quý vị mong muốn trở thành một nhà khoa học, thì mong ước đó chỉ có thể trở thành hiện thực bằng vào những nỗ lực học hành gian khổ, chứ không thể bằng một cuộc sống buông thả, phóng túng ăn chơi. Thế nhưng mong ước ban đầu chỉ là mong ước, và quý vị sẽ có thể dễ dàng từ bỏ bất cứ lúc nào. Chỉ khi vượt qua nhiều khó khăn trên con đường học vấn, đạt được những thành tựu ngày càng cao hơn, cho đến ngày thực sự bước chân vào giảng đường đại học đúng với ngành học của mình, thì niềm mong ước ban đầu của quý vị mới thực sự được nuôi dưỡng, phát triển thành một ý chí, một quyết tâm kiên cường sẽ tiếp tục đi theo con đường đã chọn. Và như vậy, mỗi một trở ngại khó khăn mà quý vị đã vượt qua đều là những nhân tố tất yếu để rèn luyện, làm phát triển quyết tâm theo đuổi mục tiêu ban đầu.

Cho nên, dù là trên đường đời hay đường đạo, hạnh nguyện của mỗi chúng ta đều cần có thời gian và thực tế trải nghiệm, vượt qua khó khăn chướng ngại thì mới có thể thực sự trưởng thành, lớn mạnh. Và vì thế, khi xác lập công hạnh hay mục tiêu theo đuổi của cuộc đời mình, không nên và không thể mong cầu cho mọi việc đều thuận lợi không chướng ngại. Khó khăn chướng ngại là điều tất nhiên và vượt qua khó khăn chướng ngại mới chính là phương thức để ta nuôi lớn và củng cố chí nguyện của mình. Chí nguyện có kiên cường, mạnh mẽ thì công hạnh mới có cơ may được thành tựu viên mãn.




    « Xem chương trước «      « Sách này có 49 chương »       » Xem chương tiếp theo »
» Tải file Word về máy » - In chương sách này

_______________

MUA THỈNH KINH SÁCH PHẬT HỌC

DO NXB LIÊN PHẬT HỘI PHÁT HÀNH




Vì sao tôi khổ


Phật pháp ứng dụng


Chắp tay lạy người


Tổng quan về các pháp môn trong Phật giáo Tây Tạng

Mua sách qua Amazon sẽ được gửi đến tận nhà - trên toàn nước Mỹ, Canada, Âu châu và Úc châu.

XEM TRANG GIỚI THIỆU.





Quý vị đang truy cập từ IP 54.208.238.160 và chưa ghi danh hoặc đăng nhập trên máy tính này. Nếu là thành viên, quý vị chỉ cần đăng nhập một lần duy nhất trên thiết bị truy cập, bằng email và mật khẩu đã chọn.
Chúng tôi khuyến khích việc ghi danh thành viên ,để thuận tiện trong việc chia sẻ thông tin, chia sẻ kinh nghiệm sống giữa các thành viên, đồng thời quý vị cũng sẽ nhận được sự hỗ trợ kỹ thuật từ Ban Quản Trị trong quá trình sử dụng website này.
Việc ghi danh là hoàn toàn miễn phí và tự nguyện.

Ghi danh hoặc đăng nhập

Thành viên đang online:
Rộng Mở Tâm Hồn Pascal Bui Rộng Mở Tâm Hồn Phan Huy Triều Rộng Mở Tâm Hồn caokiem Rộng Mở Tâm Hồn hoangquycong Rộng Mở Tâm Hồn Lãn Tử Rộng Mở Tâm Hồn Ton That Nguyen Rộng Mở Tâm Hồn Nguyễn Sĩ Long Rộng Mở Tâm Hồn ngtieudao Rộng Mở Tâm Hồn Viên Hiếu Thành Rộng Mở Tâm Hồn Phạm Thiên Rộng Mở Tâm Hồn Tri Huynh Rộng Mở Tâm Hồn Chúc Huy Rộng Mở Tâm Hồn Trương Quang Quý Rộng Mở Tâm Hồn Lê Quốc Việt Rộng Mở Tâm Hồn Du Miên Rộng Mở Tâm Hồn Quang-Tu Vu Rộng Mở Tâm Hồn phamthanh210 Rộng Mở Tâm Hồn An Khang 63 Rộng Mở Tâm Hồn Vạn Phúc Rộng Mở Tâm Hồn zeus7777 Rộng Mở Tâm Hồn Trương Ngọc Trân Rộng Mở Tâm Hồn Diệu Tiến Rộng Mở Tâm Hồn Tam Thien Tam Rộng Mở Tâm Hồn Nguyên Ngọc Rộng Mở Tâm Hồn Trần Thị Huyền Rộng Mở Tâm Hồn Thiện Diệu Rộng Mở Tâm Hồn Nguyễn Văn Minh Rộng Mở Tâm Hồn Diệu Âm Phúc Thành Rộng Mở Tâm Hồn Thiền Khách Rộng Mở Tâm Hồn nước Rộng Mở Tâm Hồn Bui Tuyet Lan Rộng Mở Tâm Hồn Xuân Thôn Rộng Mở Tâm Hồn Nguyên Độ Rộng Mở Tâm Hồn Thích Quảng Ba Rộng Mở Tâm Hồn Pháp Tâm Rộng Mở Tâm Hồn Dinhvinh1964 Rộng Mở Tâm Hồn Yduongvan Rộng Mở Tâm Hồn Trí Tuệ Từ Bi Rộng Mở Tâm Hồn Tiến Mạnh Rộng Mở Tâm Hồn Hoat Khong ... ...

Hoa Kỳ (395 lượt xem) - Việt Nam (119 lượt xem) - French Southern Territories (5 lượt xem) - Saudi Arabia (3 lượt xem) - Senegal (3 lượt xem) - Philippines (2 lượt xem) - Uzbekistan (1 lượt xem) - Kenya (1 lượt xem) - Anh quốc (1 lượt xem) - Hà Lan (1 lượt xem) - Mauritius (1 lượt xem) - Nga (1 lượt xem) - Algeria (1 lượt xem) - ... ...