Chỉ có một hạnh phúc duy nhất trong cuộc đời này là yêu thương và được yêu thương. (There is only one happiness in this life, to love and be loved.)George Sand
Chúng ta trở nên thông thái không phải vì nhớ lại quá khứ, mà vì có trách nhiệm đối với tương lai. (We are made wise not by the recollection of our past, but by the responsibility for our future.)George Bernard Shaw
Ý dẫn đầu các pháp, ý làm chủ, ý tạo; nếu với ý ô nhiễm, nói lên hay hành động, khổ não bước theo sau, như xe, chân vật kéo.Kinh Pháp Cú (Kệ số 1)
Mất lòng trước, được lòng sau. (Better the first quarrel than the last.)Tục ngữ
Giữ tâm thanh tịnh, ý chí vững bền thì có thể hiểu thấu lẽ đạo, như lau chùi tấm gương sạch hết dơ bẩn, tự nhiên được sáng trong.Kinh Bốn mươi hai chương
Khi thời gian qua đi, bạn sẽ hối tiếc về những gì chưa làm hơn là những gì đã làm.Sưu tầm
Nay vui, đời sau vui, làm phước, hai đời vui.Kinh Pháp Cú (Kệ số 16)
Kẻ làm điều ác là tự chuốc lấy việc dữ cho mình.Kinh Bốn mươi hai chương
Mỗi ngày khi thức dậy, hãy nghĩ rằng hôm nay ta may mắn còn được sống. Ta có cuộc sống con người quý giá nên sẽ không phí phạm cuộc sống này.Đức Đạt-lai Lạt-ma XIV
Hạnh phúc và sự thỏa mãn của con người cần phải phát xuất từ chính mình. Sẽ là một sai lầm nếu ta mong mỏi sự thỏa mãn cuối cùng đến từ tiền bạc hoặc máy điện toán.Đức Đạt-lai Lạt-ma XIV

Trang chủ »» Danh mục »» THUYẾT GIẢNG GIÁO PHÁP »» An Sĩ toàn thư - Khuyên người bỏ sự giết hại »» Khuyên người phụng dưỡng cha mẹ »»

An Sĩ toàn thư - Khuyên người bỏ sự giết hại
»» Khuyên người phụng dưỡng cha mẹ

(Lượt xem: 6.388)
Xem trong Thư phòng    Xem định dạng khác    Xem Mục lục 

       


An Sĩ toàn thư - Khuyên người bỏ sự giết hại - Khuyên người phụng dưỡng cha mẹ

Font chữ:


Người làm con thực hành hiếu hạnh, phụng dưỡng cha mẹ cũng có nhiều phương cách khác biệt nhau, [có thể phân chia thành thứ bậc].

Có thể toàn tâm toàn ý phụng dưỡng cha mẹ theo bậc hạ, gọi là tiểu hiếu. Có thể toàn tâm toàn ý phụng dưỡng cha mẹ theo bậc thứ, gọi là trung hiếu. Có thể toàn tâm toàn ý phụng dưỡng cha mẹ theo bậc thượng, gọi là đại hiếu. Chỉ riêng những ai có thể toàn tâm toàn ý phụng dưỡng cha mẹ theo bậc tối thượng mới được gọi là bậc đại hiếu trong hàng đại hiếu.

Như vậy có nghĩa là thế nào? Phụng dưỡng cha mẹ theo bậc hạ, đó là nói chỉ phụng dưỡng cha mẹ đầy đủ cơm ăn áo mặc, miếng ngon vật lạ, không để cha mẹ phải có bất cứ điều chi than phiền. Đó cũng là điều mà người thế gian không dễ làm được, gọi là tiểu hiếu.

Phụng dưỡng cha mẹ theo bậc thứ, đó là nói [ngoài việc phụng dưỡng đầy đủ cơm ăn áo mặc] còn quan tâm đến chí hướng của cha mẹ. Những gì cha mẹ yêu thích, mình cũng yêu thích, những gì cha mẹ kính trọng, mình cũng kính trọng, khiến cho cha mẹ luôn được vui lòng. Như thế gọi là trung hiếu.

Phụng dưỡng cha mẹ theo bậc thượng, đó là nói [ngoài những việc như trên, còn] dẫn dắt, khuyến khích cha mẹ bước vào đường đạo, thấy cha mẹ làm thiện thì tán thành, thấy cha mẹ làm lỗi thì can ngăn, khiến cho lời nói việc làm của cha mẹ đều hợp theo Chánh đạo. Như thế gọi là đại hiếu.

Còn như việc phụng dưỡng cha mẹ theo bậc tối thượng, đó là [sau khi đã làm được như trên lại còn] tiến thêm một bước nữa, thường luôn nghĩ nhớ đến công ơn cha mẹ lớn lao như trời đất, mà tuổi thọ của cha mẹ ngày một suy giảm, biết phải dùng phương pháp nào để có thể báo đáp? Dùng phương pháp nào để có thể kéo dài thêm tuổi thọ của cha mẹ? Dùng phương pháp nào để có thể giúp cha mẹ thoát được ra khỏi vòng luân hồi sinh tử? Dùng phương pháp nào để có thể giúp cha mẹ tiêu trừ hết thảy tội lỗi, nghiệp chướng? Dùng phương pháp nào để có thể giúp cha mẹ [tu hành tăng tiến, ngộ đạo chứng quả] được dự vào dòng thánh, rốt ráo thành Phật?

[Thường luôn suy ngẫm những điều ấy thật kỹ lưỡng, cũng giống] như khi tai kiếp binh đao khởi lên, liền cõng cha mẹ đi trốn, [trong lòng phải thường suy ngẫm: Ta] trốn vào núi sâu, liệu bọn giặc cướp có đến được không? Trốn ra biển rộng, liệu bọn giặc cướp có đến được không? Trốn nơi đồng rộng hoang vu, liệu bọn giặc cướp có đến được không? Suy đi nghĩ lại thật chín chắn như thế, ắt sẽ có thể đưa cha mẹ đến một nơi an ổn mọi bề. Được như vậy gọi là phụng dưỡng cha mẹ theo bậc tối thượng, theo cách không gì hơn được nữa, cũng gọi là phụng dưỡng cha mẹ theo cách siêu việt ra khỏi hết thảy các pháp thế gian. Như vậy chẳng phải là bậc đại hiếu trong hàng đại hiếu đó sao?

[Thường suy ngẫm như trên ắt sẽ thấy rằng,] nếu giết hại loài vật để nuôi dưỡng cha mẹ, sẽ khiến cho những con vật bị giết ôm lòng oán hận trong nhiều đời, cha mẹ phải tái sinh nhiều kiếp để đền trả món nợ giết hại. Như thế còn hơn cả việc dùng thịt có độc dâng cha mẹ đỡ đói, dùng rượu có độc để mong cha mẹ hết khát, thật hết sức trái lẽ, sao có thể sai lầm gọi đó là hiếu?

Có người hỏi: “Kẻ sĩ thành tựu công danh, làm rạng danh dòng họ, sáng đức tổ tiên, có thể xem là hiếu chăng?” Đáp rằng: “Việc thành tựu công danh tất nhiên là nên theo đuổi. Nếu biết dựa vào đó để làm thiện giúp người, ắt sẽ làm cho cha mẹ được vui mừng vinh dự, nhưng nếu dựa vào đó để làm chuyện xấu ác, chẳng phải đã ngược lại làm nhục cha mẹ rồi sao? Cha mẹ của Tần Cối, Nghiêm Tung đều có con trai làm quan đến hàng Tể tướng đầu triều, nhưng ví như họ sinh vào đời nay, ắt không khỏi bị người đời căm giận ghét bỏ.”

Cho nên phải biết rằng, người con hiếu muốn làm cho cha mẹ được vinh dự thì không gì hơn làm thiện tích đức. Việc thành tựu công danh chỉ nên xem là việc thứ yếu.

Đền trả nghiệp ác

Huyện Gia Hưng [thuộc tỉnh Chiết Giang] có một bà lão sống nhờ vào đứa con trai làm nghề bắt cua. Mỗi ngày anh ta đều bắt cua, dùng dây cỏ buộc lại rồi mang đi bán, lấy tiền ấy mua gạo, củi... các thứ về nuôi dưỡng mẹ.

Một hôm, bà lão có bệnh, bỗng lấy những sợi dây cỏ dài nuốt dần vào bụng. Nuốt hết vào rồi lại nắm lấy từng sợi, từng sợi lôi trở ra. Lôi ra hết lại nuốt trở vào, rồi lại lôi trở ra, cứ vậy mà làm mãi, khiến cho máu từ trong ruột cứ trào ra ngoài miệng. Bà lão lại nói: “Tôi nhận sự nuôi dưỡng bằng đồng tiền tạo ra bởi nghiệp ác của con trai, nên nay phải chịu quả báo như thế này. Nếu không như thế này, ngược lại e rằng còn phải chịu thống khổ nhiều hơn.”

Người đến xem rất đông, trải qua suốt nhiều ngày như vậy rồi bà lão mới chết.

LỜI BÀN

Thuở xưa, khi đức Thế Tôn đang ở thành Vương Xá, nhìn thấy một con cá lớn có nhiều đầu, mỗi đầu đều khác biệt nhau, bị mắc vào trong lưới. Đức Thế Tôn thấy vậy liền nhập Tam-muội, khởi tâm từ rồi cất tiếng gọi cá. Cá lập tức lên tiếng đáp. Đức Thế Tôn hỏi nó: “Mẹ của ngươi hiện giờ ở đâu?” Cá đáp: “Mẹ của con hiện đọa làm con trùng trong hố xí.” Đức Phật liền dạy các tỳ-kheo rằng: “Con cá lớn ấy vào thời đức Phật Ca-diếp vốn là một vị tỳ-kheo tinh thông Tam tạng kinh điển. Do tạo nghiệp ác khẩu nên phải chịu quả báo dị dạng, một thân có nhiều đầu. Người mẹ của tỳ-kheo ấy nhận sự nuôi dưỡng của ông ta, do nghiệp duyên ấy nên nay phải làm con trùng trong hố xí.”

Quán xét việc ấy ắt phải thấy rằng, việc dùng đồng tiền tạo ra bởi nghiệp xấu ác để nuôi dưỡng cha mẹ đã không phải việc người con hiếu nên làm, huống chi lại quen theo thói tục mà giết hại vật mạng dâng lên cha mẹ?

Nghiệp đời trước còn lại

Vào đời nhà Thanh có ông Cố Thuận Chi quê ở huyện Thường Thục, là người ăn chay trường, ngụ cư ở huyện Vô Tích. Ngày mồng một tháng hai năm Canh Tuất thuộc niên hiệu Khang Hy, ông nhắm mắt ngủ mê đến bảy ngày sau mới tỉnh lại, kể với người chung quanh rằng:

“Tôi mơ thấy một vị đạo nhân đến hẹn tôi đi nghe kinh. Tôi cùng ông ấy đến một chỗ nọ, thấy ở pháp đường phía trước giảng kinh Kim Cang, pháp đường phía sau giảng kinh Báo Ân. Buổi giảng kết thúc lại nghe có lời dạy rằng: ‘Người ăn chay phải kiên trì giữ tâm niệm Phật; người ăn mặn thì cốt yếu là phải giữ giới không giết hại. Làm được như vậy, một là có thể cầu siêu thoát cho cha mẹ nhiều đời, hai là có thể tiêu trừ được tội lỗi nghiệp chướng của bản thân mình.’

“Sau đó giây lát, bỗng nhìn thấy mẹ tôi đang khóc lóc ở trong một cái hồ chứa đầy máu, có những con ốc và giun đất vây quanh đầy khắp thân thể bà. Vị đạo nhân bảo tôi: ‘Người mẹ kiếp này của ông đã được siêu thoát rồi, ông nhìn thấy đó là người mẹ trong kiếp trước, vì lúc còn sống bà thích ăn thịt vịt nên bây giờ phải bị các con vật ấy vây kín quanh thân. Ông nên trì chú Vãng sinh để cầu cho bà ấy siêu thoát.’ Sau đó thì tỉnh dậy.”

LỜI BÀN

Người đời gọi là hiếu, bất quá chỉ [là lo cho cha mẹ] trong một đời hiện tại. Người tận hiếu theo pháp Phật thì rộng làm lợi ích [cho cha mẹ trong cả] nhiều đời, vì thế nên gọi là [hiếu hạnh] lớn lao.

    « Xem chương trước «      « Sách này có 66 chương »       » Xem chương tiếp theo »
» Tải file Word về máy » - In chương sách này

_______________

MUA THỈNH KINH SÁCH PHẬT HỌC

DO NXB LIÊN PHẬT HỘI PHÁT HÀNH




Chớ quên mình là nước


Tổng quan kinh Đại Bát Niết-bàn


Về mái chùa xưa


Vầng sáng từ phương Đông

Mua sách qua Amazon sẽ được gửi đến tận nhà - trên toàn nước Mỹ, Canada, Âu châu và Úc châu.

XEM TRANG GIỚI THIỆU.





Quý vị đang truy cập từ IP 35.168.113.248 và chưa ghi danh hoặc đăng nhập trên máy tính này. Nếu là thành viên, quý vị chỉ cần đăng nhập một lần duy nhất trên thiết bị truy cập, bằng email và mật khẩu đã chọn.
Chúng tôi khuyến khích việc ghi danh thành viên ,để thuận tiện trong việc chia sẻ thông tin, chia sẻ kinh nghiệm sống giữa các thành viên, đồng thời quý vị cũng sẽ nhận được sự hỗ trợ kỹ thuật từ Ban Quản Trị trong quá trình sử dụng website này.
Việc ghi danh là hoàn toàn miễn phí và tự nguyện.

Ghi danh hoặc đăng nhập

Thành viên đang online:
Rộng Mở Tâm Hồn Phan Huy Triều Rộng Mở Tâm Hồn Pascal Bui Rộng Mở Tâm Hồn caokiem Rộng Mở Tâm Hồn hoangquycong Rộng Mở Tâm Hồn Lãn Tử Rộng Mở Tâm Hồn Ton That Nguyen Rộng Mở Tâm Hồn Nguyễn Sĩ Long Rộng Mở Tâm Hồn ngtieudao Rộng Mở Tâm Hồn Viên Hiếu Thành Rộng Mở Tâm Hồn Phạm Thiên Rộng Mở Tâm Hồn Tri Huynh Rộng Mở Tâm Hồn Chúc Huy Rộng Mở Tâm Hồn Trương Quang Quý Rộng Mở Tâm Hồn Lê Quốc Việt Rộng Mở Tâm Hồn Du Miên Rộng Mở Tâm Hồn Quang-Tu Vu Rộng Mở Tâm Hồn phamthanh210 Rộng Mở Tâm Hồn An Khang 63 Rộng Mở Tâm Hồn Vạn Phúc Rộng Mở Tâm Hồn zeus7777 Rộng Mở Tâm Hồn Trương Ngọc Trân Rộng Mở Tâm Hồn Diệu Tiến Rộng Mở Tâm Hồn Tam Thien Tam Rộng Mở Tâm Hồn Nguyên Ngọc Rộng Mở Tâm Hồn Trần Thị Huyền Rộng Mở Tâm Hồn Thiện Diệu Rộng Mở Tâm Hồn Nguyễn Văn Minh Rộng Mở Tâm Hồn Diệu Âm Phúc Thành Rộng Mở Tâm Hồn Thiền Khách Rộng Mở Tâm Hồn nước Rộng Mở Tâm Hồn Bui Tuyet Lan Rộng Mở Tâm Hồn Xuân Thôn Rộng Mở Tâm Hồn Nguyên Độ Rộng Mở Tâm Hồn Thích Quảng Ba Rộng Mở Tâm Hồn Pháp Tâm Rộng Mở Tâm Hồn Dinhvinh1964 Rộng Mở Tâm Hồn Yduongvan Rộng Mở Tâm Hồn Trí Tuệ Từ Bi Rộng Mở Tâm Hồn Tiến Mạnh Rộng Mở Tâm Hồn Hoat Khong ... ...

Hoa Kỳ (395 lượt xem) - Việt Nam (123 lượt xem) - French Southern Territories (5 lượt xem) - Senegal (3 lượt xem) - Saudi Arabia (3 lượt xem) - Philippines (2 lượt xem) - Algeria (1 lượt xem) - Uzbekistan (1 lượt xem) - Kenya (1 lượt xem) - Anh quốc (1 lượt xem) - Hà Lan (1 lượt xem) - Mauritius (1 lượt xem) - Nga (1 lượt xem) - ... ...