Thước đo giá trị con người chúng ta là những gì ta làm được bằng vào chính những gì ta sẵn có. (The measure of who we are is what we do with what we have.)Vince Lombardi
Tôi tìm thấy hy vọng trong những ngày đen tối nhất và hướng về những gì tươi sáng nhất mà không phê phán hiện thực. (I find hope in the darkest of days, and focus in the brightest. I do not judge the universe.)Đức Đạt-lai Lạt-ma XIV
Mất tiền không đáng gọi là mất; mất danh dự là mất một phần đời; chỉ có mất niềm tin là mất hết tất cả.Ngạn ngữ Nga
Thành công có nghĩa là đóng góp nhiều hơn cho cuộc đời so với những gì cuộc đời mang đến cho bạn. (To do more for the world than the world does for you, that is success. )Henry Ford
Cơ hội thành công thực sự nằm ở con người chứ không ở công việc. (The real opportunity for success lies within the person and not in the job. )Zig Ziglar
Bạn sẽ không bao giờ hạnh phúc nếu cứ mãi đi tìm những yếu tố cấu thành hạnh phúc. (You will never be happy if you continue to search for what happiness consists of. )Albert Camus
Đừng làm một tù nhân của quá khứ, hãy trở thành người kiến tạo tương lai. (Stop being a prisoner of your past. Become the architect of your future. )Robin Sharma
Chiến thắng hàng ngàn quân địch cũng không bằng tự thắng được mình. Kinh Pháp cú
Ai dùng các hạnh lành, làm xóa mờ nghiệp ác, chói sáng rực đời này, như trăng thoát mây che.Kinh Pháp cú (Kệ số 173)
Nếu người nói nhiều kinh, không hành trì, phóng dật; như kẻ chăn bò người, không phần Sa-môn hạnh.Kinh Pháp cú (Kệ số 19)

Trang chủ »» Danh mục »» KINH ĐIỂN »» Tăng đồ nhà Phật (Hán Việt) »» GIÁO HỘI TĂNG-GIÀ »»

Tăng đồ nhà Phật (Hán Việt)
»» GIÁO HỘI TĂNG-GIÀ

(Lượt xem: 6.469)
Xem trong Thư phòng    Xem định dạng khác    Xem Mục lục 

       

Tăng đồ nhà Phật (Hán Việt) - GIÁO HỘI TĂNG-GIÀ

Font chữ:


SÁCH AMAZON



Mua bản sách in

Tăng, hay Tăng-già, do tiếng Phạn là Sangha mà ra. Đó là chỉ chung cho giáo hội, tập hợp tất cả những đệ tử của Phật đã xuất gia và thọ trì đủ giới luật. Trong Tăng-già gồm có tỳ-kheo là các vị phái nam và tỳ-kheo ni là các vị thuộc nữ giới. Tỳ-kheo và tỳ-kheo ni đều có những giới luật nghiêm ngặt. Tuy không hoàn toàn giống nhau, nhưng nhìn chung đều là để giúp cho người tu luôn luôn đi đúng theo con đường mà Phật Tổ xưa đã vạch ra, nhằm đạt đến chỗ diệt hết khổ não và thoát khỏi luân hồi.

Ở các nước còn giữ được quy củ giống như xưa kia, thì việc được xuất gia làm một vị tỳ-kheo là vinh dự lớn lắm. Muốn các vị trưởng lão thâu nhận, phải có đủ các điều kiện đúng đắn, thanh cao. Và khi đã làm đệ tử xuất gia của Phật thì khác hẳn với người thế tục, phải quyết chí đạt được trí tuệ giải thoát ngay ở đời hiện tại này.

Ở các nước ấy, ai không giữ được tịnh hạnh, hủy phạm đại giới thì người ta không cho ở lại chùa, hoặc ai tự biết mình không đủ nghị lực mà thắng tình dục thì có thể xả giới, trở lại đời sống của thế gian. Vì thế, trong giáo hội đều toàn là những người trong sạch. Cũng ở các nước ấy, người xuất gia chỉ gọi chung là tỳ-kheo, tỳ-kheo ni mà thôi, không có đặt ra các chức phận lớn nhỏ trong tăng đoàn. Tuy nhiên, ai có đức hạnh và trí tuệ thì được kính trọng lên hàng trên trước. Thường thì đó là những vị nhiều tuổi đạo, những bậc trưởng lão thông thuộc kinh điển, giới luật và tu thiền nhiều năm.

Giáo hội Tăng-già chỉ gồm các vị tăng ni đã thọ đủ giới mà thôi, không tính đến hàng Phật tử cư sĩ tại gia và hàng sa-di, tức là những người xuất gia chưa đủ hai mươi tuổi, hoặc tuy lớn tuổi nhưng còn trong thời gian mới xuất gia chưa được thọ đủ giới.

Ở những nơi theo Đại thừa, hàng tăng sĩ được phân ra nhiều thứ bậc, và giới luật không hoàn toàn giữ nguyên như thuở xưa mà thường có sự châm chế, thay đổi ít nhiều để phù hợp hơn với phong thổ, tập tục mỗi nơi.

Điều này xét ra cũng hợp lý. Vì những xứ sở khác nhau không thể mang ra áp dụng những điều giống hệt như nhau. Vậy tốt nhất là giữ lấy cái cốt yếu, tinh túy, tức là làm sao đạt được mục đích đặt ra cho người thọ trì giới luật. Ở Tây Tạng, giáo hội có soạn những luật riêng để cho tăng chúng trong nước tu học. Ở Nhật, người ta cũng rút lấy cái tinh túy của Phật giáo Ấn Độ mà làm thành một nền Phật giáo cho nước mình.

Mặc dù danh xưng Tăng-già là chỉ riêng cho hàng xuất gia, nhưng ở những nơi theo Đại thừa, người ta hiểu rằng đạo Phật là của chung hết thảy mọi người, nên Phật tử lại được xem là bao gồm tất cả hàng xuất gia và tại gia. Những người đến cúng dường cho một ngôi chùa đều được tăng chúng ở đó gọi là bổn đạo. Đó là theo tông chỉ Đại thừa, người ta muốn cho đạo Phật lan rộng ra khắp chốn, nên vui lòng thâu nhận tất cả mọi người làm bổn đạo, chỉ cần có đến chùa lễ Phật, thọ Tam quy y là được rồi.

Theo Phật giáo nguyên thủy, hoặc Tiểu thừa, danh xưng Tăng-già chỉ dành cho tập thể các tăng sĩ có đủ tư cách làm lễ thế độ cho thiện nam tín nữ, có thể thâu nhận người xuất gia tu tập làm sa-di, có thể truyền giới cụ túc để trở thành tỳ-kheo, có quyền nhóm hội bố-tát một tháng hai kỳ, nghỉ yên một nơi trong ba tháng mùa mưa, và hành lễ tại chùa hay cầu nguyện, tụng niệm cho hàng Phật tử tại gia khi hữu sự.

Thuở xưa có ít chùa, nhưng mỗi chùa lại có rất nhiều tăng chúng. Có chùa đến cả ngàn người, cùng nương tựa, học hỏi, dìu dắt nhau trên đường tu học, lại giúp nhau giữ tròn giới luật.

Mỗi chùa cũng giống như một giáo hội Tăng-già thu nhỏ vậy, sinh hoạt tu tập phân minh và rất có trật tự. Chư tăng thường hội họp lại mà phán xét các trường hợp phạm lỗi, và khuyên răn, khuyến khích lẫn nhau trong những ngày Tự tứ.

Ở nước ta, trải qua nhiều thời kỳ ngoại xâm rối rắm, chùa tuy còn rất nhiều mà số tăng sĩ lại ít lắm. Mỗi chùa chỉ có một vài vị tăng, không thể thực hiện việc phân xử lẫn nhau. Đó cũng là một phần lý do khiến cho việc trì giới đôi khi trở thành cẩu thả, tùy tiện. Lẽ ra, mỗi chùa đều phải có nhiều tăng sĩ tu tập mới có thể cùng nhau hội họp mà bàn luận và phán xét những việc xây dựng chung cho Tăng-già. Nhưng thực tế ngày nay đáng buồn thay! Có nhiều chùa chỉ vỏn vẹn có một vị tăng. Như vị ấy có điều chi sai sót thì lấy ai mà xây dựng, khuyên răn?

Việc tu tập rất quý sự yên tịnh, nhưng cũng cần chỗ dựa vào tập thể tăng chúng. Vì thế, một tổ chức lý tưởng của ngôi chùa là nên có nhiều tăng chúng cùng đồng lòng tu tập. Vì đều quyết lòng tu tập, nên không ai ngăn trở ai, tuy ở đông mà vẫn giữ được sự yên tịnh. Nhưng trong khi tu tập, nếu có ai gặp lúc mềm lòng thối chí, đều sẽ được tập thể nâng đỡ, khuyến khích cho mà vượt qua. Còn những ai sai phạm, dù vô tình hay cố ý, cũng đều có tập thể phán xét phân minh và chỉ cho đường ngay nẻo chính để trở về.

Ngày nay việc tu tập ở các chùa thường rơi vào một trong hai cực đoan. Hoặc là chùa rất ít tăng chúng, không đủ để lập nên một hình thức chúng tu học đúng nghĩa. Thậm chí chỉ một hai vị tăng, vài cô ni cũng lập riêng cho mình một cảnh chùa, hoặc một cái tịnh thất... Tên gọi không quan trọng, nhưng cái chính là các vị ấy không được tu tập trong một tập thể Tăng-già, mà rất dễ tự mình phóng túng làm theo ý riêng. Trong khi tu tập như vậy, tất nhiên vẫn nghĩ rằng mình đang đi đúng đường. Nhưng nếu không có sự phán xét khách quan thì biết đâu là đúng đắn? Vì vậy, có nhiều vị chỉ lấy việc tụng đọc năm ba quyển kinh, rồi lễ lạy Phật và cầu nguyện cho hàng cư sĩ tại gia, đã cho như vậy là đủ rồi! Các vị không cố học hỏi thêm, trong khi Phật pháp thì mênh mông như biển lớn.

Điểm cực đoan thứ hai mà các chùa thường rơi vào là quên mất sự yên tĩnh quí báu của chốn thiền môn. Các chùa càng đông tăng chúng thì sinh hoạt lại càng rộn rịp vô cùng. Mặc dù cũng đều là những việc được xem là Phật sự, nhưng rộn ràng quá thì chẳng thể giữ được sự yên tĩnh để mà tu tập, nên cần phải có sự quan tâm bố trí cho phù hợp. Nếu không có một sự sắp xếp sinh hoạt hợp lý, nghiêm túc, thì ngôi chùa có thể sẽ trở thành một nơi rất khó mà tĩnh tọa, tham thiền, vì là nơi đông đảo tới lui của rất đông Phật tử. Những ai thật tâm muốn tham thiền học đạo lại thường phải đi tìm nơi khác yên tĩnh để tu tập, chẳng hạn như tìm đến những chỗ sườn non vách núi, hoặc bờ biển hoang vu, để có thể dễ dàng mà tham thiền, học đạo.

Phân tích như trên là để thấy rằng, Tăng-già cũng là một tập thể cần thường xuyên xây dựng, chỉnh tu. Không thể hiểu đơn giản chỉ cần cạo tóc xuất gia là được giải thoát ngay. Tăng chúng tu tập cũng cần những điều kiện thích hợp, mà nhất là phải duy trì cho được những cốt tủy tinh hoa mà Phật Tổ đã truyền lại. Muốn như vậy thì việc nghiêm trì giới luật chính là chỗ để khởi đầu. Và muốn nghiêm trì giới luật, thì không phải chỉ tự mỗi người có thể làm được, mà cần phải có sự nâng đỡ, uốn nắn của một tập thể đồng tu. Chính vì vậy mà vai trò của Tăng-già là rất quan trọng.

Trong thời đại hiện nay, kinh sách có điều kiện in ấn dễ dàng, không như thuở xưa việc khắc bản rất khó khăn không dễ gì in kinh nhiều để phổ biến. Do vậy, ngày nay hàng Phật tử tại gia thông kinh hiểu luật cũng không phải là ít. Vì thế, chính sự thạnh suy trong Phật giáo cũng một phần do ở những cư sĩ tại gia, thiện nam tín nữ. Mặt khác, chính hàng cư sĩ tại gia là những kẻ lo lắng việc cấp dưỡng, cung phụng cho chư tăng để các vị có đủ điều kiện tu tập. Như vậy, cư sĩ tại gia nhất thiết phải đóng một vai trò tích cực trong việc tiếp sức với chư tăng mà xây dựng, hoàn thiện hệ thống Tăng-già, bảo tồn ngôi Tam bảo.


    « Xem chương trước «      « Sách này có 41 chương »       » Xem chương tiếp theo »
» Tải file Word về máy » - In chương sách này

_______________

MUA THỈNH KINH SÁCH PHẬT HỌC

DO NXB LIÊN PHẬT HỘI PHÁT HÀNH




Chắp tay lạy người


Kinh nghiệm tu tập trong đời thường


An Sĩ toàn thư - Khuyên người niệm Phật cầu sinh Tịnh độ


Ai vào địa ngục

Mua sách qua Amazon sẽ được gửi đến tận nhà - trên toàn nước Mỹ, Canada, Âu châu và Úc châu.

XEM TRANG GIỚI THIỆU.





Quý vị đang truy cập từ IP 54.225.1.66 và chưa ghi danh hoặc đăng nhập trên máy tính này. Nếu là thành viên, quý vị chỉ cần đăng nhập một lần duy nhất trên thiết bị truy cập, bằng email và mật khẩu đã chọn.
Chúng tôi khuyến khích việc ghi danh thành viên ,để thuận tiện trong việc chia sẻ thông tin, chia sẻ kinh nghiệm sống giữa các thành viên, đồng thời quý vị cũng sẽ nhận được sự hỗ trợ kỹ thuật từ Ban Quản Trị trong quá trình sử dụng website này.
Việc ghi danh là hoàn toàn miễn phí và tự nguyện.

Ghi danh hoặc đăng nhập

Thành viên đang online:
Rộng Mở Tâm Hồn caokiem Rộng Mở Tâm Hồn Phan Huy Triều Rộng Mở Tâm Hồn hoangquycong Rộng Mở Tâm Hồn Lãn Tử Rộng Mở Tâm Hồn Ton That Nguyen Rộng Mở Tâm Hồn Nguyễn Sĩ Long Rộng Mở Tâm Hồn ngtieudao Rộng Mở Tâm Hồn Viên Hiếu Thành Rộng Mở Tâm Hồn Phạm Thiên Rộng Mở Tâm Hồn Pascal Bui Rộng Mở Tâm Hồn Tri Huynh Rộng Mở Tâm Hồn Chúc Huy Rộng Mở Tâm Hồn Trương Quang Quý Rộng Mở Tâm Hồn Lê Quốc Việt Rộng Mở Tâm Hồn Du Miên Rộng Mở Tâm Hồn Quang-Tu Vu Rộng Mở Tâm Hồn phamthanh210 Rộng Mở Tâm Hồn An Khang 63 Rộng Mở Tâm Hồn Vạn Phúc Rộng Mở Tâm Hồn zeus7777 Rộng Mở Tâm Hồn Trương Ngọc Trân Rộng Mở Tâm Hồn Diệu Tiến Rộng Mở Tâm Hồn Tam Thien Tam Rộng Mở Tâm Hồn Nguyên Ngọc Rộng Mở Tâm Hồn Trần Thị Huyền Rộng Mở Tâm Hồn Thiện Diệu Rộng Mở Tâm Hồn Nguyễn Văn Minh Rộng Mở Tâm Hồn Diệu Âm Phúc Thành Rộng Mở Tâm Hồn Thiền Khách Rộng Mở Tâm Hồn nước Rộng Mở Tâm Hồn Bui Tuyet Lan Rộng Mở Tâm Hồn Xuân Thôn Rộng Mở Tâm Hồn Nguyên Độ Rộng Mở Tâm Hồn Thích Quảng Ba Rộng Mở Tâm Hồn Pháp Tâm Rộng Mở Tâm Hồn Dinhvinh1964 Rộng Mở Tâm Hồn Yduongvan Rộng Mở Tâm Hồn Trí Tuệ Từ Bi Rộng Mở Tâm Hồn Tiến Mạnh Rộng Mở Tâm Hồn Hoat Khong ... ...

Hoa Kỳ (411 lượt xem) - Việt Nam (129 lượt xem) - French Southern Territories (5 lượt xem) - Senegal (3 lượt xem) - Saudi Arabia (2 lượt xem) - Philippines (2 lượt xem) - Anh quốc (1 lượt xem) - Hà Lan (1 lượt xem) - Mauritius (1 lượt xem) - Nga (1 lượt xem) - Algeria (1 lượt xem) - Uzbekistan (1 lượt xem) - Kenya (1 lượt xem) - ... ...