Người nhiều lòng tham giống như cầm đuốc đi ngược gió, thế nào cũng bị lửa táp vào tay. Kinh Bốn mươi hai chương
Trời sinh voi sinh cỏ, nhưng cỏ không mọc trước miệng voi. (God gives every bird a worm, but he does not throw it into the nest. )Ngạn ngữ Thụy Điển
Như ngôi nhà khéo lợp, mưa không xâm nhập vào. Cũng vậy tâm khéo tu, tham dục không xâm nhập.Kinh Pháp cú (Kệ số 14)
Chiến thắng hàng ngàn quân địch cũng không bằng tự thắng được mình. Kinh Pháp cú
Một người sáng tạo được thôi thúc bởi khát khao đạt đến thành công, không phải bởi mong muốn đánh bại người khác. (A creative man is motivated by the desire to achieve, not by the desire to beat others.)Ayn Rand
Sống chạy theo vẻ đẹp, không hộ trì các căn, ăn uống thiếu tiết độ, biếng nhác, chẳng tinh cần; ma uy hiếp kẻ ấy, như cây yếu trước gió.Kinh Pháp cú (Kệ số 7)
Khi ăn uống nên xem như dùng thuốc để trị bệnh, dù ngon dù dở cũng chỉ dùng đúng mức, đưa vào thân thể chỉ để khỏi đói khát mà thôi.Kinh Lời dạy cuối cùng
Mỗi cơn giận luôn có một nguyên nhân, nhưng rất hiếm khi đó là nguyên nhân chính đáng. (Anger is never without a reason, but seldom with a good one.)Benjamin Franklin
Cho dù không ai có thể quay lại quá khứ để khởi sự khác hơn, nhưng bất cứ ai cũng có thể bắt đầu từ hôm nay để tạo ra một kết cuộc hoàn toàn mới. (Though no one can go back and make a brand new start, anyone can start from now and make a brand new ending. )Carl Bard
Hạnh phúc đích thực không quá đắt, nhưng chúng ta phải trả giá quá nhiều cho những thứ ta lầm tưởng là hạnh phúc. (Real happiness is cheap enough, yet how dearly we pay for its counterfeit.)Hosea Ballou

Trang chủ »» Danh mục »» THUYẾT GIẢNG GIÁO PHÁP »» Các vị đại sư tái sinh Tây Tạng »» Đại sư thứ mười bốn: THEKCHOK DORJE (1798 - 1868) »»

Các vị đại sư tái sinh Tây Tạng
»» Đại sư thứ mười bốn: THEKCHOK DORJE (1798 - 1868)

(Lượt xem: 2.546)
Xem trong Thư phòng    Xem định dạng khác    Xem Mục lục 

       

Các vị đại sư tái sinh Tây Tạng - Đại sư thứ mười bốn: THEKCHOK DORJE (1798 - 1868)

Font chữ:

Đại sư Theckchok Dorje sinh vào năm Hỏa Tỵ (1798) tại làng Danang, vùng Salmo Gang ở tỉnh Kham, thuộc miền đông Tây Tạng. Ngài sinh ra vào khoảng giữa mùa đông, nhưng bỗng nhiên các loài hoa quanh vùng đều nở rộ, và người ta nhìn thấy những mống cầu vồng bảy sắc xuất hiện trên bầu trời. Và điều kỳ lạ hơn là đứa bé vừa sinh ra đã có thể phát âm được những chữ cái trong tiếng Sanskrit.

Tin đồn loan ra khắp nơi về một em bé sinh ra với những điềm lành kỳ dị, và không bao lâu đã đến tai đại sư Drukchen Kunzig Chokyi Nangwa, người đang nắm giữ bức di thư của đức Karmapa đời thứ mười ba, trong đó nói rõ các chi tiết về sự tái sinh của ngài. Chokyi Nangwa liền cử ngay một phái đoàn tìm kiếm đến tỉnh Kham. Tại Salmo Gang, họ gặp hai phái đoàn khác do Situ Rinpoche và Gyaltshap Rinpoche cử đến, cũng với mục đích tìm kiếm hóa thân tái sinh của đức Karmapa. Mọi người cùng tìm gặp được đứa bé và sau đó họ đều tin chắc rằng đây chính là hóa thân tái sinh của đức Karmapa. Với sự cho phép của cha mẹ, đứa bé được đưa về tu viện Ogmin.

Tại đây, vị Tai Situpa đời thứ chín là Pema Nyinje Wangpo căn cứ theo di thư của đức Karmapa đời thứ mười ba để xác nhận em bé chính là hóa thân đời thứ mười bốn của đức Karmapa. Ngài tổ chức một buổi lễ chính thức công nhận hóa thân của đức Karmapa, và cũng đồng thời truyền giới sa-di cho em bé.

Đức Karmapa nhận được sự truyền dạy giáo pháp từ cả hai vị Pema Nyinche Wangpo và Drukchen Kunzig Chokyi Nangwa. Ngài được học giáo pháp truyền thống của dòng Karma Kagyu và cả những giáo pháp của phái Nyingma (Ninh-mã).

Sau buổi lễ đăng quang chính thức để nhận vương miện kim cương màu đen và trở thành vị Karmapa đời thứ mười bốn, Theckchok Dorje rời tu viện Ogmin để đi đến Tsurphu và tiếp tục những chương trình học cao hơn.

Năm 19 tuổi, ngài thọ giới tỳ-kheo với Situ Rinpoche và Drukchen Chokyi Nangwa để chính thức trở thành một vị tăng sĩ. Vào lúc này ngài đã có nhiều hoạt động hoằng pháp đáng kể như trùng tu, sửa chữa các tu viện và chùa tháp trong vùng.

Đức Karmapa Theckchok Dorje sống một cuộc sống hết sức đơn giản và có thể xem là khuôn mẫu lý tưởng cho tất cả tăng sĩ. Ngài có năng khiếu thi ca bẩm sinh và tài biện luận xuất chúng. Ngài cũng tinh thông trong các ngành điêu khắc, thủ công mỹ nghệ và cả nghệ thuật đúc kim loại.

Ngài tham gia tích cực vào phong trào Ri-me, một phong trào kêu gọi sự chấn hưng Phật giáo Tây Tạng thông qua việc xóa bỏ mọi ranh giới ngăn cách giữa các tông phái khác nhau, nhờ đó mà các học giả lớn của mỗi tông phái bắt đầu có sự quan tâm học hỏi và chia sẻ những truyền thống tốt đẹp và giáo pháp của các tông phái khác. Phong trào này được khởi xướng từ tỉnh Kham và nhanh chóng lan rộng khắp nơi, với sự tham gia hưởng ứng của nhiều bậc thầy thuộc các tông phái khác nhau. Ngoài các học giả và các bậc thầy thiền định, phong trào này cũng cuốn hút cả những người Phật tử thuộc các ngành nghề khác nhau.

Sự giao lưu theo phong trào chấn hưng này đặc biệt phát triển rất mạnh mẽ giữa hai truyền thống Karma Kagyu và Nyingma (Ninh-mã), khi đức Karmapa Thekchok Dorje truyền dạy giáo pháp cho Jamgon Kongtrul Rinpoche và Jamyang Chentse Wangpo của phái Nyingma và nhận được sự chỉ dạy của vị đạo sư Chogyur Lingpa về các Tan-tra quý giá của phái này. Đạo sư Chogyur Lingpa là người đã có lần nhìn thấy trước các hóa thân Karmapa cho đến tận đời thứ hai mươi mốt.

Đức Karmapa Thekchok Dorje đi khắp mọi nơi trên đất nước Tây Tạng để truyền dạy rộng rãi giáo pháp. Năm 1860, ngài du hóa qua địa phận tỉnh Kham và nhận biết được hóa thân đời thứ mười của vị Situ là Pema Kunzang ở tu viện Palpung. Ngài đã công nhận và tổ chức lễ đăng quang chính thức cho vị Situ này. Cũng tại nơi đây, ngài truyền dạy giáo pháp cho Jamgon Kongtrul Lodrư Thaye. Khi ngài trở về Tsurphu, vị này vẫn tiếp tục theo học một cách chuyên cần. Một thời gian ngắn trước khi đức Karmapa viên tịch, Jamgon Kongtrul Lodrư Thaye nhận được sự truyền thừa toàn bộ giáo pháp truyền thống của dòng Karma Kagyu.

Đức Karmapa Thekchok Dorje viên tịch vào năm 1868, khi được 70 tuổi. Ngài để lại một di thư nói rõ chi tiết về lần tái sinh sắp tới của mình.

Người kế thừa giáo pháp của đức Karmapa đời thứ mười bốn là đại sư Jamgon Kongtrul Lodrư Thaye, một bậc thầy vĩ đại trong phong trào Ri-me, và cũng là một tác giả để lại nhiều tác phẩm quan trọng.

Đại sư Jamgon Kongtrul Lodrư Thaye sinh năm 1813 tại làng Rong-gyap ở Derge, miền đông Tây Tạng. Sự ra đời của đại sư đã được đức Phật Thích-ca dự báo trước trong kinh Tam-muội vương (Samadhiraja-stra) và ngài Liên Hoa Sinh (Padmasambhava) cũng nhiều lần nhắc đến trong các phần giáo pháp bí truyền (Terma) của ngài.

Đại sư Jamgon Kongtrul Lodrư Thaye nghiên cứu và tinh thông giáo pháp của đức Phật nói chung, và giáo pháp Mật tông nói riêng. Ngài cũng am tường cả giáo lý của đạo Bon, một tôn giáo cổ xưa của Tây Tạng.

Trong số rất nhiều bậc thầy mà đại sư Jamgon Kongtrul Lodrư Thaye theo học, những vị quan trọng nhất là đức Karmapa đời thứ mười bốn, Situ Pema Nyinje Wangpo, và đại sư Khyentse. Ngài không chỉ là một trong các bậc thầy vĩ đại nắm giữ truyền thống của phái Karma Kagyu mà còn là người nắm vững toàn bộ giáo pháp bốn trường phái lớn của Phật giáo Tây Tạng.

Lodrư Thaye là một trong những tên tuổi nổi bật nhất của phong trào chấn hưng Phật giáo có tên gọi là Ri-me ở Tây Tạng, cùng với đại sư Khyentse.

Ngài là thầy dạy chính của đức Karmapa đời thứ mười lăm Khakhyap Dorje, chịu trách nhiệm trao truyền toàn bộ giáo pháp của dòng Karma Kagyu cho đức Karmapa. Ngài nổi tiếng là một bậc thầy vĩ đại, một học giả uyên bác, một nhà văn, nhà thơ, nhà điêu khắc, với hơn 100 tác phẩm để lại thuộc đủ mọi thể loại. Trong số này, được biết đến nhiều nhất là bộ luận văn về Năm kho tàng, gồm có Kho tàng các chân ngôn của dòng Karma Kagyu, Kho tàng các chỉ dẫn cương yếu, Kho tàng các Mật pháp vô giá, Kho tàng Phật pháp vô lượng và Kho tàng tri thức.

Đại sư Jamgon Kongtrul Lodrư Thaye viên tịch vào năm 1899 và luôn được tưởng nhớ đến cùng với các vị đệ tử kiệt xuất khác của đức Karmapa đời thứ mười bốn như Jamyang Khyentse Wangpo, Dechen Chogyur Lingpa, Drukchen Mipham Chokyi Gyaltsho, Pawo Tsuglak Nyingche ...

    « Xem chương trước «      « Sách này có 18 chương »       » Xem chương tiếp theo »
» Tải file Word về máy » - In chương sách này

_______________

MUA THỈNH KINH SÁCH PHẬT HỌC

DO NXB LIÊN PHẬT HỘI PHÁT HÀNH




Lược sử Phật giáo


Tiếp kiến đức Đạt-lai Lạt-ma


Kinh nghiệm tu tập trong đời thường


Dưới bóng đa chùa Viên Giác

Mua sách qua Amazon sẽ được gửi đến tận nhà - trên toàn nước Mỹ, Canada, Âu châu và Úc châu.

XEM TRANG GIỚI THIỆU.





Quý vị đang truy cập từ IP 3.17.6.75 và chưa ghi danh hoặc đăng nhập trên máy tính này. Nếu là thành viên, quý vị chỉ cần đăng nhập một lần duy nhất trên thiết bị truy cập, bằng email và mật khẩu đã chọn.
Chúng tôi khuyến khích việc ghi danh thành viên ,để thuận tiện trong việc chia sẻ thông tin, chia sẻ kinh nghiệm sống giữa các thành viên, đồng thời quý vị cũng sẽ nhận được sự hỗ trợ kỹ thuật từ Ban Quản Trị trong quá trình sử dụng website này.
Việc ghi danh là hoàn toàn miễn phí và tự nguyện.

Ghi danh hoặc đăng nhập

Thành viên đang online:
Rộng Mở Tâm Hồn Phan Huy Triều Rộng Mở Tâm Hồn Tam Thien Tam Rộng Mở Tâm Hồn Pascal Bui Rộng Mở Tâm Hồn Tri Huynh Rộng Mở Tâm Hồn caokiem Rộng Mở Tâm Hồn hoangquycong Rộng Mở Tâm Hồn Lãn Tử Rộng Mở Tâm Hồn Ton That Nguyen Rộng Mở Tâm Hồn Nguyễn Sĩ Long Rộng Mở Tâm Hồn ngtieudao Rộng Mở Tâm Hồn Viên Hiếu Thành Rộng Mở Tâm Hồn Phạm Thiên Rộng Mở Tâm Hồn Chúc Huy Rộng Mở Tâm Hồn Trương Quang Quý Rộng Mở Tâm Hồn Lê Quốc Việt Rộng Mở Tâm Hồn Du Miên Rộng Mở Tâm Hồn Quang-Tu Vu Rộng Mở Tâm Hồn phamthanh210 Rộng Mở Tâm Hồn An Khang 63 Rộng Mở Tâm Hồn Vạn Phúc Rộng Mở Tâm Hồn zeus7777 Rộng Mở Tâm Hồn Trương Ngọc Trân Rộng Mở Tâm Hồn Diệu Tiến Rộng Mở Tâm Hồn Nguyên Ngọc Rộng Mở Tâm Hồn Trần Thị Huyền Rộng Mở Tâm Hồn Thiện Diệu Rộng Mở Tâm Hồn Nguyễn Văn Minh Rộng Mở Tâm Hồn Diệu Âm Phúc Thành Rộng Mở Tâm Hồn Thiền Khách Rộng Mở Tâm Hồn nước Rộng Mở Tâm Hồn Bui Tuyet Lan Rộng Mở Tâm Hồn Xuân Thôn Rộng Mở Tâm Hồn Nguyên Độ Rộng Mở Tâm Hồn Thích Quảng Ba Rộng Mở Tâm Hồn Pháp Tâm Rộng Mở Tâm Hồn Dinhvinh1964 Rộng Mở Tâm Hồn Yduongvan Rộng Mở Tâm Hồn Trí Tuệ Từ Bi Rộng Mở Tâm Hồn Tiến Mạnh Rộng Mở Tâm Hồn Hoat Khong ... ...

Việt Nam (86 lượt xem) - Hoa Kỳ (80 lượt xem) - French Southern Territories (5 lượt xem) - Philippines (2 lượt xem) - Saudi Arabia (2 lượt xem) - Algeria (1 lượt xem) - Uzbekistan (1 lượt xem) - Kenya (1 lượt xem) - Anh quốc (1 lượt xem) - Hà Lan (1 lượt xem) - Mauritius (1 lượt xem) - Nga (1 lượt xem) - ... ...