Tôn giáo không có nghĩa là giới điều, đền miếu, tu viện hay các dấu hiệu bên ngoài, vì đó chỉ là các yếu tố hỗ trợ trong việc điều phục tâm. Khi tâm được điều phục, mỗi người mới thực sự là một hành giả tôn giáo.Đức Đạt-lai Lạt-ma XIV
Người thực hành ít ham muốn thì lòng được thản nhiên, không phải lo sợ chi cả, cho dù gặp việc thế nào cũng tự thấy đầy đủ.Kinh Lời dạy cuối cùng
Nỗ lực mang đến hạnh phúc cho người khác sẽ nâng cao chính bản thân ta. (An effort made for the happiness of others lifts above ourselves.)Lydia M. Child
Thêm một chút kiên trì và một chút nỗ lực thì sự thất bại vô vọng cũng có thể trở thành thành công rực rỡ. (A little more persistence, a little more effort, and what seemed hopeless failure may turn to glorious success. )Elbert Hubbard
Thiên tài là khả năng hiện thực hóa những điều bạn nghĩ. (Genius is the ability to put into effect what is on your mind. )F. Scott Fitzgerald
Tôi biết ơn những người đã từ chối giúp đỡ tôi, vì nhờ có họ mà tôi đã tự mình làm được. (I am thankful for all of those who said NO to me. Its because of them I’m doing it myself. )Albert Einstein
Những ai có được hạnh phúc cũng sẽ làm cho người khác được hạnh phúc. (Whoever is happy will make others happy too.)Anne Frank
Thường tự xét lỗi mình, đừng nói lỗi người khác. Kinh Đại Bát Niết-bàn
Nếu người nói nhiều kinh, không hành trì, phóng dật; như kẻ chăn bò người, không phần Sa-môn hạnh.Kinh Pháp cú (Kệ số 19)
Như đá tảng kiên cố, không gió nào lay động, cũng vậy, giữa khen chê, người trí không dao động.Kinh Pháp cú (Kệ số 81)

Trang chủ »» Danh mục »» TỦ SÁCH RỘNG MỞ TÂM HỒN »» Vì lợi ích của nhiều người »» Cuộc họp hằng năm tại Dhamma Giri, Ấn Độ, ngày 10 tháng 1 năm 1998 »»

Vì lợi ích của nhiều người
»» Cuộc họp hằng năm tại Dhamma Giri, Ấn Độ, ngày 10 tháng 1 năm 1998

(Lượt xem: 6.138)
Xem trong Thư phòng    Xem định dạng khác    Xem Mục lục  English || Đối chiếu song ngữ


       

Vì lợi ích của nhiều người - Cuộc họp hằng năm tại Dhamma Giri, Ấn Độ, ngày 10 tháng 1 năm 1998

Font chữ:


Hỏi: Thưa thầy, làm sao để thầy tuyển chọn thành viên trong ban điều hành, thiền sư phụ tá và thiền sư từ những người hành thiền?

Thầy Goenka: Hãy hỏi Thầy cách không lựa chọn họ như thế nào. Những lý do nào để không lựa chọn ai làm thiền sư phụ tá, ban điều hành, hay những chức vụ khác.

Con đã biết đây là truyền thống tương đối mới – Thầy nhận lấy trách nhiệm khai mở một truyền thống mới của những thiền sư Vipassana là những cư sĩ.

Chúng ta rất biết ơn Đại Sư Ledi Sayadaw một trăm năm trước đã phá bỏ tục lệ. Trước đây, Vipssana chỉ dành riêng cho những vị Bhikkhu (Tăng). Ngài nói: “Tại sao chỉ có Bhikkhu? Ngay cả cư sĩ cũng nên học Vipassana”. Và Ngài bắt đầu truyền cho các cư sĩ. Rồi Ngài còn mở một cánh cửa nữa cho cư sĩ – cũng phải có thiền sư cư sĩ. Ngài bổ nhiệm vị thiền sư cư sĩ Vipassana đầu tiên – Saya Thetgyi. Đó là sự khai mở rất lớn, bởi vì Ngài thấy tương lai rất rõ. Tới giờ đã gần hết 2,500 năm, Buddha-sasana (thời kỳ giáo huấn của Đức Phật hiện diện) kế tiếp sắp sửa bắt đầu.

Trong những nước mà dân chúng là tín đồ của Đức Phật – hay ít nhất họ tự xưng là Phật tử - và một vị Bhikkhu ngồi trên ghế Dhamma, họ rất vui, họ sẽ chấp nhận mọi điều vị Tăng nói và nghe theo vị Tăng này. Nhưng trong những nước mà tôn giáo không phải là Phật giáo, nếu một vị Bhikkhu tới đó và nói: “Này, hãy tới đây, ta sẽ dạy Dhamma (Pháp) cho quý vị”, sẽ không có ai tới, họ sẽ lánh xa. Họ sẽ nghĩ: “Ồ, vị này tới để cải đạo chúng ta sang đạo của vị này”. Nhưng nếu một thiền sư cư sĩ giảng dạy thì không còn trở ngại đó. Và người thiền sư phải hết sức cẩn trọng nói rõ là chúng ta không màng đến chuyện cải đạo con người từ một tôn giáo này sang một tôn giáo khác. Như vậy đó là một lý do tại sao truyền thống thiền sư cư sĩ này khởi nguồn – bởi vì Ngài Ledi Sayadaw tiên đoán được nhu cầu này.

Vào thời của Thiền sư Sayagyi U Ba Khin có rất ít thiền sinh, và bây giờ con số này gia tăng. Như vậy truyền thống hiện nay phải bắt đầu một cách đúng đắn. Bất cứ lỗi lầm nào xảy ra hôm nay sẽ tồi tệ hơn trong những thế hệ sau. Theo kinh nghiệm và kiến thức của Thầy, Thầy phải chắc rằng sự khởi đầu phải bằng đường lối hết sức tinh khiết.

Đường lối tinh khiết nào? Dhamma hết sức tinh khiết. Ngay khi Thầy biết có người ngỏ ý muốn làm thiền sư phụ tá, Thầy cảm thấy rất tội nghiệp cho người này, nhưng Thầy phải có giới hạn, người này không phù hợp làm một thiền sư phụ tá. Người nào thổ lộ, “Nếu tôi trở thành một trustee (tín viên, thành viên ban điều hành), tôi sẽ rất giỏi, tôi có thể làm cái này, tôi có thể làm cái này,” người đó sẽ bị vào sổ đen. Người nào ngỏ ý với Thầy muốn trở thành chủ tịch hay tổng thư ký của một tổ chức Vipassana nào đó - vào sổ đen. Thầy không cần biết là người này có thân cận với Thầy tới đâu đi nữa, bởi vì người này chưa thấm nhuần trong Dhamma. Họ chỉ muốn chức vụ, quyền lực, địa vị, đối với họ quan trọng hơn là phục vụ.

Nhưng giả thử có người tới nói với Thầy, “Con có thể phục vụ bằng mọi cách, và con muốn phục vụ. Con có nhiều thì giờ, xin vui lòng cho con biết con phục vụ bằng cách nào.” Nếu thế, Thầy bắt đầu cho điểm tốt. Và khi Thầy thấy rằng người này thực sự phục vụ một cách vô vị lợi mà không trông mong một chức vụ hay quyền lực hay địa vị v.v.. nào, thì từ từ người này sẽ được chọn.

Ai đó đã được chọn và sau đó Thầy thấy họ càng ngày càng có nhiều ngã mạn, họ trở nên lỗ mãng khi đối xử với người khác, tạo ra không gì ngoài thù hận và oán ghét, và làm hại chính họ. Thầy cảm thấy thương người này, “Hãy xem, tôi chịu trách nhiệm về việc người này sinh ra bất tịnh. Nếu tôi không đặt người này vào chức vụ cao, người này chắc chắn không sinh ra ngã mạn như thế này, không nói lời hằn học, và không làm hại người khác.” Tốt hơn là nên đợi.

Thầy không thể bãi nhiệm người đó, nhưng Thầy sẽ không cho người này làm việc đó nữa và cắt cử làm việc khác. Và Thầy giải thích, “Này, đây là lỗi của con. Khi không còn lỗi lầm, con sẽ có việc quan trọng hơn – quan trọng theo nghĩa là con có cơ hội để phục vụ nhiều người hơn, giúp họ tăng tiến trong Dhamma.” Điều này trở thành trách nhiệm lớn của một vị thầy Dhamma khi muốn bắt đầu một truyền thống của cư sĩ.

Cũng vậy, khi Thầy thấy một thiền sư phụ tá hay tín viên - người đã được giao một trọng trách – vô tình hay cố ý thành lập phe nhóm với ý tưởng, “Đây là một người trong nhóm của tôi, và tôi nên hỗ trợ người trong nhóm của mình, tôi sẽ cố dìm người không thuộc nhóm của mình xuống” – thì Thầy nhận thấy những người này không phải là người Dhamma chút nào. Những việc như thế xảy ra trong một đảng phái chính trị, trong các tổ chức xã hội cũng không sao, nhưng không được xảy ra trong một tổ chức Dhamma tinh khiết. Giây phút điều đó xảy ra, nhiệm vụ của Thầy là chặn đứng ngay lập tức. Giải tán những nhóm này và không cho phép một ai tạo ra tình trạng như thế.

Điều này không phải dành riêng cho Thầy nhưng cũng cho những thiền sư chủ quản trong tương lai để họ có sự hướng dẫn về phương cách lý tưởng để điều hành những trung tâm và ban điều hành Dhamma. Những điều này cần được đặt ra bây giờ. Như thế vì lý do này, ngay như Thầy có sai lầm, Thầy sẽ cố sửa chữa.

Như Thầy đã nói, chúng ta không thể bãi nhiệm một thiền sư phụ tá bởi vì bất cứ ai ngồi trên chỗ Dhamma và dạy Dhamma phát triển sự quan hệ với thiền sinh.Thầy không muốn cắt đứt sự quan hệ này. Bởi vậy người đó vẫn tiếp tục - trừ khi hoàn toàn không tránh khỏi. Dĩ nhiên trong trường hợp như thế, Thầy phải nói với người này, “Không, con không được làm thiền sư phụ tá nữa.” Điều này rất hiếm khi xảy ra. Nó đã xảy ra nhưng rất hiếm.

Nhưng đối với thành viên ban điều hành, quản lý trung tâm v.v … thì chắc chắn Thầy không ngừng thay thế họ. Trong ban điều hành, mỗi năm họ phải từ chức, và Thầy có thể bổ nhiệm người khác hay tái bổ nhiệm một vài người trong số họ. Tại sao như thế? Không phải vì có gì sai trái trong những người này. Nhưng rắc rối là khi người giữ một chức vụ nào quá lâu thì có thể sinh ra sự bám víu một cách vô tình hay cố ý, “Ta là tổng thư ký, không ai khác có thể làm được việc này. Ta quá toàn hảo trong việc này, ta phải tiếp tục. Nếu ta không tiếp tục mọi việc sẽ hư hỏng.” Cái gì đang xảy ra? Người đó đang làm gì thế? Người đó bắt đầu nghĩ rằng không ai có thể thay thế được mình. Đây không phải là Dhamma. Do đó mỗi năm phải thay đổi. Một lý do khác là để nhiều người có cơ hội phát triển Paramis, thêm nhiều người tham gia việc phục vụ người khác, phục vụ thiền sinh.

Khi Thầy yêu cầu một tìn viên hay một chủ tịch hay một tổng thư ký từ chức, thời kỳ thử thách cho người đó bắt đầu từ giây phút đó. Thầy tự xét đoán, “Bây giờ người này phục vụ như thế nào? Khi còn là chủ tịch, người này phục vụ hết sức nhiệt tình, và làm việc hăng say. Bây giờ không còn là chủ tịch hay tổng thư ký nữa thì như thế nào?” Nếu Thầy thấy rằng người này không còn để tâm tới công việc Dhamma nữa, thì người đó chỉ muốn chức vụ để thổi phống bản ngã chứ không màng gì đến việc phục vụ. Do đó Thầy có tình thương với người này và cố giảng giải, cố mang họ trở lại với Dhamma. Đây là công việc của vị Thiền sư Dhamma chủ quản, để chắc rằng những con trai và con gái Dhamma không ngừng tăng tiến trong Dhamma. Điều này rất quan trọng. Tất cả những việc này xảy ra và ta quan sát.

Một điều nữa cần phải ghi nhớ: Đây là một truyền thống thiền sư cư sĩ. Vào thời của Đức Phật đã có thiền sư cư sĩ, nhưng sau đó chỉ có Bhikkhus làm thiền sư. Khi một Bhikkhu sống đúng theo vinaya (giới luật) thì không có gì sai trái bởi vì vị này không tích tụ tài sản. Vị này không thể tích tụ tài sản bởi vì mọi nhu cầu đã được cung ứng. Nếu Thầy thấy một Bhikkhu không giữ giới luật, vị ấy phá giới, vị đó chỉ muốn tích tụ tiền tài hay cái này cái kia, thì Thầy thấy rằng vị đó không xứng đáng để giữ chức vụ đó. Đó là vấn đề liên quan tới thiền sư Bhikkhu. Nhưng Thầy chỉ quan tâm đến thiền sư cư sĩ. Thầy phải bắt đầu một truyền thống lành mạnh, trong sạch cho thiền sư cư sĩ; Thầy phải hết sức cẩn trọng.

Giả thử một ai đó làm thiền sư - phụ tá hay cấp cao hay bất cứ là gì – và họ không có phương tiện để sinh sống. Là một chủ gia đình người này chắc chắn phải có trách nhiệm nào đó đối với gia đình, nhưng lại không có phương tiện sinh sống. Thì có thể, bởi vì hoàn cảnh, người đó bắt đầu xin xỏ, “Này, con trai tôi, con gái tôi đau ốm, con trai hay con gái tôi đám cưới, gia đình tôi gặp khó khăn này nọ.” Và thiền sinh, vì cảm tình hay kính nể thiền sư có thể cúng dường. Nếu điều này xảy ra, toàn thể truyền thống sẽ bị ô nhiễm.

Do đó Thầy phải xét xem người mà Thầy định bổ nhiệm có đủ lợi tức để nuôi sống gia đình hay không. Nếu được như thế thì rất tốt. Khi Thầy thấy người này không có phương tiện sinh sống, thì mặc dù có hoàn hảo để làm thiền sư đến đâu đi nữa, Thầy không bổ nhiệm. Trông có vẻ như Thầy bất công với những người nghèo, nhưng thật ra, nếu có người trở thành thiền sư mà không thể nuôi sống gia đình thì rất có hại cho truyền thống.

Hiện giờ chúng ta đang phải đối diện với những vấn đề này và cố gắng tìm ra giải pháp thỏa đáng thuận theo Dhamma, để làm gương cho thế hệ mai sau. Với những việc đã hoàn thành, luôn luôn nên nhớ rằng sự tinh khiết của Dhamma không bị ô nhiễm. Ta không nên dùng Dhamma làm kế sinh nhai - điều đó rất nguy hiểm. Người ta không nên phục vụ để thổi phồng bản ngã hay lòng kiêu hãnh, và rồi trở nên tự cao tự đại và bắt đầu nói năng khiếm nhã với người khác. Tất cả những điều này là để giúp cho những Thiền sư chủ quản trong tương lai, bởi vì điều này sẽ xảy ra. Chúng ta thấy điều đang xảy ra hiện nay, và trong một hay hai thế hệ nó sẽ lan tràn khắp thế giới.

Nếu điều lệ đúng đắn cho truyền thống này không được đặt ra bây giờ, nếu nguyên tắc thích đáng không được đặt ra, nó sẽ rất tai hại cho mai sau. Đây là Vinaya (giới luật) cho thiền sư cư sĩ. Khi tình huống khác xảy ra, có thể có thêm luật mới. Ngay vào thời của Đức Phật, Ngài đặt ra một số điều lệ về Vinaya (giới luật), và rồi vài chuyện xảy ra nên cần thêm điều lệ mới. Và rồi lại xảy chuyện khác và lại thêm điều lệ. Theo cùng một kiểu cách, qua kinh nghiệm, chúng ta không ngừng thêm hay thay đổi điều lệ để phù hợp với thực tế. Nhưng toàn thể mục đích là để giữ cho sứ mạng Dhamma được tinh khiết. Không nên đi sai đường. Đây là cách duy nhất mà Thầy bổ nhiệm người.

Hỏi: Thưa thầy, có một sự lo ngại rằng tháp đang được xây ở Mumbai có thể biến Vipassana thành một tông phái khác?

Đáp: Đúng, đúng. Nếu người thầy này còn sống được vài năm nữa, các con sẽ thấy rằng thầy sẽ không cho phép bất cứ điều gì để có thể biến Vipassana thành tông phái. Nếu cái tháp trở thành một cái dụng cụ để biến giáo huấn của Đức Phật thành một tông phái, một tổ chức tôn giáo thì tất cả sự giảng dạy của chúng ta đã rơi xuống bùn đen. Chúng ta đã không hiểu giáo huấn của Đức Phật là ǵ. Nếu cái tháp này được dùng để cho người ta tới cầu nguyện: “Ôi, cái tháp. Xin cho tôi được cái này, tôi cần cái kia,” thì toàn thể những thứ đó sẽ biến Vipassana thành một tổ chức tôn giáo – chắc chắn sẽ như vậy!

Chúng ta sẽ sử dụng ngọn tháp đó như thế nào? Nó phải được dùng theo cách đúng đắn: Cho việc hành thiền và truyền bá Vipassana, để mọi người có thể biết Vipassana là gì. Nhiều người sẽ tới vì tính tò mò và thắc mắc, “Một kiến trúc thật hoành tráng, không biết có cái gì ở bên trong nhỉ?” và khi đi vào trong và sẽ có được một số thông tin, “Nhìn kìa, đây là Đức Phật, đây là những gì Đức Phật đã giảng dạy, những gì đã xảy ra trong cuộc đời của Ngài, Vipassana đã biến Ngài thành một Đức Phật, đã biến ngài thành một thiền sư Dhamma vĩ đại cho thế giới.” Mọi người sẽ có thật nhiều lợi lạc.

Nếu họ có sự hứng khởi để tìm hiểu về Vipassana thì chúng ta sẽ cung cấp thông tin cho họ. Trong số 10.000 người đã tới, nếu chỉ có 100 người hứng khởi để tham dự khóa thiền thì 100 người sẽ được lợi lạc, và ít nhất số người còn lại sẽ nhận được một thông điệp đúng đắn. Do đó, ngọn tháp này sẽ không cho phép để lợi dụng nó biến Vipassana thành một tổ chức tông phái khác. Bằng không thì mục đích của chúng ta sẽ bị mất đi.

Hỏi: Năm 1999 là tròn 100 năm kỷ niệm sinh nhật của Sayagyi U Ba Khin và nó cũng là sinh nhật thứ 75 của thầy. Chúng ta nên tổ chức kỷ niệm dấu mốc năm quan trọng này như thế nào?

Hãy quên đi sinh nhật thứ 75 đó, vì thầy vẫn còn sống! Hãy chú trọng đến lễ kỷ niệm 100 năm của Sayagyi U Ba Khin. Thật tuyệt vời, đó là lễ 100 năm của bậc thánh nhân đích thực của thế hệ này! Tất cả chúng ta phải nghĩ tới các phương cách đúng đắn để tổ chức điều này. Có thể ta sẽ đăng báo hoặc viết sách tán dương, “Quả là một bậc thánh nhân tuyệt vời!” Nhưng điều đó không có ích lợi gì cả. Hãy làm sao để ngày càng có nhiều người được lôi cuốn đến Vipassana, hay là ít nhất cũng biết Vipassana là gì và hưởng lợi từ nó. Đó mới quan trọng hơn nhiều.

Lịch sử sẽ cho thấy Ngài là một người tuyệt vời như thế nào. Lịch sử sẽ nói ngài Ladi Sayadaw là một người tuyệt vời, Ngài chính là người đầu tiên mở cánh cổng cho cư sĩ tu tập theo phương pháp Vipassana, và chỉ dạy cho thiền sư - cư sĩ đầu tiên Saya Thetgyi. Sau đó tới lượt ngài Sayagyi U Ba Khin đã mở cánh cổng đưa Vipassana ra toàn thế giới và nói với thiền sinh, “Hãy đi và giảng dạy. Hãy giảng dạy như thế này.” Và toàn thể thế giới sẽ cảm thấy biết ơn ngài. Do đó điều tốt nhất bây giờ với Ngài là chúng ta cung cấp một số lượng thông tin nhiều nhất cho đại chúng để mọi người ý thức về Vipassana. Đó là lý do tháp được xây dựng.

Hỏi: Có phải những ấn bản mới bằng CD-ROM đã được đưa vào kế hoạch? Điều này có liên quan gì tới paripatti (Phương pháp thực hành)?

Đáp: Để xem, công việc đầu đã hoàn tất và thầy chúc mừng những người đã làm công việc này. Đây không phải là ấn bản cuối cùng, các ấn bản khác sẽ được phát hành. Nhưng một điểm cần rõ ràng với những người làm việc trong dự án này: Đối với chúng ta sự truyền bá pariyatti không phải là mục tiêu cuối cùng. Đối với chúng ta, pa¬ipatti mới là mục đích, còn pariyatti là phương tiện.

Tại sao chúng ta phải thu thập các kinh điển này? Vì rất nhiều sách vở, kinh điển đã mất đi ở Trung Quốc, Tây Tạng và những quốc gia khác. Ai biết được sẽ có nhiều nữa sẽ bị mất đi? Khi thầy xem một cuốn sách bằng tiếng Pāli được ấn hành khoảng 100 năm trước đây ở Miến Điện, nhiều cuốn sách được đề cập tới trong phần tham khảo đã không còn nữa. Trong 100 năm này có quá nhiều sách đã bị mất đi. Nên trước khi để mất thêm, nhiệm vụ của thầy phải gìn giữ nó bằng cách giữ nó trong CD-ROM.

Giờ chúng ta có ba ấn bản CD-ROM và hai ấn bản khác sẽ được thêm vào, và có thể là bốn hoặc năm, cũng có thể là sáu, bảy, thật khó nói. Nhưng khi hai ấn bản khác và một vài cuốn sách được thêm vào — mà chúng có thể được hoàn thành trong vài tháng tới — sẽ được công bố trên internet và sẽ có cuộc thảo luận dành cho mọi người.

Mục đích chính là để làm gì? Giờ Dhamma Giri là trung tâm thế giới về phương pháp thực hành và internet sẽ được trung tâm sử dụng để thảo luận mọi phương diện của patipatti. Do đó chúng ta sẽ bắt đầu thảo luận như thế trên internet, chúng ta sẽ công bố một đề mục và nói rằng, “Chúng tôi cảm thấy rằng cảm giác trên cơ thể là rất quan trọng trong giáo huấn của Đức Phật.” Người ta sẽ trả lời, “Không, không. Từ Vedanā nghĩa là Cảm tưởng, mà Cảm tưởng tức là tới Tâm.” Hãy để họ nói, hãy để cho sự trao đổi bắt đầu bằng cách đó. Nếu chúng ta phạm một lỗi lầm thì chúng ta không nên chần chừ để sửa đổi chúng. Nếu có người khác đã sai lầm ở đâu đó thì ít nhất họ cũng được biết rằng cái gì là sự diễn dịch đích thực lời Đức Phật nói.

Đây chỉ là một ví dụ. Sẽ có rất nhiều thứ mà chúng ta có thể thảo luận. Ví dụ, “Có một câu hỏi, Sampajañña là gì?” Ngay như ở trong Atthakathās nhiều khi có thể không có những câu trả lời đúng đắn. Đối với chúng ta, khi có một sự khác biệt giữa Atthakathās và trong Tipitaka, thì Tipitaka quan trọng hơn.

Thay vì Buddhaghosa, thầy sẽ đọc từ Buddha, “Ngài nói gì cơ? Thưa ngài, ngài nói gì? Làm sao tôi có thể hiểu được điều này?” Nếu Atthakathās có một sự giảng giải rõ ràng thì điều đó hoàn toàn là chấp nhận được. Nếu sự giảng giải không được rõ ràng, đối với thầy Đức Phật xác thực hơn. Do đó bây giờ tất cả các thứ này sẽ được bàn tới, sự thảo luận quốc tế này sẽ bắt đầu trong vài tháng nữa, ngay khi chúng ta công bố trên internet.

Một điều tuyệt vời đã nảy sinh vì CD-ROM này - Đây là một ví dụ: Khi thầy tới quốc gia này để hoàn thành ước nguyện vị thầy của thầy là: Vipassana sẽ được củng cố tại Ấn Độ và sau đó được lan truyền tới các nơi trên thế giới. Điều đầu tiên đến trong tâm thầy là, “Tôi tới đây để dạy và giảng giải các giáo huấn của Đức Phật như là Dhamma chứ không phải Phật giáo. Ngay giây phút tôi nói mình tới để dạy Phật giáo thì không có ai đến nghe chứ đừng nói gì đến học khóa mười ngày.” Nhưng đây không phải là chiến lược của thầy, đó là sự tin tưởng, là niềm tin bởi vì Đức Phật rất phản đối các tông phái.

Sau nhiều năm, CD-ROM được phát hành và thầy yêu cầu những người làm việc trong dự án này, “Hãy tra xem từ Bauddha (có nghĩa là Phật tử hay Phật giáo) có viết ở đâu không?” Có tất cả 146 quyển, hơn 55.000 trang, và hàng triệu chữ, nhưng không có một chữ Bauddha nào ở đó cả. Ngay cả chữ Buddhism ( Phật Giáo) cũng không bao giờ được dùng ở đâu cả, kể cả Atthakathās hay ở trong Tīkā - không nơi nào có thể tìm thấy từ này. Thầy rất là vui mừng.

Những lời giáo huấn của Đức Phật đã bị hủy hoại thế nào? Bây giờ chúng ta hãy tìm hiểu từ Bauddha bắt đầu như thế nào? Ai là người đầu tiên đã dùng chữ này. Đối với thầy, thầy hết sức là thẳng thắn, ai là người đã dùng chữ “Phật giáo”, “Phật tử” trong bất cứ một ngôn ngữ nào, đó là kẻ thù lớn nhất đối với giáo huấn của Đức Phật. Bởi vì giáo huấn là phổ quát, bởi vì vô minh mà người đó đã biến nó thành tông phái. Phật giáo chỉ dành cho Phật tử, nhưng Dhamma là dành cho tất cả mọi người. Giây phút mà con nói là Phật giáo thì các con đã biến giáo huấn của Đức Phật chỉ giới hạn cho một nhóm người nào đó, điều đó hoàn toàn sai quấy.

Do đó chúng ta đã tìm hiểu và thảo luận những điều này với người khác trên internet, chúng ta sẽ cung cấp thông tin cho người ta và nếu họ có những thông tin khác thì chúng ta cũng sẽ nhận được lại từ họ. Trung tâm này ở đây sẽ thành một nơi quan trọng để thảo luận những giáo huấn của Đức Phật có liên quan đến Vipassana. Nếu có gì đó tới và liên quan đến một loại triết thuyết, chúng ta sẽ nói, “ Không, không, xin cám ơn. Chúng ta không thảo luận những việc đó, chúng ta sẽ chỉ thảo luận những điều mà hỗ trợ Vipassana.”

Hỏi: Nhiều thiền sinh cũ đang tự ý dạy Anapana, một số còn dạy Vipassana nữa. Điều này có đúng không?

Đáp: Điều đó không đúng đắn. Nhưng chúng ta có thể làm gì được. Chúng ta không có luật sư để luôn luôn kiểm soát và nói rằng, “Phương pháp thiền Vipassana đã được đăng ký bởi Goenka và đây là điều độc quyền cho nhãn hiệu của Ngài”. Không có cái gì như thế và nó sẽ không có được như thế. Tại sao như vậy, bởi vì nó sẽ được mở rộng cho mọi người.

Nhưng dĩ nhiên chúng ta nói rằng, “Nếu quí vị muốn truyền bá Vipassana cho người khác, trước tiên hãy tự mình củng cố trong Dhamma và có ðýợc sự huấn luyện thích ðáng ðể có thể giảng dạy nhý thế nào.” Nếu có ai không ðồng ý cũng không sao, hãy cứ vui lên. Chúng ta có thể làm gì được. Chúng ta sẽ không đưa vấn đề đó ra tòa, và sự thật là chúng ta đã không làm điều đó.

Hỏi: Trong pháp thoại của thầy, thầy có nói đến 31 cảnh giới. Nhưng điều này xem có vẻ là khác thường. Điều này có thể được hiểu là các tầng lớp của cảm giác không, thưa thầy?

Đáp: Chắc chắn là được, toàn thể phương pháp là để đưa các con tới giai đoạn mà các con bắt đầu có thể cảm thấy - Một số rất ít thiền sinh, đã bắt đầu cảm thấy - “Loại rung động nào mà tôi đang trải nghiệm đây?” và họ hiểu rằng một rung động của một cảnh giới đặc biệt này nó sẽ thuộc về loại này, rung động cảnh giới kia thì thuộc về loại khác. Và sau này họ có thể cảm thấy chi tiết hơn, rõ ràng hơn.

Nhưng không có nghĩa là trước tiên ta phải chấp nhận 31 cảnh giới này, rồi ta mới có thể tiến bộ trong Dhamma. Mọi người đến với thầy từ nhiều truyền thống khác nhau, trong đó có nơi mà truyền thống của họ không có tin vào kiếp quá khứ hay kiếp tương lai, cũng không sao cả. Thầy nói, “Con có tin vào kiếp này hay không? Nếu tin thì tốt, hãy tập để cải tiến cuộc đời này, khi các con đến một giai đoạn, các con có thể hiểu một kiếp quá khứ hay kiếp tương lai là gì - bằng sự chứng nghiệm - rồi hãy chấp nhận nó, chứ không phải bây giờ.”

Hỏi: Thưa thầy, nếu ta có được cơ hội phục vụ qua một việc không hợp với mình, ví dụ như thích làm việc với con người lại được yêu cầu làm việc với máy tính. Có khôn ngoan không khi chấp nhận công việc đó?

Đáp: Đây là những vấn đề của ban quản trị. Không nên áp đặt bất cứ công việc nào cho bất cứ ai. Người ta tới đây để phục vụ Dhamha. Giả thử người này không có khả năng làm một việc nào đó và các con nói, “Không, bạn chỉ có được làm công việc này mà thôi.” Thì ngay lúc đó, các con đã dựng lên một hàng rào cản cho sự tiến bộ của người này, cũng như sự phát triển của trung tâm. Điều đó không bao giờ nên xảy ra, ban quản trị phải cố gắng sắp xếp và xử lý những việc này.

Dĩ nhiên, không có điều gì áp đặt lên người phục vụ Dhamma. Nhưng ban quản trị phải hết sức cẩn thận. Giả thử có người đến đây và nói rằng, “Tôi sẽ sống ở đây sáu tháng hay một năm. Nhưng tôi không thể làm được việc này hay việc kia, hay tôi không thể phục vụ. Tôi đến đây để thiền hai lần một ngày, và thời gian còn lại tôi sẽ tán gẫu chỗ này, chỗ kia và nghỉ ngơi. Sau sáu tháng tôi sẽ ra đi.” Điều này thì không được. Khi đó người này sẽ bắt đầu làm hại chính họ và làm hại trung tâm. Do đó chúng ta phải hết sức cẩn thận về điều này. Nhưng điều đó không có nghĩa là chúng ta áp đặt công việc lên bất cứ một ai, một công việc mà họ không thể làm.

Hỏi: Thưa thầy, chúng con được nghe rằng thầy sẽ đồng ý làm người khách chính trong tiệc khai mạc bức tượng bác sĩ Babasaheb Ambedkar (một nhà lãnh đạo nổi tiếng đã có công chuyển đạo rất đông những người từ tầng lớp không thể động chạm được sang Phật giáo và sau này được biết tới ở Ấn Độ là Neo-Buddism) tại Mumbai. Chúng con lo ngại không biết đây có phải là dấu hiệu rằng thầy đã hỗ trợ một tổ chức tông phái. Xin thầy hãy giải thích cho chúng con được rõ.

Đáp: Nếu ai mời thầy là khách chính thì thầy sẽ nói, “Hãy để tôi là khách mời hạng ba.” Nếu họ nhất quyết mời thầy ở vị trí khách chính, thầy sẽ ngồi ở đó. Nhưng những gì thầy nói ở đó sẽ không có gì đi ngược lại với Dhamma tinh khiết. Bởi vì thầy có một sự kính trọng lớn lao đối với Ambedkar vì những thành quả đáng nể qua rất nhiều thế hệ cha ông của thầy và tất cả những người thuộc gia cấp thượng lưu đã đàn áp những người này. Thật sự là một bất công lớn đối với họ, thầy có tất cả những cảm tình đối với họ và thầy muốn họ được phát triển trong Dhamma.

Nhưng cùng một lúc đó, Dhamma tinh khiết là gì? Họ đã không được hiểu. Do đó nhiệm vụ của thầy là giải thích cho họ đây là Dhamma tinh khiết. Thầy đã đưa ra một điều kiện, “Nếu quý vị mời tôi, tôi sẽ chỉ nói về Vipassana và không có gì ngoài Vipassana cả.” Và họ nói, “Tuyệt vời, xin hãy chỉ nói về Vipassana. Chúng tôi mời ngài vì mục đích đó, để cho mọi người có thể hiểu Vipassana là gì. Giáo huấn đích thực của Đức Phật là gì.” Tất cả những người này đã bị đàn áp qua nhiều thế hệ và Babasaheb Ambedkar đã làm một việc tốt lành khi ngài mang họ ra khỏi những hệ thống phân biệt giai cấp và cho họ một sự tự trọng tối thiểu. Nhưng rồi giáo huấn đích thực của Đức Phật bị thiếu sót. Nếu giáo huấn này cũng đến với họ thì thật là tuyệt vời, do đó thầy sẽ làm nhiệm vụ của thầy là mang Dhamma thuần khiết đến với họ.

Hỏi: Một thiền sư phụ tá đeo trang sức, mặc quần áo đắt tiền và ngồi trên chỗ của Dhamma, có phải là vi phạm một trong tám giới không?

Đáp: Thiền sư phụ tá không giữ tám giới, họ chỉ giữ có năm giới. Khi thiền sư phụ tá ngồi một khóa tự tu th́ì người đó phải giữ tám giới, nếu không thiền sư phụ tá không cần lúc nào cũng phải giữ tám giới. Bởi vì họ không ngừng dạy hết khóa này tới khóa thiền khác ở khắp nơi, nên khó mà sống trọn đời với tám giới. Điều đó rất khó. Những thiền sinh cũ tham dự khóa thiền phải tu tập đúng theo tám giới. Còn thiền sư, chỉ cần cực kỳ hoàn hảo trong năm giới.

Hỏi: Sinh con đẻ cái có phải là một điều chướng ngại trong thăng tiến Dhamma không?

Đáp: Tại sao lại là chướng ngại? Hãy chăm sóc con cái trong Dhamma. Các con đã có một cơ hội tuyệt vời để ban phát mettā cho con cái, điều đó sẽ giúp các con ban mettā cho toàn thể thế giới. Đó không phải chướng ngại. Bà mẹ Vikāsā có 20 người con, bà vẫn thăng tiến mạnh mẽ trong Dhamma. Điều đó không có nghĩa là các con không nên có bất cứ kế hoạch gia đình nào. Nhưng nó cho thấy, sinh con đẻ cái vẫn có thể tiến bộ trong Dhamma.

Hỏi: Con không muốn những người không phải là thiền sinhh ly dị. Nhưng con thấy rất hoang mang và phân vân khi thấy một cặp vợ chồng ở phương Tây đã rất vững vàng trong Dhamma đã ly dị. Thầy có lời khuyên gì trong trường hợp này không?

Đáp: Chắc chắn đây là một việc hết sức làm rối loạn nhiều người cho dù là ở phương Đông hay là phương Tây. Các con thấy khi các con đã có một lời hứa với ai đó mà các con cứ để tự do, bất cứ khi nào các con cũng có thể để người chồng hay người vợ đi chỗ khác. Đây không phải là một gia đình lý tưởng. Đối với con cái thì chúng sẽ như thế nào? Chúng sẽ rất băn khoăn, “Ai là mẹ, ai là cha mình?” Khi thầy đọc một cái đơn của thiền sinh khi thầy hướng dẫn 1 khóa thiền và thấy thiền sinh viết rằng họ có ba cha mẹ, thầy thấy rất buồn cho họ. Điều đó cho thấy người này đã không nhận được tình thương của người cha, người mẹ. Họ đã ra đi tới với người khác.

Và điều này đi ngược với Dhamma và chúng ta không khuyến khích điều đó. Nhưng từ từ chúng ta sẽ cố thay đổi điều này. Đối với thầy, đây là điều nguyền rủa lớn nhất trong văn hóa phương Tây ở thời đại này. Nhưng cùng một lúc chúng ta cũng không nên quá cứng nhắc, và cấm đoán việc ly dị. Nếu trong trường hợp đặc biệt các con phải ly dị thì các con hãy phát nguyện, “Tôi sẽ không lập gia đình nữa. Tôi đã thử lập gia đình, bây giờ đã xong. Tôi sẽ sống độc thân.” Tuyệt vời. Khi đó thì ly dị sẽ được cho phép.

Hỏi: Xin thầy có thể có lời khuyên với người mẹ trẻ có bé sơ sinh đang phấn đấu để tiếp tục tu tập, và những người đang bị chán nản bởi vì sự thật là họ không thể làm được như thế?

Đáp: Tại sao họ lại chán nản? Nếu đứa trẻ ở trong lòng các con thì các con vẫn tập được. Các con có thể ban phát mettā cho nó, và cho người khác. Các con phải học cách thực hành Dhamma trong mọi tình huống. Hãy dùng Dhamma cho mọi công việc của mình. Nhiệm vụ của người mẹ là chăm sóc con cái, hãy làm điều này trong Dhamma và nó sẽ giúp ích cho các con.

Hỏi: Con đã nghe thiền sinh đã thắc mắc tại sao các thiền sư và thiền sư phụ tá được ăn riêng, được cung cấp chỗ ở rất thoải mái?

Đáp: Tại sao ư? Hãy hiểu rằng chúng ta không thể cung cấp chỗ ở thoải mái cho mọi thiền sinh. Các thiền sinh đến học chỉ ở trong thời gian mười ngày mà thôi. Còn các thiền sư họ phải ở đó cả tháng, thậm chí là cả năm. Và nếu các con không có cho họ điều kiện ấy thì làm sao họ có thể giảng dạy một cách đúng đắn được. Đó không phải là một sự xa xỉ mà đó là một sự cần thiết. Chúng ta phải cung cấp những phẩm yếu cần thiết cho họ, nhiều hơn những gì chúng ta cung cấp cho thiền sinh.

Hỏi: Xin thầy hãy giải thích tại sao thủ dâm lại phạm giới?

Đáp: Thầy không có nói thủ dâm là phạm giới. Nhưng điều đó sẽ dẫn tới việc phạm giới. Nó có nghĩa rằng các con trở thành nô lệ cho sự đam mê của mình. Nếu các con không đạt được thì sẽ bắt đầu thủ dâm, điều đó sẽ đưa các con tới sai lầm, làm các con ngày càng xa trên con đường Dhamma. Hãy làm cho mình và người khác thoát khỏi sự nô lệ này, và đây là mục đích của Vipassana.

Hỏi: Thưa thầy, làm sao ta có thể tìm thấy sự cân bằng giữa phục vụ vô vị lợi với chăm sóc cho chính mình?

Đáp: [Cười] Nếu ta là người không thể tự lo cho mình, thì làm sao có thể lo được cho người khác được? Trước tiên hãy lo được cho mình trước, rồi mới bắt đầu phục vụ vô vị lợi.

Hỏi: Trong sự giảng dạy của Vipassana, khía cạnh lý thuyết có nhiều điều có vẻ là không thích hợp. Ví dụ, có sự đề cập tới vô số lượng kiếp của Bậc Giác Ngộ và quyền lực siêu nhiên của ngài. Có cần thiết phải chấp nhận tất cả các điều này trước khi có được lợi lạc của Vipassana?

Đáp: Không cần thiết. Như thầy đã nói, bây giờ người ta tới đây có người tin, có người không tin vào kiếp quá khứ hay tương lai, nhưng vẫn có sự tiến bộ. Người ta không cần phải chấp nhận điều đó. Nhưng là một vị thầy có trách nhiệm, với những gì kinh nghiệm và hiểu được, thầy phải đưa cho họ biết sự thật đúng là thật. Thầy không nói chỉ để làm vừa lòng người ta. “Ồ, không, không đâu. Không có kiếp quá khứ với kiếp tương lai, không có cái gì cả.” Vậy thì thầy sẽ lừa dối người ta. Do đó thầy phải hết sức cẩn thận, người ta có thể chấp nhận hoặc không, nhưng đó không phải là vấn đề của thầy.

Hỏi: Thưa thầy, khi ta sinh vào cảnh giới Phạm Thiên, có phải là chúng ta cũng được sinh ra từ cha mẹ trong giới phạm thiên cùng một kiểu cách như là người thường không?

Đáp: Khi thầy được sinh ra ở một cõi như thế, thầy sẽ kể với các con. [Cười lớn]

Hỏi: Thưa thầy, tại sao lúc đầu Đức Phật ngần ngừ không cho phụ nữ được trở thành tu sĩ?

Đáp: Hãy hỏi Đức Phật, đừng hỏi thầy. Nhưng các con hãy hiểu rằng vào tình huống lúc đó không có một sự an toàn nào cả. Lúc đó những người muốn đi từ tỉnh này qua tỉnh khác thì phải đi qua những khu rừng và những nơi chỉ có sự cướp bóc và những nguy hiểm khác. Có nhiều trường hợp sự hãm hiếp đã xảy ra ngay cả với những người đã xuất gia thành nữ tu. Điều đó không chỉ xảy ra trong truyền thống của Đức Phật mà còn xảy ra trong các truyền thống khác nữa.

Vì thế Ngài khuyên, trong trường hợp như thế, ta có thể thực tập cùng một phương pháp ở nhà, và ngài đã dạy tất cả những người trong gia đình của Ngài - họ đã được truyền dạy và thực hành ở nhà. Trong khi thực hành tại nhà họ đã trở thành sotāpanna, rồi từ sotāpanna cha của Ngài đã trở thành một vị A La Hán. Mặc dù sự tiến bộ là chậm hơn, nhưng các con có thể tiếp tục. Nhưng khi họ cứ nài nỉ và ngài Ānanda cũng nài nỉ thì Ngài đồng ý cho họ xuất gia. Và đó là lý do chính. Không có cái gì khác.

Hỏi: Thưa thầy, ngay trong thời buổi này, trong hầu hết các quốc gia, phụ nữ không được phép gia nhập vào Sangha.

Đáp: Thầy có thể làm gì được nếu Sangha đã bị mất đi ở nơi đó? Nếu như Bhikkhunī Sangha đã bị mất đi thì ai sẽ khởi sự nó? Có một truyền thống nói rằng năm người bhikkhus (nam tu sĩ) sẽ hợp cùng với nhau để khởi sự để làm lễ xuất gia cho một bhikkhu. Tương tự như thế 5 người bhikkhunīs (nữ tu sĩ) cần đến để làm lễ xuất gia cho người một bhikkhunīs. Nếu không có một bhikkhunīs nào cả thì làm thế nào được. Đây không phải là trách nhiệm của thầy - trách nhiệm của thầy là giảng dạy Dhamma. Cho dù ai đó có là tăng hay là ni thì cũng không có gì khác biệt cả, thầy vẫn sẽ dạy cho họ.

Hỏi: Chúng ta có sự lựa chọn nào không trong việc tìm ra bạn đời Dhamma, hay tất cả chỉ là kamma? (nghiệp)

Đáp: Nếu thế con có thể nói tất cả đều là do nghiệp. “Tại sao tôi phải làm việc để có thức ăn. Bây giờ là giờ điểm tâm. Cái nghiệp của tôi ơi, hãy mang cho tôi thức ăn sáng!” Điều này có thể được không? Ta phải làm việc một cách thích đáng, không nên bắt đầu chạy theo mọi người để tìm kiếm một bạn đời. Không phải theo cách đó. Hãy tìm kiếm một cách thích đáng, một cách bình tâm.

    « Xem chương trước «      « Sách này có 40 chương »       » Xem chương tiếp theo »
» Tải file Word về máy » - In chương sách này

_______________

MUA THỈNH KINH SÁCH PHẬT HỌC

DO NXB LIÊN PHẬT HỘI PHÁT HÀNH




Kinh Dược sư


Đừng bận tâm chuyện vặt


Phóng sinh - Chuyện nhỏ khó làm


Quy Sơn cảnh sách văn

Mua sách qua Amazon sẽ được gửi đến tận nhà - trên toàn nước Mỹ, Canada, Âu châu và Úc châu.

XEM TRANG GIỚI THIỆU.





Quý vị đang truy cập từ IP 44.192.73.68 và chưa ghi danh hoặc đăng nhập trên máy tính này. Nếu là thành viên, quý vị chỉ cần đăng nhập một lần duy nhất trên thiết bị truy cập, bằng email và mật khẩu đã chọn.
Chúng tôi khuyến khích việc ghi danh thành viên ,để thuận tiện trong việc chia sẻ thông tin, chia sẻ kinh nghiệm sống giữa các thành viên, đồng thời quý vị cũng sẽ nhận được sự hỗ trợ kỹ thuật từ Ban Quản Trị trong quá trình sử dụng website này.
Việc ghi danh là hoàn toàn miễn phí và tự nguyện.

Ghi danh hoặc đăng nhập

Thành viên đang online:
Rộng Mở Tâm Hồn Phan Huy Triều Rộng Mở Tâm Hồn Pascal Bui Rộng Mở Tâm Hồn caokiem Rộng Mở Tâm Hồn hoangquycong Rộng Mở Tâm Hồn Lãn Tử Rộng Mở Tâm Hồn Ton That Nguyen Rộng Mở Tâm Hồn Nguyễn Sĩ Long Rộng Mở Tâm Hồn ngtieudao Rộng Mở Tâm Hồn Viên Hiếu Thành Rộng Mở Tâm Hồn Phạm Thiên Rộng Mở Tâm Hồn Tri Huynh Rộng Mở Tâm Hồn Chúc Huy Rộng Mở Tâm Hồn Trương Quang Quý Rộng Mở Tâm Hồn Lê Quốc Việt Rộng Mở Tâm Hồn Du Miên Rộng Mở Tâm Hồn Quang-Tu Vu Rộng Mở Tâm Hồn phamthanh210 Rộng Mở Tâm Hồn An Khang 63 Rộng Mở Tâm Hồn Vạn Phúc Rộng Mở Tâm Hồn zeus7777 Rộng Mở Tâm Hồn Trương Ngọc Trân Rộng Mở Tâm Hồn Diệu Tiến Rộng Mở Tâm Hồn Tam Thien Tam Rộng Mở Tâm Hồn Nguyên Ngọc Rộng Mở Tâm Hồn Trần Thị Huyền Rộng Mở Tâm Hồn Thiện Diệu Rộng Mở Tâm Hồn Nguyễn Văn Minh Rộng Mở Tâm Hồn Diệu Âm Phúc Thành Rộng Mở Tâm Hồn Thiền Khách Rộng Mở Tâm Hồn nước Rộng Mở Tâm Hồn Bui Tuyet Lan Rộng Mở Tâm Hồn Xuân Thôn Rộng Mở Tâm Hồn Nguyên Độ Rộng Mở Tâm Hồn Thích Quảng Ba Rộng Mở Tâm Hồn Pháp Tâm Rộng Mở Tâm Hồn Dinhvinh1964 Rộng Mở Tâm Hồn Yduongvan Rộng Mở Tâm Hồn Trí Tuệ Từ Bi Rộng Mở Tâm Hồn Tiến Mạnh Rộng Mở Tâm Hồn Hoat Khong ... ...

Hoa Kỳ (390 lượt xem) - Việt Nam (123 lượt xem) - French Southern Territories (5 lượt xem) - Senegal (3 lượt xem) - Saudi Arabia (3 lượt xem) - Philippines (2 lượt xem) - Uzbekistan (1 lượt xem) - Kenya (1 lượt xem) - Anh quốc (1 lượt xem) - Hà Lan (1 lượt xem) - Mauritius (1 lượt xem) - Nga (1 lượt xem) - Algeria (1 lượt xem) - ... ...