Hạnh phúc không tạo thành bởi số lượng những gì ta có, mà từ mức độ vui hưởng cuộc sống của chúng ta. (It is not how much we have, but how much we enjoy, that makes happiness.)Charles Spurgeon
Tôn giáo của tôi rất đơn giản, đó chính là lòng tốt.Đức Đạt-lai Lạt-ma XIV
Chúng ta có lỗi về những điều tốt mà ta đã không làm. (Every man is guilty of all the good he did not do.)Voltaire
Hầu hết mọi người đều cho rằng sự thông minh tạo nên một nhà khoa học lớn. Nhưng họ đã lầm, chính nhân cách mới làm nên điều đó. (Most people say that it is the intellect which makes a great scientist. They are wrong: it is character.)Albert Einstein
Cho dù không ai có thể quay lại quá khứ để khởi sự khác hơn, nhưng bất cứ ai cũng có thể bắt đầu từ hôm nay để tạo ra một kết cuộc hoàn toàn mới. (Though no one can go back and make a brand new start, anyone can start from now and make a brand new ending. )Carl Bard
Trong cuộc sống, điều quan trọng không phải bạn đang ở hoàn cảnh nào mà là bạn đang hướng đến mục đích gì. (The great thing in this world is not so much where you stand as in what direction you are moving. )Oliver Wendell Holmes
Đừng chọn sống an nhàn khi bạn vẫn còn đủ sức vượt qua khó nhọc.Sưu tầm
Thêm một chút kiên trì và một chút nỗ lực thì sự thất bại vô vọng cũng có thể trở thành thành công rực rỡ. (A little more persistence, a little more effort, and what seemed hopeless failure may turn to glorious success. )Elbert Hubbard
Để đạt được thành công, trước hết chúng ta phải tin chắc là mình làm được. (In order to succeed, we must first believe that we can.)Nikos Kazantzakis
"Nó mắng tôi, đánh tôi, Nó thắng tôi, cướp tôi." Ai ôm hiềm hận ấy, hận thù không thể nguôi.Kinh Pháp cú (Kệ số 3)

Trang chủ »» Danh mục »» TỦ SÁCH RỘNG MỞ TÂM HỒN »» Giảng giải Cảm ứng thiên - Tập 2 »» Bài giảng thứ 94 »»

Giảng giải Cảm ứng thiên - Tập 2
»» Bài giảng thứ 94

(Lượt xem: 2.637)
Xem trong Thư phòng    Xem định dạng khác    Xem Mục lục 

       

Giảng giải Cảm ứng thiên - Tập 2 - Bài giảng thứ 94

Font chữ:


SÁCH AMAZON



Mua bản sách in

(Giảng ngày 11 tháng 9 năm 1999 tại Hương Cảng (Hong Kong), file thứ 95, số hồ sơ: 19-012-0095)

Thưa quý vị đồng học, cùng tất cả mọi người.

Chúng ta sau khi thâm nhập kinh tạng mới có thể biết được chân tướng của vũ trụ nhân sinh, [mới biết] chư Phật, Bồ Tát cùng hết thảy chúng sinh trong các pháp giới cùng khắp hư không đều cùng một pháp thân thanh tịnh. Cho nên, tâm thương yêu chân thành lưu xuất hiển lộ tự nhiên, đối với hết thảy chúng sinh trong các pháp giới cùng khắp hư không đều quan tâm bình đẳng, đều thương yêu, bảo vệ như nhau, làm sao có chuyện giết hại chúng sinh?

Vì thế, trong Cảm ứng thiên chúng ta đọc thấy một đoạn văn được sách Vị biên giải thích khá tường tận. Tôi cũng đã trình bày qua đoạn này. Trong đó nêu lên mấy trường hợp điển hình và nói rằng hết thảy chúng sinh đều “tham sống sợ chết, thương yêu thân quyến, cảm nhận sự đau đớn”, [những điểm này] so với bản thân ta không hề khác biệt. Chúng ta chỉ cần quan sát kỹ sẽ thấy ngay những điều này rõ ràng trước mắt.

Đức Phật dạy chúng ta tu hành là tu sửa cho chính đáng những quan niệm sai trái, những hành vi sai trái, dạy chúng ta lúc nào cũng phải khởi lên công phu quán chiếu. Thế nào gọi là quán chiếu? Đó là không rơi vào sự nhận biết theo tình cảm, biết vận dụng trí tuệ. Vận dụng trí tuệ chân thật để quán chiếu hết thảy sự tướng, lý lẽ, đó gọi là quán chiếu.

Người thực sự giác ngộ nói rằng: “Đâu đâu cũng là đạo, nơi nơi đều là cội nguồn.” Câu này tràn đầy ý đạo, nhưng người thế gian rất khó nhận hiểu, thể hội được. Người mới học cũng không dễ gì nhận hiểu.

Gọi là đạo, đó là chân tướng của vũ trụ nhân sinh. Gọi là cội nguồn, đó là sự sinh khởi từ [chân tướng] ấy, là sự luân chuyển nhân quả qua lại, rõ ràng sáng tỏ. Đó gọi là cội nguồn. “Nơi nơi đều là cội nguồn”, là nói cội nguồn không phải nơi nào xa xôi, chính thật ở ngay trước mắt.

Ngày nay người đời tìm kiếm thăm dò nguồn gốc của vũ trụ, nguồn gốc của sự sống, thảy đều ở ngay trước mắt. Nhưng phải là người thấy đạo, phải là người chứng đạo thì mới có thể rõ biết được. Cho nên [các vị mới] bảo chúng ta nhất định phải giữ tâm nhân từ, nhất định không thể làm những việc tổn hại, trái nghịch lẽ trời, phải biết tự mình nỗ lực tu tập.

Trong phần này [của chú giải] nêu ra một số trường hợp điển hình trong lịch sử, là những chuyện mà giới trí thức ngày xưa phần lớn đều đã từng đọc qua. [Sách này trích dẫn] trong kinh Phật nói rằng, hết thảy chúng sinh đều quý tiếc mạng sống của mình. [Ngày trước] Vương Khắc [chuẩn bị] giết dê đãi khách, con dê quỳ xuống khóc trước mặt người khách, hai dòng nước mắt chảy ra rõ ràng. Quý vị thử nghĩ xem, con dê ấy cũng biết quý tiếc mạng sống của mình. [Ví như] chúng ta ở trong tình cảnh ấy, nhìn thấy như vậy, lẽ nào còn nhẫn tâm giết dê ăn thịt được sao?

Cho nên, chúng ta hãy quan sát kỹ những loài vật như thế. Trước đây mấy giờ, chúng ta đã được nghe nữ cư sĩ họ Tề ở chùa Thiên Mục nói về chuyện phóng sinh, kể chuyện thả con ba ba. Quý vị xem, con ba ba ấy có linh tính, vừa nghe người khác nói không giết nó, sẽ mang đi thả, nó liền tỏ lòng biết ơn, nằm mọp sát đất. Có rất nhiều biểu hiện tình cảm như thế, chúng ta có thể thấy được, biết được rằng [tình cảm của] loài vật so với con người hoàn toàn không khác biệt.

Hết thảy loài vật có mạng sống, một khi bị con người bắt được, tự biết sẽ bị giết mổ, sẽ bị ăn thịt thì đều hết sức đau đớn khổ sở. Chúng ta từ nơi sự biểu hiện cảm xúc của chúng có thể nhìn thấy được, như cúi đầu khiếp sợ, mắt lệ lưng tròng. Tình trạng biểu hiện đáng thương như vậy so với con người có gì khác biệt? Thế nhưng hết thảy chúng sinh quả thật là có mắt mà không nhìn thấy, có tai mà không nghe được, có tâm mà không cảm xúc, mới đành lòng thuận ý giết mổ [loài vật] để thỏa mãn sự ham muốn [miếng ăn] của mình. Tạo nghiệp ác, kết oán thù, thật không còn gì có thể hơn thế nữa. Bậc thánh nhân dạy rằng: “Đạo trời [nhất định] đền trả”, nhân quả báo ứng của việc này không mảy may sai lệch.

Cho nên, bảo vệ sự sống, thực hành phóng sinh, không ăn thịt chúng sinh, đó là công đức lớn nhất. Chúng ta phải thường xuyên tự cảnh tỉnh bản thân mình. Không chỉ đối với chúng sinh hữu tình mới thương yêu bảo vệ, ngay cả cỏ cây hoa lá cũng có tánh linh, chúng ta quan sát thật kỹ có thể cảm nhận được. Chúng ta yêu thích một cái cây thì cây ấy lớn nhanh đặc biệt. Đó là nó đền đáp cho ta, dâng hiến vẻ đẹp cho ta thưởng thức. Chúng ta yêu hoa, hoa ấy cũng sẽ nở ra đặc biệt xinh đẹp, dường như có sự tương giao tình cảm với chúng ta. Đó là sự thật.

Không chỉ hoa cỏ thực vật có cảm tình, cho đến sỏi đá cũng có cảm tình, khoáng vật cũng có cảm tình. Kinh Hoa Nghiêm nói: “Tình dữ vô tình, đồng viên chủng trí.” ([Hết thảy] chúng sinh vô tình cũng như hữu tình đều trọn thành Phật trí.) Trong đời sống thường ngày, chúng ta lưu tâm quan sát kỹ đều có thể thấy được. Thời xưa có chuyện “Sinh công thuyết pháp, đá cũng gật đầu”, chúng ta phải tin sâu không nghi ngại.

Cho nên, nội dung trong đoạn văn này là đem tâm từ bi khó nhọc khuyến khích chúng ta. Mừng sinh nhật không được giết hại vật mạng. Ngày mừng thọ, nếu giết hại vật mạng để tổ chức yến tiệc linh đình, mừng cho bản thân mình tăng thêm tuổi thọ mà khiến chúng sinh phải bị cướp đi mạng sống ngắn ngủi, có lý lẽ nào như thế? Việc này xét cả về tình về lý đều sai trái, không thích hợp.

Chúc mừng tuổi thọ, mừng ngày sinh, tạo nghiệp giết hại để mừng ngày sinh, quý vị nghĩ xem có hợp tình hợp lý hay chăng? Vốn dĩ tuổi thọ của mình rất dài lâu, nhưng do việc mỗi năm đều mừng sinh nhật theo phương cách giết hại vật mạng như thế này mà làm cho tổn giảm, ngắn ngủi đi. Không chỉ là giảm mất tuổi thọ, mà đời sau còn phải chịu nhiều quả báo khổ não. Kết thành oan nghiệp oán thù với những chúng sinh bị giết hại thì oan oan tương báo, vay trả trả vay không bao giờ chấm dứt. Người hiểu biết sáng suốt thì những dịp mừng sinh nhật, mừng thọ, quyết định dứt khoát không thể giết hại vật mạng.

Trong đoạn này nêu rất nhiều trường hợp điển hình. Trong tang lễ cũng không được giết hại vật mạng. “Tang dĩ ai vi chủ.” (Trong tang lễ, đau buồn là điểm chính.) Đãi khách tốt nhất nên dùng thức ăn chay.

Cúng tế cũng không được giết hại vật mạng. Trong kinh Địa Tạng, đức Phật giảng giải rất rõ ràng. Người đọc kinh Địa Tạng cần phải ghi nhớ. Quý vị mỗi năm đều cúng giỗ tổ tiên, cúng giỗ những người thân đã qua đời. Người Trung quốc thì mỗi năm đều có các lễ cúng thanh minh, rằm tháng bảy, tiết đông chí... Trong kinh Địa Tạng dạy rằng, nếu giết hại vật mạng để cúng tế, vong linh người đã khuất chẳng những không được hưởng phúc mà tội nghiệp còn nặng thêm. Sự giết hại đó là vì họ, nên quả báo khổ não của họ càng tăng thêm. Đó là điều người sống chúng ta ở dương gian không hề biết. Các vong linh nếu đọa vào ba đường ác thì tội nghiệp vốn đã hết sức nặng nề, sao còn nhẫn tâm làm cho tội nghiệp ấy nặng nề hơn nữa? Cho nên, chúng ta một lòng thương yêu nhớ tưởng nhưng do không hiểu biết mà tạo thành tội nghiệp, khiến cho người thân của mình phải chịu khổ nạn nặng nề hơn. Hiểu rõ được chân tướng sự lý trong việc này rồi thì nhất định không thể nhẫn tâm giết hại vật mạng để cúng tế [người thân].

Lễ Phật phát nguyện [điều gì] lại càng không thể giết hại vật mạng [làm lễ vật]. Chư Phật, Bồ Tát đại từ đại bi, cứu khổ cứu nạn [chúng sinh] còn chưa đủ, sao có thể giết hại chúng sinh để dâng cúng chư Phật, Bồ Tát?

Phần tiếp theo còn nói tiếp, những ngày hôn lễ, tiệc tùng không được giết hại, mời khách đãi đằng cũng không được giết hại.

Lại nói đến việc mưu sinh [không được giết hại]. Nói cách khác, chúng ta sống trong xã hội tất yếu phải có một nghề nghiệp mưu sinh chính đáng. Những nghề nghiệp nào giết hại chúng sinh đều không thể phát tài. Quý vị [làm những nghề như vậy nếu có] được lợi nhuận, tuyệt đối không phải do sự giết hại chúng sinh mà thu được lợi nhuận. Lợi nhuận, tiền tài đó là do trong quá khứ quý vị đã từng tu tập bố thí mà có được.

Đức Phật dạy rất rõ ràng. Quý vị tu tập bố thí tài vật, quý vị được quả báo nhiều tài vật. Quý vị tu tập bố thí pháp, quý vị được thông minh trí tuệ. Quý vị tu tập bố thí sự an ổn cho người khác, quý vị được quả báo khỏe mạnh, sống lâu. Nếu như trong đời này quý vị làm nghề nghiệp giết hại chúng sinh, cho dù hiện tại có được giàu sang, đời sống hết sức sung túc dư dã, cuộc sống rất tốt. Thế nhưng quý vị phải biết rằng, sự giàu có sung túc đó không phải do nghiệp giết hại mà có, mà là nhờ nơi sự tu tập đời trước. Bất kể quý vị làm nghề nghiệp gì, [do nhân tu tập đó] quý vị cũng đều sẽ được giàu có sung túc.

Trong mạng số [nhân quả] nếu không có tiền tài, ví dụ như việc mở nhà hàng, quán ăn, vì sao người khác cũng làm những việc ấy mà không kiếm được tiền? Quý vị làm những việc ấy thì kiếm được tiền. Từ điểm này chúng ta có thể thấy ra được, người kiếm được tiền là do trong mạng số [nhân quả] đã sẵn có, bất kể họ làm nghề nghiệp gì rồi cũng sẽ kiếm được tiền.

Chọn nghề nghiệp giết hại sinh mạng chúng sinh thì khi những phước đức đời trước của quý vị đã hưởng hết, quả báo xấu ác liền hiện tiền. Cho nên chúng ta phải hết sức tỉnh táo, quan sát thật kỹ lưỡng thì sẽ thấy được những hiện tượng như thế.

Vì thế, trong công việc mưu sinh, nghề nghiệp của chúng ta cần phải chọn lựa, nhất định không thể làm những nghề giết hại chúng sinh. Những nghề nghiệp ấy chắc chắn là không có lợi cho chúng ta. Những lợi nhuận nhìn thấy trước mắt nhất định không phải do việc giết hại chúng sinh mà có được, nhưng quả báo [xấu ác] của nghề nghiệp ấy về sau chắc chắn ta phải gánh chịu. Chúng ta phải hiểu rõ điều này.

Lại nói đến việc phụng dưỡng cha mẹ trong đời sống hằng ngày cũng không được giết hại. Trong các món ăn chay để nuôi dưỡng quý vị đã không thể nào dùng hết, việc gì phải giết hại sinh mạng chúng sinh? Thời tôi còn trẻ, rất may mắn gặp được Phật pháp, được đọc qua các sách Liễu Phàm tứ huấn, Cảm ứng thiên, tôi hết sức tin nhận những ý nghĩa trong đó. Năm tôi 26 tuổi, trong khoảng sáu tháng cuối năm, tôi đem những ý nghĩa, lý luận trong các sách này phân tích thật sáng tỏ, rõ ràng. Từ đó tôi phát tâm ăn chay trường.

Tôi ăn chay được 50 năm rồi, hơn nữa còn sống hết sức đơn giản, không một mảy may lãng phí, nhưng thân thể cũng như tình trạng sức khỏe của tôi không kém gì người khác, tinh thần lại rất tốt, mỗi ngày giảng kinh hai giờ, không bỏ sót ngày nào. Điều này có thể làm gương cho mọi người noi theo. Nếu như quý vị nói rằng ăn chay không đủ dinh dưỡng, ăn chay không thể khỏe mạnh, thì quý vị cứ quan sát thật kỹ những người xuất gia. Như vậy có thể giúp quý vị tăng trưởng lòng tin, thay đổi quan niệm.

Phần sau còn nói việc dưỡng bệnh không được giết hại vật mạng, lại càng phải thương yêu bảo vệ sinh mạng của hết thảy chúng sinh. Có như vậy thì bản thân ta mới được sống lâu. Bố thí sự an ổn không sợ sệt cho chúng sinh chính là gieo nhân để được khỏe mạnh, sống lâu.

Tiếp theo còn có một điều nói về việc Đạo giáo khi tổ chức các pháp hội có nghi lễ hiến tế tam sinh [dùng ba loài vật] tế thần. Chúng ta thử đặt mình vào vị trí của thần minh để suy nghĩ xem sao. “Chính trực thông minh gọi là thần.” Vị thần [chính trực thông minh] như thế mà còn tham muốn những thứ máu thịt của quý vị dâng cúng để rồi hộ trì giúp đỡ cho quý vị hay sao? Làm gì có lý lẽ ấy? Cho nên, các pháp hội cúng tế thần minh không thể giết hại sinh mạng chúng sinh.

Phần cuối cùng nói đến [tục lệ] mừng năm mới. Mừng năm mới thì nhà nhà đều giết hại vật mạng, nhà nhà đều ăn thịt, đặc biệt là [tập tục] giết hại vật mạng để cúng tế tổ tiên. Nói thật ra chính là làm nặng thêm tội nghiệp của tổ tiên. Tổ tiên không những là không được hưởng phúc [từ sự cúng tế này] mà còn do đó phải gặp nạn khổ. Đó là do quan niệm sai lầm của chúng ta tạo thành.

Cho nên chúng ta mỗi năm đến dịp mừng năm mới nên đặc biệt kêu gọi, khuyến khích việc ăn chay, nuôi lớn thêm lòng thương yêu che chở chúng sinh.

Ngày lễ tết không được giết hại, có dịp vui mừng cũng không được giết hại. Đưa tặng quà biếu là bày tỏ cảm tình, qua lại biếu tặng nhau không nên [nhân dịp đó] giết hại vật mạng [đãi đằng]. Đưa tiễn người [đi xa càng] không được giết hại vật mạng.

Lại có một số người ưa thích nuôi chim kiểng, thú cưng. Quý vị nên biết, tự mình nuôi những con thú cưng ấy, chúng có ăn thịt [những con vật khác] hay không? [Chẳng hạn,] nuôi cá vàng thì phải cho ăn tép sống, cá nhỏ; nuôi chim phải cho ăn thịt... Quý vị nên biết, phải giết hại biết bao nhiêu con vật khác để làm no đủ những con thú cưng này? Quý vị có biết là trong việc này mình đang tạo nghiệp giết hại hay không? Có biết là trong việc này rồi phải chịu quả báo xấu ác nghiêm trọng?

Cho nên, Phật dạy chúng ta phải đem những ái dục, những sự ưa thích ham muốn mà dứt sạch hoàn toàn. Như vậy thì quý vị mới có thể khôi phục được tâm thanh tịnh, tâm thanh tịnh mới khởi sinh trí tuệ, có trí tuệ mới hiểu rõ được thực tướng của vũ trụ nhân sinh.

Phần trên đã nêu lên một số trường hợp điển hình, hy vọng người nghe có thể từ đó suy rộng, nghe một biết mười, nuôi lớn tâm đại từ bi, tâm đại trí tuệ.

Chúng ta mỗi ngày đều niệm câu kệ hồi hướng này: “Trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường.” Thực sự phát tâm đền ơn, cứu khổ thì phải từ chỗ này mà vận dụng thực tế, thương yêu che chở hết thảy chúng sinh, tuyệt đối không làm tổn hại sự sống của hết thảy chúng sinh. Đó là thực sự đền ơn, cứu khổ, vận dụng vào thực tế đời sống hằng ngày của chúng ta.

Ý nghĩa trong Kinh điển sâu rộng vô cùng, tôi chỉ nói qua thật đơn giản với mọi người đến chỗ này thôi.


    « Xem chương trước «      « Sách này có 103 chương »       » Xem chương tiếp theo »
» Tải file Word về máy » - In chương sách này

_______________

MUA THỈNH KINH SÁCH PHẬT HỌC

DO NXB LIÊN PHẬT HỘI PHÁT HÀNH




Có và Không


Các vị đại sư tái sinh Tây Tạng


Tôi đọc Đại Tạng Kinh


Gõ cửa thiền

Mua sách qua Amazon sẽ được gửi đến tận nhà - trên toàn nước Mỹ, Canada, Âu châu và Úc châu.

XEM TRANG GIỚI THIỆU.





Quý vị đang truy cập từ IP 54.221.159.188 và chưa ghi danh hoặc đăng nhập trên máy tính này. Nếu là thành viên, quý vị chỉ cần đăng nhập một lần duy nhất trên thiết bị truy cập, bằng email và mật khẩu đã chọn.
Chúng tôi khuyến khích việc ghi danh thành viên ,để thuận tiện trong việc chia sẻ thông tin, chia sẻ kinh nghiệm sống giữa các thành viên, đồng thời quý vị cũng sẽ nhận được sự hỗ trợ kỹ thuật từ Ban Quản Trị trong quá trình sử dụng website này.
Việc ghi danh là hoàn toàn miễn phí và tự nguyện.

Ghi danh hoặc đăng nhập

Thành viên đang online:
Rộng Mở Tâm Hồn caokiem Rộng Mở Tâm Hồn Phan Huy Triều Rộng Mở Tâm Hồn hoangquycong Rộng Mở Tâm Hồn Lãn Tử Rộng Mở Tâm Hồn Ton That Nguyen Rộng Mở Tâm Hồn Nguyễn Sĩ Long Rộng Mở Tâm Hồn ngtieudao Rộng Mở Tâm Hồn Viên Hiếu Thành Rộng Mở Tâm Hồn Phạm Thiên Rộng Mở Tâm Hồn Pascal Bui Rộng Mở Tâm Hồn Tri Huynh Rộng Mở Tâm Hồn Chúc Huy Rộng Mở Tâm Hồn Trương Quang Quý Rộng Mở Tâm Hồn Lê Quốc Việt Rộng Mở Tâm Hồn Du Miên Rộng Mở Tâm Hồn Quang-Tu Vu Rộng Mở Tâm Hồn phamthanh210 Rộng Mở Tâm Hồn An Khang 63 Rộng Mở Tâm Hồn Vạn Phúc Rộng Mở Tâm Hồn zeus7777 Rộng Mở Tâm Hồn Trương Ngọc Trân Rộng Mở Tâm Hồn Diệu Tiến Rộng Mở Tâm Hồn Tam Thien Tam Rộng Mở Tâm Hồn Nguyên Ngọc Rộng Mở Tâm Hồn Trần Thị Huyền Rộng Mở Tâm Hồn Thiện Diệu Rộng Mở Tâm Hồn Nguyễn Văn Minh Rộng Mở Tâm Hồn Diệu Âm Phúc Thành Rộng Mở Tâm Hồn Thiền Khách Rộng Mở Tâm Hồn nước Rộng Mở Tâm Hồn Bui Tuyet Lan Rộng Mở Tâm Hồn Xuân Thôn Rộng Mở Tâm Hồn Nguyên Độ Rộng Mở Tâm Hồn Thích Quảng Ba Rộng Mở Tâm Hồn Pháp Tâm Rộng Mở Tâm Hồn Dinhvinh1964 Rộng Mở Tâm Hồn Yduongvan Rộng Mở Tâm Hồn Trí Tuệ Từ Bi Rộng Mở Tâm Hồn Tiến Mạnh Rộng Mở Tâm Hồn Hoat Khong ... ...

Hoa Kỳ (410 lượt xem) - Việt Nam (129 lượt xem) - French Southern Territories (5 lượt xem) - Senegal (3 lượt xem) - Saudi Arabia (2 lượt xem) - Philippines (2 lượt xem) - Anh quốc (1 lượt xem) - Hà Lan (1 lượt xem) - Mauritius (1 lượt xem) - Nga (1 lượt xem) - Algeria (1 lượt xem) - Uzbekistan (1 lượt xem) - Kenya (1 lượt xem) - ... ...