Chúng ta nên hối tiếc về những sai lầm và học hỏi từ đó, nhưng đừng bao giờ mang theo chúng vào tương lai. (We should regret our mistakes and learn from them, but never carry them forward into the future with us. )Lucy Maud Montgomery
Phải làm rất nhiều việc tốt để có được danh thơm tiếng tốt, nhưng chỉ một việc xấu sẽ hủy hoại tất cả. (It takes many good deeds to build a good reputation, and only one bad one to lose it.)Benjamin Franklin
Những căng thẳng luôn có trong cuộc sống, nhưng chính bạn là người quyết định có để những điều ấy ảnh hưởng đến bạn hay không. (There's going to be stress in life, but it's your choice whether you let it affect you or not.)Valerie Bertinelli
Lo lắng không xua tan bất ổn của ngày mai nhưng hủy hoại bình an trong hiện tại. (Worrying doesn’t take away tomorrow’s trouble, it takes away today’s peace.)Unknown
Do ái sinh sầu ưu,do ái sinh sợ hãi; ai thoát khỏi tham ái, không sầu, đâu sợ hãi?Kinh Pháp Cú (Kệ số 212)
Kẻ không biết đủ, tuy giàu mà nghèo. Người biết đủ, tuy nghèo mà giàu. Kinh Lời dạy cuối cùng
Lửa nào bằng lửa tham! Chấp nào bằng sân hận! Lưới nào bằng lưới si! Sông nào bằng sông ái!Kinh Pháp cú (Kệ số 251)
Nụ cười biểu lộ niềm vui, và niềm vui là dấu hiệu tồn tại tích cực của cuộc sống.Tủ sách Rộng Mở Tâm Hồn
Đừng bận tâm về những thất bại, hãy bận tâm đến những cơ hội bạn bỏ lỡ khi thậm chí còn chưa hề thử qua. (Don’t worry about failures, worry about the chances you miss when you don’t even try. )Jack Canfield
Đôi khi ta e ngại về cái giá phải trả để hoàn thiện bản thân, nhưng không biết rằng cái giá của sự không hoàn thiện lại còn đắt hơn!Sưu tầm

Trang chủ »» Danh mục »» TỦ SÁCH RỘNG MỞ TÂM HỒN »» Giảng giải Cảm ứng thiên - Tập 1 »» Bài giảng thứ 24 »»

Giảng giải Cảm ứng thiên - Tập 1
»» Bài giảng thứ 24

(Lượt xem: 1.534)
Xem trong Thư phòng    Xem định dạng khác    Xem Mục lục 

       

Giảng giải Cảm ứng thiên - Tập 1 - Bài giảng thứ 24

Font chữ:


SÁCH AMAZON



Mua bản sách in

(Giảng ngày 12 tháng 6 năm 1999 tại Tịnh Tông Học Hội Singapore, file thứ 25, số hồ sơ: 19-012-0025)

Thưa quý vị đồng học, cùng tất cả mọi người.

Mời quý vị xem tiếp đến câu thứ 15 trong Cảm ứng thiên: “Thị đạo tắc tấn, phi đạo tắc thoái.” (Hợp đạo thì tiếp tục làm, trái đạo thì thối lui.) Từ câu này suốt đến câu thứ 36: “Dục cầu thiên tiên giả, đương lập nhất thiên tam bách thiện. Dục cầu địa tiên giả, đương lập tam bách thiện.” (Muốn cầu làm thiên tiên phải thực hiện một ngàn ba trăm điều thiện. Muốn cầu làm địa tiên phải thực hiện ba trăm điều thiện.) là một đoạn, thảy đều nói về phước báo. Xét trong toàn bản văn thì đây là đoạn lớn thứ ba.

Tám chữ này là nói tổng quát: “Thị đạo tắc tấn, phi đạo tắc thoái.” (Hợp đạo thì tiếp tục làm, trái đạo thì thối lui.) Người ta nên dứt bỏ điều ác, tu tập điều thiện, đó là chân lý bất di bất dịch. Hết thảy chúng sinh, có ai không cầu được phước báo? Có ai lại mong muốn gặp phải tai họa? Nhưng quý vị cũng đã biết phước báo từ đâu mà ra, tai họa từ đâu mà đến. Tám chữ này chính là [chỉ rõ] nguồn gốc ban đầu của mọi điều lành dữ, họa phước. Nhưng trong tám chữ này thì ý nghĩa then chốt nằm ở chữ đạo, vậy chữ đạo này phải hiểu thế nào?

Ý nghĩa chữ này rất sâu rộng. Thông thường thì đạo được hiểu là lý lẽ, là đạo lý, cũng được hiểu là con đường. Vậy thế nào gọi là “hợp đạo”? Thế nào là “trái đạo”? Đây là điều chúng ta phải phân biệt thật rõ ràng.

Tâm hiền thiện, công hạnh hiền thiện là hợp đạo. Tâm bất thiện, việc làm bất thiện là trái đạo. Đó là xét từ góc độ gieo nhân. Điều lành, phước báo là hợp đạo. Điều xấu ác, tai nạn hiểm họa là trái đạo. Đó là xét từ góc độ nhận lãnh quả báo. Đối với lý lẽ và sự tướng về nhân quả, chúng ta đều phải nhận hiểu thật rõ ràng.

Tiêu chuẩn [về hợp đạo] trong Phật pháp thì chính là [so với] đức của tự tánh. Những gì phù hợp, thuận theo đức của tự tánh là hợp đạo. Những gì không phù hợp, trái ngược với đức của tự tánh là trái đạo.

Đức của tự tánh, nếu xét đến chỗ rốt ráo thì chính là tâm tánh quy về một niệm chuyên nhất. Cho nên, xét đến rốt cùng thì một niệm chuyên nhất là hợp đạo, phân ra hai niệm, ba niệm... đều là trái đạo. Tiêu chuẩn này rất cao, là tiêu chuẩn của hàng Pháp thân Đại sĩ, chư Phật Như Lai, vì chỉ có các ngài mới đủ năng lực giữ vững một niệm chuyên nhất, không rơi vào niệm thứ hai. Cho nên, quả báo của các ngài là đại cát, đại phúc, là cảnh giới không thể nghĩ bàn. Trong kinh Đại thừa thường gọi đó là pháp giới nhất chân.

Pháp giới nhất chân từ đâu mà có? Từ một niệm chuyên nhất mà có. Nếu chúng ta không giữ vững được một niệm chuyên nhất, hóa thành phân tâm tán ý, từ đó liền biến hiện ra mười pháp giới với sự trang nghiêm của y báo và chánh báo. Cho nên, đối với bậc Pháp thân Đại sĩ thì mười pháp giới với sự trang nghiêm của y báo và chánh báo đều là trái đạo.

Chúng ta cần hiểu rõ ý nghĩa đó. Dù tự thân mình chưa làm được nhưng không thể không hiểu biết. Điểm tốt của sự hiểu biết là trong quá trình tu học sẽ không rơi vào chỗ biết ít mà tự cho là đủ. Vì biết được cảnh giới hiện tại của mình hết sức giới hạn, nên từ đó mới phát tâm phấn chấn không ngừng nỗ lực hướng thượng vươn lên.

Thế nhưng, trong điều kiện trước mắt của chúng ta, hãy đem [ý nghĩa của] chữ đạo ấy hạ xuống mức thấp. Đến mức thấp nhất thì những gì là đạo? Đó là năm giới và mười nghiệp lành. Những gì là trái đạo? Đó là phạm vào năm giới, là mười điều ác. Đã hạ thấp tiêu chuẩn [định nghĩa] đến mức này thì chúng ta nhận hiểu được rõ ràng, sáng tỏ rồi, đã có được một chỗ để làm căn cứ, đã biết được chỗ để bắt đầu tu tập. Đó là nói một cách phổ quát với toàn thể đại chúng.

Riêng với quý vị đồng tu niệm Phật thì tại sao quý vị niệm Phật? Mục đích của việc niệm Phật là gì? Đó là cầu mong được sinh về Tịnh độ. Nói cách khác, sự mong cầu này không thể là rỗng không vô ích, nhất định phải thành hiện thực. Cho dù là sinh về cõi phàm thánh đồng cư ở phẩm vị thấp nhất, cũng không phải là vô ích, tâm nguyện cũng được trọn thành.

Mức độ [tu tập để đạt được phẩm vị vãng sinh] thấp nhất này là gì? Đức Thế Tôn trong kinh Quán Vô Lượng Thọ Phật đã dạy chúng ta về “tịnh nghiệp tam phúc” (ba điều phúc lành tạo nghiệp thanh tịnh), đó là mức độ [tu tập] thấp nhất, nếu muốn được vãng sinh ngay trong đời này thì phải nhận biết rõ.

Về “tịnh nghiệp tam phúc”, trước đây tôi đã giảng qua rất nhiều lần, có cả băng ghi âm, băng ghi hình, dường như cũng có in thành sách lưu hành rồi. Phật dạy về ba điều phúc lành [trong kinh Quán Vô Lượng Thọ Phật] tổng cộng có 11 câu. Thuận theo 11 câu này là hợp đạo, nghịch với 11 câu này là trái đạo.

Điều phúc thứ nhất thuộc về phước báo cõi trời người, cũng là đạo trong hai cõi trời, người. Quý vị vâng làm theo điều này thì đời đời kiếp kiếp không mất thân người. Quý vị không vâng làm theo điều này thì trái đạo. Trái đạo là ba đường ác, nhất định phải đọa vào ba đường ác.

Bốn câu nói về điều này là: “Hiếu dưỡng phụ mẫu, phụng sự sư trưởng, từ tâm bất sát, tu thập thiện nghiệp” (Hiếu dưỡng cha mẹ, phụng sự bậc sư trưởng, giữ lòng từ không giết hại, tu mười nghiệp lành). Chúng ta có hiểu rõ được những ý nghĩa này chăng? Chúng ta có chịu làm theo hay chăng?

Trong câu thứ nhất [“hiếu dưỡng phụ mẫu”] cũng đã hàm ý nói rõ về mười nghiệp lành. Đây là căn bản của mọi điều căn bản. Thế nào gọi là hiếu? Thế nào gọi là kính? Nhất định phải hiểu điều này thật rõ ràng, sáng tỏ. Chỗ này tôi sẽ không giảng giải nhiều.

Điều phúc thứ hai thuộc về hàng Nhị thừa, là tiêu chuẩn tu tập của Nhị thừa. Ba câu nói về điều này là: “Thọ trì tam quy, cụ túc chúng giới, bất phạm oai nghi.” (Thọ trì ba quy y, đầy đủ các giới, không phạm oai nghi.) Như vậy là đã bước vào cửa Phật. Điều phúc thứ nhất là nền tảng để bước vào cửa Phật, nhưng chưa thực sự bước vào. Đến điều phúc thứ hai là đã bước vào, đã làm đệ tử của Phật, là học trò của Phật.

Quý vị thử nghĩ xem, chúng ta có đủ tư cách làm học trò của Phật hay chăng? Học trò của Phật thì phải tuân thủ trong khuôn thước của ba quy y, khởi tâm động niệm, nói năng hành động đều không trái lời Phật răn dạy.

Trước hết trong ba quy y là quy y Phật, điều này khi truyền thụ ba quy y tôi có giảng giải hết sức rõ ràng, sáng tỏ. Quy y Phật là sáng suốt hiểu biết, không mê lầm. Chúng ta khởi tâm động niệm, nói năng hành động có được sáng suốt, không mê lầm hay chăng? Sáng suốt hiểu biết là hợp đạo, mê lầm là trái đạo.

Tư tưởng, kiến giải của chúng ta có chính xác hay chăng? Tư tưởng, kiến giải hoàn toàn chân chánh, phù hợp với [lời dạy của] Phật là hợp đạo. Tư tưởng, kiến giải không chân chánh, rơi vào tà tri, tà kiến là trái đạo. Đó là ý nghĩa của việc quy y Pháp.

Thứ ba là quy y Tăng. Tăng là sáu căn thanh tịnh, không bị cảnh trần làm nhiễm bẩn. Chúng ta nghĩ xem, tâm mình có thanh tịnh hay chăng? Ý niệm của mình có thanh tịnh hay chăng? Thân này có thanh tịnh hay chăng? Hoàn cảnh sống quanh ta hiện nay có thanh tịnh hay chăng? Thanh tịnh là hợp đạo, không thanh tịnh là trái đạo.

Cho nên, đệ tử của Tam bảo trong mỗi niệm đều phải tương ưng, phù hợp với “giác, chánh, tịnh” (hiểu biết sáng tỏ, chân chánh, thanh tịnh). Đó là hợp đạo. Nếu mỗi niệm đều rơi vào “mê, tà, nhiễm” (mê lầm, tà vạy, nhiễm bẫn) thì đó là trái đạo. Tư tưởng, lời nói, việc làm đều phải y theo giới luật, đặc biệt là với người mới phát tâm.

Thật ra thì từ lúc mới phát tâm cho đến địa vị Như Lai, Bồ Tát Đẳng giác, [hành giả] đều nghiêm trì giới luật. Quý vị đã có bao giờ thấy chư Phật, Bồ Tát phá giới, phạm giới? Hoàn toàn không có. Hình tượng của chư Phật, Bồ Tát đều làm lợi ích cho chúng sinh. Đệ tử Phật phải noi gương chư Phật, Bồ Tát. Học Phật phải học đến mức giống như Phật. Phải đem chỗ giống như Phật đó mà làm tấm gương sáng, làm khuôn mẫu tốt đẹp để noi theo cho toàn xã hội, cho hết thảy chúng sinh. Chúng ta phải thấu hiểu được ý nghĩa này. “Không phạm oai nghi”, oai nghi đó chính là khuôn mẫu tốt đẹp để noi theo.

Điều phúc thứ ba là nền tảng của Bồ Tát Đại thừa, [trước hết dạy] “phát tâm Bồ-đề”. Phát tâm Bồ-đề là phát “Tứ hoằng thệ nguyện” (Bốn lời nguyện sâu rộng). Phát nguyện rồi thì phải thực hiện. Tâm nguyện ấy không thể là hư rỗng, phải làm được. Cho nên Bồ Tát phải có tâm tàm quý, nhờ tâm tàm quý thúc giục, khích lệ trong sự tu tập, khiến cho Bồ Tát có thể phát tâm phấn chấn hướng thượng, tinh tấn, dũng mãnh. Tàm quý là hợp đạo; không có tàm quý, không biết hổ thẹn là trái đạo.

[Tiếp đến là] “thâm tín nhân quả” (tin sâu nhân quả), tôi đã giảng về câu này rất nhiều. Nhân quả đề cập ở đây không phải là nhân quả hiểu theo nghĩa thông thường. Nhân quả theo nghĩa thông thường thì có lý nào Bồ Tát lại không biết? Nhân quả ở đây là: “Niệm Phật là nhân, thành Phật là quả.” Thực sự thì không mấy người hiểu được ý nghĩa này.

[Tiếp theo nữa là] “tụng đọc [kinh điển] Đại thừa, khuyên bảo khích lệ hành giả”. Tụng đọc [kinh điển] Đại thừa là thân cận chư Phật Như Lai. Mỗi ngày đều không bỏ luống qua, mỗi ngày đều thân cận chư Phật Như Lai. Chư Phật Như Lai ở tại đâu? Các kinh điển Đại thừa chính là chư Phật Như Lai, mỗi ngày đều phải tụng đọc.

Về phương pháp tụng đọc, trước tiên phải thân cận với một vị thiện tri thức. Đây là bí quyết cầu đạo, cầu học ở thế gian cũng như xuất thế gian, người xưa gọi là “theo thầy học đạo”. Nhất định phải nương theo một vị thiện tri thức mà thành tựu, sau đó mới có thể tham vấn cầu học với vô số các bậc thiện tri thức khác. Dưới sự dẫn dắt của một vị thiện hữu mà thành tựu được bản lĩnh tham học thì mới có năng lực tham học. Bản lĩnh đó là gì? Kinh Bát-nhã gọi đó là căn bản trí. Tham vấn khắp thảy các bậc thiện tri thức là thành tựu hậu đắc trí, [có đủ hai trí thì] trí tuệ mới được viên mãn.

Phần cuối Kinh Hoa Nghiêm đưa ra cho chúng ta một ví dụ minh họa: Đồng tử Thiện Tài thân cận với Bồ Tát Văn Thù. Đó là [thân cận với] một bậc thiện tri thức. Đó là theo thầy học đạo. Đồng tử Thiện Tài dưới sự dẫn dắt của ngài Văn Thù đạt được căn bản trí, sau đó mới ra đi tham học. Qua 53 lần tham học thành tựu trọn vẹn được hậu đắc trí, đó là trí tuệ viên mãn.

Không có căn bản trí, quý vị không có năng lực tham học. Căn bản trí là thật trí, là trí tuệ chân thật. Trí này có năng lực phân biệt được chân chánh với hư vọng, có năng lực phân biệt được tà chánh, thị phi, thiện ác, lợi hại, một khi vừa tiếp xúc liền rõ biết. Cho nên [người đạt được căn bản trí rồi] ra đi tham học, bất kể gặp hạng người nào, bất kể gặp sự việc gì, cũng đều là khai mở trí tuệ, không gặp phải chướng ngại.

Nếu quý vị không có được [năng lực] căn bản này mà ra đi tham học, gặp một vị thiện tri thức chỉ cho một con đường, gặp hai vị thiện tri thức lại chỉ ra hai con đường, gặp ba vị thiện tri thức thì thành ngã ba đường, gặp bốn vị thiện tri thức là đứng giữa ngã tư đường, quý vị biết đi về đâu? Quý vị không biết đi đường nào cả!

Khi quý vị có căn bản, có thể phân biệt, có thể nhận thức, thì không có gì phải sợ. Dù thân cận nhiều vị thiện tri thức nhưng phương hướng, mục tiêu của quý vị nhất định không thay đổi. Chúng ta xem như Đồng tử Thiện Tài là một hình mẫu minh họa.

Đồng tử Thiện Tài thân cận Bồ Tát Văn Thù, được ngài dạy dỗ điều gì? Ngài dạy cho pháp môn niệm Phật. Nhưng xem trong kinh văn không thấy được điều đó. Kinh văn thì không có, nhưng ý nghĩa là rõ ràng như thế. Ý nghĩa ấy nằm ở đâu? Bồ Tát Văn Thù cầu sinh về thế giới Tây phương Cực Lạc, [Thiện Tài là] môn sinh đắc ý nhất của ngài, nếu như không kế thừa y bát thì sao có thể gọi là đệ tử truyền pháp? Quý vị phải hiểu rõ ý nghĩa này. Đức Thế Tôn dạy chúng ta pháp Tứ y, trong đó có “y nghĩa bất y ngữ” (y theo ý nghĩa, không y theo từ ngữ), quý vị cần phải thể hội được ý nghĩa đó.

Lại xem Thiện Tài ra đi tham học với những ai? Vị thiện tri thức đầu tiên là Tỳ-kheo Cát Tường Vân đã dạy cho Thiện Tài điều gì? Dạy pháp Tam-muội Ban-chu. Pháp Tam-muội Ban-chu chính là chuyên niệm hồng danh A-di-đà Phật, cũng gọi là Tam-muội Phật Lập.

Vị thiện tri thức được tham học cuối cùng là Bồ Tát Phổ Hiền, [người phát khởi] Thập đại nguyện vương dẫn về Cực Lạc. Suốt từ khởi đầu cho đến kết thúc [hành trình tham học] đều là pháp môn niệm Phật. [Quá trình tham học của Đồng tử Thiện Tài] đã nêu lên cho chúng ta một tấm gương để noi theo. Đó là hợp đạo thì phải tiếp tục làm, phải dũng mãnh tinh tấn mà làm; trái đạo thì phải gấp rút nhanh chóng thối lui.

Hai câu [tụng đọc kinh điển Đại thừa, khuyên bảo khích lệ hành giả] là nói tổng quát. Không chỉ riêng mình hiểu biết sáng tỏ, còn phải thường khuyên bảo, dẫn dắt người khác, giúp đỡ người khác. Đó là phần cuối trong điều phúc thứ ba: “Khuyên bảo khích lệ hành giả.”

Nói tóm lại, trong 11 câu [nói về ba điều phúc], có 10 câu là tự lợi (tự làm lợi ích cho mình), câu cuối cùng là lợi tha (làm lợi ích cho người khác). Tự làm lợi ích cho mình rồi mới có khả năng làm lợi ích cho người khác. Tự mình chưa có thành tựu gì mà nghĩ đến việc làm lợi ích cho người khác, kinh Phật thường nói là điều “không thể có”.

Cho nên, hai câu tám chữ: “Độc tụng Đại thừa, khuyến tấn hành giả” có hàm nghĩa hết sức sâu rộng, là cương lĩnh tổng quát của những điều phước thiện. Tiếp theo phần sau sẽ nói về cách thức tu thiện, tu phúc, tích lũy công đức trong cuộc sống hằng ngày.

Hôm nay thời gian đã hết, chúng ta giảng đến đây thôi.


    « Xem chương trước «      « Sách này có 95 chương »       » Xem chương tiếp theo »
» Tải file Word về máy » - In chương sách này

_______________

TỪ ĐIỂN HỮU ÍCH CHO NGƯỜI HỌC TIẾNG ANH

DO NXB LIÊN PHẬT HỘI PHÁT HÀNH




BẢN BÌA CỨNG (HARDCOVER)
1200 trang - 54.99 USD



BẢN BÌA THƯỜNG (PAPERBACK)
1200 trang - 45.99 USD



BẢN BÌA CỨNG (HARDCOVER)
728 trang - 29.99 USD



BẢN BÌA THƯỜNG (PAPERBACK)
728 trang - 22.99 USD

Mua sách qua Amazon sẽ được gửi đến tận nhà - trên toàn nước Mỹ, Canada, Âu châu và Úc châu.

XEM TRANG GIỚI THIỆU.





Quý vị đang truy cập từ IP 3.239.59.193 và chưa ghi danh hoặc đăng nhập trên máy tính này. Nếu là thành viên, quý vị chỉ cần đăng nhập một lần duy nhất trên thiết bị truy cập, bằng email và mật khẩu đã chọn.
Chúng tôi khuyến khích việc ghi danh thành viên ,để thuận tiện trong việc chia sẻ thông tin, chia sẻ kinh nghiệm sống giữa các thành viên, đồng thời quý vị cũng sẽ nhận được sự hỗ trợ kỹ thuật từ Ban Quản Trị trong quá trình sử dụng website này.
Việc ghi danh là hoàn toàn miễn phí và tự nguyện.

Ghi danh hoặc đăng nhập

Thành viên đang online:
Rộng Mở Tâm Hồn caokiem Rộng Mở Tâm Hồn Phan Huy Triều Rộng Mở Tâm Hồn hoangquycong Rộng Mở Tâm Hồn Lãn Tử Rộng Mở Tâm Hồn Ton That Nguyen Rộng Mở Tâm Hồn Nguyễn Sĩ Long Rộng Mở Tâm Hồn ngtieudao Rộng Mở Tâm Hồn Viên Hiếu Thành Rộng Mở Tâm Hồn Phạm Thiên Rộng Mở Tâm Hồn Pascal Bui Rộng Mở Tâm Hồn Tri Huynh Rộng Mở Tâm Hồn Chúc Huy Rộng Mở Tâm Hồn Trương Quang Quý Rộng Mở Tâm Hồn Lê Quốc Việt Rộng Mở Tâm Hồn Du Miên Rộng Mở Tâm Hồn Quang-Tu Vu Rộng Mở Tâm Hồn phamthanh210 Rộng Mở Tâm Hồn An Khang 63 Rộng Mở Tâm Hồn Vạn Phúc Rộng Mở Tâm Hồn zeus7777 Rộng Mở Tâm Hồn Trương Ngọc Trân Rộng Mở Tâm Hồn Diệu Tiến Rộng Mở Tâm Hồn Tam Thien Tam Rộng Mở Tâm Hồn Nguyên Ngọc Rộng Mở Tâm Hồn Trần Thị Huyền Rộng Mở Tâm Hồn Thiện Diệu Rộng Mở Tâm Hồn Nguyễn Văn Minh Rộng Mở Tâm Hồn Diệu Âm Phúc Thành Rộng Mở Tâm Hồn Thiền Khách Rộng Mở Tâm Hồn nước Rộng Mở Tâm Hồn Bui Tuyet Lan Rộng Mở Tâm Hồn Xuân Thôn Rộng Mở Tâm Hồn Nguyên Độ Rộng Mở Tâm Hồn Thích Quảng Ba Rộng Mở Tâm Hồn Pháp Tâm Rộng Mở Tâm Hồn Dinhvinh1964 Rộng Mở Tâm Hồn Yduongvan Rộng Mở Tâm Hồn Trí Tuệ Từ Bi Rộng Mở Tâm Hồn Tiến Mạnh Rộng Mở Tâm Hồn Hoat Khong ... ...

Hoa Kỳ (410 lượt xem) - Việt Nam (129 lượt xem) - French Southern Territories (5 lượt xem) - Senegal (3 lượt xem) - Saudi Arabia (2 lượt xem) - Philippines (2 lượt xem) - Uzbekistan (1 lượt xem) - Kenya (1 lượt xem) - Anh quốc (1 lượt xem) - Hà Lan (1 lượt xem) - Mauritius (1 lượt xem) - Nga (1 lượt xem) - Algeria (1 lượt xem) - ... ...