Những căng thẳng luôn có trong cuộc sống, nhưng chính bạn là người quyết định có để những điều ấy ảnh hưởng đến bạn hay không. (There's going to be stress in life, but it's your choice whether you let it affect you or not.)Valerie Bertinelli
Khi bạn dấn thân hoàn thiện các nhu cầu của tha nhân, các nhu cầu của bạn cũng được hoàn thiện như một hệ quả.Đức Đạt-lai Lạt-ma XIV
Quy luật của cuộc sống là luôn thay đổi. Những ai chỉ mãi nhìn về quá khứ hay bám víu vào hiện tại chắc chắn sẽ bỏ lỡ tương lai. (Change is the law of life. And those who look only to the past or present are certain to miss the future.)John F. Kennedy
Thành công là tìm được sự hài lòng trong việc cho đi nhiều hơn những gì bạn nhận được. (Success is finding satisfaction in giving a little more than you take.)Christopher Reeve
Bạn có thể lừa dối mọi người trong một lúc nào đó, hoặc có thể lừa dối một số người mãi mãi, nhưng bạn không thể lừa dối tất cả mọi người mãi mãi. (You can fool all the people some of the time, and some of the people all the time, but you cannot fool all the people all the time.)Abraham Lincoln
Cuộc sống không phải là vấn đề bất ổn cần giải quyết, mà là một thực tiễn để trải nghiệm. (Life is not a problem to be solved, but a reality to be experienced.)Soren Kierkegaard
Một người trở nên ích kỷ không phải vì chạy theo lợi ích riêng, mà chỉ vì không quan tâm đến những người quanh mình. (A man is called selfish not for pursuing his own good, but for neglecting his neighbor's.)Richard Whately
Nếu chúng ta luôn giúp đỡ lẫn nhau, sẽ không ai còn cần đến vận may. (If we always helped one another, no one would need luck.)Sophocles
Cái hại của sự nóng giận là phá hoại các pháp lành, làm mất danh tiếng tốt, khiến cho đời này và đời sau chẳng ai muốn gặp gỡ mình.Kinh Lời dạy cuối cùng
Ðêm dài cho kẻ thức, đường dài cho kẻ mệt, luân hồi dài, kẻ ngu, không biết chơn diệu pháp.Kinh Pháp cú (Kệ số 60)

Trang chủ »» Danh mục »» TỦ SÁCH RỘNG MỞ TÂM HỒN »» Giảng giải Cảm ứng thiên - Tập 2 »» Bài giảng thứ 164 »»

Giảng giải Cảm ứng thiên - Tập 2
»» Bài giảng thứ 164

(Lượt xem: 1.411)
Xem trong Thư phòng    Xem định dạng khác    Xem Mục lục 

       

Giảng giải Cảm ứng thiên - Tập 2 - Bài giảng thứ 164

Font chữ:


SÁCH AMAZON



Mua bản sách in

(Giảng ngày 1 tháng 3 năm 2000 tại Tịnh Tông Học Hội Singapore, file thứ 165, số hồ sơ: 19-012-0165)

Thưa quý vị đồng học, cùng tất cả mọi người.

Xin mời mở sách Cảm ứng thiên, đoạn thứ 96: “Khí thuận hiệu nghịch, bội thân hướng sơ.” (Bỏ điều thuận, theo điều nghịch; bỏ người thân, theo kẻ sơ.)

Trong bản văn này, từ đoạn thứ 90 cho đến đoạn này, hết thảy đều là những “việc ác không kiêng dè”. Việc tạo tác nghiệp ác trong xã hội hiện nay có thể nói là đã hình thành một thói quen trong cuộc sống, mọi người đều xem đó như những việc rất bình thường, trong từng ngõ ngách của xã hội này chúng ta đều có thể thấy được. Ở tầm mức lớn lao mà nói, đó là không thuận theo chân lý; ở mức độ nhỏ hơn thì là trái nghịch lễ nghĩa. Trong phần chú giải, quý vị xem qua rồi đều biết.

Câu thứ hai là “Bỏ người thân, theo kẻ sơ.” Theo giáo học của Nho gia ắt phải đi từ thân đến sơ, dần dần mở rộng phạm vi phục vụ, mở rộng hiệu quả phục vụ. Phật pháp cho dù giảng [rộng đến mức] hết thảy chúng sinh trong các pháp giới khắp hư không đều cùng một thể tánh, thế nhưng trong pháp môn thực hành cũng không ra khỏi lệ thường, nên đức Phật dạy chúng ta “hiếu dưỡng cha mẹ, phụng sự bậc sư trưởng”, sau đó mới phát triển sự hiếu dưỡng phụng sự đó ra xã hội, đến với hết thảy chúng sinh. Có thể thấy được rằng, các bậc đại thánh đại hiền, thế gian và xuất thế gian, dạy người cũng đều có sự thân sơ, không đi ngược thứ tự đó. Ý nghĩa trong việc này rất sâu, rất rộng, chúng ta cần phải chú tâm thể hội.

Trong vài năm qua, chúng ta có sự hướng theo đa nguyên văn hóa, có sự giao tiếp qua lại với rất nhiều tôn giáo khác. Qua việc này, một số người phê bình chúng ta là “Bỏ điều thuận, theo điều nghịch; bỏ người thân, theo kẻ sơ.” Họ dùng chính câu này để phê bình chúng ta. Cũng từng có người trực tiếp chất vấn cư sĩ Lý Mộc Nguyên như vậy, cư sĩ Lý Mộc Nguyên liền đem hết chân tướng sự thật những việc làm của chúng ta nói rõ cho họ biết. Người này cũng không tệ, [nghe xong liền] tức thời sám hối, thừa nhận bản thân mình đã sai, đã trách lầm người khác.

Chúng ta đối với người Trung quốc, đối với Phật giáo làm được những việc như vậy rất nhiều, chỉ là không tuyên dương mà thôi. Làm được chút việc tốt, đâu cần phải phô bày tuyên dương? Giao tiếp qua lại với người nước ngoài, cũng có người đưa lên truyền thông báo chí, đó là chuyện của họ, chúng ta cũng không hề hy vọng họ đến đưa tin, nhưng đa phần là các tôn giáo khác họ chủ động thỉnh mời các ký giả, phóng viên đến tham dự, phỏng vấn, đưa tin, không phải ý muốn của chúng ta. Chúng ta ít nhiều cũng đã được tiếp thu truyền thống cổ xưa của Trung quốc, cũng hiểu rõ được một chút ý nghĩa. Nho gia, Phật gia hay Đạo gia cũng đều dạy chúng ta phải biết tích âm công. Thế nào gọi là âm công? Là làm việc tốt không cần để cho người khác biết đến, không phô bày tuyên truyền. Chúng ta hiểu được ý nghĩa này, lặng lẽ mà làm, tận tâm tận lực mà làm, không có lòng riêng tư, không có danh văn lợi dưỡng, chúng ta chỉ âm thầm lặng lẽ mà làm. Trong lúc làm đó, đúng như lời răn dạy của Phật, dùng sự thực hành hỗ trợ cho việc học Giáo pháp, lý thuyết với thực hành hỗ trợ lẫn nhau, giúp nhau cùng thành tựu.

Học hỏi Giáo pháp là như trong nhà Phật thường nói trí tuệ khai mở. Thực sự muốn khai mở trí tuệ thì nhất định phải y theo lời dạy vâng làm, như vậy thì trí tuệ mới có thể khai mở. Chúng ta đối với lý lẽ rất sâu xa mà Phật đã dạy, tánh Phật với tánh pháp, cứ dần dần, dần dần có chỗ lĩnh hội, có chỗ thể ngộ, đối với [ý nghĩa] hết thảy chúng sinh trong các pháp giới khắp hư không đều cùng một thể tánh, chúng ta cũng có thể dần dần khẳng định. Tâm Bồ-đề mà chư Phật, Bồ Tát giảng giải cũng từ chỗ này sinh khởi. Chúng ta cũng thể hội được việc phát tâm Bồ-đề thực sự không phải chuyện dễ dàng, nên không lạ gì một khi đã phát được tâm Bồ-đề là thành tựu Phật đạo. Trong nhà Thiền nói “minh tâm kiến tánh, kiến tánh thành Phật”, đó là một khi phát tâm Bồ-đề liền thành Phật.

Chúng ta xem trong kinh Hoa Nghiêm, Bồ Tát Sơ trụ của Viên Giáo gọi là Phát tâm trụ. Phát tâm trụ là ý nghĩa gì? Phát tâm là phát tâm Bồ-đề, trụ là không còn thối chuyển, không còn thối chuyển mới gọi là trụ. Từ lúc phát tâm Bồ-đề trở về sau vĩnh viễn không còn thối chuyển, gọi là Phát tâm trụ. Chúng ta ngày nay một niệm phát tâm, đối với cảnh giới hiện tiền, chúng ta liền lập tức thối chuyển. Cho nên chúng ta không thể thành tựu. Các ngài phát tâm rồi thì vĩnh viễn không thối chuyển, đó là ý nghĩa gì? Về lý các ngài thấu hiểu rõ ràng, về sự các ngài cũng làm được. Lý với sự các ngài có thể dung hợp thành một khối, không hề chia tách, cho nên có thể trụ tâm không thối chuyển. Chúng ta không đạt đến cảnh giới ấy. Muốn đạt đến cảnh giới ấy thì không thể không nỗ lực. Một mặt phải nỗ lực cầu hiểu giáo lý, một mặt phải nỗ lực vâng làm theo.

Trong đoạn này, phần chú giải có mấy câu, tôi sẽ đọc qua một lần. “Bỏ người thân, theo kẻ sơ, không chỉ có một việc.” Sự việc này có rất nhiều, nơi đây bất quá cũng chỉ nêu ra một số trường hợp điển hình mà thôi. “Như khinh thường dối lừa cha mẹ”, khinh dối cha mẹ mình, cũng như người hiện nay còn nói, yêu kính gia đình cha mẹ vợ hơn so với cha mẹ mình, tôn kính cha mẹ vợ quá mức so với cha mẹ sinh ra mình, cũng là ý này. Đối với anh em trong nhà thì so đo tính toán, đối với bè bạn người ngoài thì hào phóng rộng rãi. Bà con họ hàng của mình nghèo khó không quan tâm giúp đỡ, gặp người ngoài lại sẵn lòng quan tâm, đó chính là “bạc bẽo với chỗ cần xem trọng mà xem trọng chỗ đáng bạc bẽo”. Đối với nơi cần phải đối đãi nồng hậu thì quý vị lại bạc đãi. Đối với nơi không cần hậu đãi, quý vị lại hậu đãi. Hiện tượng này trong xã hội hiện nay hết sức phổ biến.

Quý vị có thể hỏi là tại sao như vậy? Kết luận [vấn đề] không ngoài hai chữ lợi hại. Việc đối với mình có lợi, mình liền đối tốt với người, đó là có điều kiện. Nếu trước mắt đối với mình không có lợi ích thì không quan tâm đến. Cha mẹ già yếu, hiện nay mình cũng không cần cha mẹ quan tâm đến nữa, nên mình không quan tâm đến họ. Họ hàng bên nhà vợ đang có thể quan tâm đến mình, cho nên mình đặc biệt hậu đãi họ. Hoàn toàn là theo chủ nghĩa vị lợi, chẳng có ân nghĩa gì. Không biết đến việc báo ân, không biết đến thực hành đạo nghĩa, điều này tạo thành xã hội hỗn loạn ngày nay.

Chúng ta có thể trách những người như vậy hay không? Trong kinh Vô Lượng Thọ, Phật dạy rất hay, Phật đại từ đại bi có thể bao dung tha thứ cho những người làm việc sai lầm như vậy. Phật dạy: “Do người trước không tốt.” Những người thuộc thế hệ trước đã không dạy dỗ họ tốt, cha mẹ không dạy dỗ họ, thầy giáo không dạy dỗ họ, các bậc trưởng bối không dạy dỗ họ. “Không biết đạo đức, không ai chỉ bày.” Không có ai dạy bảo, do vậy chúng ta không nên trách cứ họ. Đây là một hiện tượng hết sức đau lòng trong xã hội, là nguồn gốc sự hỗn loạn của thế gian. Chúng ta nếu không có người dạy dỗ thì cũng không hiểu biết được.

Nói chung, chúng ta hết sức may mắn có được thân người, gặp được Phật pháp. Cha mẹ, sư trưởng không dạy dỗ chúng ta, các bậc trưởng bối không dạy dỗ chúng ta. Chúng ta ngày nay nhờ vào kinh điển, giáo lý của Phật pháp mà sáng tỏ được ý nghĩa, hiểu được lẽ biết ơn báo ơn, hiểu rõ được rằng người sống ở đời phải vì xã hội, vì hết thảy chúng sinh phụng sự, không phân biệt đó đây.

Phật dạy chúng ta đối xử với người khác cũng phải từ gần đến xa. Chúng ta cư trú ở địa phương này, địa phương có tai nạn, đương nhiên trước hết ta phải giúp đỡ hỗ trợ. Ví như có rất nhiều địa phương đồng thời phát sinh tai nạn, chúng ta sẽ giúp đỡ hỗ trợ nơi nào? Nhất định phải giúp đỡ hỗ trợ nơi ở gần, sau đó mới dần dần giúp đỡ đến những nơi xa hơn. Đó là đạo lý. Nếu như địa phương ta sống không có tai nạn, địa phương gần đó có tai nạn, chúng ta nghe biết phải lập tức giúp vào một tay, phải giúp đỡ hỗ trợ.

Trong đoạn này dẫn lời Khổng tử nói rất hay: “Không thương yêu người thân mà thương yêu người ngoài, đó gọi là bội đức.” Đó là trái nghịch với đức của tự tánh. “Không tôn kính cha mẹ mình mà tôn kính cha mẹ người khác, đó gọi là trái lễ.” Trái nghịch với lễ nghĩa. Chỗ này chúng ta phải học tập, hơn nữa còn phải cảnh tỉnh dè dặt. Không hiếu thuận với cha mẹ mình mà hiếu thuận với người khác, người như vậy quý vị đối với họ phải đề cao cảnh giác. Họ nhất định là có dụng ý khác. Không tôn kính thầy dạy của mình, không tôn kính bậc tôn trưởng của mình, nhưng lại tôn kính người khác, vậy dụng ý của họ ở chỗ nào? Nhất định là có mưu đồ tính toán, nhất định là họ có mục đích. Vì sao vậy? Vì trái với lẽ thường. Như người có thể hiếu thuận với cha mẹ, cũng có thể hiếu thuận với người khác, đó là chân thật, tình cảm chân thật tự nhiên biểu lộ ra bên ngoài. Họ có thể tôn kính bậc tôn trưởng của họ, các vị trưởng bối của họ, có lòng thương yêu anh chị em của họ, rồi đối với người ngoài cũng có thể tôn kính, cũng có thể thương yêu, đó là lẽ bình thường. Ý nghĩa này, chúng ta học được rồi phải biết vận dụng.

Nói chung, những trường hợp trái nghịch lẽ thường trong xã hội ngày nay, chúng ta gặp phải thì nhất định phải cảnh tỉnh dè dặt, nếu không quý vị sẽ bị tổn thất thiệt thòi, đến lúc ấy hối hận cũng không còn kịp nữa. Những người ấy đến để lừa bịp quý vị, mục đích của họ hết sức rõ ràng, là danh văn lợi dưỡng, không ngoài những thứ ấy. Giao tiếp quan hệ với những người như vậy, chắc chắn phải chịu tổn hại lớn lao. Thế nhưng người đời hiểu rõ được ý nghĩa này cũng không nhiều. Cho nên thường phải chịu tổn thất thiệt thòi rồi sau đó mới có sự cảnh giác, thật rất đáng thương hại.

Chúng ta làm người, tự mình nhất định phải thuận theo chánh pháp. Trong pháp thế gian gọi là thuận theo pháp lý. Người Trung quốc thường nói là hợp tình, hợp pháp, hợp lý. Trong sự ứng xử, đối đãi với người, tiếp xúc với vật, không được trái nghịch với tình, với lý, với pháp. Được như vậy thì suốt đời chúng ta có thể giảm thiểu được lỗi lầm, sự nghiệp trong pháp thế gian hay xuất thế gian mới có thể thành tựu. Sự thành tựu ở thế gian, trong Phật pháp nói là chưa phải rốt ráo, quyết định phải có sự thành tựu trong Phật pháp. Thế nhưng pháp thế gian dù không rốt ráo, chúng ta cũng không thể xem nhẹ bỏ qua. Vì sao vậy? Vì lợi ích chúng sinh. Phật dạy chúng ta [phải làm sao cho] cả mình và người khác đều được lợi lạc.

Cách làm lợi lạc chính mình thì nhất định phải tu tập thanh tịnh bình đẳng giác, niệm Phật cầu sinh Tịnh độ. Đó là sự thành tựu viên mãn rốt ráo cho tự thân mình, quyết định không thể xem nhẹ bỏ qua. Mọi lúc mọi nơi, chỉ luôn duy trì một niệm đơn thuần, niệm “A-di-đà Phật”, ngoài ra bất kỳ điều gì cũng không lưu giữ trong lòng. Làm được như vậy rồi, nếu còn sức thì giúp đỡ hỗ trợ người khác.

Giúp đỡ hỗ trợ người khác cũng phải biết tùy duyên nhưng không chạy đuổi theo duyên. Vì sao vậy? Đối với sự thành tựu của bản thân không chịu sự chướng ngại. Đây là điều rất quan trọng thiết yếu. Thế nhưng quý vị cần phải hiểu rõ được ý nghĩa này. Đây không phải là tiêu cực, cũng vẫn là tích cực, hoàn toàn phải xem nhân duyên có thành thục hay không? Nếu duyên thành thục, chúng ta phải nỗ lực tích cực giúp đỡ hỗ trợ người khác, làm cho Chánh pháp trụ được lâu dài ở thế gian. Không chỉ là Chánh pháp trụ lâu dài, mà còn phải rộng truyền phát triển. Phải ghi nhớ rằng Phật dạy chúng ta “rộng độ chúng sinh”. Phải hiểu được dụng ý trong hai chữ “rộng độ”. Rộng độ hoàn toàn không có nghĩa chỉ có tín đồ Phật giáo, người tin theo Phật giáo thì cứu độ, những ai không tin theo Phật giáo thì không cứu độ, như vậy không phải là “rộng độ”.

Quý vị xem trong kinh luận, đức Phật thường dạy rằng, người có căn lành thuần thục thì giúp đỡ hỗ trợ cho họ thành tựu. Đó là nói tín đồ Phật giáo, những người tu hành. Người có căn lành chưa thuần thục, đó là những người đã hướng về Phật, đối với Phật giáo có lòng tin, có sự hứng thú, chúng ta phải giúp đỡ hỗ trợ cho họ. Ngoài ra là những người không có căn lành, đối với Phật giáo hoàn toàn không hiểu biết gì, thậm chí còn bài xích, chúng ta phải giúp đỡ họ gieo trồng căn lành. Đó mới gọi là rộng độ.

Nói chung phải ghi nhớ câu này: “Trong cửa Phật không bỏ một người nào.” Chúng ta trong một đời này phải đem hết khả năng để làm cho đến mức trọn vẹn đầy đủ. Phật pháp, nói theo ngôn ngữ hiện đại thì chính là nền giáo dục xã hội đa nguyên văn hóa, quyết định không chỉ là một tôn giáo. Cho nên chúng ta đối với bản chất của Phật giáo phải nhận thức thật rõ ràng, đó là nền giáo dục của Phật đà. Nền giáo dục Phật đà là thuộc về loại giáo dục nào? Đó là giáo dục xã hội đa nguyên văn hóa. Cho nên, vai trò của đức Phật Thích-ca Mâu-ni, nếu dùng ngôn ngữ hiện đại mà nói, ngài chính là một nhà giáo dục đa nguyên văn hóa, là một nhà hoạt động giáo dục đa nguyên văn hóa. Chúng ta giới thiệu như vậy với mọi người thì mọi người có thể hiểu được rõ ràng, sáng tỏ, không đến nỗi nhận hiểu sai lầm. Giúp cho hết thảy chúng sinh khắp nơi đều được cứu độ, đó là điều chúng ta cần phải thực sự nỗ lực.

Hôm nay thời gian đã hết, chúng ta giảng đến đây thôi.


    « Xem chương trước «      « Sách này có 103 chương »       » Xem chương tiếp theo »
» Tải file Word về máy » - In chương sách này

_______________

MUA THỈNH KINH SÁCH PHẬT HỌC

DO NXB LIÊN PHẬT HỘI PHÁT HÀNH




Bhutan có gì lạ


Về mái chùa xưa


Nguồn chân lẽ thật


Có và Không

Mua sách qua Amazon sẽ được gửi đến tận nhà - trên toàn nước Mỹ, Canada, Âu châu và Úc châu.

XEM TRANG GIỚI THIỆU.





Quý vị đang truy cập từ IP 34.230.84.106 và chưa ghi danh hoặc đăng nhập trên máy tính này. Nếu là thành viên, quý vị chỉ cần đăng nhập một lần duy nhất trên thiết bị truy cập, bằng email và mật khẩu đã chọn.
Chúng tôi khuyến khích việc ghi danh thành viên ,để thuận tiện trong việc chia sẻ thông tin, chia sẻ kinh nghiệm sống giữa các thành viên, đồng thời quý vị cũng sẽ nhận được sự hỗ trợ kỹ thuật từ Ban Quản Trị trong quá trình sử dụng website này.
Việc ghi danh là hoàn toàn miễn phí và tự nguyện.

Ghi danh hoặc đăng nhập

Thành viên đang online:
Rộng Mở Tâm Hồn caokiem Rộng Mở Tâm Hồn Phan Huy Triều Rộng Mở Tâm Hồn hoangquycong Rộng Mở Tâm Hồn Lãn Tử Rộng Mở Tâm Hồn Ton That Nguyen Rộng Mở Tâm Hồn Nguyễn Sĩ Long Rộng Mở Tâm Hồn ngtieudao Rộng Mở Tâm Hồn Viên Hiếu Thành Rộng Mở Tâm Hồn Phạm Thiên Rộng Mở Tâm Hồn Pascal Bui Rộng Mở Tâm Hồn Tri Huynh Rộng Mở Tâm Hồn Chúc Huy Rộng Mở Tâm Hồn Trương Quang Quý Rộng Mở Tâm Hồn Lê Quốc Việt Rộng Mở Tâm Hồn Du Miên Rộng Mở Tâm Hồn Quang-Tu Vu Rộng Mở Tâm Hồn phamthanh210 Rộng Mở Tâm Hồn An Khang 63 Rộng Mở Tâm Hồn Vạn Phúc Rộng Mở Tâm Hồn zeus7777 Rộng Mở Tâm Hồn Trương Ngọc Trân Rộng Mở Tâm Hồn Diệu Tiến Rộng Mở Tâm Hồn Tam Thien Tam Rộng Mở Tâm Hồn Nguyên Ngọc Rộng Mở Tâm Hồn Trần Thị Huyền Rộng Mở Tâm Hồn Thiện Diệu Rộng Mở Tâm Hồn Nguyễn Văn Minh Rộng Mở Tâm Hồn Diệu Âm Phúc Thành Rộng Mở Tâm Hồn Thiền Khách Rộng Mở Tâm Hồn nước Rộng Mở Tâm Hồn Bui Tuyet Lan Rộng Mở Tâm Hồn Xuân Thôn Rộng Mở Tâm Hồn Nguyên Độ Rộng Mở Tâm Hồn Thích Quảng Ba Rộng Mở Tâm Hồn Pháp Tâm Rộng Mở Tâm Hồn Dinhvinh1964 Rộng Mở Tâm Hồn Yduongvan Rộng Mở Tâm Hồn Trí Tuệ Từ Bi Rộng Mở Tâm Hồn Tiến Mạnh Rộng Mở Tâm Hồn Hoat Khong ... ...

Hoa Kỳ (410 lượt xem) - Việt Nam (129 lượt xem) - French Southern Territories (5 lượt xem) - Senegal (3 lượt xem) - Saudi Arabia (2 lượt xem) - Philippines (2 lượt xem) - Mauritius (1 lượt xem) - Nga (1 lượt xem) - Algeria (1 lượt xem) - Uzbekistan (1 lượt xem) - Kenya (1 lượt xem) - Anh quốc (1 lượt xem) - Hà Lan (1 lượt xem) - ... ...