Người ngu nghĩ mình ngu, nhờ vậy thành có trí. Người ngu tưởng có trí, thật xứng gọi chí ngu.Kinh Pháp cú (Kệ số 63)
Cái hại của sự nóng giận là phá hoại các pháp lành, làm mất danh tiếng tốt, khiến cho đời này và đời sau chẳng ai muốn gặp gỡ mình.Kinh Lời dạy cuối cùng
Như bông hoa tươi đẹp, có sắc lại thêm hương; cũng vậy, lời khéo nói, có làm, có kết quả.Kinh Pháp cú (Kệ số 52)
Ai sống một trăm năm, lười nhác không tinh tấn, tốt hơn sống một ngày, tinh tấn tận sức mình.Kinh Pháp cú (Kệ số 112)
Tìm lỗi của người khác rất dễ, tự thấy lỗi của mình rất khó. Kinh Pháp cú
Dễ thay thấy lỗi người, lỗi mình thấy mới khó.Kinh Pháp cú (Kệ số 252)
Nên biết rằng tâm nóng giận còn hơn cả lửa dữ, phải thường phòng hộ không để cho nhập vào. Giặc cướp công đức không gì hơn tâm nóng giận.Kinh Lời dạy cuối cùng
Sự nguy hại của nóng giận còn hơn cả lửa dữ. Kinh Lời dạy cuối cùng
Với kẻ kiên trì thì không có gì là khó, như dòng nước chảy mãi cũng làm mòn tảng đá.Kinh Lời dạy cuối cùng
Kẻ ngu dầu trọn đời được thân cận bậc hiền trí cũng không hiểu lý pháp, như muỗng với vị canh.Kinh Pháp Cú - Kệ số 64

Trang chủ »» Kinh Bắc truyền »» Bản Việt dịch Quán Hư Không Tạng Bồ Tát Kinh [觀虛空藏菩薩經] »»

Kinh điển Bắc truyền »» Bản Việt dịch Quán Hư Không Tạng Bồ Tát Kinh [觀虛空藏菩薩經]


» Tải tất cả bản dịch (file RTF) » Việt dịch (1) » Hán văn » Phiên âm Hán Việt » Càn Long (PDF, 0.26 MB) » Vĩnh Lạc (PDF, 0.14 MB)

Chọn dữ liệu để xem đối chiếu song song:

Kinh Quán Hư Không Tạng Bồ Tát

Việt dịch: Thích Vạn Thiện

Nhằm tạo điều kiện để tất cả độc giả đều có thể tham gia soát lỗi chính tả trong các bản kinh Việt dịch, chúng tôi cho hiển thị các bản Việt dịch này dù vẫn còn nhiều lỗi. Kính mong quý độc giả cùng tham gia soát lỗi bằng cách gửi email thông báo những chỗ có lỗi cho chúng tôi qua địa chỉ admin@rongmotamhon.net

Đại Tạng Kinh Việt Nam
Font chữ:

Đúng thật như thế, chính tôi được nghe: Một thời Đức Phật cùng với một nghìn hai trăm năm mươi tì-kheo và một nghìn bồ-tát ở kiếp Hiền do ngài Di-lặc làm thượng thủ, an trú tại trụ xứ của tiên nhân Chính Giác, núi Khư-đà-la.
Bấy giờ, trưởng lão Ưu-ba-li liền từ chỗ ngồi đứng dậy, chỉnh trang y phục rồi đảnh lễ Đức Phật và thưa:
- Bạch Thế Tôn! Trước đây ở trong kinh Công đức, Thế Tôn nói danh hiệu dại bồ-tát Hư Không Tạng có thể trừ tất cả các nghiệp ác bất thiện, đối trị các ác luật nghi của vua Chiên-đà-la, cho đến sa-môn Chiên-đà-la. Nếu muốn đối trị các việc ác ấy thì nên quán bồ-tát Hư Không Tạng như thế nào? Giả sử được diện kiến ngài, thì làm sao chung ở để bố-tát và làm việc của tăng? Trước đây, trong Tì-ni, Thế Tôn nói: Nếu ưu-bà-tắc phá năm giới, phạm tám trai giới; hàng tì-kheo, tì-kheo ni, sa-di, sa-di ni, thức-xoa-ma-na phạm bốn tội nặng; hàng bồ-tát tại gia hủy phạm sáu tội nặng, bồ-tát xuất gia phạm tám tội nặng tội thì quyết định đuổi đi, bọn họ như tảng đá lớn đã vỡ. Nay ở trong kinh này, Đức Phật nói bồ-tát Đại Bi Hư Không Tạng hay cứu các khổ và thuyết thần chú để tiêu trừ tội lỗi. Giả sử có vị bồ-tát này thì làm sao biết được? Lấy gì làm chứng? Cúi xin đức Thiên Tôn phân biệt giải nói?
Ðức Phật bảo ngài Ưu-ba-li:
- Ở đời vị lai, ông và tất cả những người khéo hành trì Tì-ni, cần phải giáo hóa những chúng sinh phạm tội ấy và khuyên giải tâm họ! Thệ nguyện đại từ của Thế Tôn rộng lớn, chẳng bỏ một loài nào. Trong kinh Công đức sâu xa có nói đến pháp trị tội lỗi tên là Quyết định Tì-ni. Trong đó có ba mươi lăm Đức Phật đại bi cứu thế mà ông phải kính lễ. Khi kính lễ, ông phải mặc áo tàm quí, giống như đôi mắt bị ung nhọt, người bệnh cảm thấy hổ thẹn; như người bệnh hủi phải theo lời chỉ dạy của lương y. Ông cũng như thế, nên sinh lòng hổ thẹn. Ðã hổ thẹn rồi, thì từ một ngày cho đến bảy ngày đảnh lễ mười phương Phật, xưng danh hiệu của ba mươi lăm vị Phật và đặc biệt xưng danh hiệu bồ-tát Đại Bi Hư Không Tạng. Hành giả phải tắm gội thân thể sạch sẽ, đốt đầy đủ các thứ hương thơm quí giá như Kiên hắc, Trầm thủy. Lúc sao mai mọc, hành giả nên quì dài chắp tay, rơi lệ buồn khóc, xưng danh hiệu Hư Không Tạng và thưa: “Bạch Ðại đức! Ðấng bồ-tát Ðại Bi! Xin ngài thương xót nghĩ đến con, nên vì con mà hiện thân!”.
Bấy giờ, phải quán tưởng trên đỉnh bồ-tát Hư Không Tạng có hạt châu Như Ý màu vàng tía. Nếu thấy châu Như Ý tức là thấy thiên quan[1]. Trong thiên quan có ba mươi lăm tượng Phật xuất hiện. Trong hạt châu Như Ý có mười phương Phật tượng xuất hiện. Thân bồ-tát Hư Không Tạng cao hai mươi do-tuần. Nếu hiện thân lớn thì đồng với bồ-tát Quán Thế Âm .v.v... Vị bồ-tát này ngồi kiết già, tay cầm hạt châu vương Như Ý. Từ hạt châu ấy phát ra pháp âm hợp với Tì-ni.
Vì vị bồ-tát này thương xót chúng sinh, nên hóa làm hình dáng tì-kheo và tất cả sắc tướng. Hoặc ở trong mộng, hoặc khi ngồi thiền, tì-kheo này dùng ấn ngọc ma-ni in vào cánh tay người đó. Dấu ấn có chữ “Trừ tội”. Ðược chữ này rồi, người ấy liền trở lại trong chúng tăng nói giới như cũ. Nếu ưu-bà-tắc được chữ này thì chẳng chướng ngại việc xuất gia. Nếu không được chữ này, thì sẽ nghe trong hư không vang lên tiếng: “Tội diệt! Tội diệt!”. Nếu chẳng nghe trong hư không có tiếng phát ra khiến cho biết Tì-ni, thì khi mộng thấy bồ-tát Hư Không Tạng, người này phải thưa:
- Bồ-tát Tì-ni! Bồ-tát Tì-ni! Con là tì-kheo tên…, con là ưu-bà-tắc tên …!
Lúc bấy giờ bồ-tát dạy cho người ấy sám hối, từ một ngày cho đến bốn mươi chín ngày lễ bái ba mươi lăm đức Phật. Nhờ uy lực của bồ-tát Hư Không Tạng mà tội người ấy giảm nhẹ.
Người biết pháp, lại dạy họ nên dọn dẹp nhà vệ sinh trải qua tám trăm ngày. Mỗi ngày đều bảo họ: “Ngươi đã làm những việc bất tịnh, thì hôm nay phải dốc lòng tẩy rửa tất cả nhà vệ sinh, không cần để cho ai biết. Làm vệ sinh xong, trong hai mươi mốt ngày, ngươi nên tắm gội sạch, đảnh lễ ba mươi lăm Đức Phật, xưng niệm danh hiệu Hư Không Tạng. Lại hướng về mười hai bộ kinh, gieo năm vóc sát đất, tỏ bày tội lỗi của mình. Bấy giờ, người hiểu biết thì nên nhóm họp thân thuộc đến trước tượng Phật xưng danh hiệu ba mươi lăm vị Phật, danh hiệu Văn-thù-sư-lợi, danh hiệu của bồ-tát kiếp Hiền..., để những vị ấy chứng minh, rồi lại bạch yết-ma như pháp thụ giới ở trước. Người này nhân tu tập khổ hạnh như vậy, nên tội nghiệp vĩnh viễn tiêu trừ, chẳng chướng ngại ba nghiệp bồ-đề.
Ðức Phật bảo Ưu-ba-li:
- Ông hãy thụ trì phép quán Hư Không Tạng này, vì những chúng sinh đời vị lai không biết tàm quí, phạm nhiều tội ác mà phân biệt giảng nói. Khi ông nói kinh này thì bồ-tát Hư Không Tạng ngồi kiết già, phóng ra ánh sáng sắc vàng, trong hạt châu Như Ý hiện ra ba mươi lăm đức Phật.
Bồ-tát Hu w Không Tạng bach Phật:
- Bạch đức Thế Tôn! Hạt châu Như Ý này của con từ Thủ-lăng-nghiêm hiện ra. Vì thế, chúng sinh thấy hạt châu thì được như ý tự tại.
Lúc bấy giờ, đức Thế Tôn bảo Ưu-ba-li:
- Ông hãy giữ gìn kinh này, chẳng được giảng nói cho tất cả mọi người nghe, chỉ vì một hạng người hành trì Tì-ni, làm đôi mắt sáng cho chúng sinh mù tối đời vị lai. Ông chớ quên lời Ta!
Ưu-ba-li nghe Phật dạy, lòng vô cùng vui mừng cung kính vâng theo.

« Kinh này có tổng cộng 1 quyển »

Tải về dạng file RTF

_______________

MUA THỈNH KINH SÁCH PHẬT HỌC

DO NXB LIÊN PHẬT HỘI PHÁT HÀNH




Em Là Vì Sao Sáng


Vào thiền


Gọi nắng xuân về


Hoa nhẫn nhục

Mua sách qua Amazon sẽ được gửi đến tận nhà - trên toàn nước Mỹ, Canada, Âu châu và Úc châu.

XEM TRANG GIỚI THIỆU.





Quý vị đang truy cập từ IP 18.118.200.136 và chưa ghi danh hoặc đăng nhập trên máy tính này. Nếu là thành viên, quý vị chỉ cần đăng nhập một lần duy nhất trên thiết bị truy cập, bằng email và mật khẩu đã chọn.
Chúng tôi khuyến khích việc ghi danh thành viên ,để thuận tiện trong việc chia sẻ thông tin, chia sẻ kinh nghiệm sống giữa các thành viên, đồng thời quý vị cũng sẽ nhận được sự hỗ trợ kỹ thuật từ Ban Quản Trị trong quá trình sử dụng website này.
Việc ghi danh là hoàn toàn miễn phí và tự nguyện.

Ghi danh hoặc đăng nhập