Chim Việt Cành Nam            [  Trở Về  ]          [ Trang chủ ]          [ Tác giả ]

B i ể n & r ồ n g

q u a  đ ặ c  t h ù  v ă n  h o á  L ạ c  L o n g

Trần Hạ Tháp

Khởi đi trong lịch sử Việt Nam - để bắt đầu mở mang và phát triển đất nước - Lạc Long Quân đã hy sinh quyền lợi cá nhân. Bậc quốc chủ gác bỏ hạnh phúc riêng tư, tự mình phân công lên đường vì nghĩa lớn dân tộc.

Người giao núi để vợ hiền coi giữ. "Năm mươi con theo mẹ lên non". Còn lại, chính mình "Năm mươi con theo cha xuống biển ". Một tỉ lệ đầy ý nghĩa. Thông điệp để lại đến ngàn sau, rằng không phải chỉ có núi - dựa lưng - mới làm nên sức mạnh thần kỳ. Ít nhất, đủ bốn thành tố để quyết định lý tồn vong và lẽ hưng suy trên từng bước đi dân tộc. Tất nhiên còn có biển trong đó:

Núi - biển - trăm con (bách tính, dân tộc) - và cả chí hướng, sự sáng suốt cùng hùng khí của một bậc quốc chủ. Lạc Long Quân, kẻ mang trọng trách vô cùng lớn, đưa tổ quốc về huy hoàng thịnh trị.

Với rồng, biển mới là nơi vẫy vùng đích thực. Căn cơ không thể thiếu của giống loài chuyên "việc nước" để mưu cầu đại sự. Rồng đúng nghĩa có thể gọi gió phun mưa, chuyển vận đất trời, ảnh hưởng rất trực tiếp đến mùa màng, sự sống và hạnh phúc con dân.

Vì thế, biển cũng là nơi khẳng định tầm thông thái, mức sáng suốt của một bậc quốc chủ nơi đây. Không hướng về biển, rồng muôn thuở - chỉ là rồng đất - địa long. Bài học trước hết của Lạc Long Quân là đưa tầm nhìn ra biển lớn. Bài học, không vì một phúc lợi cá thể, một lý lẽ ngắn hạn nào - dù sum họp hay an toàn gia đình riêng Lạc Long Quân, chẳng hạn - khiến quốc chủ quay lưng, khước từ - biển - một trong bốn lẽ tồn vong, ảnh hưởng mãnh liệt lâu dài đến cơ đồ toàn dân Việt. Vâng, trăm ngàn lần không thể.

Kể từ tiên đề ấy, một đất nước uốn lượn - hiønh chữ S - đầu hướng ra biển Đông, dần hiønh thành vóc dạc. Không phải là ngẫu nhiên, mà tổ tiên đã vô cùng ý tứ trong từng tên gọi để lưu truyền hậu thế: Thăng Long, Hạ Long, Bái Tử Long, Bạch Long vĩ... Cho đến tận Cửu Long giang, phần đuôi rồng tổ quốc. Mãi mãi những địa danh ấy còn nhắc nhở đến rồng. Quả là vịnh lớn, sông dài, biển đảo ấy đại đa số đều liên quan rồng - nước. Là quan hệ biện chứng, làm nòng cho văn hoá Lạc Long.

Đời sau hiểu rằng, tộc Lạc Việt - trong Bách Việt - không hề bị đồng hoá, tiêu vong do đã tìm thấy địa linh, nơi giao hội hết sức kỳ diệu giữa loài rồng và biển cả. Biển đích thực là sức sống, là nội lực của rồng. Chưa thấy biển, chưa thể tìm đâu ra sức mạnh ấy. Không gặp biển, không thể Hạ Long để rồng bắt đầu hiện hiønh trên sóng nước mênh mông.

Định luật tối hậu về biển, từ lâu ẩn miønh trong vỏ-kén-huyền-sử vốn nhạt nhoà qua cách phô diễn của ngữ-ngôn-truyền-thuyết... Tuy nhiên, hiện thực văn hoá đời sống và đặc thù phong cách Việt vẫn tự sáng lên vẻ đẹp của chính mình. Hơn thế, có cả sự cảnh tỉnh hậu duệ - ai ít nhiều tự ti(?) - mạnh mẽ dứt bỏ để xứng đáng ngẩng cao đầu, nhiøn liệt tổ liệt tông...

Ca dao, tục ngữ, lời ru qua bao nhiêu thế hệ cứ còn đây - hình dung biển - vô cùng thân thương, không thể và không bao giờ đong đếm nổi. Biển cũng là mẹ - gián tiếp - sinh thành bao sự nghiệp vinh danh:

"Mẹ nuôi con biển, hồ lai láng"
"Con nuôi mẹ, kể tháng kể ngày"
Sức mạnh đồng tâm hiệp lực phong cách Việt được ví von qua biển. Vâng, và không một tên gọi nào khác ngoài biển Đông muôn thuở:
"Thuận vợ thuận chồng, biển Đông tát cạn"
"Thuận bậu thuận bạn, tát cạn biển Đông"
Hoặc trong bi-hoạt-cảnh tiểu nhân gặp thời, anh tài thất thế:
"Hạc lập, kê quần"(*)
"Long tù, hà hí"
"Cá lý ngư kia vận hội vô thì"
"Con lươn, con chạch nọ lại có khi thượng nguồn"
"Mong chi mong cá gáy hoá rồng"
"Thiên thời, địa lợi đặng vẫy vùng biển Đông"
Tục vẽ mình của tổ tiên khi dầm mình dưới nước để "Giao long coi cùng gốc đồng loại, không xâm hại đến thân miønh". Mãi gần đây, những con đò - truyền thống Huế - khắc chạm hai long nhãn (mắt rồng) vẫn còn bồng bềnh trên sóng nước Hương giang. Tất cả ngầm nói lên văn hoá riêng mình, văn hoá Lạc Long(hay văn hoá rồng Việt) chưa bao giờ xa cách nước.

Quẻ Thuần càn kinh Dịch - kinh tối cổ, niềm hãnh diện nền minh triết Trung Hoa - là quẻ cao xa chuyên để nói về rồng. Sáu hào dương tuyệt nhiên chưa một câu - thậm chí chữ - trực tiếp nói về đại dương, biển lớn. Duy nhất, hào cửu tứ thật mông lung, sơ hốt chút liên quan tới chữ "uyên" (vực thẳm). "Hoặc dược tại uyên, vô cửu". Chỉ có thế.

Đất đai lục địa Trung Hoa rộng lớn ngút ngàn. Chả lạ gì ấn tượng về trời(thiên), ấn tượng đất(ruộng, điền) vẫn ưu thế hẳn so với ấn tượng biển (hải, dương) trong văn hoá ở đây là có thực... Hào cửu nhị "Hiện long tại điền, lợi kiến đại nhân", hào cửu ngũ "Phi long tại thiên, lợi kiến đại nhân" tự chứng minh lẽ ấy. Biển Trung Hoa, giới hạn chỉ một số tỉnh miền đông từ Hải Nam tới bán đảo Sơn Đông. Chuyện để người biønh dân miền tây, miền trung đất nước mênh mông kia có cơ hội gần gũi, chiêm nghiệm biển khơi - dễ dàng hệt như người Việt với biển Việt Nam - thật không hề đơn giản.

Bất kỳ ai, bất kỳ người nước nào đi sâu vào học thuật và văn hoá cổ Trung Hoa - Binh pháp, Kỳ môn Độn giáp, Phong thuỷ địa lý, Thiên văn quan tượng, Đẩu số, Lịch pháp, Tướng mệnh, Dịch bốc Và nhiều môn khác - chắc hẳn đều thấy rằng, hệ quy chiếu học thuật cổ Trung Hoa quy định riêng cho vị trí Thìn(rồng) hiển nhiên luôn ở phía đông nam. Xin nhắc nhở, trên thực tế phương ấy cũng là phương tồn tại một đất nước Việt Nam bé nhỏ.

Vâng, chính các học thuật cổ lừng danh ấy - không ai khác - từ lâu và nhiều lần, nhiều lĩnh vực đã tự xác minh điều đó. Điều mà lắm học giả hậu duệ của họ - sau nầy, vì các nguyên nhân tâm lý(?) - rất muốn canh cải, song bất lực trước an bài có tính hệ thống mà thánh triết, tiền nhân từng chi ly để lại.

Do thế - biển - một trong những chìa khoá cốt tuỷ để nhìn rõ khác biệt về rồng giữa hai nền văn hoá. Sự khác biệt trong tương quan nhận thức ngay từ thuở Lạc Long Quân vừa dựng nước. Với đặc thù văn hoá Lạc Long - tôi gọi thế - rồng Việt mãi mãi gần gũi, đi đôi, luôn hướng về biển cả. Ngay địa lý hiønh thể đất nước không thôi, đủ nói lên nguyên lý ấy.

Người Việt chân chính - khi thấm nhuần văn hoá Lạc Long, dù ở nơi đâu - luôn khiêm nhượng, hiền hoà và ham học hỏi song không vì thế dần lãng quên bản sắc. Không vì thế nhạt nhoà đi đại đức, đại ân của một bậc Quốc tổ từng hy sinh tiønh riêng cho nghĩa lớn. Hơn thế nữa, người Việt chân chính - để không hổ thẹn trước anh linh của liệt tổ liệt tông - còn phải ra sức phân biệt, bổ chính các quan niệm vong bản trá hình, các nhận định còn lập lờ giữa đen trắng bất minh.

(thành nội - Huế. Tháng 6/2009)
Trần Hạ Tháp
(*)Hạc đậu xuống sân, gà bâu nhầm đồng loại. Rồng ở ao tù, tôm tép tới vênh râu.


Trở Về  ]