Chim Việt Cành Nam            [   Trở Về   ]      [ Trang chủ ]         [   Tác giả  ]      [ Trang trước ] / [Trang sau ]

Du Lịch Liên Bang Nga và Bắc Âu,
(Phần-Lan, Thụy-Điển)

- Phần IV.a - 

Sóng Việt Đàm Giang

Vì một lý do ngoài ý muốn, phần bài viết về du lịchh Copenhagen, Đan Mạch đã được gửi đến báo Chim Việt Cành Nam trước phần du lịch Phần Lan và Thụy Điển.  Phần đăng trong số này là những ngày trước khi người viết đến Copenhagen, Đan Mạch. Xin cáo lỗi cùng quý độc giả. (SVĐG)
NGÀY THỨ 10 : Phần Lan

Sáng sớm ngày thứ 10, đoàn rời St. Petersburg và liên bang Nga để qua Phần lan và thăm thành phố Helsinki thủ đô của Cộng Hòa Phần Lan. Đến Helsinki, Finland vào buổi chiều.


Hình Internet

Phần Lan (Finland). Phần Lan nằm giáp Russia bên phía đông, Norway phía Bắc, Sweden phía Tây, và Estonia phía nam.

Helsinki, thủ đô của Phần Lan tọa lạc bên bờ vịnh Finland, biển Baltic, cách phía đông Stockhom, Thụy Điển cỡ 250miles và phía tây St. Petersburg 190 miles, Liên bang Nga, và cỡ 50 miles phía Bắc của Tallin, Estonia. Helsinki được xem như là trung tâm nghiên cứu, văn hoá, giáo dục, và chính trị của Finland.

Buổi chiều đến nơi còn sớm chúng tôi đi thăm khu shopping của Helsinki có nhà hành bách hóa nổi tiếng Stockman, Railway station, Finland National Theater có tượng Alexis ở mặt tiền.

NGÀY THỨ 11
Helsinki có một số địa điểm nổi tiếng.

Quảng trường Thượng-viện với nhà thờ Lutheran (Lutheran Cathedral). Quảng trường Thượng viện nằm giữa tỉnh Helsinki, nơi đây gồm bốn địa điểm bao quanh : Nhà thờ Lutheran, Dinh Thống đốc, tòa nhà Đại học chính và Thư viện Quốc gia Phần Lan. 

Nhà thờ màu trắng Lutheran xây từ năm 1832 đến 1850, theo kiểu neoclassic,  nằm trên quảng trường Thượng viện (Senate Square) có mái vòm cao màu xanh ở giữa và có bốn mái vòm nhỏ bao quanh bốn góc. Cấu trúc theo lối chữ thập Hy Lạp, phía giữa là hình vuông, bốn bề có bốn cánh đều nhau vươn ra với những cột cao. Trên quảng trường Senate này, ngay mặt tiền của Nhà thờ là đài kỷ niệm Hoàng đế Alexander II của Nga.
 
Finland National Theater
Nhà thờ Lutheran
Đài kỷ niệm Alexander II 
 

Ngoài nhà thờ Lutheran trắng nổi tiếng còn có nhà thờ Chính Thống-giáo Uspenski, theo kiến trúc Néo-Byzantine, xây từ năm 1862 bằng gạch đỏ, mái dát vàng do kiến trúc sư người Nga  Alexey Gornostaev vẽ kiểu và hoàn tất vào năm 1868 sau khi ông đã qua đời. Nhà thờ nằm trên một đồi của bán đảo Katajanokka nhìn xuống thành phố. Phía sau nhà thờ có tấm bảng ghi nhớ Đế vương Alexander II của Nga, vị vua đã cai trị Finland vào thời điểm đó. Nhà thờ Uspsenski này đuợc coi như nhà thờ Chính thống giáo lớn nhất vùng Tây âu.

Đặc biệt hơn là nhà thờ Temppeliaukio, ngôi nhà thờ đục trong núi đá granite, với mái vòm bằng đồng và không có tháp chuông. Thay vì cái tên khó nhớ, nhà thờ được gọi giản dị là nhà thờ Đá. Nhà thờ đá Temppeliaukio nằm trong vùng phụ cận Toolo của Helsinki do anh em nhà Suomalainen tên Timo và Tuomo sáng tạo và hoàn tất vào năm 1969. 
 

Uspenski Orthodox
Cửa vào nhà thờ đáTemppeliaukio
Trần đồng, organ, vách đá thô
 
Trần nhà thờ hình tròn có đường kính 24 m làm bằng dây mạ đồng quấn tròn, nối với đá thiên nhiên bằng 180 cửa kính để cho ánh sáng thiên nhiên mặt trời lọt qua. Những khung cửa này không đồng nhất mà có kích thước thay đổi thích hợp với chiều cao của từng phần vách tường. Vì có nhiều cửa sổ nên nên tuy nằm sâu dưới lòng đất nhưng Temppeliaukio lúc nào cũng có đầy đủ ánh sáng.

  Dàn organ và chất lượng âm thanh trong nhà thờ rất tốt do vách mặt trong nhà thờ là đá thô nên  giữ được âm thanh do đó nơi đây thường xuyên được dùng làm địa điểm tổ chức các buổi hòa nhạc. Đặc biệt, ở trong nhà thờ không hề có chuông mà chỉ có một đoạn ghi âm tiếng chuông đã soạn sẵn được phát qua loa. 

Đài Jean Sibelius tại Công viên Sibelius
 

Không xa Nhà thờ Đá bao nhiêu là công viên Sibelius và tượng đài kỷ niệm nhà soạn nhạc nổi danh của Finland, Jean Sibelius (1865-1957). Đài kỷ niệm có cấu trúc dạng một đàn organ ống với 600 ống thép không rỉ sét được. Đây là tác phẩm của Eila Hiltunen với sự phụ giúp của chuyên gia kim loại Emil Kukkonen kể từ khi Eila trình đồ án vào năm 1961 và hoàn tất vào năm 1967 với bề ngang 10.5 ft, chiều dầy 6.5ft , chiều cao 8.5 ft và nặng 30 tấn. 

 Chúng ta có thể lại gần đứng lẩn vào những ống tháp này và nghe những âm thanh vọng lên sau tiếng gõ. Gần đài kỷ niệm là một khuôn mặt Sibelius thời trung niên bằng thép mầu bạc đặt trên một tảng đá giữa hai vết lớn màu bạc lóng lánh như thủy ngân. Tượng đài Sibelius này nằm giữa một công viên rất lớn, yên tĩnh và rất đẹp.

Thời gian thăm viếng tại Finland và tỉnh Helsinki chỉ có một ngày nhưng đủ thời gian để thăm viếng khu quảng trường chợ trời Kauppatori nằm  trung tâm Helsinki và ngay bên cạnh bờ biển Baltic. Khu chợ trời bán nhiều loại hàng hóa và thực phẩm theo mùa. Gần đó là bồn phun nước với tượng đồng Havis Amanda khỏa thân đứng giữa, một trong những biểu tượng của Helsinki. Havis Amanda hay Manta là tác phẩm của điêu khắc gia Ville Vallgren miêu tả một ngư nữ đứng trên rong biển, được nâng lên bởi bốn vòi nước mang hình cá và được che chở bởi bốn hải cẩu ở bốn phía.
 

Khu chợ trời Kauppatori. Tượng Havis Amanda
Silja Line
 
Buổi chiều thì chúng tôi đi ra bến tàu; rời Helsinki bằng tầu Silja Line để đi Stockhom, thủ đô của Vương Quốc Thụy Điển . Tầu Silja tuy không lớn như những hãng tầu du lịch đường biển nhưng cũng khá tốt và trên tầu cũng có những màn trình diễn vui mắt và cả hợp tấu nhạc cổ điển.
NGÀY THỨ 12
Thụy Điển (Sweden)

Ngủ qua đêm trên tàu, sang đến buổi sáng thì tàu cập bến Stockholm, Sweden.

  Finland, Sweden, và Norway là ba quốc gia thường được nhắc như gắn liền với nhau với Thụy điển nằm giữa, Phần lan phía đông và Na-Uy phía tây. Với tôn chỉ không tham dự đồng minh quân đội trong thời bình, trung lập trong thời chiến,  Thụy Điển không bị hai Chiến tranh Thế giới  tàn phá nên hầu như toàn bộ kiến trúc, cảnh thiên nhiên và tài nguyên môi trường được bảo tồn. Stockholm là thủ đô của Thụy điển và là thành phố có dân số cao nhất với hơn 1.4 triệu dân.


  Hình Internet
Stockholm bao gồm 14 đảo nhỏ kết nối với nhau bởi 50 chiếc cầu trong 1 quần đảo gồm 24.000 hòn đảo giữa hồ Malaren và biển Baltic. Hơn 30% thủ đô là kênh đào, gần 40% là không gian xanh với công viên và cây cỏ. Phà, thuyền, canoe là những phương tiện vận chuyển phổ biến ở đây ngoài xe bus, xe lửa, xe điện ngầm. Quần đảo Stockholm dù  bao quanh thủ đô với 24.000 đảo nhỏ, trải dài hơn 80km, nhưng chỉ có khoảng hơn 1.000 đảo là có người ở.

Cổ trấn Gamla Stan - trung tâm của thủ đô  nằm trên 3 hòn đảo: Riddarholmen, Staden, Helgeandsholmen  được xây dựng từ thế kỉ 13,  với nhiều công trình kiến trúc cổ theo phong cách Phục Hưng. 

Cung điện Hoàng Gia Thụy Điển (Kungliga Slottet) do Nicodemus Tessin xây dựng từ năm 1697 đến 1754 được xem là kiến trúc đặc biệt nhất của Stockholm và là cung điện lớn nhất trên thế giới với 660 gian phòng có cửa sổ vẫn còn được dùng với mục đích nguyên thủy làm nơi cư ngụ của hoàng tộc, cùng là nơi diễn ra các sự kiện quốc gia quan trọng. Nơi đây cũng có trưng bày nhiều cổ vật của Hoàng Gia: 

  Cạnh cung điện Hoàng Gia là Nhà thờ thánh Nicholas, thường được biết như Storkyran (Nhà thờ Lớn) hay nhà thờ Stockholm, đây là ngôi nhà thờ bằng gạch cổ giản dị trong Gamla Stan được xây dựng từ năm 1306 - nay trở thành thánh đường của Stockholm. Từ bao đời qua, nhà thờ Stockhom là nơi diễn ra các lễ đăng quang, các hôn lễ và các nghi lễ tôn giáo của hoàng tộc. Bên trong thánh đường được thiết kế theo phong cách Baroque với nhiều tác phẩm điêu khắc từ thế kỷ XV, có tượng gỗ khắc thánh George và rồng, có những dãy ghế dành cho hoàng gia, có cả chiếc ngai vàng khổng lồ. Phía nam của nhà thờ là khu Stortorget, có giếng nước cổ của đô thành, với tòa nhà Stockholm Stock Exchange, chứa Thư viện Nobel, Bảo tàng Nobel và Swedish Academy (nơi mà những giải thưởng Nobel hàng năm được tuyên bố).
 

Nhà thờ, Hoàng Cung Quốc Gia
Giếng cổ
Sweden Academy
 
Những con đường hẹp của Gamla Stan, nhất là con phố hẹpVasterlanggatan (Western long street) rất đáng chú ý. Những ngôi nhà sơn phết màu sáng được bảo tồn kỹ lưỡng. Nơi đây còn lưu giữ nguyên vẹn những di tích, kiến trúc cổ nhất từ thời trung cổ của Châu Âu. 

Gần Hoàng cung quốc gia, ngay sau lưng nhà thờ Phần Lan (Finnish Church) có một tượng điêu khắc nhỏ Iron Boy mà dân Stockholm rất ưa thích đặt tại một công trường xinh xắn. Tượng mang tên Jarnpoike do Liss Ericksson thực hiện vào năm 1919.
 

Phố hẹp
Iron Boy
Sergels Square
 
Trong thành cổ Gamla Stan còn có nhà thờ rất cổ của Stockhol Riddarholmskyrkan, đây là nhà thờ tổ chức nghi lễ chôn cất/ tưởng niệm.

Bên cạnh cổ trấn Gamla Stan là Stockholm hiện đại có những kiến trúc mới như Sergels Square với một tháp bút làm bằng kính cùng thép, và kiến trúc đáng kể nhất là Tòa thị chính.

Tòa thị chính thành phố Stadhuset - xây dựng từ 1911 đến năm 1923 mới hoàn tất, với tường gạch màu đỏ nhìn xuống hồ Malaren được xem là công trình đẹp nhất Thụy Điển. Tòa tháp Ba Vương miện của tòa thị chính đuợc xem như là địa điểml ý tưởng để  ngắm toàn cảnh Stockholm. Tại đây có hai đại sảnh đuợc biết đến nhiều nhất: Đại Sảnh Vàng - nơi trưng bày nhiều hiện vật được chạm trổ hoặc khảm bằng vàng và pha lê, và Đại Sảnh Xanh. 

Kiến trúc sư Ragnar Östberg (1866-1945) là người vẽ kiểu Tòa nhà thị chính. Xây cất tòa nhà này mất 12 năm mới hoàn tất. Được biết là họ đã dùng gần tám triệu viên gạch đỏ, loại gạch gọi là gạch xây nhà thờ vì thường đuợc dùng để xây thánh đuờng và tu viện. Tòa nhà được khánh thành vào ngày 23  June 1923.
 

Tháp Tòa thị sảnh
Đại sảnh Xanh
Hồ Malaren
Một góc của tòa nhà (góc đông nam), nằm ngay cạnh bờ sông là một tòa tháp mang tên Ba Vương miện, một biểu hiệu quốc gia ngày xưa của Thụy điển. Tòa tháp cao 106 m và có thang với 365 bậc lên tới ngọn tòa tháp. Ngay ở  phía đông tầng mặt đường có trưng một ngôi mộ giả mạ vàng của ông Birger Jarl, một chính trị gia và là người đã có công lập thủ đô Stockhom vào cỡ năm 1250. Nằm giữa hồ  Malaren và tòa nhà  là một công viên dài có nhiều tượng điêu khắc, được biết đến nhất là tượng đồng Bài hát và Điệu nhảy múa (Song and Dance) của Carl Eldh và một cột cao cỡ 20m có tượng của Engelbrekt Engelbrektsson, một anh hùng dân tộc Thụy điển.

Nằm trong khu tòa nhà thị chính là một quảng trường gọi là Borgargarden, và trong tòa nhà thị chính là Đại sảnh Xanh rất rộng. Phòng này theo đồ án thì sẽ được sơn màu xanh nhưng sau khi xây xong, phòng có rất nhiều ánh sáng nên Östberg đổi ý, không sơn phòng màu xanh nhưng vẫn giữ nguyên tên Đại sảnh Xanh theo đúng như đồ hình nguyên thủy. Trong Đại sảnh Xanh có một đàn organ đuợc coi là lớn nhất Scandinavia với 10,270 ống đàn.

Từ Đại sảnh Xanh đi cầu thang lên tầng trên là Đại sảnh Vàng, một sảnh đường rộng lớn trang trí hình ảnh với trên 18 triệu viên ngói nhỏ và thủy tinh, những bức mosaics kể lại lịch sử quốc gia Thụy điển. 

Hàng năm kể từ 1930, trừ vài ngoại lệ, buổi đại tiệc cho giải Nobel được tổ chức tại Đại sảnh Xanh. Nghi lễ trao giải tổ chức tại Stockhom Concer Hall (Konserthuset) rồi sau đó họ đến ăn tiệc tại Đại Sảnh xanh–với sự có mặt của Vua và Hoàng Hậu Thụy Điển cùng nhiều nguyên thủ quốc gia bên cạnh những khoa học gia thuộc các lĩnh vực: Vật Lý, Hóa Học, Y Học, Văn Học, Kinh Tế, Hòa Bình. 

Giải thưởng Nobel được sáng lập từ năm 1901 bởi Alfred Nobel, khoa học gia người Thụy Điển. Ông đã dành 94% tài sản của mình (cỡ 1.7 triệu bảng Anh lúc đó) đầu tư vào các nguồn an toàn và lấy lãi hàng năm để làm giải thưởng. Sau bữa tiệc thì quan khách lên Đại sảnh Vàng để nghe nhạc và khiêu vũ. Đại sảnh Vàng là công trình của Einar Forseth. Những bức tường khảm mosaics trong phòng miêu tả lịch sử Thụy điển, bức tường đối diện cửa vào là một bức mosaic lớn chiếm trọn vẹn bức tường mang tên "Hoàng hậu của hồ Mälaren" đại diện cho tỉnh Stockholm đuợc vinh danh bởi văn hóa lịch sử phương Đông và phương Tây.

  Một chút chi tiết hơn về bức họa mosaic "Hoàng hậu của hồ Mälaren" (biệt hiệu của Stockholm). Đây là " Hoàng hậu Stockhom" ngồi giữa với tiêu biểu những quốc gia phương Đông ở bên trái và phương Tây ở bên phải. Để giải thích cho dung nhan của Hoàng hậu mà người dân Thụy điển chỉ trích là giống vợ của nghệ sĩ sáng tác và không đẹp để tượng trưng cho Stockholm, nhà nghệ sĩ sáng tạo Forset đã giải thích: đôi mắt bà mở rộng để bà có thể nhìn khắp thành phố, đôi chân lớn để bà có thể đứng vững mạnh, và tóc bà tượng trưng cho Mặt trời chứ không phải là tóc rắn của Medusa. Một điểm khác cũng đáng để ý nếu chúng ta ngước mắt nhìn lên cao nơi tiếp giáp tường với trần nhà thì thấy bức tranh mosaics lớn này dường như hơi ngắn ở phía trên trần, phần mosaic phía đáy được nâng hơi cao cùng phần trên chỉ cách trần nhà có một chút. Lý do người làm mosaic đã quên ước lượng dải padding ở chân tường, và vì thế bức mosaic đã phải thực hiện cao lên trên 30 cm. Vì công trình thực hiện kéo dài hơn hai năm, nên đến gần phúc chót thì thợ làm việc mới nhận thức được lỗi lầm lớn này nhưng đã quá trễ để thay đổi hay sửa lại. Kết quả tấm mosaic lớn này có một chút mất quân bình nhưng trông vẫn bình thường. Tuy nhiên nếu chúng ta sau khi bước vào Đại sảnh Vàng, quay lại nhìn lên trần phía trên cánh cửa thì sẽ thấy bức hình của thánh hộ trì Stockholm, St Erik, đã không có đầu vì bị cắt ngang bởi trần nhà. 
 

Đại sảnh Vàng
Hoàng hậu hồ Malaren
Hình thánh St Erik không đầu
Trên tấm mosaic lớn "Hoàng hậu của hồ Malaren" này, phía bên phải của Hoàng hậu, chúng ta thấy những ngôi nhà trọc trời của New-York, tượng Nữ thần Tự do, lá cờ Hoa Kỳ, tòa Eiffel, v.v.. tượng trưng cho thế giới văn minh Tây Âu. Và bên trái biểu hiệu cho vùng cận Đông. 

Kiến trúc sư Ragnar Östberg, người vẽ kiểu và thực hiện Tòa thị chính là một người nhiều sáng kiến và thích thay đổi cho nên trong thời gian thực hiện đã làm nhiều biến cải mà ông cho là tốt hơn, thích hợp hơn. Nếu đi ngang qua phòng họp Hội đồng thì chúng ta sẽ thấy trần nhà được mang lên rất cao cỡ 19 m  với những ô gỗ trống chứ không là trần thẳng như phòng khác, và trong Hành lang cạnh Đại sảnh những chiếc đèn pha lê gắn trên tường chỉ có một nửa. Và cũng như một số kiến trúc sư khác, hình ảnh, và tượng điêu khắc chính ông cũng trưng bày trong tòa nhà này.